KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/QĐ-KTNN | Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KIỂM TOÁN DOANH NGHIỆP
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng kiểm toán doanh nghiệp.
Điều 2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ, Trưởng Ban Biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiểm toán doanh nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG KIỂM TOÁN DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50 /QĐ-KTNN ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Học viên là công chức, kiểm toán viên nhà nước được phân công nhiệm vụ kiểm toán lĩnh vực doanh nghiệp tại Kiểm toán Nhà nước và các công chức khác có nhu cầu.
II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Trang bị cho học viên những quy định của pháp luật và kiến thức, kỹ năng kiểm toán về lĩnh vực doanh nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể
Bồi dưỡng kiến thức cho học viên nhằm mục tiêu giúp học viên sau khi học tập có đủ kiến thức, kỹ năng thực hiện kiểm toán khi được phân công kiểm toán lĩnh vực doanh nghiệp. Cụ thể:
- Một số vấn đề chung về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp; Về việc áp dụng quy trình, chuẩn mực kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán doanh nghiệp.
- Những kiến thức cụ thể về việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm toán một số lĩnh vực trong kiểm toán doanh nghiệp.
- Thông qua thảo luận, thực hành giúp cho kiểm toán viên có thể tiếp cận những phần hành công việc cụ thể khi thực hiện kiểm toán lĩnh vực. Chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn qua hoạt động kiểm toán các doanh nghiệp lớn của KTNN thời gian qua.
- Định hướng phương pháp tiếp cận các vấn đề trọng tâm, xác định mức trọng yếu trong một hệ thống các hoạt động đa dạng, phức tạp của lĩnh vực doanh nghiệp.
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH
1. Nội dung chương trình hướng dẫn cách thức tiếp cận những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp và việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp; bám sát Quy trình kiểm toán Doanh nghiệp, Hướng dẫn kiểm toán lĩnh vực doanh nghiệp; đảm bảo thiết thực, cụ thể để sau khi học xong học viên có thể vận dụng vào thực tiễn.
2. Bố trí hợp lý và khoa học giữa các khối kiến thức, cân đối, hợp lý giữa lý thuyết và thực hành.
3. Kết cấu chương trình theo hướng mở, dễ cập nhật, bổ sung trong các giai đoạn sau này cho phù hợp.
IV. PHƯƠNG PHÁP CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình được cấu trúc theo từng phần kiến thức, bao gồm kiến thức chung đến các kỹ năng chuyên sâu đối với từng lĩnh vực cụ thể; bao gồm học lý thuyết và thảo luận, thực hành.
V. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng
Chương trình bồi dưỡng kiểm toán doanh nghiệp được xây dựng với thời gian bồi dưỡng như sau:
- Tổng thời gian: 36 tiết
- Phân bổ thời gian
+Thời gian lý thuyết: 26 tiết
+ Thảo luận, thực hành: 06 tiết
+ Ôn tập, kiểm tra: 04 tiết
2. Cấu trúc Chương trình bồi dưỡng kiểm toán doanh nghiệp
TT | Chuyên đề | Số tiết | ||
Tổng số | Lý thuyết | Thảo luận, thực hành | ||
I | Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP | 4 | 4 | 0 |
1.1 | Hệ thống hóa các văn bản quy định về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp |
|
|
|
1.2 | Các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành |
|
|
|
1.3 | Công tác quản lý các doanh nghiệp của các cơ quan quản lý nhà nước |
|
|
|
II | Phần II: QUY TRÌNH, CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN | 4 | 4 | 0 |
2.1 | Quy trình kiểm toán Doanh nghiệp |
|
|
|
2.2 | Áp dụng Hệ thống chuẩn mực KTNN trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán các doanh nghiệp thuộc đối tượng kiểm toán của KTNN |
|
|
|
III | Phần III: HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN CHỦ YẾU TRONG LĨNH VỰC DOANH NGHIỆP | 24 | 18 | 06 |
3.1 | Kiểm toán xác nhận thực trạng và đánh giá khả năng tài chính doanh nghiệp a- Mục tiêu b- Nội dung kiểm toán + Kiểm toán tài sản; + Kiểm toán nguồn vốn; + Kiểm toán doanh thu, thu nhập, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; + Kiểm toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách; + Kiểm toán huy động vốn của doanh nghiệp; + Kiểm toán tính hoạt động liên tục và sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC. c- Phương pháp kỹ thuật kiểm toán | 08 | 06 | 02 |
3.2 | Kiểm toán đánh giá hiệu quả công tác quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. a- Mục tiêu b- Nội dung kiểm toán + Kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn, tiền và tài sản Nhà nước trong SXKD theo các tiêu chí tổng quát và các tiêu chí cụ thể; + Kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động đầu tư tài chính; + Kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên và các hoạt động khác của doanh nghiệp; + Kiểm toán đánh giá công tác quản trị và hiệu quả hoạt động của DN theo nhóm khoản mục trên BCTC. c - Phương pháp, kỹ thuật kiểm toán | 08 | 06 | 02 |
3.3 | Kiểm toán tình hình thực hiện đề án tái cơ cấu DNNN và đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp. a- Mục tiêu + Kiểm toán tình hình tái cơ cấu của DNNN; + Kiểm toán tình hình đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính. b- Nội dung kiểm toán + Kiểm toán tình hình tái cơ cấu DNNN; + Kiểm toán tình hình đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính. c- Phương pháp kiểm toán | 08 | 06 | 02 |
| Tổng cộng: | 32 | 26 | 06 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.