UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 466/2007/QĐ–UBND | Hải Dương, ngày 31 tháng 01 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình sô 56/TTr – LĐTBXH ngày 17/01/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “ Đề án phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh gắn với giải quyết việc làm ở các khu, cụm công nghiệp”
1.Mục tiêu
Mở rộng và tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi năm tạo việc làm mới cho 3 vạn lao động trở lên. Đến năm 2010, có trên 40% số lao động qua đào tạo và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động làm nông nghiệp còn 53%. Giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống còn 4,5% và nâng thời gian lao động ở nông thôn lên 82% - 83% vào năm 2010.
2. Các giải pháp chủ yếu
Giải pháp 1: Phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo nghề:
- Quy hoạch phát triển mạng lưới dạy nghề.
- Củng cố, nâng cao và thành lập mới các Trung Tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp và Dạy nghề ở các huyện thành phố.
- Thành lập mới các trường trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề trực thuộc doanh nghiệp.
Giải pháp 2: Đầu tư nâng tăng cường năng lực dạy nghề, nâng cao chất kượng dạy nghề:
- Tập trung đầu tư, mua sắm thiết bị dạy nghề hợp lý theo hướng đồng bộ hoá, hiện đại hóa.
- Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý.
- Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề
Giải pháp 3: Phát triển và nâng cao chất lượng các Trung tâm Giới thiệu việc làm:
- Nâng cấp Trung tâm Giới thiệu việc làm Hải Dương thành Trung tâm Giới thiệu việc làm vùng trọng điểm khu vực phía Bắc.
- Đầu tư, nâng cấp Trung tâm Giới thiệu việc làm của các hội, đoàn thể.
Giải pháp 4: Gắn kết công tác dạy nghề với giải quyết việc làm cho người lao động ở các khu, cụm công nghiệp:
- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư các dự án công nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp.
- Khuyến khích các cơ sở dạy nghề thực hiện dạy nghề theo “ đơn đặt hàng”
- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia dạy nghề
- Phối hợp với các cơ sở dạy nghề của Trung ương trên đại bàn.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, có kế hoạch dạy nghề gắn liền với tạo việc làm trước khi bàn giao đất.
- Có chính sách dạy nghề, truyền nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động sau khi giao đất.
Giải pháp 5: Tăng cường quản lý Nhà nước về dạy nghề:
- Thường xuyên đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ sở dạy nghề.
- Điều tra, khảo sát tình hình lao động để xây dựng kế hoạch dạy nghề.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Pháp Luật Lao động và các chính sách, chế độ của Nhà nước của các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp.
3. Tổ chức thực hiện
- UBND các huyện, thành phố tổng hợp và báo cáo Sở Lao động Thương binh và Xã hội nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên điạ bàn.
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu dạy nghề theo Đề án, hàng năm xây dựng kế hoạch dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động; Khảo sát, điều tra thực trạng nhu cầu học nghề của người lao động; xây dựng kế hoạch chi tiết về xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị và xây dựng chương trình dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trình UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí theo quy định.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch về xây dựng cơ bản, đầu tư thiết bị và chương trình dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trình UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí quy định.
- Các cơ sở dạy nghề xây dựng kế hoạch về xây dựng cơ bản, đầu tư thiết bị và chương trình dạy nghề hàng năm theo hướng dẫn của Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Cải tiến chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và nâng cao trình độ giáo viên; Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ ghi chép, báo cáo về dạy nghề và tài chính theo quy định.
Điều 2. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.