UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2008/QĐ-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 10 tháng 9 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010”;
Căn cứ Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 07/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 635/TT-SNN-TS ngày 03/9/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008 – 2010.
Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2008/QĐ-UBND ngày 10/9/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy định này nhằm áp dụng một số chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản trên vùng đất ven sông Sài Gòn, Đồng Nai, Thị Tính, Sông Bé đã được quy hoạch nuôi trồng thủy sản theo Quyết định số 263/2003/QĐ-UB ngày 13/11/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt đề án quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2003 - 2010 và vùng đất trũng hoang hóa có khả năng nuôi trồng thủy sản, nhằm phát triển thủy sản ở tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng.
Tất cả các tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là nhà đầu tư) có dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt về nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương phù hợp với quy hoạch của ngành được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quy định này, ngoài ra còn được hưởng các chính sách khác theo quy định hiện hành.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Điều 3. Chính sách cụ thể của Tỉnh.
1. Khuyến ngư: Các nhà đầu tư nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương được hưởng các quyền lợi sau:
Cán bộ khuyến ngư hướng dẫn, tư vấn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản và sản xuất giống.
Tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hội thảo trao đổi kinh nghiệm sản xuất.
Tham gia thực hiện các mô hình trình diễn kỹ thuật và tham quan các mô hình sản xuất điển hình tiên tiến.
2. Sản xuất giống thủy sản.
Các nhà đầu tư nuôi, sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương có dự án được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt sẽ được xem xét hỗ trợ đầu tư theo pháp luật về đầu tư phát triển.
Ngoài ra, các nhà đầu tư được hỗ trợ tư vấn, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ về sản xuất giống thủy sản.
3. Hỗ trợ nuôi thủy sản.
Các nhà đầu tư nuôi thủy sản trong tỉnh xây dựng dự án phát triển thủy sản được cấp thẩm quyền thẩm định và phê duyệt được hưởng các chính sách hỗ trợ như sau:
- Đối với nhà đầu tư có tổng diện tích ao nuôi từ 02 ha trở lên có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất được xem xét hỗ trợ đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và tín dụng đầu tư phát triển.
- Đối với những hộ nghèo (theo danh sách của Sở Lao động Thương binh và Xã hội được xác định hàng năm) có ao nuôi diện tích mỗi ao từ 500m2 trở lên nuôi thủy sản theo hình thức bán thâm canh được hỗ trợ 80% tiền mua giống (trừ giống thủy đặc sản và cá cảnh) cho lần thả nuôi đầu tiên nhưng mức hỗ trợ không quá 05 triệu đồng/hộ.
- Đối với nhà đầu tư nuôi thủy sản (ngoài danh sách hộ nghèo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) có tổng diện tích ao nuôi dưới 02 ha và diện tích mỗi ao nuôi phải từ 1.000 đến 5.000m2 thuộc những vùng quy hoạch phát triển nuôi thủy sản, chuyển từ đất trồng trọt kém hiệu quả hoặc đất hoang hóa sang nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ 60% tiền mua giống (trừ những giống thủy đặc sản và cá cảnh) cho lần thả nuôi đầu tiên theo hình thức nuôi bán thâm canh, thâm canh với mật độ nuôi không quá 10con/m2 nhưng mức hỗ trợ cho một hộ không vượt quá 10 triệu đồng.
4. Đầu tư xây dựng cơ bản.
Đối với những vùng nuôi thủy sản tập trung có từ diện tích mặt nước từ 20 ha trở lên (trừ các hồ chứa vừa và nhỏ) sẽ thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản theo Quyết định số 184/2004/QĐ-TTg ngày 22/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2006 - 2010.
5. Tín dụng
Đối với những trang trại (có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản từ 02 ha trở lên) sản xuất giống thủy sản được vay từ 30 triệu đến 50 triệu đồng thì không phải thế chấp tài sản chỉ nộp kèm theo giấy đề nghị vay vốn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính) hoặc giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về diện tích đất sử dụng không có tranh chấp trên cơ sở chủ trang trại xây dựng phương án sản xuất có hiệu quả, có khả năng trả nợ ngân hàng, thời hạn vay ngân hàng từ 12 đến 60 tháng.
Điều 4. Cấp thẩm quyền phê duyệt và thẩm định dự án.
1. Các dự án về sản xuất giống thủy sản: Hội đồng thẩm định dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Các dự án hỗ trợ nuôi trồng thủy sản.
- Dự án có quy mô diện tích dưới 05 ha: Hội đồng thẩm định dự án khoa học của Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã phê duyệt.
- Dự án có quy mô diện tích trên 05 ha: Hội đồng thẩm định dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Các dự án về đầu tư xây dựng cơ bản: Hội đồng thẩm định dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 5. Các thủ tục, trình tự xây dựng dự án.
1. Điều kiện để xây dựng dự án: Tất cả những cá nhân, tổ chức theo Điều 2 của Quy định này.
2. Nội dung dự án: Nội dung dự án phải thể hiện các hạng mục theo hướng dẫn thuyết minh đề tài dự án kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ.BKHCN ngày 18/7/2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước.
3. Trình tự xây dựng và thẩm định dự án:
Dự án được tổ chức, cá nhân xây dựng được gửi đến bộ phận có thẩm quyền phê duyệt (theo cấp) tiếp nhận. Hồ sơ gồm có:
Tờ trình xin thực hiện dự án;
Xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về diện tích thực hiện dự án;
Dự án phát triển thủy sản;
Quyết định thành lập tổ chức (nếu là tổ chức);
Cơ quan tiếp nhận hướng dẫn các chủ dự án về tiến trình thẩm định dự án theo quy định và lập hồ sơ trình phê duyệt dự án.
Chương III
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 6. Tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách và thụ hưởng chính sách lợi dụng chính sách này để trục lợi sẽ bị thu hồi lại toàn bộ các khoản Nhà nước cấp hỗ trợ đầu tư và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình để thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành, đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã hàng năm xác định diện tích phát triển thủy sản và xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã cân đối ngân sách hàng năm để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản.
3. Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Xây dựng hỗ trợ thực hiện chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản.
4. Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển: Hàng năm dành nguồn vốn nhất định để hỗ trợ vay tín dụng cho các đơn vị thực hiện dự án phát phát triển thủy sản được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
5. Các nhà đầu tư được hưởng chính sách: Chủ động trong việc xây dựng dự án, trình dự án cho cấp có thẩm quyền thẩm định.
6. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện thường xuyên báo cáo kết quả và vướng mắc phát sinh cho Uỷ ban nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo, xử lý, sửa đổi và bổ sung kịp thời./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.