UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4448/QĐ-UBND | Vinh, ngày 03 tháng 9 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 2015 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường; Quyết định số 1000/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 07/6/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Đề án "Phát triển xã hội hoá dạy nghề đến năm 2010";
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI; Nghị quyết số 04 - NQ/TU ngày 11/7/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006 -2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Văn bản số 1542/LĐ-TBXH.DN ngày 25 tháng 8 năm 2009 và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 1533/SKH-VX ngày 11/8/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (có đề án kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các cơ sở dạy nghề tổ chức thực hiện tốt Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 2015 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
(Kèm theo Quyết định số 4448/QĐ-UBND ngày 03/9/2009 của UBND tỉnh Nghệ An)
MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, lĩnh vực dạy nghề của tỉnh đã dần được phục hồi, ổn định và phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật của thị trường lao động trên địa bàn. Tuy nhiên, dạy nghề vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại; một trong những nguyên nhân đó là do xã hội hoá dạy nghề chưa được chú trọng đẩy mạnh, nhận thức chưa đầy đủ và triển khai còn chậm.
Thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường và Quyết định số 1000/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 07/6/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Đề án Phát triển xã hội hoá dạy nghề đến năm 2010, việc thực hiện Đề án Đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến năm 2020 là rất cần thiết để huy động tối đa các nguồn lực xã hội cho sự phát triển dạy nghề đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Đề án được xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lý sau đây:
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật Dạy nghề ngày 29/11/2006;
- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao;
- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;
- Quyết định số 1000/2005/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 07/6/2005 phê duyệt đề án xã hội hoá dạy nghề đến năm 2010;
- Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI;
- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 11/7/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006 - 2010;
- Đánh giá của Tỉnh uỷ về phát triển nguồn nhân lực 2006 - 2008 và phát triển giai đoạn tới.
Phần I
THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ DẠY NGHỀ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2005 - 2008
I. KẾT QUẢ:
1. Một số chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề của tỉnh:
Phát triển nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, góp phần sớm đưa Nghệ An thoát khỏi tỉnh nghèo,
trở thành tỉnh khá. Nhận thức được tầm quan trọng của sự phát triển nguồn nhân lực, thời gian qua tỉnh đã quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo nghề; đã đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng nguồn đầu tư về xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở dạy nghề, phát triển dạy nghề ở thành phố, ưu tiên dạy nghề khu vực miền núi, dạy nghề cho các đối tượng chính sách:
- UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 110/2003/QĐ-UB ngày 18 tháng 12 năm 2003 thay thế Quyết định số 32/2002/QĐ.UB ngày 15 tháng 3 năm 2002 về việc Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề, trong đó bổ sung chính sách hỗ trợ cho giáo viên và các đối tượng chính sách học nghề tại các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.
- Thực hiện các chính sách ưu đãi của Nhà nước về dạy nghề: Đơn giản hoá thủ tục, ưu tiên các cá nhân, các tổ chức xã hội phát triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, có chế độ ưu đãi về thuế, về đất cho các cơ sở dạy nghề ngoài công lập theo Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ; tín dụng vay vốn cho học sinh học nghề, chính sách ưu đãi vay vốn đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề.
- Tạo điều kiện, khuyến khích cơ sở dạy nghề mở rộng các hoạt động liên kết đào tạo ở các bậc học được phép để khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất sẵn có.
- Đã chuyển 05 trường và 05 trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh sang hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án và cơ chế chính sách phát triển dạy nghề, giải quyết việc làm cho các đối tượng: lao động miền núi; lao động khu vực bị thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp; lao động là con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh; và Đề án đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 11/7/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006 - 2010.
2. Xã hội hoá từ trong các cơ sở dạy nghề công lập:
Bên cạnh việc tổ chức hoạt động đào tạo bằng nguồn vốn đảm bảo từ ngân sách Nhà nước các cấp, các cơ sở dạy nghề công lập của tỉnh thông qua cơ chế hoạt động tự chủ theo Nghị định số 10/NĐ-CP và Nghị định số 43/NĐ-CP cũng đã chú trọng đến các khả năng tranh thủ nguồn lực đầu tư xã hội và hợp tác quốc tế để phục vụ cho đào tạo nghề, góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng lực và quy mô đào tạo của từng cơ sở.
- Về thu hút vốn đầu tư quốc tế:
+ Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức trong những năm vừa qua tiếp tục tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ Ngân hàng tái thiết Đức (KFW) với số vốn đầu tư 350.000 EURO cho tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị để phát triển thêm nghề đào tạo kỹ thuật máy thuỷ.
+ Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tiếp theo phần đầu tư cơ sở vật chất trọn gói ban đầu đã và đang tiếp tục tranh thủ được việc đầu tư giai đoạn 2 của Chính phủ Hàn Quốc cho tăng cường cơ sở vật chất với mức hỗ trợ 2,3 triệu USD.
- Về liên kết đào tạo: Với việc khai thác cơ sở vật chất được đầu tư và các điều kiện về nhân lực, hầu hết các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là các trường đào tạo công nhân kỹ thuật đã thực hiện có hiệu quả việc liên kết đào tạo với các cơ sở trong hệ thống dạy nghề cũng như giáo dục chuyên nghiệp (ở bậc học tương đương và cao hơn) đã tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu người học và tạo thêm được nhiều nguồn thu đầu tư trở lại cho hoạt động dạy nghề. Từ năm 2005 đến 2007, nguồn thu trung bình mỗi năm từ liên kết đào tạo là 3,3 tỉ đồng.
- Thông qua chính sách đóng góp học phí, tiền xây dựng trường các cơ sở dạy nghề của tỉnh mỗi năm đã huy động đóng góp của người học trên 10 tỉ đồng phục vụ cho hoạt động đào tạo và tăng cường, củng cố cơ sở vật chất.
3. Phát triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập:
Trên cơ sở các cơ chế chính sách khuyến khích thành lập và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động, hệ thống các cơ sở dạy nghề ngoài công lập trên địa bàn tỉnh đã có sự phát triển khá nhanh chóng, có sự đóng góp tính cực vào kết quả đào tạo nghề cho lao động của tỉnh. Từ chỗ trước năm 2005 cả tỉnh chỉ có 12 cơ sở dạy nghề ngoài công lập (hầu hết là các trung tâm dạy nghề có quy mô nhỏ), đến nay trên địa bàn tỉnh đã có tổng số 25 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, gồm 21 trung tâm dạy nghề và 04 trường chuyên nghiệp có dạy nghề.
Về ngành nghề và quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập cũng có sự phát triển và chuyển đổi nhanh về cơ cấu, từ chỗ chỉ có 3 - 4 nhóm ngành đào tạo kỹ thuật đơn giản, đến nay các cơ sở dạy nghề ngoài công lập đã tham gia tổ chức đào tạo trên 10 loại ngành nghề kỹ thuật, trong đó có gần 10% đào tạo ở hình thức chính quy dài hạn (trung cấp nghề). Kết quả thu hút đào tạo nghề từ các cơ sở dạy nghề ngoài công lập đã tăng nhanh qua các năm, từ chỗ chỉ chiếm xấp xỉ 10% (năm 2005 đã tăng lên trên 23% (năm 2008) trong tổng số lao động được đào tạo nghề của tỉnh.
Đã có cơ sở dạy nghề ngoài công lập của tỉnh hướng tới chương trình đào tạo lao động kỹ thuật có trình độ cao, có khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến, đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ nhu cầu xuất khẩu lao động sang các nước phát triển (Trường Trung cấp nghề kỹ thuật và thương mại SELACO, nay là Trường trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc đào tạo lao động xuất khẩu sang các nước Anh, Australia, Canada...).
4. Kết quả:
4.1. Mạng lưới cơ sở dạy nghề: (có phụ lục 3 kèm theo)
Quá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá trong hoạt động dạy nghề, nhất là từ năm 2005 đến nay đã tạo ra được một mạng lưới cơ sở dạy nghề rộng khắp và phát triển nhanh chóng, đa dạng về các loại hình cơ sở dạy nghề bao gồm: các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề của tất cả các huyện, thành, thị; các trường ĐH, CĐ, THCN có dạy nghề, các cơ sở dạy nghề trong các doanh nghiệp, các lớp dạy nghề, các làng nghề, đặc biệt là các cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Tính đến tháng 12/2008 đã hình thành được mạng lưới gồm 59 cơ sở dạy nghề theo hướng xã hội hoá như sau:
- Cơ sở dạy nghề công lập: 34 cơ sở.
- Cơ sở dạy nghề ngoài công lập: 25 cơ sở.
Bên cạnh đó cũng chú trọng đến việc chuyển đổi, nâng cấp, thành lập mới các cơ sở dạy nghề theo các trình độ đào tạo được quy định trong Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 và khôi phục làng nghề:
- Nâng cấp Trường Kỹ thuật Việt - Đức, Trường Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Du lịch - Thương mại Nghệ An thành các trường cao đẳng nghề.
- Nâng cấp Trung tâm dạy nghề Phủ Quỳ thành Trường trung cấp nghề Kinh tế
- Kỹ thuật Miền Tây, Trung tâm dạy nghề thành phố Vinh thành Trường trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Vinh, Trung tâm Hướng nghiệp Dạy nghề Quỳnh Lưu thành Trường trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Nghệ An, Trung tâm Hướng nghiệp - Dạy nghề Con Cuông thành Trường trung cấp nghề dân tộc miền núi Nghệ An, Trung tâm Hướng nghiệp - Dạy nghề Yên Thành thành Trường trung cấp nghề Công - Nông nghiệp Yên Thành; chuyển đổi Trường dạy nghề tiểu thủ công nghiệp thành trường trung cấp nghề.
- Đã khôi phục và phát triển được 180 làng nghề, trong đó 55 làng đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận làng nghề theo tiêu chuẩn của UBND tỉnh.
4.2. Nguồn lực đầu tư (có phụ lục 4 kèm theo)
- Kinh phí Nhà nước đầu tư cho dạy nghề (bao gồm: chi thường xuyên, xây dựng cơ bản và kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia):
+ Năm 2005: 32.096 triệu đồng.
+ Năm 2006: 36.720 triệu đồng.
+ Năm 2007: 48.758 triệu đồng.
+ Năm 2008: 58.239 triệu đồng
- Huy động nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để phát triển dạy nghề (các cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh):
+ Viện trợ của các tổ chức quốc tế: 46.500 triệu đồng.
+ Đóng góp của người học: 46.675 triệu đồng.
+ Các nguồn kinh phí khác 9.411 triệu đồng.
+ Ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản và đào tạo của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập: 9.850 triệu đồng.
4.3. Quy mô đào tạo:
Việc đa dạng hoá các loại hình cơ sở dạy nghề, đa dạng hoá các trình độ đào tạo, đa dạng hoá hình thức dạy nghề (tại trường lớp, tại doanh nghiệp, tại làng nghề, thôn bản...), mở rộng cơ cấu ngành nghề đào tạo đã làm cho quy mô tuyển sinh vào học nghề tăng nhanh. Cụ thể như sau:
TT | Năm | Tổng số đào tạo | ||||
Tổng số | Dài hạn | Ngắn hạn | Đào tạo ngoài công lập | |||
Số lượng | % so với số lượng | |||||
1 | 2005 | 25.670 | 2.500 | 23.170 | 2.500 | 9,8% |
2 | 2006 | 31.150 | 7.160 | 23.990 | 3.700 | 11,9% |
3 | 2007 | 37.100 | 5.800 | 31.300 | 6.400 | 17,1% |
4 | 2008 | 43.800 | 9.800 | 34.000 | 10.600 | 23,8% |
Bình quân giai đoạn 2005 - 2008 mỗi năm đào tạo được 34.430 người; tạo việc làm cho gần 30.000 lao động, trong đó đào tạo nghề cho lao động miền núi 4.500 - 4.900 người/năm, cho các đối tượng chính sách, người tàn tật, bộ đội xuất ngũ và người sau cai nghiện 1.500 người/năm (không tính miền núi), nâng tỉ lệ học sinh học nghề ở các cơ sở dạy nghề ngoài công lập từ dưới 10% lên trên 23%.
4.4. Chất lượng đào tạo:
Chất lượng đào tạo đã được các cơ sở dạy nghề quan tâm và chú trọng đầu tư bằng việc xây dựng chương trình, giáo trình; đội ngũ giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, bình quân tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm đạt từ 90 - 92% giai đoạn 2005 -2008.
II. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại
- Việc triển khai thực hiện xã hội hoá dạy nghề còn chậm, mức độ phát triển xã hội hoá không đồng đều giữa các vùng, các địa phương.
- Cơ sở dạy nghề ngoài công lập còn nhỏ bé, cơ sở vật chất, trang thiết bị học nghề và dạy nghề còn đơn sơ và nghèo nàn, đội ngũ cán bộ, giáo viên thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ sư phạm.
- Tỉnh đã có chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề, song đầu tư cho các
cơ sở dạy nghề ngoài công lập còn hạn chế.
2. Nguyên nhân
- Nhận thức của các cấp, các ngành, của xã hội và của người học nghề về xã hội hoá chưa đầy đủ, hầu như người học thích học cơ sở dạy nghề công lập hơn ngoài công lập. Việc chỉ đạo khuyến khích thực hiện xã hội hoá dạy nghề chưa được chú trọng.
- Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề còn hạn chế so với nhu cầu, năm 2005 tỉ lệ ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề so với tổng ngân sách cho giáo dục - đào tạo mới chỉ đạt 3,75%, đến năm 2007 đạt trên 5% (theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉ lệ này tối thiểu phải đạt 7,0%).
- Chính sách khuyến khích phát triển xã hội hoá dạy nghề chưa đủ mạnh (chưa đầy đủ và cụ thể), chưa thiết thực để có sức huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho dạy nghề và khuyến khích tăng số lượng, quy mô các cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập tuy đã được ưu tiên cấp đất xây dựng nhưng chính sách về thuế đất và tín dụng vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thiết bị chưa được thực hiện đầy đủ theo Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ quy định về chính sách khuyến khích các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;
- Dạy nghề là hoạt động có yêu cầu đầu tư lớn, là hoạt động kinh doanh mà khả năng sinh lợi ít, thu hồi vốn chậm do đó hạn chế các nhà đầu tư và thu hút đầu tư xã hội vào lĩnh vực dạy nghề nhất là đầu tư cho dạy nghề dài hạn. Đặc biệt Nghệ An là tỉnh còn nghèo, nhìn chung mức thu nhập dân cư thấp, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi, vì vậy việc huy động nguồn lực xã hội hoá từ trong cộng đồng còn hạn chế. Hơn nữa, chính sách thu học phí của người học nghề chưa phù hợp với chủ trương và chính sách xã hội hoá, nguồn thu từ học phí mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ cho chi phí đào tạo, không thể có tích luỹ đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo. Đối với dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, phần lớn là con em lao động nghèo, việc thu học phí khó khăn, do đó cần phải có chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Phần II
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2009 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Tổ chức đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thực tế ở địa phương, tăng số lượng học sinh học nghề hàng năm trong đó chú trọng nâng cao tỷ lệ học sinh học nghề ngoài công lập.
- Phát triển nhanh số lượng và chất lượng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và các lớp dạy nghề đặc biệt là phát triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Đến năm 2015, chuyển 50% cơ sở dạy nghề công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ và đến năm 2020 chuyển 70% cơ sở dạy nghề công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ.
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh (kể cả đầu tư nước ngoài) tham gia phát triển dạy nghề, đa dạng hóa dạy nghề cả về quy mô và số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu dạy nghề đại trà và nhu cầu dạy những ngành nghề mũi nhọn của địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tiếp tục khuyến khích phát triển dạy nghề ngoài công lập, nâng cao năng lực và quy mô đào tạo để đảm bảo thu hút số lượng học sinh học nghề ngoài công lập vào năm 2010 chiếm tỉ lệ 35%, đến năm 2015 chiếm tỉ lệ 55%, đến năm 2020 chiếm 70%.
- Phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách cho dạy nghề chiếm 35%, đến năm 2015 chiếm 55%, đến năm 2020 chiếm 75%.
- Khuyến khích, thu hút nhiều tập đoàn kinh tế vào Nghệ An để đầu tư hoặc mở các cơ sở dạy nghề, mở rộng xã hội hoá dạy nghề đến vùng có nguồn nhân lực dồi dào và có mức sống dân cư cao (khu vực đô thị và vùng đồng bằng); tranh thủ các khả năng nguồn lực đầu tư quốc tế cho dạy nghề: tiếp tục tranh thủ nguồn hỗ trợ từ Chính phủ Hàn Quốc và CHLB Đức cho Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc và Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức; các dự án đầu tư khác từ nước ngoài.
II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Để đạt được các mục tiêu theo định hướng phát triển xã hội hoá dạy nghề, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó tập trung vào một số giải pháp chủ yếu, cụ thể như sau:
1. Quy hoạch phát triển mạng lưới dạy nghề (có Phụ lục 5 kèm theo)
1.1. Hệ thống dạy nghề công lập
- Tiếp tục tranh thủ các khả năng nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cần thiết để nâng cấp, mở rộng quy mô Trường trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật Miền Tây và Trường trung cấp nghề dân tộc miền núi phục vụ nhu cầu đào tạo lao động miền núi thuộc hai vùng Tây Bắc và Tây Nam của tỉnh; mở rộng quy mô, cơ cấu bậc đào tạo Trường Cao đẳng nghề du lịch - Thương mại Nghệ An đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động phục vụ phát triển của ngành thương mại - du lịch; xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết cho Trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật Bắc Nghệ An thực hiện chức năng đào tạo theo đề án và quyết định thành lập.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề hiện có, đặc biệt là các trường đào tạo công nhân kỹ thuật và các trung tâm dạy nghề cấp huyện để thực hiện mục tiêu dạy nghề nói chung và mục tiêu đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao nói riêng theo Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
1.2. Hệ thống dạy nghề ngoài công lập
Khuyến khích việc đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề ngoài công lập thuộc các vùng phụ cận thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện đồng bằng có mức sống dân cư cao, có điều kiện thuận lợi cho việc huy động đóng góp của người học. Trước mắt, áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi để khuyến khích việc đầu tư tiếp tục về cơ sở vật chất tăng quy mô đào tạo của Trường trung cấp chuyên nghiệp Việt Úc (cơ sở có hoạt động dạy nghề) thuộc Công ty CP vận tải thuỷ miền Nam - Bộ Giao thông Vận tải và Phân hiệu đào tạo nguồn nhân lực ngành dầu khí và các ngành kinh tế - kỹ thuật thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại thị xã Cửa Lò; Trường Cao đẳng nghề thuộc tập đoàn tàu thuỷ Vinashin tại xã Hưng Hoà, thành phố Vinh;
1.3. Cơ cấu lĩnh vực, ngành nghề đào tạo.
- Thực hiện đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, gắn nhu cầu thực tế với khả năng đào tạo.
- Đào tạo nghề gắn với các khu công nghiệp, tạo mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề, hướng tới đào tạo theo nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động, kinh phí đào tạo do doanh nghiệp và người học đóng góp, ngân sách tập trung ưu tiên hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc diện chính sách theo quy định chung của Nhà nước.
- Các cơ sở dạy nghề đóng tại các địa phương tổ chức ưu tiên các ngành nghề đào tạo phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị đóng trên địa bàn để phát huy lợi thế riêng.
- Gắn quy hoạch mạng lưới dạy nghề với quy hoạch các Dự án phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các khu Công nghiệp, Trung tâm thương mại nhằm thu hút và tạo việc làm cho người lao động sau đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo lĩnh vực, ngành nghề, trình độ phù hợp với tình hình thực tế của từng vùng miền.
2. Cơ chế chính sách phát triển dạy nghề
2.1. Tiếp tục có cơ chế, chính sách ưu tiên về đất đai, thuế, huy động vốn tín dụng đối với các cơ sở dạy nghề ngoài công lập:
- Về đất đai:
+ Thực hiện việc cấp quyền sử dụng đất, cho thuê đất cho các cơ sở dạy nghề đảm bảo diện tích theo quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 về điều kiện thành lập các cơ sở dạy nghề, Quyết định số 72/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về điều kiện hoạt động của các loại hình cơ sở dạy nghề.
+ Miễn tiền sử dụng đất (hoặc thuê đất) đối với các cơ sở dạy nghề sử dụng đất theo yêu cầu quy hoạch.
- Về thuế: Thực hiện lộ trình miễn, giảm thuế và áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối với cơ sở dạy nghề ngoài công lập theo chỉ đạo của Chính phủ.
- Về huy động vốn tín dụng đầu tư:
+ Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập được huy động các nguồn vốn đầu tư hợp pháp theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường.
+ Trong phạm vi khả năng cân đối ngân sách cho phép, ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay vốn đầu tư phát triển của Nhà nước đối với cơ sở dạy nghề ngoài công lập.
2.2. Chính sách học phí, lệ phí, trợ cấp xã hội
- Thực hiện việc điều chỉnh chính sách học phí, lệ phí và trợ cấp xã hội dạy nghề để tiến tới đảm bảo bù đắp đủ chi phí đào tạo.
- Áp dụng các chế độ học bổng, trợ cấp xã hội và miễn giảm học phí đối với học viên trong các cơ sở dạy nghề ngoài công lập như học viên trong các cơ sở dạy nghề công lập hiện nay.
- Đồng thời với việc thực hiện đầy đủ các chính sách miễn (giảm) học phí cho đối tượng học nghề thuộc gia đình chính sách, hộ nghèo, các đối tượng lao động đặc thù theo cơ chế chính sách của tỉnh và chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi đối với học sinh nghèo học nghề.
2.3. Các cơ chế, chính sách khác:
- Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, được phép sử dụng các khoản thu về học phí, các khoản tài trợ, vay, các khoản thu hợp pháp khác để chi cho hoạt động thường xuyên và tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị theo pháp luật.
- Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập được tham gia bình đẳng trong việc nhận thầu các dịch vụ dạy nghề do tỉnh đặt hàng.
- Đối với giáo viên dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề ngoài công lập được hưởng các chế độ ưu đãi như: Chế độ học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước, các danh hiệu tôn vinh các nhà giáo (Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú), được đề bạt làm cán bộ quản lý đối với giáo viên có trình độ năng lực quản lý giáo dục.
- Tiếp tục đầu tư ngân sách cho đào tạo nghề theo kế hoạch các đề án đã được phê duyệt, đồng thời đổi mới nội dung đầu tư ngân sách theo chủ trương đấu thầu chỉ tiêu đào tạo.
- Tăng cường nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho dạy nghề, tăng tỷ lệ ngân sách đầu tư cho dạy nghề so với tổng ngân sách cho giáo dục - đào tạo lên 10 - 12% trong giai đoạn 2010 - 2015; từ 12 đến 14% trong giai đoạn 2015 - 2020.
- Bên cạnh việc tranh thủ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh tiếp tục tăng ngân sách các cấp địa phương (tỉnh, huyện) cho dạy nghề, nhất là đối với cấp huyện, đồng thời ngân sách đầu tư cấp huyện phải phân định rõ khoản mục đầu tư ngân sách cho dạy nghề.
- Tranh thủ các khả năng nguồn lực đầu tư quốc tế cho dạy nghề:
+ Vốn viện trợ giai đoạn 2 của Chính phủ Hàn Quốc cho Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc: 2,3 triệu USD.
+ Vốn vay của Chương trình KFW phát triển nguồn nhân lực của Cộng hoà liên bang Đức để đầu tư cho Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức: 350.000 EURO.
+ Vốn đầu tư của Trường Đại học Hays International Australia cho Trường trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc.
+ Tạo điều kiện về đất đai, hạ tầng kỹ thuật cho việc mở cơ sở đào tạo nhân lực của Tập đoàn dầu khí Việt Nam tại thị xã Cửa Lò; thành lập Trường Cao đẳng nghề thuộc tập đoàn tàu thuỷ Vinashin tại xã Hưng Hoà, thành phố Vinh.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức quốc tế đăng ký thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng ngành nghề đào tạo tại Trường trung cấp nghề kinh tế - công nghiệp - thủ công nghiệp Nghệ An.
- Khuyến khích các tập đoàn kinh tế đầu tư vào dạy nghề theo hướng đầu tư xây dựng trường, mở lớp đào tạo nghề phục vụ nhu cầu lao động kỹ thuật của doanh nghiệp hoặc liên kết đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các trường dạy nghề để thực hiện đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động.
3. Nguồn lực
3.1. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý (có phụ lục 5 kèm theo)
- Tập trung đầu tư bổ sung giáo viên đạt chuẩn cho các cơ sở dạy nghề theo Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 10/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề đáp ứng yêu cầu, mục tiêu.
- Tăng cường và tranh thủ sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, thợ bậc cao cho các cơ sở dạy nghề.
- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề và cử cán bộ giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong nước và ngoài nước.
3.2. Cơ sở vật chất (có Phụ lục 6 kèm theo)
Thông qua các biện pháp huy động nguồn lực từ các nguồn: Ngân sách nhà nước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài; nguồn vốn viện trợ quốc tế; huy động từ các tập đoàn kinh tế; đóng góp của người tham gia học nghề.
3.3. Chương trình đào tạo dạy nghề (áp dụng theo chương trình khung các nghề đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, đồng thời đổi mới phương pháp dạy, phương pháp tiếp cận, phương pháp học).
4. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hoá dạy nghề:
- Cần tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách về xã hội hoá dạy nghề để các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các đơn vị công lập, ngoài công lập và nhân dân có nhận thức đúng và đầy đủ: xã hội hoá dạy nghề là một trong những chủ trương nhằm huy động các nguồn lực xã hội cùng với đầu tư Nhà nước để phát triển mạnh lĩnh vực dạy nghề; xã hội hoá dạy nghề là kết hợp trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề, người học nghề.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân và người lao động về cơ sở dạy nghề và địa chỉ học nghề, có thái độ bình đẳng giữa cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập.
- Xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến về xã hội hoá dạy nghề nhằm khuyến khích và phát huy các nhân tố tích cực trong quá trình đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề.
5. Quản lý nhà nước về dạy nghề
- Tiếp tục xây dựng bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật theo Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để tăng quy mô, chất lượng đào tạo, đặc biệt là những ngành nghề mới mà tỉnh còn thiếu.
- Từng bước tiến tới hình thức Nhà nước đặt hàng đào tạo cho các cơ sở dạy nghề. Hàng năm căn cứ vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu sử dụng lao động gắn với các dự án đầu tư, phát triển các doanh nghiệp để xác định nhu cầu đào tạo nghề.
- Thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định Luật dạy nghề và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; có kế hoạch để hàng năm các cơ sở dạy nghề đều phải được kiểm định chất lượng dạy nghề. Đối với các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề định kì thông báo kết quả kiểm định để người học và xã hội đánh giá.
- Định kỳ tổng kết rút kinh nghiệm, xây dựng mô hình, nhân rộng mô hình tiên tiến, kịp thời biểu dương những cơ sở xã hội hoá dạy nghề điển hình tốt, những kinh nghiệm hay.
- Thực hiện chính sách đối xử bình đẳng giữa khu vực công lập và ngoài công lập trong thi đua khen thưởng, trong đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra dạy nghề để duy trì hoạt động dạy nghề trên địa bàn theo đúng Luật dạy nghề và các quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chủ trì cùng với các ngành, các cấp chỉ đạo thực hiện các giải pháp đẩy mạnh
xã hội hóa dạy nghề đến năm 2015, định hướng đến 2020; chú trọng các điều kiện để mở rộng mạng lưới các cơ sở dạy nghề, tăng quy mô và chất lượng đào tạo, nghiên cứu đề xuất các chính sách để khuyến khích phát triển dạy nghề; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hoá dạy nghề; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đào tạo nghề.
2. Các sở, ban ngành liên quan và các cơ sở dạy nghề:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề; đồng thời phối hợp xác định nhu cầu sử dụng lao động, cơ cấu ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
- Sở Tài chính phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh kế hoạch bố trí ngân sách cho các cơ sở dạy nghề đủ chi thường xuyên, xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị dạy nghề; ban hành chính sách khuyến khích phát triển đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao, trong đó có chính sách áp dụng cho cơ sở dạy nghề ngoài công lập và người học tại các cơ sở ngoài công lập trong quá trình xã hội hóa dạy nghề của tỉnh.
- Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh quy hoạch ưu tiên cấp đất cho các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.
- Cục Thuế thực hiện chính sách ưu đãi thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Các huyện, thành phố, thị xã:
+ Căn cứ quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề của tỉnh để tạo điều kiện ưu tiên về đất đai cho các cơ sở dạy nghề của tỉnh, của Trung ương (nhất là ngoài công lập) theo chủ trương xã hội hóa dạy nghề để tăng quy mô và ngành nghề đào tạo.
+ Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các cơ sở dạy nghề tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách về xã hội hóa dạy nghề để các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân có nhận thức đúng, đầy đủ, thực hiện có hiệu quả chủ trương phát triển xã hội hóa dạy nghề.
- Các cơ sở dạy nghề:
+ Nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm đến năm 2020 theo kế hoạch của tỉnh và thị trường lao động.
+ Thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ và xã hội hóa về dạy nghề theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ, Quyết định số 1000/2005/QĐ- BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
PHỤ LỤC 1:
KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ TỈNH NGH0 Ệ AN GIAI ĐOẠN 2005 - 2008
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Năm 2005 | Năm 2006 | Năm 2007 | Năm 2008 |
I | Cơ sở dạy nghề |
|
|
|
|
|
1 | Tổng số | cơ sở | 51 | 54 | 55 | 59 |
a | - Công lập | cơ sở | 33 | 34 | 34 | 34 |
b | - Ngoài công lập | cơ sở | 16 | 20 | 21 | 25 |
2 | Cấp độ |
|
|
|
|
|
a | - Trường Cao đẳng nghề | cơ sở | 0 | 0 | 2 | 3 |
b | - Trường Trung cấp nghề | cơ sở | 4 | 6 | 6 | 8 |
c | - Trung tâm dạy nghề | cơ sở | 38 | 39 | 40 | 37 |
d | - Trường ĐH, CĐ, THCN có dạy nghề | cơ sở | 8 | 8 | 6 | 8 |
e | - Cơ sở khác có dạy nghề | cơ sở | 1 | 1 | 1 | 3 |
II | Đội ngũ giáo viên |
|
|
|
|
|
1 | Tổng số | người | 927 | 978 | 1,232 | 1,254 |
a | - Công lập | người | 633 | 645 | 780 | 782 |
b | - Ngoài công lập | người | 294 | 333 | 452 | 472 |
2 | Trình độ chuyên môn |
| 927 | 978 | 1,232 | 1,254 |
a | - Trên Đại học | người | 38 | 47 | 113 | 113 |
b | - Đại học, Cao đẳng | người | 610 | 644 | 823 | 843 |
c | - CNKT | người | 279 | 287 | 296 | 298 |
3 | Số giáo viên đạt chuẩn | người | 742 | 929 | 1,232 | 1,254 |
III | Quy mô đào tạo |
|
|
|
|
|
1 | Tổng số | HS | 25,670 | 31,150 | 37,500 | 43,800 |
2 | Trình độ đào tạo | HS |
|
|
|
|
a | - Cao đẳng nghề | HS |
|
| 400 | 2,200 |
b | - Trung cấp nghề | HS | 2,500 | 7,160 | 5,800 | 7,600 |
c | - Sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên | HS | 23,170 | 23,990 | 31,300 | 34,000 |
3 | Số học sinh đào tạo từ các cơ sở dạy nghề ngoài công lập | HS | 2,000 | 3,700 | 6,400 | 10,600 |
(số liệu được tổng hợp từ báo cáo năm 2005, 2006, 2007, 2008 của Sở lao động TBXH hàng năm)
PHỤ LỤC 2:
THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ VÀ CÓ DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Tính đến tháng 12/2008
TT | Tên cơ sở dạy nghề | Tổng diện tích đất (m²) | Di n tích đất XD (m²) | Giá trị tài sản (triệu đồng) | ||
Tổng | Trong đó | |||||
XDCB | Thiết bị dạy nghề | |||||
A | Cơ sở dạy nghề | 578.113,0 | 140.357,7 | 442.110.3 | 279.590,5 | 126.288,8 |
I | Cơ sở dạy nghề trực thuộc địa phương | 498.654,8 | 109.475,7 | 339.179,3 | 205.259,5 | 105.688,8 |
I.1 | Trường Cao đẳng nghề | 172.864,0 | 35.306,0 | 187.018,5 | 121.638,8 | 65.288,7 |
I.2 | Trường Trung cấp nghề | 161.890,9 | 26.753,0 | 55.759,4 | 31.702,6 | 7.816,9 |
I.3 | Trung tâm dạy nghề | 163.899,9 | 47.416,7 | 96.401,4 | 51.918,1 | 32.583,2 |
II | Cơ sở trực thuộc TW | 79.458,2 | 30.882,0 | 102.931,0 | 74.331,0 | 20.600,0 |
II.1 | Trường Trung cấp nghề | 75.963,2 | 28.282,0 | 86.331,0 | 60.331,0 | 18.000,0 |
II.2 | Trung tâm dạy nghề | 3.495,0 | 2.600,0 | 16.600,0 | 14.000,0 | 2.600,0 |
B | Cơ sở khác có dạy nghề | 11.557.699,0 | 75.713,0 | 34.400,0 | 27.600,0 | 5.800,0 |
Tổng cộng | 12.135.812,0 | 216.070,7 | 476.510,3 | 307.190,5 | 132.088,8 | |
Trong đó: - Công lập |
11.998.471,0 |
178.976,7 |
358.875,1 |
234.970,3 |
86.673,8 | |
- Ngoài công lập | 137.341,0 | 37.094,0 | 117.635,2 | 72.220,2 | 45.415,0 | |
- Tỷ lệ NCL/tổng | 1,13% | 17,17% | 24,69% | 23,51% | 34,38% |
PHỤ LỤC 3:
MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ HIỆN CÓ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
TT | Tên cơ sở | Địa điểm | Cơ quan chủ quản |
(1) | (2) | (3) | (4) |
A | Cơ sở dạy nghề |
|
|
I | Cơ sở dạy nghề trực thuộc địa phương |
|
|
I.1 | Trường Cao đẳng nghề |
|
|
1 | Trường CĐ nghề KTCN Việt Nam – Hàn Quốc | Đ. Hồ Tông Thốc, Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An | UBND tỉnh Nghệ An |
2 | Trường CĐ nghề kỹ thuật Việt Đức | 315 Lê Duẩn, TP Vinh, Nghệ An | UBND tỉnh Nghệ An |
3 | Trường CĐ nghề du lịch – thương mại Nghệ An | Đ. Sào Nam, P. Nghi Thu, TX Cửa Lò, Nghệ An | UBND tỉnh Nghệ An |
I.2 | Trường Trung cấp nghề |
|
|
1 | Trường TC nghề kinh tế – kỹ thuật Miền Tây | Phờng Quang Tiến, TX Thái Hoà, Nghệ An | Sở LĐTBXH Nghệ An |
2 | Trường TC nghề kinh tế – KTCN Vinh | 150 Đinh Công Tráng, TP Vinh, Nghệ An | UBND thành phố Vinh |
3 | Trường TC nghề dân tộc miền núi Nghệ An | Khối 5, Thị trấn Con Cuông, Nghệ An | Sở LĐTBXH Nghệ An |
4 | Trường TC nghề kinh tế – kỹ thuật Bắc Nghệ An | Thị trấn Cầu Giát, Quỳnh Lưu, Nghệ An | Sở LĐTBXH Nghệ An |
5 | Trường TC nghề KTCN tiểu thủ công nghiệp Nghệ An | Khối 15, phường Hưng Phúc, TP Vinh, Nghệ An | Sở LĐTBXH Nghệ An |
6 | Trường TC nghề Công nông nghiệp Yên Thành | Thị trấn Yên thành - Nghệ An | UBND huyện Yên Thành |
I.3 | Trung tâm dạy nghề |
|
|
1 | Trung tâm dạy nghề người tàn tật | Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An | Sở LĐTBXH Nghệ An |
2 | Trung tâm HN – DN Đô Lương | Xóm 7, Đông Sơn, Đô Lương, Nghệ An | Sở LĐTBXH Nghệ An |
3 | Trung tâm SXDN và GTVL nhân đạo | Lưu Sơn, Đô Lương, Nghệ An | Sở LĐTBXH Nghệ An |
4 | Trung tâm dạy nghề Thanh Chương | Khối 8, TT Thanh Chương, Nghệ An | UBND huyện Thanh Chương |
5 | Trung tâm HN – DN Nghi Lộc | K4, TT Quán Hành, Nghi Lộc, Nghệ An | UBND huyện Nghi Lộc |
6 | Trung tâm dạy nghề Diễn Châu | Thị trấn Diễn Châu, Nghệ An | UBND huyện Diễn Châu |
7 | Trung tâm HN – DN Hưng Nguyên | Thị trấn Hưng Nguyên, Nghệ An | UBND huyện Hưng Nguyên |
8 | Trung tâm HN – DN Nam Đàn | Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An | UBND huyện Nam Đàn |
9 | Trung tâm HN – DN Anh Sơn | Thị trấn Anh Sơn, Nghệ An | UBND huyện Anh Sơn |
10 | Trung tâm HN – DN Quỳ Hợp | Thị trấn Quỳ Hợp, Nghệ An | UBND huyện Quỳ Hợp |
11 | Trung tâm HN – DN Tân Kỳ | Thị trấn Tân Kỳ, Nghệ An | UBND huyện Tân kỳ |
12 | Trung tâm HN – DN Quế Phong | Khối 3, TT Kim Sơn, Quế Phong, Nghệ An | UBND huyện Quế Phong |
13 | Trung tâm HN – DN Quỳ Châu | Thị trấn Quỳ Châu, Nghệ An | UBND huyện Quỳ Châu |
14 | Trung tâm HN – DN Tương Dương | Thị trấn Hoà Bình, Tương Dương, Nghệ An | UBND huyện Tương Dương |
15 | Trung tâm HN – DN Kỳ Sơn | VIE09.F21, K4 TT Mường Xén, Kỳ Sơn, Nghệ An | UBND huyện Kỳ Sơn |
16 | Trung tâm dạy nghề – XTVL Hội LHPN | 22 Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An | Hội LHPN Nghệ An |
17 | Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân | 1 Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An | Hội ND Nghệ An |
18 | Trung tâm đào tạo lái xe – Cty CPVT ôtô Nghệ An | 73 Phan Bội Châu, TP Vinh, Nghệ An | Công ty CP VT ô tô Nghệ An |
19 | Trung tâm đào tạo lái xe – Cty xe khách Nghệ An | 26 Nguyễn Thái Học, TP Vinh, Nghệ An | CT CPĐT&PT Miền trung |
20 | Trung tâm dạy nghề và phát triển công nghệ tin học | 188C Hồng Bàng, TP Vinh, Nghệ An | UBND TP Vinh |
21 | Trung tâm dạy nghề Đức Khoa | Xóm 15 Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An | UBND TP Vinh |
22 | Trung tâm dạy nghề Chất Lượng | 158 Phan Chu Trinh, TP Vinh, Nghệ An | UBND TP Vinh |
23 | Trung tâm dạy nghề Việt Nhất | 46B Phượng Hoàng, TP Vinh, Nghệ An | UBND TP Vinh |
24 | Trung tâm dạy nghề Hồng Phúc | 247B Lê Duẩn, TP Vinh, Nghệ An | UBND TP Vinh |
25 | Trung tâm dạy nghề Bách Khoa | Thành phố Vinh - Nghệ An | UBND TP Vinh |
26 | Trung tâm ĐT dệt may CN – Cty Dệt May Nghệ An | Đang thuê địa điểm tại: Trường THPT dân lập Lê Quý Đôn, 83 Ngư Hải, TP Vinh, Nghệ An | Công ty may Nghệ An |
27 | Trung tâm dạy nghề cơ giới NN và PTNT | 9 Mai Hắc Đế, TP Vinh, Nghệ An | CT CP CG&PTNT Nghệ An |
28 | Trung tâm dạy nghề TTCN Đồng Tâm | 29 Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An | Công ty TNHH Đại Phong |
29 | Trung tâm DN cho người khuyết tật và HS nghèo | Xóm Mậu Lâm, Hng Lộc, TP Vinh, Nghệ An | UBND TP Vinh |
30 | Trung tâm dạy nghề Phong Thịnh | Khối 5, Đội Cung, TP Vinh, Nghệ An | UBND TP Vinh |
31 | Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới đường bộ | Khối 11, phường Cửa Nam, TP Vinh, Nghệ An | Công ty CPVTCN Tàu thuỷ VINASHIN |
32 | Trung tâm đào tạo lái xe – Cty CPVT ôtô số 5 | Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An | CT CP VT ô tô số 5 |
33 | Trung tâm dạy nghề Bình Minh | Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu, Nghệ An (thuộc Công ty TNHH Phương Anh) | UBND huyện Quỳnh Lưu |
34 | Trung tâm dạy nghề Sông Lam | K. Hải Triều, P. Nghi Hải, TX Cửa Lò, Nghệ An | UBND thị xã Cửa Lò |
35 | Trung tâm dạy nghề Thái Hà | 68B Nguyễn Cảnh Hoan, Khối 17, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An | Chi nhánh CTCP cơ điện lạnh điện tử Hồng Sơn |
36 | Trung tâm đào tạo lái xe PTS | Nghi Kim - Vinh - Nghệ An | Công ty CPVT Xăng dầu PTS |
II | Cơ sở trực thuộc TW |
|
|
II.1 | Trường Trung cấp nghề |
|
|
1 | Trường TC nghề kinh tế – kỹ thuật số 1 | Đường Lê - nin, phường Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An (CS2: 17 Nguyễn Phong Sắc, TP Vinh, Nghệ An) | Tổng LĐ LĐ Việt Nam |
2 | Trường TC nghề số 4 | Đ. Hoàng Phan Thái, Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An | Quân khu IV - Bộ Quốc Phòng |
II.2 | Trung tâm dạy nghề |
|
|
1 | TTDN và HTVL nông dân khu vực Bắc Trung bộ | Nghi Hương, TX Cửa Lò, Nghệ An | Hội Nông dân Việt Nam |
B | Cơ sở khác có dạy nghề |
|
|
I | Cơ sở thuộc địa phương |
|
|
I.1 | Trường ĐH, CĐ, TCCN có dạy nghề |
|
|
1 | Trường CĐ y tế Nghệ An | 161 Nguyễn Phong Sắc, TP Vinh, Nghệ An | UBND tỉnh Nghệ An |
2 | Trường TC kinh tế – kỹ thuật Hồng Lam | Đ. Lê Viết Thuật, Hưng Lộc, TP Vinh, Nghệ An | Sở GD&ĐT Nghệ An |
3 | Trường TH t thục du lịch Miền Trung | Nghi Hương, TX Cửa Lò, Nghệ An | Sở GD&ĐT Nghệ An |
4 | Trường TC chuyên nghiệp KTCN Sara | đường Lê nin - Vinh - Nghệ An | Tập đoàn Sara |
5 | Trường TC Chuyên nghiệp Việt - úc | 106 Nguyễn Trãi, Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An | Công ty CPXKLĐ và DV vận tải thuỷ Miền Nam |
I.2 | Cơ sở khác có dạy nghề |
|
|
1 | Trung tâm giới thiệu việc làm Nghệ An | 201 Phong Định Cảng, TP Vinh, Nghệ An | Sở LĐTBXH Nghệ An |
2 | Trung tâm ĐT lập trình viên APTECH – Nghệ An | 248 Lê Duẩn, TP Vinh, Nghệ An | UBND TP Vinh |
3 | Trung tâm ĐT tin học Vinh - Incom | 25A Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh, Nghệ An | UBND TP Vinh |
II | Cơ sở trực thuộc Trung ương |
|
|
II.1 | Trường ĐH, CĐ, TCCN có dạy nghề |
|
|
1 | Trường ĐH sư phạm kỹ thuật Vinh | Phường Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An | Bộ LĐTBXH |
2 | Trường CĐ giao thông vận tải Miền Trung | Nghi Liên, Nghi Lộc, Nghệ An | Bộ GTVT |
3 | Trường TC kỹ thuật và nghiệp vụ Vinh | 179 Phong Định Cảng, TP Vinh, Nghệ An | Tổng Ct Xây dựng Hà Nội |
PHỤ LỤC 4:
NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO DẠY NGHỀ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2005 - 2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | Chỉ tiêu | Năm 2005 | Năm 2006 | Năm 2007 | Năm 2008 |
I | Đầu tư từ ngân sách nhà nước | 32.096 | 36.720 | 48.758 | 58.239 |
1 | Đầu tư XDCB, tăng cường CSVC | 7.100 | 9.860 | 20.418 | 26.879 |
a | - Ngân sách TW (từ CT MT) | 4.000 | 5.100 | 6.400 | 5.740 |
b | - Ngân sách ĐP | 3.100 | 4.760 | 14.018 | 21.139 |
2 | Đầu tư cho sự nghiệp dạy nghề | 24.996 | 26.860 | 28.340 | 31.360 |
a | - Từ chương trình MTQG | 2.500 | 2.600 | 2.800 | 3.500 |
b | - Từ ngân sách tỉnh | 22.496 | 24.260 | 25.540 | 27.860 |
II | Đầu tư từ xã hội và hợp tác quốc tế | 17.190 | 23.586 | 46.310 | 53.000 |
1 | Cơ sở vật chất của các cơ sở DN ngoài công lập | 6.000 | 8.500 | 11.000 | 12.000 |
2 | Đóng góp của người học nghề | 8.989 | 10.526 | 12.160 | 15.000 |
3 | Hợp tác quốc tế | 300 | 1.000 | 19.200 | 26.000 |
a | Vốn vay |
|
|
|
|
b | Viện trợ không hoàn lại | 300 | 1.000 | 19.200 | 26.000 |
4 | - Khác | 1.901 | 3.560 | 3.950 |
|
| Tổng cộng | 49.286 | 60.306 | 95.068 | 111.239 |
PHỤ LỤC 5:
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ TỈNH NGHỆ AN ĐẾN 2020
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Năm 2010 | Năm 2015 | Năm 2020 |
I | Số cơ sở dạy nghề |
| 62 | 78 | 103 |
1 | Công lập | cơ sở | 35 | 35 | 35 |
a | Trường dạy nghề (cao đẳng, trung cấp) | cơ sở | 14 | 16 | 20 |
b | Trung tâm dạy nghề | cơ sở | 21 | 19 | 15 |
2 | Ngoài công lập | cơ sở | 27 | 43 | 68 |
3 | Trường dạy nghề (cao đẳng, trung cấp) | cơ sở | 3 | 8 | 13 |
4 | Trung tâm dạy nghề | cơ sở | 24 | 35 | 55 |
II | Đội ngũ giáo viên |
| 1.500 | 2.000 | 3.500 |
1 | Công lập | người | 850 | 800 | 1.000 |
2 | Ngoài công lập | người | 650 | 1.200 | 2.500 |
III | Quy mô đào tạo | HS | 51.400 | 78.500 | 115.000 |
1 | Phân theo bậc trình độ |
|
|
|
|
a | - Cao đẳng | HS | 3.500 | 6.500 | 10.000 |
b | - Trung cấp | HS | 9.000 | 14.000 | 20.000 |
c | - Sơ cấp | HS | 13.900 | 20.000 | 40.000 |
d | - Dạy nghề thường xuyên | HS | 25.000 | 38.000 | 45.000 |
2 | Phân theo loại hình cơ sở đào tạo |
|
|
|
|
a | Đào tạo từ cơ sở dạy nghề công lập | HS | 33.410 | 27.475 | 17.250 |
b | Đào tạo từ cơ sở dạy nghề ngoài công lập | HS | 17.990 | 51.025 | 97.750 |
PHỤ LỤC 6:
NHU CẦU ĐẦU TƯ CHO DẠY NGHỀ TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | Chỉ tiêu | Năm 2010 | Năm 2015 | Năm 2020 |
I | Đầu tư từ ngân sách các cấp | 101.000 | 115.000 | 130.000 |
1 | Trung ương | 20.000 | 25.000 | 30.000 |
2 | Địa phương | 81.000 | 90.000 | 100.000 |
II | Nguồn đầu tư xã hội | 50.000 | 65.000 | 95.000 |
1 | Đầu tư cơ sở vật chất | 27.000 | 31.000 | 45.000 |
2 | Đóng góp của người học | 23.000 | 34.000 | 50.000 |
III | Hợp tác quốc tế | 31.000 | 34.000 | 40.000 |
1 | Vốn viện trợ | 20.000 | 22.000 | 25.000 |
2 | Vốn vay | 11.000 | 12.000 | 15.000 |
| Tổng cộng | 182.000 | 214.000 | 265.000 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.