THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 484/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN KHẢ THI THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (LƯU VỰC NHIÊU LỘC - THỊ NGHÈ)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 09 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 87/1999/NĐ-CP ngày 05 tháng 08 năm 1997 của Chính phủ về Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tại các Công văn số 4827/UB-QLĐT ngày 19 tháng 11 năm 1999 về việc đề nghị phê duyệt Dự án khả thi thoát nước thành phố Hồ Chí Minh (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè), các Công văn bổ sung: số 5330/UB-QLĐT ngày 20 tháng 12 năm 1999, số 325/UB-ĐT ngày 25 tháng 01 năm 2000, số 716/UB-CN ngày 02 tháng 03 năm 2000, số 828/UB-ĐT ngày 09 tháng 03 năm 2000 và ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1850/BKH-VPTĐ ngày 04 tháng 04 năm 2000.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án khả thi thoát nước thành phố Hồ Chí Minh (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè) với các nội dung chính sau đây:
1. Tên dự án: Dự án khả thi thoát nước thành phố Hồ Chí Minh (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè).
2. Mục tiêu đầu tư:
- Bảo đảm nhu cầu thoát nước trên lưu vực, chuẩn bị cho việc xử lý nước thải, chống ô nhiễm dòng kênh.
- Cải tạo, chỉnh trang dòng kênh, cải thiện môi trường sống và thực hiện chủ trương chỉnh trang đô thị.
3. Chủ đầu tư: Sở Giao thông công chính thành phố Hồ Chí Minh.
4. Địa điểm xây dựng và diện tích chiếm đất:
Lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè rộng 33,2 km2 nằm trên địa bàn của 7 quận trong thành phố Hồ Chí Minh: quận 1, quận 3, quận 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp.
5. Các hạng mục đầu tư chính:
- Xây dựng một tuyến cống bao đơn (đường kính 2 – 3m) chạy dọc theo kênh, từ 15 đến 20 công trình tách dòng và kiểm soát xả tràn dọc bờ kênh để nối hệ thống thu gom vào tuyến cống bao.
- Công trình xử lý sơ bộ: 1 trạm bơm có thiết bị lược rác với công suất bơm là 64.000 m3/giờ.
- Xây dựng 1 miệng xả ngầm độ sâu từ - 18m đến – 20m ở dưới dòng sông, có thiết kế đặc biệt để tăng cao độ pha loãng và không gây ảnh hưởng đến dòng chảy hoặc sự xói mòn dòng sông hiện hữu.
- Hệ thống điều khiển bao gồm hệ thống kiểm soát (van hút nước chết thượng nguồn) và các thiết bị cần thiết để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt.
- Xây mới hoặc cải tạo 38 km cống hộp lớn và cống kích thước rộng từ 1m đến 6m; khoảng 240 km cống cấp 3 đường kính từ 400 mm đến 800 mm.
- Cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: nạo vét giai đoạn 2 khoảng 750.000 m3, gia cố chân kè (đoạn đã xây dựng), xây bờ kè đứng (đoạn chưa xây dựng).
6. Tổng mức đầu tư:
a) Dự tính vốn đầu tư là 199,96 triệu USD tương đương 2.800 tỷ VND tính theo tỷ giá 1USD = 14.000 VND. Đây là hạn mức tối đa làm cơ sở cho việc đàm phán vay vốn. Tổng mức đầu tư sẽ được chuẩn xác lại sau khi hoàn thành thiết kế chi tiết và có tổng dự toán được phê duyệt. Trong đó:
- Chi phí xây lắp: 117,81 triệu USD tương đương 1.649,7 tỷ VND;
- Chi phí thiết bị: 3,20 triệu USD tương đương 44,8 tỷ VND;
- Các khoản chi khác: 1,15 triệu USD tương đương 16,10 tỷ VND;
- Các chi phí kiến thiết cơ bản khác: 14,44 triệu USD tương đương 202,20 tỷ VND;
- Dự phòng (kể cả trượt giá): 48,85 triệu USD tương đương 638,9 tỷ VND;
- Lãi vay trong giai đoạn xây dựng: 14,51 triệu USD tương đương 203,3 tỷ VND.
b) Dự kiến chi phí các hạng mục như sau:
- Cải tạo hệ thống thoát nước: 36 triệu USD tương đương 504 tỷ VND.
- Cải tạo kênh: 27,68 triệu USD tương đương 387,52 tỷ VND.
- Cống bao và thiết bị tách dòng: 30,97 triệu USD tương đương 433,58 tỷ VND;
- Trạm bơm và lược rác: 19,66 triệu USD tương đương 275,24 tỷ VND;
- Miệng xả ngầm: 3,5 triệu USD tương đương 49 tỷ VND;
- Thiết bị kiểm soát: 2,5 triệu USD tương đương 35 tỷ VND;
- Chi phí tư vấn: 10,09 triệu USD tương đương 141,26 tỷ VND;
- Lãi vay trong thời gian xây dựng: 14,51 triệu USD tương đương 203,14 tỷ VND.
7. Nguồn vốn:
- Vay Ngân hàng Thế giới 150 triệu USD tương đương 2.100 tỷ VND;
- Vốn đối ứng (chưa kể lãi vay trong thời gian xây dựng) được cấp từ ngân sách thành phố Hồ Chí Minh: 49,96 triệu USD tương đương 699,44 tỷ VND.
8. Tổ chức thực hiện dự án: Theo quy định hiện hành.
9. Thời gian thực hiện dự án:
- Giai đoạn từ nay đến 2001: Thiết kế chi tiết và soạn thảo hồ sơ mời thầu,
- Giai đoạn 2001-2005: Triển khai thi công các hạng mục công trình.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm chỉ đạo và quản lý việc thực hiện dự án từ bước thiết kế đến tổ chức thi công và đưa công trình vào sử dụng hiệu quả; cần lưu ý thực hiện những vấn đề sau:
- Hoàn chỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định Quy hoạch thoát nước thành phố trong quý II năm 2000 để làm cơ sở xem xét, chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư bảo đảm đồng bộ và hiệu quả.
- Phối hợp với các Bộ, ngành xử lý xong các tồn tại của dự án trong quý II năm 2000 (các nội dung liên quan đến yêu cầu về kỹ thuật, xử lý môi trường, sử dụng đất đai và chi phí đầu tư).
- Rà soát kỹ lại các hạng mục đầu tư để giảm thiểu chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả của dự án.
Điều 3. Trong trường hợp Ngân hàng Thế giới đặt điều kiện chủ đầu tư phải vay lại một số hạng mục của dự án, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế vay và cho vay lại trong nước.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.