ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4810/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 11 tháng 12 năm 2019 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 04/2019/QĐ-TTg ngày 22/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ phòng, chống tội phạm;
Căn cứ Thông tư số 61/2019/TT-BTC ngày 03/9/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương theo quy định tại Quyết định số 04/2019/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Thủ thướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 2392/QĐ-UBND ngày 15/7/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Quảng Bình;
Xét đề nghị của Công an tỉnh tại Tờ trình số 4708/TTr-CAT-PV01 ngày 28/10/2019 và Sở Tài chính tại Công văn số 3848/STC-NS ngày 20/11/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Quảng Bình”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc các sở: Tài chính, Nội vụ, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4810/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12
năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
1. Quy chế này quy định việc quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Quảng Bình (gọi tắt là Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh) được thành lập theo Quyết định số 2392/QĐ-UBND ngày 15/7/2019 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Bình.
2. Quy chế này là cơ sở cho việc huy động các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương và tài trợ, đóng góp tự nguyện từ nguồn hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh.
1. Các cơ quan, đơn vị có chức năng liên quan đến hoạt động phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh.
2. Các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm; gia đình và người trực tiếp tham gia phòng, chống tội phạm bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh
1. Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất quản lý và điều hành chung. Công an tỉnh, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ phòng, chống tội phạm theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình và do Công an tỉnh trực tiếp quản lý.
3. Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán, kiểm toán đối với Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh được thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định số 163/2016/QĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Nội dung chi của Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh không được trùng với các nội dung chi từ nguồn chi hỗ trợ khác, số kinh phí kết dư từ Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
NGUYÊN TẮC THU, CHI VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TỈNH
Điều 4. Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh được hình thành từ các nguồn thu như sau
1. Ngân sách địa phương hỗ trợ vốn điều lệ khi thành lập Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh.
2. Các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện từ nguồn hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống tội phạm.
Điều 5. Tài trợ và hỗ trợ kinh phí Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh
1. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu tài trợ, đóng góp tự nguyện từ nguồn hợp pháp cho công tác phòng, chống tội phạm đều được tiếp nhận.
2. Công an tỉnh là đầu mối chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tiếp nhận các khoản tài trợ, viện trợ, các khoản đóng góp tự nguyện từ nguồn hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và nộp vào tài khoản của Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh.
Điều 6. Nội dung và định mức chi từ Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh
1. Thưởng đột xuất bằng tiền cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm và ma túy. Mức trích thưởng cụ thể cho các cá nhân, tập thể do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định tối đa đối với cá nhân là 5.000.000đ/người/lần khen thưởng và tối đa với tập thể là 20.000.000 đồng/tập thể/lần khen thưởng. Mức trích thưởng bằng tiền cho cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm và ma túy phải đảm bảo thành tích đến đâu hỗ trợ thưởng đến đó; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn thì được xem xét, đề nghị thưởng bằng tiền với mức cao hơn; ưu tiên thưởng cho tập thể nhỏ và cá nhân. Trình tự thủ tục thực hiện như sau:
a) Các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và ma túy lập báo cáo đề nghị khen thưởng đột xuất, kèm theo hồ sơ gửi về Công an tỉnh để tổng hợp, thẩm định, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Căn cứ thành tích của từng cá nhân, tập thể và quy định về mức thưởng, Công an tỉnh tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thưởng.
c) Tiền thưởng được chuyển trực tiếp từ Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Công an tỉnh mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh vào tài khoản của cơ quan, đơn vị có cá nhân, tập thể được thưởng. Các cơ quan, đơn vị trên chịu trách nhiệm rút tiền từ tài khoản và kịp thời trao tiền cùng quyết định thưởng tiền của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân, tập thể được thưởng.
2. Hỗ trợ tiền đền bù, trợ cấp khó khăn đột xuất đối với gia đình và người trực tiếp tham gia phòng, chống tội phạm và ma túy bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản. Mức chi thực hiện quy định tại Nghị định số 103/2002/NĐ-CP ngày 17/12/2002 của Chính phủ quy định chế độ đền bù, trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma túy bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản. Trình tự, thủ tục thực hiện như đối với thưởng đột xuất quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 7. Chế độ kế toán, kiểm toán, kiểm tra tài chính
1. Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh phải được thực hiện công tác kế toán theo các quy định của pháp luật về kế toán.
2. Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của Công an tỉnh, Sở Tài chính theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH QUỸ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TỈNH
Điều 8. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Giúp Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, quản lý, cấp và thanh toán, quyết toán Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh theo quy định. Được ủy quyền mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh để quản lý và mở hồ sơ kế toán theo dõi các khoản thu, chi, lập báo cáo quyết toán Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức huy động tài trợ, viện trợ; tiếp nhận các khoản tài trợ, viện trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đóng góp cho Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh.
3. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị thưởng của các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền đền bù, trợ cấp cấp khó khăn đột xuất đối với gia đình và người trực tiếp tham gia phòng, chống tội phạm và ma túy bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
4. Cấp tiền theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý các cá nhân, tập thể được thưởng, được hỗ trợ đền bù, trợ cấp khó khăn.
5. Hàng năm, phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra, giám sát tình hình quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh.
6. Tổng hợp tình hình quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh theo định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tài chính để theo dõi, chỉ đạo.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Đề xuất bố trí ngân sách hàng năm hỗ trợ nguồn kinh phí cho hoạt động của Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
2. Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức tiếp nhận, kiểm tra, giám sát tình hình quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh.
1. Các cơ quan, đơn vị có chức năng liên quan đến hoạt động phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Giao Công an tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc các nội dung trong Quy chế.
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung quy chế
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Công an tỉnh để tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.