ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2011/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 28 tháng 12 năm 2011 |
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
Căn cứ Nghị quyết số 48/2011/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI, kỳ họp thứ 3 về Đề án chuyển đổi các trường trung học phổ thông bán công sang loại hình công lập và công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án chuyển đổi các trường trung học phổ thông bán công sang loại hình công lập và công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính (có Đề án kèm theo) với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục đích chuyển đổi:
Việc chuyển đổi loại hình trường phải đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người học, yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội và nhân lực của địa phương, đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo một cách toàn diện.
2. Nguyên tắc chuyển đổi:
Việc chuyển đổi các trường THPT bán công sang công lập và công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần tài chính phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản như sau:
- Thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước về điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT công lập;
- Đảm bảo các hoạt động giáo dục của nhà trường ổn định và phát triển; không làm gián đoạn quá trình học tập của người học; tạo điều kiện tốt hơn cho người học ở các vùng miền, phù hợp với thu nhập của các tầng lớp nhân dân; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
3. Tiêu chí chuyển đổi:
Căn cứ thực trạng giáo dục THPT, các trường THPT bán công trên địa bàn tỉnh có thể chuyển sang loại hình trường THPT công lập và trường THPT công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, cụ thể:
a. Chuyển sang loại hình trường THPT công lập: Thực hiện đối với các trường THPT bán công đóng trên địa bàn có điều kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn hoặc có học sinh chủ yếu sinh sống tại vùng có điều kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
b. Chuyển sang loại hình trường THPT công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ: Thực hiện đối với những trường THPT bán công đóng trên địa bàn thuận lợi (thành phố Quy Nhơn và địa bàn thị trấn của các huyện, thị xã An Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ và Hoài Nhơn).
TT | Trường THPT bán công | Địa điểm | Loại hình chuyển đổi | |
Công lập | Công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần tài chính | |||
1 | Nguyễn Hữu Quang | Xã Cát Hưng, huyện Phù Cát | x |
|
2 | Nguyễn Bỉnh Khiêm | TT. Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân | x |
|
3 | Trần Cao Vân | P. Trần Hưng Đạo, TP.Quy Nhơn |
| x |
4 | Nguyễn Thái Học | P. Ngô Mây, TP.Quy Nhơn |
| x |
5 | Xuân Diệu | TT. Tuy Phước, huyện Tuy Phước |
| x |
6 | Nguyễn Đình Chiểu | TT. Bình Định, thị xã An Nhơn |
| x |
7 | Nguyễn Trường Tộ | TT. Đập Đá, huyện An Nhơn |
| x |
8 | Nguyễn Huệ | TT. Phú Phong, huyện Tây Sơn |
| x |
9 | Ngô Mây | TT. Ngô Mây, huyện Phù Cát |
| x |
10 | Nguyễn Trung Trực | TT.Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ |
| x |
11 | Bình Dương | TT. Bình Dương, huyện Phù Mỹ |
| x |
12 | Phan Bội Châu | TT. Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn |
| x |
13 | Tam Quan | TT. Tam Quan, huyện Hoài Nhơn |
| x |
4. Lộ trình chuyển đổi:
a. Năm 2011: Chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện Đề án.
b. Năm 2012: Bổ sung chỉ tiêu biên chế và tiến hành xét tuyển giáo viên đối với các trường THPT công lập có học sinh hệ ngoài công lập; chuyển đổi tất cả các trường THPT bán công sang loại hình công lập hoặc công lập tự chủ một phần tài chính.
5. Một số giải pháp cơ bản:
a. Bổ sung cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo quy định
- Các trường công lập có học sinh hệ ngoài công lập: 426 giáo viên;
- 02 trường công lập: 02 cán bộ quản lý, 29 giáo viên, 05 nhân viên;
- 11 trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần về tài chính: 12 cán bộ quản lý, 233 giáo viên và 18 nhân viên.
b. Quyền lợi của giáo viên và học sinh: Được đảm bảo theo các quy định của pháp luật hiện hành .
c. Tài chính: Nhu cầu kinh phí trong một năm cần bổ sung khi thực hiện Đề án như sau:
- Kinh phí bổ sung để xóa hệ ngoài công lập trong trường công lập: 19.112.414.000 đồng (ngân sách nhà nước cấp).
- Kinh phí bổ sung cho 02 trường chuyển sang công lập: 6.385.627.000 đồng (ngân sách nhà nước cấp)
- Kinh phí bổ sung cho 11 trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính: 51.080.141.000 đồng (nguồn thu học phí và ngân sách nhà nước cấp)
6. Tổ chức thực hiện:
Giao Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với các ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã giao trong Đề án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Giáo dục - Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.