UBND TỈNH BẮC NINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2003/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH BẮC NINH
UỶ BAN NHÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
Căn cứ Kết luận số 23/KL-Tu ngày 22/10/2002 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về công tác xuất khẩu lao động giai đoạn 2002-2005;
Căn cứ Nghị định số 61/2003/NQ- HĐND ngày 28/4/2003 của HĐND tỉnhvề quy định chế độ hỗ trợ xuất khẩu lao động;
Xét đề nghị của Liên Sở: Lao động-Thương binh và xã hội, Tài chính-Vật giá tại Tờ trình số 01/LN-TTr ngày 20/2/2003,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định chế độ hỗ trợ xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Ninh”
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và xã hội, Sở Tài chính-Vật giá, Y tế, Công an tỉnh và các ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ Quyết định thi hành./.
| UBND TỈNH BẮC NINH |
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2003/QĐ-UB ngày 22/5/2003 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội nhằm góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tạo thu nhập và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta và các nước trên thế giới.
Điều 2: Quy định chế độ hỗ trợ xuất khẩu lao động nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tham gia xuất khẩu lao động , được áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Con của liêt sỹ, thương binh; con của người được hưởng chính sách như thương binh; con của những quân nhân bị tai nạ lao động, bệnh nghềnghiệp do ngành Lao động -Thương binh và Xã hội quản lý.
2.Con của Thanh niên xung phong và con của người bị nhiễm chất độc hoá học đang được hưởng trợ cấp hàng tháng.
3. Con của người đã hoàn thành nhiệm vụ về phục viên tại địa phương có thời gian công tác trong quân đội từ 5 năm trở lên, hiện không được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, trợ cấp người có công với Cách mạng.
4. Lao động thuộc hộ nghèo trong danh sách đã được UBND tỉnh phê duyệt, lao động thuộc hộ Nhà nước thu hồi trên 50% diện tích đất canh tác hiện chưa sắp xếp được việc làm.
5. Quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự đã giải ngũ trong thời hạn 02 năm, tính đến ngày nhận hồ sơ chưa có việc làm; quân nhan bị tai nạn lao động, nếu còn đủ sức khoẻ.
Các đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ phải năm trong kế hoạch đào tạo, tuyển dụng của địa phương và được Ban Chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh phê duyệt. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh phê duyệt. Chế độ hỗ trợ chỉ được thực hiện sau khi các đối tượng đã hoàn tất các thủ tục đi xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Những đối tượng thuộc Điều 2 nhưng không được áp dụng chế độ hỗ trợ.
1. Người lao động đã từng lao động hoặc làm việc ở nước ngoài.
2. Người lao động vi phạm các nội quy, quy định về tuyển dụng, đào tạo, khám sức khoẻ, lập hồ sơ, do UBND các cấp hoặc Doanh nghiệp xuất khẩu lao động đề nghị.
3.Người lao động không có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
Điều 4. Kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ xuất khẩu lao động lấy từ nguồn Ngân sách tỉnh, được bố trí hàng năm trong dự toán Ngân sách của Nhà nước.
Kinh phí này không dành cho hoạt động của Ban Chỉ đạo và cơ quan quản lý các cấp.
CHƯƠNG II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5: Hỗ trợ về đào tạo, giáo dục định hướng
Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo – giáo dục định hướng thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 46/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 20/6/2001 của Bộ tài chính và Bộ giáo dục - Đào tạo về hướng dẫn quản lý thu, chi học phí đối với hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy trong các trường và cơ sở đào tạo công lập.
Điều 6: Hỗ trợ khám sức khoẻ
Hỗ trợ 100% kinh phí khám sức khoẻ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh hoặc tại cơ sở y tế theo đề nghị các đơn vị tuyển dụng đi xuất khẩu lao động được Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động phê duyệt các đối tượng theo Điều 2 của quy định này.
Điều 7. Hỗ trợ làm Hộ chiếu xuất cảnh
Hỗ trợ 100% kinh phí làm Hộ chiếu xuất cảnh cho các đối tượng theo Điều 2 của quy định này.
CHƯƠNGIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8: Sở lao động- Thương binh và Xã hội có trách nhiệm
1. Chủ trì phối hợp vơi Sở Tài chính – Vật giá, Công an tỉnh, Sở Y tế quy định hồ sơ, thủ tục, quy trình chi trả, thanh quyết toán kinh phí cho các đối tượng được hưởng được hưởng chế độ hỗ trợ xuất khẩu lao động sau khi đã hoàn tất các thủ tục theo quy định của Nhà nước.
2. Phối hợp với Sở Tài chính – Vật giá, các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã lập dự toán kinh phí hỗ trợ xuất khẩu lao động hàng năm.
3. Thực hiện việc chi trả, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ xuất khẩu lao động cho các đối tượng; quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích và các nguyên tắc tài chính quy định.
Điều 9. Sở tài chính – Vật giá có trách nhiệm
1. Chủ trì phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã dự toán kinh phí hỗ trợ xuất khẩu lao động hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hướng dẫn, kiểm tra chặt chẽ việc quản lý, sử dụng, thanh toán kinh phí hỗ trợ xuất khẩu lao động theo quy định này, đảm bảo đúng mục, đối tượng và các quy định Nhà nước.
Điều 10: Công an tỉnh
Có trách nhiệm xác nhận cho đối tượng được hỗ trợ kinh phí làm Hộ chiếu xuất cảnh sau khi đã hoàn thành các thủ tục quy định, để làm căn cứ thanh toán kinh phí cho đối tượng theo chế độ.
Điều 11: Sở Y tế
Có trách nhiệm xác nhận các đối tượng được hỗ trợ kinh phí sức khoẻ sau khi đã hoàn thành các thủ tục quy định, để làm căn cứ thanh toán kinh phí cho đối tượng theo chế độ.
Điều 12. UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm.
1. Xác nhận đầy đủ và chính xác các đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ xuất khẩu lao động theo quy định này
2. Lập dự toán kinh phí hỗ trợ xuất khẩu lao động hàng năm của địa phương, báo cáo Sở Tài chính – Vật giá, Sở lao động – Thương binh và xã hội.
3. Kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc thực hiện chế độ hỗ trợ xuất khẩu lao động trên địa bàn, kịp thời phát hiẹn, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm quy định này.
Điều 13. Trách nhiệm của người được hỗ trợ kinh phí xuất khẩu lao động
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về đào tạo – giáo dục định hướng, khám sức khoẻ và các thủ tục làm Hộ chiếu xuất cảnh.
2. Phải bồi thường toàn bộ kinh phí hỗ trợ theo quy định này nếu vi phạm các quy định về xuất khẩu lao động.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Giao Sở Lao động – Thương binh và xã hội Sở Tài Chính – Vật giá và các ngành liên quan tới hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định này, tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ 6 tháng, 1 năm.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.