ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4514/1998/QĐ-UB | Đà Nẵng, ngày 06 tháng 8 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ TRẬT TỰ TRỊ AN TẠI CÁC BÃI BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993;
- Căn cứ Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ thi hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;
- Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995;
- Căn cứ Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường;
Để sử dụng, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, làm lành mạnh hóa môi trường xã hội, bảo đảm vệ sinh môi trường và trật tự trị an tại các bãi biển tại địa bàn thành phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch và Giám đốc Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức quản lý vệ sinh môi trường và trật tự trị an tại các bãi biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 16/8/1998. Các văn bản trước đây của UBND thành phố Đà Nẵng về quản lý vệ sinh môi trường và trật tự trị an tại các bãi biển trái với Quyết định này đều không còn hiệu lực thi hành.Điều 3: Giao Sở Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường và các ngành chức năng có liên quan hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này, định kỳ hàng quý báo cáo UBND thành phố. Điều 4: Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Du lịch, Sở Khoa học- Công nghệ và Môi trường, Sở Văn hóa - Thông tin, Chủ tịch UBND các quận, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận: | TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
QUY ĐỊNH
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ TRẬT TỰ TRỊ AN TẠI CÁC BÃI BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4514/1998/QĐ-UB ngày 06/8/1998 của UBND thành phố Đà Nẵng)
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Các bãi biển Non nước, Bắc Mỹ An, Sao Biển, Mỹ Khê, Thanh Bình, Xuân Thiều, Nam Ô và các bãi biển khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều thuộc phạm vi quản lý Nhà nước về vệ sinh môi trường và trật tự trị an được quy định tại Quy chế này.Điều 2: Tất cả mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, công dân Việt Nam và khách nước ngoài sinh sống hoặc đến tham quan, vui chơi, tắm biển tại các bãi biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, trật tự trị an và Quy định này.Mọi hành vi vi phạm trong việc bảo vệ môi trường, trật tự trị an tại các bãi biển phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, nhanh chóng theo đúng quy định của Nhà nước.Chương IITỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ TRẬT TỰ TRỊ AN TẠI CÁC BÃI BIỂN
Điều 3: Tổ chức quản lý về vệ sinh môi trường và trật tự trị an tại các bãi biển bao gồm.các hoạt động sau đây:1/ Giữ gìn vệ sinh môi trường;2/ Bảo vệ trật tự trị an;3/ Tổ chức luản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phù hợp với quy hoạch và cảnh quan môi trường;4/ Tổ chức các hoạt động cứu hộ;5/ Xử lý các hành vi vi phạm về vệ sinh môi trường và trật tự trị an.Điều 4: Nghiêm cấm các hành vi sau đây tại các bãi biển:1/ Đổ các chất thải ở dạng rắn, lỏng, khí chưa xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành trước khi thải ra ngoài phạm vi quản lý của cơ sở mình; 2/ Vứt xác súc vật, rác hoặc các chất phế thải khác không đúng nơi quy định;3/ Đánh nhau, gây rối làm mất trật tự tại các bãi biển; 4/ Ăn xin, bán hàng rong gây phiền hà cho khách tại các bãi biển.Điều 5:1/ Việc xây dựng, lắp đặt các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên bãi biển chấp hành theo đúng các quy định sau đây:a. Phải có Giấy phép xây dựng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật;b. Phù hợp với quy hoạch chung đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; c. Phải đúng quy mô, có kiến trúc hài hòa, phù hợp với cảnh trí tự nhiên.2/ Đối với các nhà hàng, kiết với tính chất là nhà tạm chỉ được làm sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải cách mặt nước biển bình quân 60 (sáu mươi) mét. 3/ Đối với các loại dù che nắng chỉ được dựng ở vị trí cách mép nước biển bình quân là 20 (hai mươi) mét.Điều 6: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại bãi biển có trách nhiệm:1/ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và của UBND thành phố có liên quan đến việc bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh trật tự;2/ Có thùng đựng rác, có hệ thống xử lý các chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường theo đúng quy định; giữ gìn vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý của cơ sở mình;3/ Đóng góp phí vệ sinh môi trường theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của thành phố;4/ Hỗ trợ cùng các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến vệ sinh môi trường và trật tự trị an tại bãi biển khi được yêu cầu;5/ Phát hiện và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự tại bãi biển.Điều 7: Các hoạt động cứu hộ trên biển phải được duy trì thường xuyên. Tại các bãi biển phải lập các tháp canh, cắm phao an toàn, trang bị ca nô và các phương tiện cứu nạn, xác định và cắm biển báo vùng có nước xoáy. Lực lượng cứu hộ phải thông thạo khu vực bãi tắm, có kinh nghiệm cứu nạn và phải qua khóa đào tạo về cứu nạn, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động tắm biển và xử lý kịp thời mọi tình huống xảy ra có nguy cơ đe dọa tính mạng của người tắm biển.Điều 8:1/ Ban quản lý bãi biển được UBND các phường có bãi biển thành lập quản lý hoạt động. Ban quản lý có những nhiệm vụ chủ yếu sau:a. Tham mưu, đề xuất UBND phường triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản của Nhà nước có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, trật tự trị an trên địa bàn quản lý;b. Thực hiện các hoạt động quy định tại Điều 3 bản Quy định này;c. Tổ chức thu phí vệ sinh môi trường đứng đối tượng, đúng mức thu theo quy định của thành phố; d. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và đề xuất UBND phường hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại bãi biển được phân công quản lý;e. Phối hợp chặt chẽ với Công an địa phương, lực lượng dân chúng, các đơn vị quân đội, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đóng trên địa bàn để duy trì công tác giữ gìn vệ smh môi trường, trật tự trị an tại các bãi biển.2/ Kinh phí hoạt động của Ban quản lý bãi biển được trích từ các nguồn sau:- Ngân sách hỗ trợ của Nhà nước (nếu có);- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân ở địa phương;- Trích từ tiền phạt vi phạm hành chính trong rmh vực vệ sinh môi trường và an ninh trật tự theo quy định của pháp luật;- Trích từ nguồn thu phí vệ sinh môi trường bãi biển theo quy định của thành phố.Chương IIIQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ TRẬT TỰ TRỊ AN TẠI CÁC BÃI BIỂN
Điều 9:1/ Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Du lịch, Sở Khoa học - Công nghệ và môi trường, UBND các quận, huyện và các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng kế hoạch và thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước và của UBND thành phố về vệ sinh môi trường, trật tự trị an tại các bãi biển.2/ Sở Du lịch chủ trì phối hợp với các ngành chức năng có liên quan đề xuất kịp thời các biện pháp để thực hiện có hiệu quả việc bảo đảm vệ sinh môi trường và trật tự trị an tại các bãi biển; hướng dẫn nghiệp vụ cứu hộ và các hoạt động vui chơi trên biển.3/ Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các ngành và địa phương có liên quan thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra bảo vệ môi trường, giám sát chất lượng môi trường tại các bãi biển, giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cụ thể về vệ sinh môi trường.4/ Công an thành phố chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan và UBND các quận nhanh chóng xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch bảo đảm trật tự, trị an tại các bãi biển; chỉ đạo việc xử lý nghiêm theo thẩm quyền các, hành vi vi phạm về trật tự trị an, ngăn chặn các tệ nạn xã hội tại các bãi biển.Điều 10: 1/ UBND các quận chau trách nhiệm chỉ đạo UBND các phường trong triển khai có hiệu quả công tác tổ chức quản lý về vệ sinh môi trường và trật tự trị an tại các bãi biển; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong lĩnh vực trên. 2/ UBND các phường có bãi biển có trách nhiệm:a. Trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước về vệ sinh môi trường và trật tự trị an tại các bãi biển theo thẩm quyền;b. Sắp xếp hợp lý và tổ chức quản lý chặt chẽ đội ngũ bán hàng rong tại các bãi biển;c. Xây đựng và treo rộng rãi các bản ''Nội quy bãi biển'' để các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện;d. Tổ chức lực lượng và các hoạt động cứu hộ tại các bãi biển;e. Thành lập và quản lý hoạt động của các Ban quản lý bãi biển;f. Quản lý các nguồn thu theo quy đmh tại Khoản 2 Điều 8 bản Quy định này và bảo đảm việc sử dụng nguồn thu đúng pháp luật, có hiệu quả.g. Thường xuyên chỉ đạo việc kiểm tra thực hiện các quy định của Nhà nước về vệ sinh môi trường và trật tự trị an tại các bãi biển; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong lĩnh vực trên.Chương IVKHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 11: Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chấp hành các quy định về vệ sinh môi trường, trật tự trị an tại các bãi biển sẽ được xét khen thưởng thích đáng theo quy định chung của Nhà nước.Điều 12:1/ Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, gây tác động xấu tới việc giữ gìn vệ sinh môi trường, trật tự trị an tại các bãi biển thì tuỳ theo tính chất, mức độ lỗi vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.2/ Cán bộ, công chức, nhân viên Nhà nước có vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao về bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự trị an tại các bãi biển tùy theo tính chất, mức độ lỗi vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Trường hợp nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.3/ Người nào do vi phạm mà gây thiệt hại về vật chất cho Nhà nước, tổ chức hoặc công dân thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật. Chương VĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13: Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, các ngành, địa phương phản ánh kịp thời về UBND thành phố (thông qua Sở Du lịch) để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.