ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2019/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 27 tháng 12 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CÁCH TÍNH HỌC VIÊN BÌNH QUÂN, TỶ LỆ HAO HỤT HỌC VIÊN HÀNG NĂM VÀ KHÔNG GIẢM TRỪ DỰ TOÁN ĐỐI VỚI TỶ LỆ HAO HỤT SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN DƯỚI 10% TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của HĐND tỉnh Đồng Nai ban hành quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Đồng Nai năm 2017, giai đoạn 2017 - 2020;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 7007/TTr-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định về cách tính học viên bình quân, tỷ lệ hao hụt học viên hàng năm và không giảm trừ dự toán đối với tỷ lệ hao hụt số lượng học viên dưới 10% trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cụ thể như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
a) Phạm vi điều chỉnh:
Quyết định này quy định về cách tính học viên bình quân, tỷ lệ hao hụt học viên hàng năm và không giảm trừ dự toán đối với tỷ lệ hao hụt số lượng học viên dưới 10% tại các đơn vị đào tạo, dạy nghề công lập thuộc tỉnh Đồng Nai quản lý.
b) Đối tượng áp dụng:
Áp dụng đối với cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc các ngành đào tạo, dạy nghề công lập gồm các ngành sư phạm, ngoài ngành sư phạm, ngành kỹ thuật và các ngành đào tạo khác thuộc tỉnh quản lý; các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc xác định tỷ lệ hao hụt.
2. Cách tính số học viên bình quân của từng ngành:
- Số học viên bình quân của từng ngành = Số học viên có mặt đầu năm học trước của từng ngành – Số học viên tốt nghiệp năm trước của từng ngành/4 + Số học viên tuyển mới trong năm trước của từng ngành/4 – Số học viên bỏ học trong năm của từng ngành.
- Số học viên có mặt đầu năm = Số học viên có mặt đầu năm học trước – Số học viên tốt nghiệp năm trước + Số học viên tuyển mới trong năm trước.
3. Không thực hiện giảm trừ dự toán trong năm đối với các ngành đào tạo, dạy nghề công lập có tỷ lệ hao hụt số học viên dưới 10%.
Cách tính tỷ lệ hao hụt học viên từng ngành = Số học viên nghỉ học trong năm/Tổng số học viên có mặt đầu năm của ngành đó * 100%.
Điều 2. Trách nhiệm thực hiện
1. Trách nhiệm của Sở Tài chính: Về công tác hướng dẫn cách tính tỷ lệ, tổng hợp các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định, từ đó có cơ sở tham mưu UBND tỉnh kịp thời điều chỉnh các quy định.
2. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Kiểm tra sỉ số và tính số học viên bình quân, tỷ lệ hao hụt học viên hàng năm.
3. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp: Triển khai thực hiện các quy định, xây dựng dự toán chi sự nghiệp, báo cáo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2020.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Lao động -Thương binh và Xã hội, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.