ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4538/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 29 tháng 12 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN SAU NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics;
Căn cứ Quyết định số 33/2003/QĐ-TTg ngày 05/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm Logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2949/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2006 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng thủy nội địa khu vực phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17/01/2012 của Liên bộ Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 6946/TTr-SGTVT ngày 22/12/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và tầm nhìn sau năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển
1. Quan điểm
a) Phát triển tỉnh Đồng Nai theo hướng phát huy tối đa các nguồn lực, các lợi thế để xây dựng Đồng Nai thành trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao; là trọng điểm phát triển kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Nam Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
b) Quy hoạch, xây dựng mới hệ thống trung tâm Logistics theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp và hiện đại, làm nền tảng, hạt nhân phát triển hệ thống dịch vụ Logistics trên toàn tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; gắn kết hợp lý với quy hoạch phát triển thương mại, công nghiệp, giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội khác trên địa bàn tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
c) Phát triển các trung tâm Logistics dựa trên việc huy động mọi nguồn lực của xã hội, bao gồm nguồn lực từ các nhà đầu tư bên ngoài. Đảm bảo huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng và khai thác các trung tâm Logistics.
d) Phát triển có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở xác định quy mô trung tâm Logistics cấp vùng, cấp tỉnh phù hợp với từng thời kỳ. Khuyến khích các trung tâm và khu vực cung ứng dịch vụ Logistics truyền thống đang hoạt động hiệu quả tiếp tục phát triển, tăng tính cạnh tranh và chuyên nghiệp.
đ) Đảm bảo là một cực phát triển trong cơ cấu đa trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là phát triển dịch vụ cảng và Logistics.
e) Thực hiện hiệu quả vai trò của cửa ngõ kết nối Quốc gia phía Nam Việt Nam, đáp ứng nhu cầu luân chuyển của các loại hàng hóa xuất nhập khẩu, trung chuyển và nội địa.
g) Thực hiện hiệu quả vai trò cửa ngõ phía Đông của hành lang kinh tế phía Nam tiểu vùng Mê Kông.
2. Mục tiêu phát triển
a) Phát triển mạng lưới trung tâm Logistics bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu của Đồng Nai và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Khai thác có hiệu quả thị trường dịch vụ Logistics, trong đó tập trung vào các dịch vụ Logistics thuê ngoài, tích hợp trọn gói và đồng bộ, tổ chức và hoạt động theo mô hình Logistics bên thứ 3 (3PL) nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển thông qua việc tối ưu hóa chi phí và tăng giá trị gia tăng cho hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp. Từng bước triển khai mô hình Logistics bên thứ 4 (4PL) và Logistics bên thứ 5 (5PL) trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp.
b) Đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ Logistics đạt khoảng 20% - 25%/năm, tỷ trọng đóng góp vào GDP của tỉnh từ 10% - 15%, tỷ lệ dịch vụ Logistics thuê ngoài khoảng 35%. Các trung tâm Logistics mới theo quy hoạch đảm nhận 40% - 50% tổng lượng hàng hóa có nhu cầu cung ứng dịch vụ Logistics của tỉnh; còn lại các trung tâm và khu vực cung ứng dịch vụ Logistics truyền thống đảm nhận 50% - 60%.
c) Đến năm 2025: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt khoảng 30% ÷ 35%/năm, tỷ trọng đóng góp vào GDP của tỉnh từ 20% ÷ 25%, tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 45%. Các trung tâm logistics mới theo quy hoạch đảm nhận 50% ÷ 60% tổng lượng hàng hóa có nhu cầu cung ứng dịch vụ Logistics của tỉnh Đồng Nai; còn lại các trung tâm và khu vực cung ứng dịch vụ Logistics truyền thống đảm nhận 40% ÷ 50%.
d) Định hướng đến năm 2030: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ Logistics đạt khoảng 30% ÷ 35%/năm, tỷ trọng đóng góp vào GDP của tỉnh từ 25% - 30%, tỷ lệ dịch vụ Logistics thuê ngoài khoảng 60%. Các trung tâm Logistics mới theo quy hoạch đảm nhận 60% ÷ 70% tổng lượng hàng hóa có nhu cầu cung ứng dịch vụ Logistics của tỉnh Đồng Nai; còn lại các trung tâm và khu vực cung ứng dịch vụ Logistics truyền thống đảm nhận 30% ÷ 40%.
đ) Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Logistics, đảm bảo tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo ngành Logistics đạt 60% năm 2020; 70% năm 2025 và đạt 80% năm 2030.
3. Định hướng phát triển
a) Phát triển hạ tầng Logistics cứng gồm trung tâm Logistics đơn cấp vùng, các trung tâm Logistics cấp tỉnh và trung tâm dịch vụ hỗ trợ các ngành theo quy hoạch công nghiệp - thương mại - dịch vụ, đồng bộ với quy hoạch hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng thương mại, hạ tầng thông tin và truyền thông, đáp ứng yêu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ cũng như người sử dụng dịch vụ Logistics theo từng thời kỳ.
b) Hoàn thiện hạ tầng giao thông, đảm bảo các kết nối vật lý hỗ trợ quá trình luân chuyển hàng hóa, dịch vụ, không để xảy ra tình trạng thiếu kết nối hay ùn tắc giao thông. Tổ chức hiệu quả các điểm nút, đầu mối giao thông quan trọng như cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, trạm chuyển tải đa phương thức.
c) Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin kết nối các dịch vụ tại Trung tâm Logistics tỉnh Đồng Nai và kết nối với các cảng biển, cảng hàng không Quốc gia và Quốc tế, ga đường sắt và các đầu mối giao thông vận tải đường bộ. Xây dựng Cổng thông tin giao dịch thương mại (mô hình Trade-Exchange) hỗ trợ giao dịch của tất cả các bên liên quan trong các chuỗi cung ứng.
d) Tập trung nâng cao hiệu quả và tính thống nhất của các hoạt động quản lý Nhà nước tại trung tâm dịch vụ Logistics và các kho cung ứng dịch vụ Logistics cấp tỉnh khác, làm cơ sở nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý, khai thác cảng biển, ga đầu mối, cảng hàng không, nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics; thu hút đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ Logistics.
đ) Hoàn thiện và duy trì khung pháp lý và năng lực hoạch định, thực thi của các cơ quan chức năng đối với các chính sách phát triển hoạt động cảng biển, vận tải và an ninh chuỗi cung ứng, thương mại Quốc tế, tài chính và đầu tư, phát triển nguồn vốn con người, quản lý chất lượng dịch vụ, quản lý dự án PPP với sự tham gia đầu tư của các định chế tài chính lớn như World Bank, ADB,…
e) Đảm bảo năng lực thiết kế, cung cấp và duy trì chất lượng các dịch vụ công, các gói hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể như các nhà đầu tư phát triển hạ tầng, các nhà cung cấp dịch vụ Logistics, các nhà sản xuất sản phẩm phục vụ ngành Logistics, các tổ chức đào tạo nguồn nhân lực Logistics đạt tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế.
g) Đảm bảo phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức và các dịch vụ liên quan trực tiếp đến giao nhận và kho bãi; áp dụng công nghệ thông tin, tự động hóa trong quản lý các thủ tục liên quan đến phương tiện, hàng hóa để nâng cao năng lực thông luồng, tiếp nhận tàu cỡ lớn; hiện đại hóa phương tiện bốc xếp, nâng cao năng lực bốc xếp, giải phóng tàu nhanh, giảm thời gian và chi phí của khách hàng.
h) Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ vận tải đa phương thức, giao nhận và thanh toán, kết hợp giữa hệ thống vận tải sức chứa lớn và các phương thức vận tải đường bộ, đường thủy feeder từ các chân hàng.
i) Tổ chức kết nối chặt chẽ với các cảng cạn nội địa (ICD) để kết hợp với cảng biển tạo thành hệ thống liên hoàn, sẵn sàng đón nhận các chuỗi cung ứng hàng hóa đường biển từ Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Bình Dương di chuyển về cảng biển Vũng Tàu.
k) Tổ chức các kho ngoại quan, kho bảo thuế, kho CFS chuyên dùng để phục vụ hàng quá cảnh và trung chuyển Quốc tế.
II. Quy hoạch dịch vụ Logistics
1. Quy hoạch hệ thống trung tâm Logistics
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, các trung tâm Logistics được xây dựng cho tỉnh Đồng Nai hoạt động như trung tâm Logistics cấp tỉnh (trung tâm cấp 3). Các trung tâm/kho bãi cung ứng các dịch vụ Logistics chuyên dụng được bố trí tận dụng các ICD đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Quan điểm là ưu tiên lựa chọn các kho ICD có diện tích quy hoạch tương đối lớn, gần các trục giao thông chính (đường xuyên Á, đường cao tốc, đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường thủy, sân bay) (sẽ phân tích sâu trong phần phân bố hoạt động Logistics trên địa bàn).
Trung tâm Logistics cấp vùng (TT I) tận dụng khu vực Tổng kho trung chuyển Trảng Bom đã được quy hoạch trước đây. Phát triển Trung tâm này xác định sau năm 2030.
Các trung tâm Logistics chuyên dụng của tỉnh được đề xuất đặt tại các vị trí:
a) Giai đoạn 01: Giai đoạn 2017 - 2020
- TT01: ICD Tân cảng Nhơn Trạch.
- TT02: ICD Tân cảng Long Bình.
- TT03: ICD Công ty CP Dịch vụ cảng Đồng Nai.
b) Giai đoạn 02: Giai đoạn 2021 - 2025
- TT04: ICD cảng Phước An.
- TT05: ICD Thái Bình Shoes Tân Vạn.
c) Giai đoạn 03: Giai đoạn 2025 - 2030.
- TT06: ICD cảng HKQT Long Thành (Long Thành).
d) Giai đoạn 04: Sau 2030
- Phát triển các trung tâm Logistics tại Tổng kho Miền Đông - Trảng Bom.
- Hệ thống kho bãi quy hoạch và mạng lưới kết nối cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tận dụng tối đa phương án quy hoạch đã được duyệt từ quy hoạch hệ thống giao thông vận tải. Ngoài ra, đề xuất thêm các đường nhánh kết nối từ các ICD được lựa chọn trong hệ thống Logistics của tỉnh.
- Vị trí tổng kho trung chuyển được xác định nằm tại địa phận huyện Trảng Bom. Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai và định hướng quy hoạch phát triển giao thông vận tải Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực tổng kho trung chuyển sẽ trở thành một đầu mối giao thông quan trọng kết nối với mạng lưới đường sắt và đường bộ chính khu vực.
- Tổng kho trung chuyển Trảng Bom cách trung tâm thành phố Biên Hòa 18,5 km, có ga hàng hóa Trảng Bom quy hoạch nằm ngay sát ranh giới; cách Sân bay Quốc tế Long Thành quy hoạch 36,5 km, Sân bay Biên Hòa hiện hữu 20 km, cách cảng Đồng Nai 19,5 km và cảng Cái Mép - Thị Vải 63,7 km. Trong vòng bán kính 40 km, Trung tâm Logistics Đồng Nai có khả năng để phục vụ các khu công nghiệp với tổng diện tích 6.000 ha. Trong vòng bán kính 100 km trung tâm có khả năng phục vụ các khu công nghiệp với diện tích 12.000 ha của các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Long An. Từ đó, xác định có thể đạt phân hạng của trung tâm Logistics cấp vùng (loại II) theo phân loại của Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Trung tâm Logistics Đồng Nai còn là địa điểm quá cảnh cho hàng hóa từ Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Lào qua đường bộ tới cảng biển và ngược lại.
- Với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Đồng Nai có tiềm năng phục vụ cho xuất nhập khẩu của Thái Lan, Campuchia, Myanmar thông qua các cảng Cái mép - Thị Vải, Đồng Nai, Phước An. Phát triển đường sắt kết nối trung tâm Logistics và đường sắt cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tạo điều kiện kết nối phương thức vận tải sức chứa lớn với cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải.
2. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phục vụ Logistics
2.1. Trung tâm 01: ICD Tân cảng Nhơn Trạch
a) Hệ thống giao thông kết nối giữa Trung tâm với các trục đường chính:
- Hiện tại hệ thống đường giao thông kết nối từ Trung tâm đến các KCN và đến QL51 đáp ứng được yêu cầu cho xe container đã có thể lưu thông vận chuyển hàng hóa. Hiện trạng các tuyến đường như sau:
- Đoạn đường ĐT769 từ Trung tâm đến TL25B dài khoảng 2 km có bề rộng mặt đường 12 m, mặt đường bê tông nhựa.
- Đường tỉnh 25B đoạn từ trung tâm huyện đến ranh các KCN Nhơn Trạch bề rộng mặt đường 09 m, đoạn từ ranh các KCN đến QL51 bề rộng mặt đường 12 m đường cấp đồng bằng. Hiện nay đã có dự án nâng cấp mở rộng ĐT25B thành đường cấp I, lộ giới 80 m.
b) Hệ thống giao thông kết nối giữa trung tâm với các vùng kinh tế:
- Kết nối tới ĐT25B hoặc ĐT769 ra đường liên cảng và kết nối với các tỉnh miền Tây qua trục đường cao tốc Bến Lức - Long Thành theo ĐT25B và ĐT769 ra QL51 rồi kết nối với QL1A đi TP. Hồ Chí Minh rồi theo QL13, QL14 đi các tỉnh miền Đông và đi Tây Nguyên từ QL51 kết nối với cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đến Sân bay Quốc tế Long Thành.
- Trung tâm cách các cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh khoảng 40 ÷ 65 km, theo trục đường ĐT769 - ĐT25B - QL51 - cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
- Trung tâm cách các cảng thuộc khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 50 km, theo trục đường ĐT769 - ĐT25B - QL51.
c) Kết nối giao thông đường thủy:
- Trung tâm đều nằm tiếp giáp với sông Cái, cách sông Đồng Nai khoảng 6 km do vậy khi vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy đến các cảng ở khu vực TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu rất thuận lợi.
- Theo sông Cái - sông Đồng Nai đến cảng Cát Lái, cách cảng khoảng 8 km.
- Kết nối các cảng Sài Gòn theo tuyến: Sông Cái - sông Đồng Nai - sông Sài Gòn (khoảng 15 km), kết nối với khu vực cảng Hiệp Phước theo tuyến: Sông Cái - sông Đồng Nai - sông Nhà Bè (khoảng 40 km).
- Trung tâm kết nối với cụm cảng Cái Mép - Thị Vải (khoảng 63 km), cảng Phước An (khoảng 72 km) theo tuyến: Sông Cái - sông Đồng Nai - sông Nhà Bè - Sông Lòng Tàu - sông Đồng Tranh - sông Thị Vải.
d) Hệ thống giao thông kết nối giữa trung tâm với các KCN:
Từ trung tâm kết nối với ĐT 769 và ĐT25B sau đó theo các đường nhánh kết nối với các KCN: Nhơn Trạch, Nhơn Trạch, Nhơn Trạch II - Nhơn Phú, Nhơn Trạch II - Lộc Khang, Nhơn Trạch III, Dệt may Nhơn Trạch, Nhơn Trạch V, Ông Kèo, Nhơn Trạch VI. Trung tâm cách các KCN này khoảng 15 km.
2.2. Trung tâm 02: ICD Tân cảng Long Bình:
a) Hệ thống giao thông kết nối giữa trung tâm với các vùng kinh tế.
Trung tâm kết nối trực tiếp với các tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Bình Thuận, các tỉnh miền Tây theo QL1A hoặc từ QL1A ra QL20 hoặc cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt để kết nối với tỉnh Lâm Đồng. Từ QL1A ra QL13, QL14 kết nối với các tỉnh miền Đông theo QL51 ra cao tốc Long Thành - Dầu Giây để kết nối với Sân bay Quốc tế Long Thành.
b) Hệ thống giao thông kết nối giữa các trung tâm với các KCN:
Từ trung tâm kết nối với QL1A, QL51 hoặc QL tránh TP. Biên Hòa rồi kết nối với KCN Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, KCN Amata, KCN Loteco, Agtex Long Bình, KCN Tam Phước, KCN Bàu Xéo, Hố Nai, KCN Thạnh Phú, KCN Giang Điền theo các đường nhánh vào KCN với khoảng cách từ 01 đến 16 km.
2.3. Trung tâm 03: ICD Công ty CP dịch vụ cảng Đồng Nai
a) Hệ thống giao thông kết nối giữa trung tâm với các vùng kinh tế.
Kết nối trực tiếp với các tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Bình Thuận, các tỉnh miền Tây theo QL1A hoặc từ QL1A ra QL20 hoặc cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt để kết nối với tỉnh Lâm Đồng. Từ QL1A ra QL13, QL14 kết nối với các tỉnh miền Đông theo QL51 ra cao tốc Long Thành - Dầu Giây để kết nối với Sân bay Quốc tế Long Thành.
b) Kết nối với các cảng biển:
Theo đường bộ: Theo QL1A để kết nối với các cảng biển khu vực TP. Hồ Chí Minh với khoảng cách từ 39 đến 58 km và hoặc theo QL1A - QL51, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (trong tương lai và khu vực cảng biển ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu từ 22 km đến 40 km).
c) Hệ thống giao thông kết nối giữa các trung tâm với các KCN:
Từ trung tâm theo QL51 kết nối với các KCN: KCN Lộc An - Bình Sơn, KCN Long Đức, KCN An Phước, KCN Giang Điền, KCN Long Thành, KCN CN cao Long Thành, theo các đường nhánh vào KCN với khoảng cách từ 2 đến 12 km.
2.4. Trung tâm 04: ICD cảng Phước An:
a) Kết nối đường bộ:
- Với các tỉnh miền Tây qua đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có thể kết nối với các tỉnh miền Tây khoảng 100 km.
- Đi Thành phố Hồ chí Minh, các tỉnh miền Đông và Tây Nguyên theo hướng tuyến sau: Theo ĐT319 - cao tốc Long Thành - Dầu Giây hoặc theo đường cao tốc Bến Lức - Long Thành ra QL 51 rồi kết nối với QL 1A đi TP. Hồ Chí Minh (khoảng 50 km), Bình Dương (khoảng 70 km) rồi theo QL13, QL14 đi các tỉnh miền Đông và đi Tây Nguyên.
b) Kết nối với các cảng như sau:
- Kết nối với các cảng thuộc khu vực TP. Hồ Chí Minh: Khoảng 45 - 70 km theo trục đường ĐT319 - cao tốc Long Thành - Dầu Giây.
- Kết nối với các cảng thuộc khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu: Khoảng 30 km theo trục đường: Cao tốc Bến Lức - Long Thành - QL51.
- Trung tâm cách cảng Phước An khoảng 5 km, cách các cảng khu vực Phú Hữu khoảng 28 km theo trục đường cao tốc Bến Lức - Long Thành - đường vào KCN Ông Kèo - đường liên cảng.
c) Về kết nối với đường sắt:
Vận chuyển hàng hóa từ trung tâm nay tới các tỉnh lân cận thông qua tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và tuyến đường sắt từ KCN Ông Kèo kết nối với cảng Phước An rồi kết nối với tuyến đường sắt Thống Nhất.
d) Về kết nối giao thông đường thủy:
Trung tâm nằm tiếp giáp với sông Thị Vải tại đây theo quy hoạch đã có cảng nội địa trung chuyển. Cụ thể bắt đầu dọc sông Thị Vải có các tuyến sau:
- Đến cảng Phước An khoảng 7 km (quy hoạch).
- Đến khu cảng Cái Mép - Thị Vải khoảng 20 km.
- Đến khu cảng Sài Gòn khoảng 70 km: Theo tuyến sông Thị Vải - sông Đồng Tranh - sông Lòng Tàu - sông Nhà Bè - sông Sài Gòn.
- Đến khu cảng Hiệp Phước khoảng 55 km - theo tuyến sông Thị Vải - sông Đồng Tranh - sông Lòng Tàu - sông Nhà Bè.
e) Hệ thống giao thông kết nối giữa trung tâm với các KCN:
- Từ trung tâm kết nối với ĐT319 nối dài ra cảng Phước An và ĐT25B sau đó theo các đường nhánh kết nối với các KCN Nhơn Trạch: Nhơn Trạch, Nhơn Trạch II, Nhơn Trạch II - Nhơn Phú, Nhơn Trạch II - Lộc Khang, Nhơn Trạch III, Dệt may Nhơn Trạch, Nhơn Trạch V, Nhơn Trạch VI (khoảng 10 km).
- Trung tâm kết nối với KCN Ông Kèo theo trục đường: Cách KCN Ông Kèo khoảng 20 km theo trục đường cao tốc Bến Lức - Long Thành - đường vào KCN Ông Kèo.
2.5. Trung tâm 05: ICD Thái Bình Shoes Tân Vạn:
a) Hệ thống giao thông kết nối giữa trung tâm với các trục đường chính: Trung tâm sẽ kết nối với ICD Tân Vạn hiện hữu và kết nối với QL1 để vận chuyển hàng hóa đi các tỉnh xung quanh như: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.
b) Hệ thống giao thông kết nối giữa trung tâm với các vùng kinh tế:
Do trung tâm nằm cạnh QL1, đường vành đai TP. Hồ Chí Minh nên từ trung tâm theo QL1A kết nối trực tiếp với các tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Bình Thuận, các tỉnh miền Tây hoặc từ QL1A ra QL20 hoặc cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt để kết nối với tỉnh Lâm Đồng. Từ QL1A ra QL13, QL14 kết nối với các tỉnh miền Đông Theo QL51 ra cao tốc Long Thành - Dầu Giây để kết nối với Sân bay Quốc tế Long Thành.
c) Kết nối với các cảng biển:
Theo đường bộ: Theo QL1A để kết nối với các cảng biển khu vực TP. Hồ Chí Minh với khoảng cách từ 24 km đến 43 km và hoặc theo QL1A - QL51, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (trong tương lai và khu vực cảng biển ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu từ 47 km đến 65 km).
2.6. Trung tâm 06: ICD cảng hàng không Quốc tế Long Thành
a) Về kết nối đường bộ:
Theo đường vành đai Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (khoảng 8 km) ra QL1A rồi từ QL1A kết nối với các tỉnh Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh hoặc ra QL20 hoặc cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt để kết nối với tỉnh Lâm Đồng. Từ QL1A theo QL13, QL14 kết nối với các tỉnh miền Đông, Tây Nguyên. Theo đường 25C đi Đồng bằng Sông Cửu Long.
b) Về kết nối với đường sắt:
- Từ Trung tâm này theo QL20 kết nối với đường sắt Thống Nhất tại các ga như: Ga Dầu Giây, ga Long Khánh.
- Các kết nối tới trung tâm Logistics cấp tỉnh được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 01. Kết nối giao thông vào khu vực Logistics cấp tỉnh
STT | Trung tâm Logistics | Kết nối đường bộ | Kết nối đường sắt | Đường thủy | |||||
Cao tốc | Quốc lộ | Đường tỉnh | Đường nối đề xuất | Đường sắt Bắc nam | Đường sắt CT Biên Hòa - Vũng Tàu | Đường nhánh đề xuất |
| ||
1 | TT 01 (ICD Tân cảng Nhơn Trạch) |
| QL51 | ĐT769 ĐT 25B |
|
|
|
| Tiếp giáp với sông Cái Khu bến Nhơn Trạch/Phước An (25.300 DWT) |
2 | TT 02 (ICD Tân Cảng - Long Bình) |
| QL tránh thành phố Biên Hòa |
| - Nối tới QL 15 - Nối tới CT Biên Hòa - Vũng Tàu | Đường nhánh tới ga Hố Nai |
|
| khu bến Long Bình Tân (cảng Đồng Nai): (5.000 DWT) |
3 | TT 03 (ICD Cty Dịch vụ cảng Đồng Nai) | Biên Hòa - Vũng Tàu | QL tránh thành phố Biên Hòa | ĐT chất thải rắn | Kết nối vào đường Vành Đai 3 |
| Sát phía Tây ICD | Với ĐS Bắc Nam | Khu bến Long Bình Tân (cảng Đồng Nai): (5.000 DWT) |
Khu bến Gò Dầu (30.000 DWT) | |||||||||
4 | TT04 (ICD cảng Phước An) |
| Đường vành đai phía Nam | ĐT319 nối dài | - Nối tới cao tốc Bến Lức - Long Thành; - Nối tới đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu - Nối tới đường liên cảng |
| ĐS kết nối với KCN Ông Kèo - Cảng Phước An - Biên Hòa - Vũng Tàu |
| Tiếp giáp với sông Thị Vải Khu bến Nhơn Trạch/Phước An (25.300DWT) |
5 | TT05 (ICD Thái Bình Shoes Tân Vạn) | Biên Hòa - Vũng Tàu | Quốc lộ 1 vành đai phía Nam |
|
|
|
|
|
|
6 | TT 06 (ICD HK QT Long Thành) | TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây |
|
| - Nối vành đai 4 - Nối QL 20 | - QL 20 kết nối tới ga Dầu Giây |
|
|
|
3. Phân khu chức năng trung tâm Logistics
a) Chức năng trung tâm Logistics cấp tỉnh
Triển khai xây dựng trung tâm Logistics quy chuẩn Quốc tế về kho vận, nguồn nhân lực và hệ thống quản lý chuyên nghiệp. Xây dựng theo mô hình siêu thị Logistics với đầy đủ cơ sở hạ tầng (kho hàng, bãi container, Chi cục Hải quan, đội vận tải,…) và dịch vụ khép kín đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các khách hàng đa Quốc gia khó tính nhất. Diện tích cần thiết cho kho hàng hóa tại điểm kết nối này sẽ được tính toán cụ thể ở phần sau.
Trung tâm Logistics cấp tỉnh tại 06 ICD (từ TT01 - TT06) xác định các chức năng cơ bản:
- Giao nhận và lưu kho hàng hóa:
+ Trung chuyển hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu và quá cảnh theo hướng Bắc - Nam; hành lang Đông - Tây, phục vụ các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Long An và Đồng Nai, đi qua cảng Đồng Nai, Phước An hoặc các cảng khác trong cụm cảng số 5;
+ Trung tâm CFS gom hàng lẻ theo các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, chuyển tải container sang các phương thức vận tải sức chứa lớn như đường sắt, đường thủy nội địa và đường biển. Hướng tiếp cận chủ yếu là theo đường sắt tới cảng nước sâu Cái mép - Thị Vải và các cảng khác trong cụm cảng số 5, giảm tải cho các cảng biển khu vực Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Trung tâm phân phối hàng container (ICD) đến từ các phương thức vận tải sức chứa lớn như cảng biển, cảng hàng không, ga đường sắt phục vụ thương mại và tiêu dùng nội địa;
+ Dự trữ hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận;
+ Trung tâm phân phối phục vụ TM và sản xuất Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam và tỉnh Đồng Nai, đặc biệt ưu tiên các mặt hàng phục vụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các mặt hàng chiến lược của tỉnh.
- Đầu mối giao thông vận tải đa phương thức
+ Là ga đầu mối hàng hóa đường sắt, đường thủy và đường bộ;
+ Là điểm trung chuyển giữa phương thức vận tải đường sắt và đường bộ; đường biển và đường bộ; đường hàng không và đường bộ;
+ Chức năng ICD quan trọng của tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận: Thông quan hải quan, kiểm đếm hàng hóa, kiểm dịch, thanh toán, bảo hiểm,…
- Các dịch vụ giá trị gia tăng và hỗ trợ kỹ thuật.
- Điều hành, văn phòng, nhà ở công nhân.
b) Chức năng trung tâm phân phối hàng hóa
Chức năng chủ yếu của Trung tâm này là cung cấp các dịch vụ kho vận và phân phối hàng hóa cho các doanh nghiệp trong các khu kinh tế, công nghiệp Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Các chức năng chính tại Trung tâm phân phối hàng hóa gồm:
- Tổng kho ngoại quan và trung tâm phân phối hàng hóa Logistics: Là khu vực kho bãi ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ sau:
+ Vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu vào kho ngoại quan và ngược lại;
+ Môi giới tiêu thụ đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan;
+ Môi giới giám định, bảo hiểm;
+ Tái chế, gia cố bao bì, đóng gói lại, bảo dưỡng sửa chữa hàng hóa; các loại dịch vụ này phải được thực hiện trong kho ngoại quan và có sự giám sát của Hải quan;
+ Thực hiện các thủ tục trung chuyển hàng hóa quá cảnh từ Campuchia, Thái Lan, Myanmar;
+ Tổ chức vận tải, vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến tận nơi tiêu thụ theo các hình thức khác nhau;
+ Phân phát hàng hóa (nguyên liệu hoặc thành phẩm) tới các địa chỉ khác nhau, chuẩn bị cho hàng hóa luôn ở trạng thái sẵn sàng có yêu cầu của khách hàng là đi ngay được (inventory level).
- Khu cảng nội địa (ICD) thực hiện các dịch vụ:
+ Làm các thủ tục hải quan, kiểm định, kiểm đếm đối với hàng xuất nhập khẩu;
+ Lưu kho bãi tạm thời hàng hóa và container trong khi chờ kiểm hóa hải quan và chờ gửi/nhận hàng (kho ngoại quan, kho bảo thuế)
+ Gom phát hàng hóa, container tới chủ hàng;
+ Đóng/rút ruột các container chung chủ hoặc container một chủ trong trường hợp không có điều kiện vận chuyển hoặc làm thủ tục xuất nhập khẩu tại các nhà máy, các KCN;
+ Bảo quản và sửa chữa container.
- Trung tâm dịch vụ thương mại, dịch vụ văn phòng, dịch vụ hỗ trợ:
Trung tâm dịch vụ thương mại, dịch vụ văn phòng, dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải trên 02 tuyến hành lang vận tải chính là Bắc - Nam và tuyến Đông - Tây bao gồm:
+ Trung tâm thương mại và mậu dịch tự do;
+ Khu văn phòng điều hành và văn phòng cho thuê;
+ Khu nhà hải quan và cơ quan quản lý Nhà nước;
+ Khu dịch vụ khách hàng, nhà hàng, khách sạn;
+ Trung tâm dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải.
c) Chức năng trung tâm Logistics cấp vùng:
- Giao nhận và lưu kho hàng hóa:
+ Trung chuyển hàng hóa nội địa, XNK và quá cảnh theo hướng Bắc -Nam; hành lang Đông - Tây, phục vụ khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam (tập trung vào các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Long An), phục vụ các hàng hóa từ Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long đi cảng Cái Mép - Thị Vải hoặc cụm cảng số 5 ; luồng hàng đi và đến Sân bay Quốc tế Long Thành; luồng hàng quá cảnh từ Lào, Campuchia, Trung quốc, Thái Lan đi và đến từ cụm cảng số 5 (cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải);
+ Trung tâm CFS gom hàng lẻ theo các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, chuyển tải container sang các phương thức vận tải sức chứa lớn như đường sắt, đường hàng không và đường biển. Hướng tiếp cận chủ yếu là theo đường sắt tới Sân bay Quốc tế Long Thành hoặc cảng nước sâu Cái Mép - Thị vải và các cảng khác trong cụm cảng số 5, giảm tải cho các cảng biển khu vực Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Trung tâm phân phối hàng container (ICD) đến từ các phương thức vận tải sức chứa lớn như cảng biển, cảng hàng không, ga đường sắt phục vụ thương mại và tiêu dùng nội địa;
+ Dự trữ hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Nam và tỉnh Đồng Nai;
+ Trung tâm phân phối phục vụ TM và sản xuất Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam và tỉnh Đồng Nai, đặc biệt ưu tiên các mặt hàng phục vụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các mặt hàng chiến lược của tỉnh.
- Đầu mối giao thông và vận tải đa phương thức
+ Là ga đầu mối hàng hóa đường sắt và đường bộ;
+ Là điểm trung chuyển giữa phương thức vận tải đường sắt và đường bộ; đường biển và đường bộ; đường hàng không và đường bộ;
+ Chức năng ICD quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Nam: Thông quan hải quan, kiểm đếm hàng hóa, kiểm dịch, thanh toán, bảo hiểm,…
- Các dịch vụ giá trị gia tăng và hỗ trợ kỹ thuật.
- Điều hành, văn phòng, nhà ở công nhân.
4. Xác định nhu cầu diện tích các khu chức năng
a) Diện tích đất cần thiết đảm bảo hoạt động các khu chức năng như sau:
- Năm 2020: 82,36 - 98,83 ha.
- Năm 2025: 209,17- 239,06 ha
- Năm 2030: 488,39 - 542,66 ha
b) Diện tích của trung tâm Logistics bao gồm khu vực hàng container, kho bãi các loại hàng khác, đất giao thông, đất nhà ở công nhân, đất sản xuất phụ trợ, đất cây xanh, đất trung tâm điều hành và dịch vụ phụ trợ.
5. Các phương án phân bố hoạt động Logistics trên địa bàn tỉnh
a) Phân bố các trung tâm Logistics chính
Căn cứ nhu cầu phát triển năng lực dịch vụ Logistics, căn cứ vào hiện trạng quy hoạch kho bãi trên địa bàn tỉnh hiện nay, đề xuất phân bố các trung tâm Logistics chuyên ngành tại các ICD đã quy hoạch với diện tích phù hợp và thuận lợi giao thông, cụ thể như sau:
- Giai đoạn từ nay đến 2020:
+ ICD Tân cảng Nhơn Trạch;
+ ICD Tân cảng Long Bình: Hướng tới nhóm hàng phụ tùng, dịch vụ hỗ trợ năng lượng dầu khí, hàng công nghệ cao;
+ ICD Đồng Nai: Phục vụ hậu cần khu cảng Đồng Nai, phục vụ các hàng hóa nhập khẩu tiêu dùng TP. Biên Hòa.
- Giai đoạn 2020 - 2025:
+ ICD cảng Phước An: Phục vụ các khu công nghiệp trong vùng, hàng dệt may, giầy dép, hàng nông sản, thủy hải sản, hàng tươi sống, thu hút hàng từ Đồng Bằng sông Cửu Long;
+ ICD Thái Bình Shoes Tân Vạn.
- Giai đoạn 2025 - 2030:
+ Riêng ICD số 06 (cảng hàng không Long Thành, huyện Cẩm Mỹ - diện tích 215 ha, công suất khai thác 3,19 triệu tấn/năm): Tập trung cung cấp dịch vụ air Logistics (tổ hợp hàng hóa hàng không), có thể xem xét thu hút nguồn hàng từ Tây Nguyên xuống xuất đi theo đường hàng không, hoặc tiếp tục theo vành đai 4, đường cao tốc, đường quốc lộ 51 xuống cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải.
- Giai đoạn sau 2030: Triển khai trung tâm Logistics cấp vùng, đặt tại khu vực Tổng kho trung chuyển Trảng Bom, tổng diện tích 400 ha bao gồm hoạt động trung tâm dịch vụ Logistics cấp vùng (theo quy hoạch của Bộ Công Thương), hỗ trợ gom hàng cho các cảng Cái Mép - Thị Vải và cụm cảng số 5.
b) Phân bố hoạt động gom hàng xuất khẩu:
- Hoạt động gom hàng xuất khẩu được hỗ trợ bởi các trung tâm gom hàng được xây dựng để tập trung cung cấp dịch vụ cho từng ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và tiểu vùng sông Mê Kông như nông sản, may mặc, cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng,… là nơi tập kết các lô hàng xuất khẩu từ các nguồn và thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng phục vụ xuất khẩu.
- Trung tâm gom hàng thường được bố trí tại các khu vực gần cảng biển, có thể tiếp cận được bằng ít nhất 02 phương thức vận tải (sắt - bộ, thủy - bộ). Trước mắt ưu tiên khai thác dịch vụ này trong các trung tâm Logistics chính, khi nhu cầu tăng lên sẽ tăng cường bằng các trung tâm chuyên ngành.
c) Phân bố hoạt động phân phối hàng nhập khẩu (ICD Đồng Nai/ICD Biên Hòa)
Hoạt động phân phối hàng nhập khẩu được hỗ trợ bởi các trung tâm chia hàng, tổ chức theo ngành hàng và ưu tiên bố trí cùng trong khuôn viên với trung tâm gom hàng của ngành hàng đó. Các hoạt động chia hàng nhập khẩu không cần tồn trữ sẽ được thực hiện ngay tại các cảng biển hay trung tâm Logistics.
d) Phân bố hoạt động Logistics phục vụ thương mại, dịch vụ:
- Hoạt động hỗ trợ phát triển thương mại (thương hiệu, thị trường) chủ yếu thực hiện bởi các trung tâm xúc tiến thương mại tổ chức riêng cho các ngành hàng chủ lực. Các trung tâm xúc tiến thương mại cần được bố trí tại các địa điểm thuận tiện như TP. Biên Hòa, thị trấn Dầu Giây hoặc nơi thích hợp với sản phẩm. Ngoài ra, một trung tâm sự kiện Phục vụ các triển lãm quy mô lớn, diện tích 4 - 5 ha được bố trí tại TP. Biên Hòa;
- Dịch vụ phân phối, bán buôn và bán lẻ được hỗ trợ bởi hệ thống các trung tâm phân phối. Có 03 trung tâm phân phối hàng tiêu dùng cấp tỉnh được bố trí tại TP. Biên Hòa, thị trấn Dầu Giây và huyện Cẩm Mỹ;
- Hoạt động gom hàng/chia hàng lẻ được thực hiện tại các trạm chuyển tải đa phương thức (MT) kết hợp với bến xe tải tổ chức theo mô hình Truck Terminal;
- Hoạt động khu thương mại tự do: Ngay trong giai đoạn 2017 - 2025 cần được hình thành, có thể bố trí tại các địa điểm thích hợp tại các trung tâm Logistics hay trung tâm phân phối hàng nhập khẩu. Giai đoạn sau năm 2030 cần được phát triển hoàn chỉnh trong khu Tổng kho trung chuyển Trảng Bom.
đ) Phân bố hoạt động Logistics phục vụ du lịch - văn hóa - giải trí:
- Trung tâm sự kiện đặt tại TP. Biên Hòa và Trung tâm XTTM Văn hóa - Thể thao - Du lịch đặt tại địa bàn ưu tiên phát triển du lịch, đặc biệt du lịch miệt vườn là thế mạnh của tỉnh, có tác động tích cực hỗ trợ phát triển nhóm dịch vụ này.
- Hoạt động gom hàng nông lâm thủy hải sản cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành ẩm thực phục vụ du lịch, làm đa dạng hóa các sản phẩm.
e) Phân bố hoạt động Logistics phục vụ các khu, cụm công nghiệp:
- Mỗi khu công nghiệp còn đất trống chưa lấp đầy được quy hoạch có một kho công cộng phục vụ chung cho các doanh nghiệp trong KCN đó, ước tính diện tích trung bình là 03 ha. Trên thực tế sẽ tùy theo số lượng doanh nghiệp và nhu cầu tồn trữ để tính toán cụ thể trong từng giai đoạn.
- Mỗi cụm công nghiệp được bố trí 01 kho công cộng diện tích 1 ha.
g) Phân bố hoạt động Logistics phục vụ hàng nông, lâm, thủy hải sản (tươi sống và đông lạnh):
Có 03 trung tâm phân phối hàng dễ hư hỏng (rau củ, hoa quả, thực phẩm tươi sống, đông lạnh) được bố trí tại TP. Biên Hòa, Nhơn Trạch (phục vụ ĐB sông Cửu Long), ICD 10 Cẩm Mỹ (phục vụ vùng Đà Lạt, Lâm Đồng), đáp ứng các nhu cầu hỗ trợ xuất nhập khẩu và tiêu thụ trong tỉnh mặt hàng này. Các khu vực tập trung phân phối hiện hữu vẫn được giữ nguyên và có thể được điều chỉnh và phát triển theo các quy hoạch phát triển ngành nghề liên quan.
h) Phân bố hoạt động xử lý hư hỏng, phế thải và tái chế (logistis ngược):
Trước mắt sẽ rà soát và bổ sung các chức năng xử lý hư hỏng, phế thải tại các khu công nghiệp và khu cảng. Trong giai đoạn 2017 - 2025 sẽ hình thành khu trung tâm xử lý hư hỏng, phế thải và tái chế tại Trung tâm Logistics TT01 đặt tại ICD Phước An.
Tổng hợp phân bố các công trình hạ tầng Logistics được trình bày trong bảng sau đây:
Bảng 02. Bố trí trung tâm Logistics, kho hàng, TT phân phối
STT | Tên công trình | Số lượng | Vị trí đề xuất | Giai đoạn 2017 - 2025 | Giai đoạn sau 2025 |
1 | Trung tâm Logistics hỗ trợ cảng cửa ngõ Quốc gia (bao gồm trung tâm Logistics cấp vùng và khu thương mại tự do) (L1) | 1 | Tổng kho Trảng Bom |
| X |
2 | Trung tâm Logistics cấp tỉnh và chuyên ngành (L2 - 1, 2, 3, 4, 5, 6) | 6 | ICD Tân cảng Nhơn Trạch, ICD Tân cảng Long Bình, ICD Phước An, ICD Thái Bình Shoes Tân Vạn, ICD HK Long Thành | X |
|
3 | Trung tâm CFS/gom hàng lẻ xuất khẩu | 1 | Tổng kho Trảng Bom | x |
|
4 | Trung tâm phân phối hàng dễ hư hỏng (hàng tươi sống) (L3 - 1, 2, 3) | 3 | ICD Long Bình, Phước An, ICD HK Long Thành | X |
|
5 | Trung tâm Phụ tùng & dịch vụ hỗ trợ năng lượng - dầu khí (L4 - 1, 2) | 1 | ICD Tân cảng Long Bình | X |
|
6 | Trung tâm Thép & kim loại màu (L5) | 1 | Tổng kho Trảng Bom | X |
|
7 | Trung tâm Máy công cụ (L6) | 1 |
|
| |
8 | Trung tâm Vật liệu xây dựng (L7) | 1 | X |
| |
9 | Trung tâm Phục vụ đồ gỗ, thiết bị nội thất (L8) | 1 |
| X | |
10 | Trung tâm Phục vụ hàng dệt may, giầy dép | 1 | ICD Phước An | x |
|
11 | Trung tâm Phục vụ hàng cơ khí, điện điện tử | 1 | ICD Tân cảng Long Bình | x |
|
12 | Trung tâm Chế biến nông sản, thủy hải sản (L9) | 3 | ICD Đồng Nai, Phước An, ICD HK Long Thành | X |
|
13 | Trung tâm Hóa chất (L10) | 1 | Tổng kho Trảng Bom | x | X |
14 | Trung tâm Ôtô, hàng công nghệ (L11) | 1 | X |
| |
15 | Trung tâm Phân phối hàng nhập khẩu | 2 | ICD Đồng Nai, ICD Phước An | x |
|
16 | Kho đông lạnh | 3 | ICD Đồng Nai, Phước An, ICD HK Long Thành | x |
|
17 | Kho chung trong khu công nghiệp (L12) | 30 |
| X |
|
18 | Trung tâm Phân phối cấp tỉnh (L14) | 3 | ICD Tân cảng Nhơn Trạch, ICD Tân cảng Long Bình, ICD HK Long Thành | X |
|
19 | Tổ hợp hàng hóa hàng không (L16) | 1 | ICD HK Long Thành |
| X |
Nguồn: Nghiên cứu của đơn vị tư vấn
(*) Ghi chú: Các khu vực tập trung phân phối hiện hữu vẫn được giữ nguyên và có thể được điều chỉnh và phát triển theo các quy hoạch phát triển ngành nghề liên quan.
Bảng 03. Bố trí các trung tâm sự kiện, XTTM và đầu tư
STT | Tên công trình | Số lượng | Vị trí đề xuất | Giai đoạn 2017-2025 | Giai đoạn sau 2025 |
1 | Trung tâm tổ chức sự kiện (Conference/Convention Centers) (SK1) | 1 | ICD Tân Cảng Long Bình |
| X |
2 | Trung tâm XTTM Vận tải - Logistics (Transport & Logistics Business Center) (SK2) | 1 | Tổng kho Trảng Bom | X |
|
3 | Trung tâm XTTM Năng lượng - Dầu khí (Power - Oil & Gas Center) (SK3) | 1 | ICD Tân Cảng Long Bình | X |
|
4 | Trung tâm XTTM hàng công nghệ (Technological Trade Center) (SK4) | 1 | ICD Tân cảng Long Bình | X |
|
5 | Trung tâm XTTM Cơ khí chính xác, sản xuất kỹ thuật số (Precision & Digital Manufacturing Center) (SK5) | 1 | ICD Tân Cảng Long Bình | X |
|
6 | Trung tâm XTTM Thể Thao - Du lịch (Tourism & Sport Management Center) (SK6) | 1 | ICD Tân cảng Long Bình | X |
|
7 | Trung tâm XTTM Thủy hải sản (Ocean Trade Center) (SK7) | 1 | ICD Phước An | X |
|
8 | Trung tâm XTTM Nông lâm sản (Agricultural Center) (SK8) | 1 | ICD Phước An | X |
|
9 | Trung tâm XTTM Dệt may - Thời trang (Fashion & Textile Center) (SK9) | 1 | ICD Phước An |
| X |
Nguồn: Nghiên cứu của đơn vị tư vấn
(*) Ghi chú: Trường hợp khó bố trí quỹ đất theo phương án phân bố này thì có thể xây dựng tổng khu XTTM tập trung tại TP. Biên Hòa với quy mô 10 - 12 ha, bao gồm toàn bộ các hoạt động XTTM và đầu tư cho các ngành hàng nêu trên. Vị trí thuận lợi là gần khu hành chính tập trung của tỉnh.
6. Nhóm giải pháp phát triển thị trường
a) Khuyến khích phát triển sản xuất:
- Đối với sản xuất công nghiệp:
+ Tiếp tục đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động các ngành sản xuất có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn như cơ khí, đồ gỗ, dệt may, da giày; phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao như vật liệu xây dựng, sản phẩm hóa dầu, sản phẩm cao su, sản phẩm công nghệ cao.
+ Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, linh kiện ô tô, dệt may, da giày và công nghệ cao.
+ Khuyến khích phát triển các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu là đầu mối cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí.
+ Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xử lý môi trường trong sản xuất phù hợp với cam kết Quốc tế.
- Đối với nông nghiệp:
+ Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh để định hướng cho doanh nghiệp tập trung đầu tư vào các ngành hàng này.
+ Ban hành chính sách, biện pháp nhằm tổ chức lại sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo hướng liên kết về lực lượng, tư liệu sản xuất để tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, giống mới vào sản xuất. Giảm các khâu trung gian trong việc cung ứng vật tư, thiết bị cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu và bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa Đồng Nai.
+ Chủ động có đối sách phù hợp với các chính sách bảo hộ mậu dịch dưới mọi hình thức nói chung và đối với hàng nông, lâm, thủy sản Đồng Nai nói riêng.
b) Tổ chức nhanh các liên kết kinh doanh:
Trước mắt ngay trong năm 2017 tỉnh cần khẩn trương vận động các doanh nghiệp cảng biển, hãng tàu và công ty Logistics trên địa bàn tổ chức các liên kết kinh doanh với các nhà khai thác các cảng cạn, tổng kho và các nhà cung cấp dịch vụ quản lý vận tải tạo nên một chuỗi dịch vụ hỗ trợ chủ hàng trong vận chuyển và tồn trữ, phân phối sản phẩm. Người chủ động trong việc này thích hợp nhất là một số công ty Logistics, ví dụ 03 - 05 đơn vị, được lựa chọn và giao thí điểm xây dựng các điển hình để có thể phát triển thêm trong điều kiện có giám sát để bảo đảm các nguyên tắc công bằng cho doanh nghiệp đầu tư đi tiên phong.
c) Ưu tiên thương mại - xuất nhập khẩu quy mô lớn:
Tiến hành các hoạt động xúc tiến kêu gọi các nhà kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu lớn nghiên cứu giải pháp tổ chức giao nhận hàng hóa tại các cảng và hệ thống các trung tâm Logistics Đồng Nai để triển khai từ năm 2017, các mặt hàng được hỗ trợ tích cực khi sử dụng dịch vụ tại các vị trí quy hoạch phù hợp, mỗi mặt hàng chỉ chọn bước đầu 02 - 03 đơn vị;
d) Khu thương mại tự do:
Kiến nghị với Trung ương nhanh chóng hoàn thiện cơ chế khu thương mại tự do để áp dụng tại Đồng Nai từ cuối năm 2016, đầu năm 2017 cùng với sự kiện hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN; trong đó cho phép các hoạt động sau được tổ chức trong khu FCZ:
- Trung chuyển (chuyển tải) hàng hóa vận chuyển giữa các nước qua Việt Nam.
- Gom hàng trong nước để xuất khẩu.
- Phân phối hàng hóa trong khu vực các nước lân cận.
- Các hoạt động mua bán hàng hóa.
- Tồn trữ bảo thuế (chưa phải đóng thuế) cho các mặt hàng nhập khẩu.
- Kiểm định, thử nghiệm, chứng nhận.
- Các dịch vụ tạo giá trị gia tăng khác như: Chia hàng, đóng gói, làm bao bì, soạn hàng, phân loại, dán nhãn, sửa chữa, lắp ráp trong quá trình trung chuyển.
đ) Thu hút doanh nghiệp ưu tiên AEO:
Tập trung thu hút các doanh nghiệp ưu tiên (Authorised Economic Operator - AEO) vận chuyển hàng hóa qua cảng Đồng Nai hay chuyển đầu tư về địa bàn để nâng cao mức độ tuân thủ hải quan, tuân thủ an ninh, an toàn và chất lượng hàng hóa giao dịch với thị trường EU, tận dụng lợi thế về số lượng lớn (do tàu lớn), cung cấp dịch vụ nhanh và rẻ.
e) Phát triển công nghiệp theo “Cụm”:
Đối với công nghiệp, cùng với phát triển công nghiệp hỗ trợ cần tiếp cận các đại diện thương mại các nước, qua đó tới các tập đoàn lớn để cung cấp giải pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp toàn cụm - cluster. Ví dụ như ngành ô tô, ngành máy công cụ, ngành vật liệu - linh kiện điện, điện tử…
g) Xây dựng thương hiệu Đồng Nai:
Để xây dựng thương hiệu riêng cho Đồng Nai cần có chương trình phát triển định vị, nhận dạng thương hiệu riêng cho Đồng Nai cũng như các sản phẩm chính ngành Logistics, chủ động tiếp cận các thị trường Quốc tế, nhất là 07 thị trường mới nổi cũng như khu vực ASEAN. Phương thức cụ thể là kết hợp tham gia hội nghị, triển lãm, các diễn đàn Quốc tế với hoạt động truyền thông trong ngành Logistics và các ngành khác.
7. Nhóm giải pháp hỗ trợ tài chính
a) Ưu đãi thuế cho các công ty tàu biển Quốc tế. Chương trình này sẽ áp mức thuế ưu đãi đáng kể nhằm thu hút các chủ tàu và công ty vận tải biển hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và đặc biệt là các công ty chuyển tàu mẹ tới các cảng cửa ngõ Quốc gia.
b) Ưu đãi thuế cho các công ty trong nước cung cấp dịch vụ vận chuyển và Logistics. Chương trình này áp mức thuế ưu đãi cạnh tranh cho các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
c) Cho vay ưu đãi với hãng vận tải và chủ container. Chương trình khuyến khích các công ty sử dụng dịch vụ cho vay ưu đãi của Quỹ để thuê mua phương tiện và container.
8. Nhóm giải pháp phát triển nhân lực
a) Mở rộng các hình thức đào tạo, đào tạo lại; xã hội hóa công tác đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức và người lao động; áp dụng chế độ tuyển dụng công khai thông qua thi tuyển, thử việc.
b) Đầu tư tập trung nâng cao năng lực và trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, huấn luyện, đặc biệt là đào tạo phi công, sỹ quan, thuyền viên để nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Tăng cường sự phối hợp và gắn kết giữa các công ty sử dụng nguồn nhân lực với các cơ sở đào tạo, huấn luyện để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tế và sử dụng hiệu quả nguồn nhận lực đã được đào tạo.
c) Có chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi đối với người lao động trong điều kiện lao động đặc thù của ngành giao thông vận tải, đặc biệt là công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông ở các vùng sâu, vùng xa, lao động nặng nhọc, nguy hiểm...
d) Các giải pháp thực hiện tập trung vào các điểm chính sau đây:
- Nhóm giải pháp về tổ chức mạng lưới: Tổ chức được một mạng lưới đào tạo liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo các cấp trên địa bàn với nhau và với các trường có uy tín Quốc tế trong khu vực ASEAN, các nước phát triển; tiến tới xây dựng sơ đồ liên thông về đào tạo và chứng nhận trình độ trong ngành Logistics;
- Nhóm giải pháp bảo đảm việc làm sau đào tạo: Phát triển thị trường lao động có kỹ năng, cân đối cung - cầu giữa đào tạo và sử dụng lao động, các biện pháp tăng cường thông tin, giới thiệu việc làm trong nước và Quốc tế;
- Nhóm giải pháp về chuyên môn: Tổ chức Trung tâm Đào tạo Logistics tiêu chuẩn ASEAN làm nòng cốt hỗ trợ thực hành chuyên môn, phát triển các chương trình đào tạo và đáp ứng nhanh nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp;
- Nhóm giải pháp đào tạo giáo viên: Đào tạo lực lượng giáo viên cho các trường có khả năng phát triển chương trình và thực hành giảng dạy chuyên môn theo các tiêu chuẩn nghề nghiệp Quốc tế.
9. Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách:
Thủ tục hành chính tại cảng biển và việc thông quan hàng hóa của hải quan là 02 mắt xích quan trọng nhất của quá trình thông quan hàng hóa tại cảng biển. Việc giảm thời gian xử lý thủ tục hành chính tại cảng biển không chỉ tăng năng lực thông quan hàng hóa mà còn thu hút các hãng tàu ghé vào sử dụng cảng như là một cửa ngõ Quốc tế. Giải pháp cần thực hiện để đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa tại cảng biển gồm:
- Thành lập Cổng thông tin điện tử 01 cửa cấp tỉnh và kết nối Cổng thông tin Hải quan, Cục Hàng hải Việt Nam, Biên Phòng,… vào Cổng thông tin điện tử chung;
- Thực hiện giảm thủ tục Hải quan, giảm thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, giảm thời gian thông quan (áp dụng dữ liệu và chứng từ thương mại tiêu chuẩn hóa bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn Quốc tế như mô hình dữ liệu của Tổ chức Hải quan thế giới;…);
- Thực hiện thường xuyên các cuộc trao đổi chính thức giữa khu vực tư nhân, các hiệp hội và các cơ quan của Chính phủ có liên quan;
- Phối hợp chặt chẽ các đơn vị: Cảng vụ, Hải quan, Biên phòng cửa khẩu, Trung tâm Kiểm dịch y tế Quốc tế, Chi cục Kiểm dịch thực vật để tạo thuận lợi cho các tàu Quốc tế ra vào cảng biển Việt Nam, đề xuất các cảng container phải có khu bãi kiểm dịch riêng như các nước trên thế giới;
- Triển khai kết nối Cổng thông tin một cửa Quốc gia của các cơ quan kiểm dịch như: Kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật;
- Xây dựng và ban hành tài liệu Hướng dẫn thông tin cảng tạo thuận lợi cho các hãng tàu tiếp cận thông tin nhanh chóng;
- Thực hiện áp dụng và đẩy mạnh áp dụng Hải quan điện tử. Thực hiện hướng dẫn của Tổ chức Hải quan thế giới và thực hiện EDI tiến hành nhanh thủ tục khai báo Hải quan;
- Thực hiện giảm thủ tục Hải quan. Đây cũng là điều kiện để thực hiện thành công Hải quan điện tử. Phát triển chủ trương kiểm tra Hải quan một cửa;
- Thực hiện giảm thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, giảm thời gian thông quan. Chính phủ đã yêu cầu ngành hải quan phải giảm thời gian làm thủ tục thông quan hàng hóa. Hiện nay, các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Indonesia có tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa là 7 - 8%, trong khi Việt Nam có tỷ lệ là 7,02%. Việt Nam phấn đấu giảm tỷ lệ này xuống dưới 6% trong những năm tới (World Bank). Đồng thời, chúng ta cũng phải giảm tỷ lệ kiểm tra ngẫu nhiên từ 4% xuống còn 2%.
- Sớm đầu tư, hình thành các khu, bãi thông quan nhằm kiểm tra tập trung Hải quan. Các khu vực kiểm tra tập trung cũng phải được quy trình hóa, hiện đại hóa với trang thiết bị hiện đại và con người điều hành đảm bảo yêu cầu.
- Thực hiện các quy định trong Hiệp định WTO về xác định giá Hải quan.
- Thực hiện khuôn khổ tiêu chuẩn của Tổ chức Hải quan thế giới về tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu.
- Khuyến khích áp dụng dữ liệu và chứng từ thương mại tiêu chuẩn hóa nhằm tạo thuận lợi cho thương mại bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn Quốc tế như mô hình dữ liệu của Tổ chức Hải quan thế giới.
- Các công tác khác liên quan đến Hải quan như: Tạo thuận lợi cho giao dịch điện tử qua biên giới, chia sẻ thông tin, thanh toán và chữ ký bằng điện tử; tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin giữa Hải quan và doanh nghiệp, kể cả bằng phương tiện điện tử; quản lý rủi ro nhằm tạo thuận lợi cho thương mại trong khi vẫn duy trì việc kiểm soát Hải quan có hiệu quả,…
- Tăng cường an ninh và an toàn giao thông vận tải trong mạng lưới chuỗi cung ứng khu vực thông qua các sáng kiến xây dựng năng lực, kết nối mạng kỹ thuật và thường xuyên trao đổi kỹ thuật, cách tiến hành công việc tốt nhất và thông tin có liên quan.
- Thực hiện thường xuyên các cuộc trao đổi chính thức giữa khu vực tư nhân, các hiệp hội và các cơ quan của Chính phủ có liên quan.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Giao thông Vận tải
a) Tổ chức công bố nội dung quy hoạch để các tổ chức, các doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân biết, để căn cứ triển khai thực hiện theo quan điểm, mục tiêu của quy hoạch.
b) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết và các nội dung được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định này.
c) Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy hoạch trong các kế hoạch hàng năm, 05 năm của ngành Logistics. Theo dõi, kiểm tra tổng thể và báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch Logistics trên địa bàn tỉnh; kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp về điều hành thực hiện quy hoạch bảo đảm yêu cầu phát triển ngành Logistics trong mối quan hệ tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
d) Triển khai các dự án giao thông đối ngoại quan trọng trên địa bàn tỉnh như: Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Phan Thiết, đường Vành Đai 3 vùng TP. Hồ Chí Minh đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, cầu An Hảo, đường liên cảng huyện Nhơn Trạch, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu.
đ) Chủ trì xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp và quản lý các tuyến đường thủy nội địa, theo quy hoạch đã phê duyệt. Quản lý đầu tư xây dựng các cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch được duyệt và quy hoạch xây dựng chung của tỉnh.
e) Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Tài Nguyên Môi trường xúc tiến xây dựng các trung tâm gom hàng xuất khẩu và chia hàng nhập khẩu, các trung tâm xúc tiến thương mại.
g) Kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn giỏi chuyên môn, am hiểu pháp luật. Tăng cường đội ngũ cán bộ có liên quan đến công tác quản lý, điều hành dự án;
h) Trong quá trình thực hiện nếu có những nội dung trong quy hoạch không còn phù hợp thì đề xuất trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với định hướng phát triển.
2. Cục Hải quan tỉnh
Nghiên cứu, tổ chức các dịch vụ Hải quan theo lộ trình, nội dung của Quy hoạch Logistics trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. Sở Xây dựng
Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải trong quá trình triển khai lập quy hoạch các trung tâm Logistics trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài nguyên Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành địa phương liên quan rà soát lại quỹ đất trên địa bàn tỉnh và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nhằm ưu tiên dành diện tích đất để xây dựng phát triển dịch vụ Logistics (quỹ đất cho mạng giao thông kết nối, xây dựng trung tâm Logistics vệ tinh, các ICD,...).
b) Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường trong phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, các sở, ngành, địa phương liên quan, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, trong đó ưu tiên mời gọi, lựa chọn những dự án đầu tư Logistics có hàm lượng công nghệ và có giá trị gia tăng cao.
b) Thu xếp nguồn vốn để ưu tiên đầu tư các công trình giao thông quan trọng của tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các chính sách, giải pháp phát triển chuyên ngành Logistics.
6. Sở Tài chính
Chủ trì, tham mưu đề xuất ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các dự án quy hoạch phát triển dịch vụ Logistics.
7. Sở Công Thương
Phối hợp xây dựng và tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu vào đầu tư hoạt động tại các trung tâm, khu/cụm công nghiệp của tỉnh.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu phát triển nguồn nhân lực Logistics, tổ chức quản lý hoạt động đào tạo nhân lực, bảo đảm đạt các yêu cầu phát triển.
9. Sở Thông tin - Truyền thông
Nghiên cứu nâng cao năng lực và hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc tại các trung tâm Logistics và dịch vụ cảng. Nghiên cứu mô hình đồng bộ hóa hệ thống thông tin quản lý giữa Ban Quản lý cảng, cảng biển và các trung tâm Logistics.
10. Ban Quản lý các khu công nghiệp
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị liên quan thực hiện việc thu hút đầu tư, theo dõi, kiểm tra thực hiện dự án Logistics trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch được phê duyệt.
10. UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa
a) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn do địa phương quản lý, để có định hướng và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu, định hướng quy hoạch.
b) Đưa các nội dung triển khai Quy hoạch này vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 05 năm của từng địa phương.
c) Phối hợp với các sở, ban, ngành trong vấn đề quy hoạch và quản lý mặt bằng, sử dụng đất,... đồng thời tham gia tích cực trong công tác giải phóng mặt bằng, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy hoạch được phê duyệt.
d) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước tại địa phương để thực hiện dự án.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc gửi Sở Giao thông Vận tải tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét xử lý.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.