ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2009/QĐ-UBND | Đồng Xoài, ngày 22 tháng 10 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHẰM KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại;
Căn cứ Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg ngày 02/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020";
Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 46/2007/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 của UBND tỉnh Bình Phước về Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư;
Căn cứ Quyết định số 31/2008/QĐ-UBND ngày 08/7/2008 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch ngành Điều tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 72/2008/QĐ-UB ngày 27/10/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 394/TTr-SNN ngày 08/10/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về một số chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích phát triển ngành Điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành: Nội vụ, Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Cục Thuế, Tài Nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Công thương, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHẰM KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ngày 22/10/2009 của UBND tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích phát triển ngành Điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với: Hộ gia đình, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Tổ chức, Doanh nghiệp có diện tích trồng Điều và bảo quản, chế biến hạt Điều.
Điều 3. Thời gian hỗ trợ chính sách
Thời gian hỗ trợ của chính sách là 05 (năm) năm.
Chương II
CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Điều 4. Hỗ trợ về giống, kỹ thuật
1. Hỗ trợ giống tối đa 40% đối với đồng bằng và 60% đối với vùng núi có diện tích trồng mới trên vùng đất quy hoạch trồng Điều (gồm: lập vườn trồng mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cải tạo trồng mới).
2. Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn, hướng dẫn chuyển giao về kỹ thuật canh tác, phòng trừ dịch hại, thu hoạch và bảo quản sản phẩm (thông qua các hoạt động của ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobanGAP...).
3. Hỗ trợ kinh phí về công kỹ thuật, vật tư chống dịch khi có dịch hại xảy ra trên phạm vi trồng Điều (theo tiêu chí Pháp lệnh Bảo vệ thực vật và Kiểm dịch thực vật và áp dụng theo quy trình chống dịch của UBND tỉnh).
Điều 5. Hỗ trợ vốn sản xuất
1. Đầu tư trồng mới: Cho vay và hỗ trợ lãi suất 100% đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa (theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ) và 50% đối với vùng thị trấn, thị xã theo quy trình kỹ thuật mới như: VietGAP, GlobalGAP.
2. Chăm sóc: Hỗ trợ cho các hộ nông dân canh tác cây Điều có nhu cầu được vay đủ vốn từ chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trong thời hạn 05(năm) năm để chăm sóc vườn cây với lãi suất thương mại hiện hành.
3. Hỗ trợ các biện pháp chống xói mòn: Hỗ trợ kinh phí thực hiện các biện pháp chống xói mòn cho những vùng gò, đồi có độ dốc > 15% với 100% kinh phí về công khảo sát, thiết kế và cây giống (cỏ, cây họ đậu…) để chống xói mòn.
4. Xây dựng và thực hiện các biện pháp thủy lợi: Xây dựng các dự án thủy lợi nhỏ như khoan giếng, hồ chứa nước, đồng thời lắp đặt hệ thống tưới, xây dựng giao thông, hệ thống điện trong khu vực trọng điểm trồng Điều tập trung.
5. Hỗ trợ lãi suất tín dụng khi các hộ nông dân mua máy móc, dụng cụ cơ giới để sản xuất theo Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.
Điều 6. Hỗ trợ về chế biến
Ưu tiên vay vốn để cải tiến công nghệ và dây chuyền sản xuất chế biến hạt Điều, đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo thân thiện với môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, ISO và nâng cao năng suất lao động trong tất cả các khâu, tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc triển khai thực hiện Quy định này
1. Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn và giám sát, chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Trung tâm Giống nông - lâm nghiệp đưa các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất ngành Điều.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giao thông vận tải, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội; các huyện, thị xã để phê duyệt kế hoạch thực hiện các chính sách hỗ trợ vốn. Định kỳ 6 tháng sơ kết đánh giá, báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện và những vấn đề mới phát sinh cần giải quyết.
2. Sở Công Thương xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí ban đầu để hình thành các nhóm tiêu thụ, xây dựng thương hiệu đặc sản Điều Bình Phước.
3. UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, vốn thực hiện, tiến hành giám sát và kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ này trên địa bàn địa phương mình.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các ngành, địa phương kịp thời báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.