THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 444-TTg | Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 1977 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ ĐIỀU TRA CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC TRONG CẢ NƯỚC VÀ LAO ĐỘNG XÃ HỘI Ở MIỀN
Để giúp trung ương Đảng và Chính phủ và các ngành, các cấp nắm được chính xác tình hình lực lượng lao động kỹ thuật, công nhân, viên chức Nhà nước thuộc phạm vi mình quản lý và tình hình phân bổ, sử dụng lực lượng lao động xã hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định tiến hành cuộc điều tra lao động kỹ thuật, công nhân viên chức Nhà nước trong cả nước và lao động xã hội ở miền Nam.
Cuộc điều tra phải thu thập và tổng hợp được các số liệu nhằm làm căn cứ cho việc lập các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, phân bố lại lao động, đào tạo lao động kỹ thuật; làm căn cứ cho việc nghiên cứu các chính sách, biện pháp tăng cường quản lý các lực lượng lao động.
1. Đối tượng và phạm vi điều tra:
a) Toàn thể công nhân, viên chức Nhà nước (kể cả công tư hợp doanh), bao gồm:
Lao động kỹ thuật, và lao động thường thuộc Nhà nước quản lý, kể cả những người đang công tác ở các nước ngoài.
Riêng đối với công nhân viên chức thuộc Bộ Nội vụ quản lý và những người có bằng cấp từ bậc trung học chuyên nghiệp trở lên và những người là công nhân kỹ thuật do Bộ Quốc phòng quản lý sẽ do Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng điều tra và cung cấp những số liệu tổng hợp cần thiết cho Tổng cục Thống kê.
b) Toàn thể những người trong độ tuổi lao động, trên và dưới độ tuổi lao động đang thực tế tham gia lao động trong các hợp tác xã, xí nghiệp tư doanh và cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể ở miền
2. Nội dung yêu cầu điều tra lao động, kỹ thuật, công nhân, viên chức Nhà nước trong cả nước phải đạt được các chỉ tiêu tổng hợp sau đây:
- Tổng số công nhân, viên chức Nhà nước phân theo kết cấu nhân sự của đội ngũ, ngành kinh tế quốc dân và cơ quan quản lý (Bộ, Tổng cục, tỉnh, thành phố, sở, ty, huyện…)
- Tổng số người có bằng cấp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ từ bậc trung học chuyên nghiệp trở lên, phân theo kết cấu nhân sự cũa đội ngũ, các trình độ học và ngành học, ngành kinh tế quốc dân, cơ quan quản lý (Bộ, Tổng cục, tỉnh, thành phố, sở, ty, huyện…);
- Tổng số công nhân kỹ thuật phân theo kết cấu nhân sự của đội ngũ, ngành nghề kỹ thuật đang làm, bậc thợ, ngành kinh tế quốc dân, cơ quan quản lý (Bộ, Tổng cục, tỉnh, thành phố, sở, ty, huyện…).
3. Nội dung yêu cầu điều tra lao động xã hội ở miền Nam phải đạt được các chỉ tiêu tổng hợp sau đây :
- Lao động trong độ tuổi, trên và dưới độ tuổi, thực tế đang làm việc, phân theo kết cấu của đội ngũ, ngành kinh tế quốc dân;
- Lao động trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phân theo kết cấu của đội ngũ, các ngành công nghiệp;
- Lao động trong các ngành nông, lâm nghiệp, hải sản phân theo kết cấu của đội ngũ, các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, hải sản;
- Lao động trong ngành vận tải phân theo kết cấu của đội ngũ, các ngành vận tải;
- Lao động trong ngành thương nghiệp, ăn uống phân theo kết cấu của đội ngũ, các ngành và các hình thức kinh doanh;
- Lao động dự trữ bao gồm nội trợ, đang đi học và chưa có việc làm;
- Những người tàn tật, mất sức lao động;
- Lao động của các xí nghiệp tư nhân và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể.
4. Cuộc điều tra quy định thống nhất trong cả nước vào thời điểm 01 tháng 01 năm 1978 và hoàn thành công tác tổng hợp những chi tiêu cơ bản vào quý III năm 1978. Nếu làm sau ngày 01 tháng 01 năm 1978, cũng lấy thời điểm này để kê khai, đăng ký, tính toán.
5. Để hoàn thành tốt và đúng kỳ hạn cuộc điều tra, Thủ tướng Chính Phủ giao trách nhiệm như sau :
a) Đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phối hợp với đồng chí Bộ trưởng Bộ Lao động tổ chức công tác điều tra công nhân, viên chức Nhà nước trong cả nước và lao động xã hội ở miền Nam. Đồng chí Bộ trưởng Phủ thủ tướng phụ trách giúp Thủ tướng Chính Phủ theo dõi và lãnh đạo cuộc điều tra này.
b) Tổng cục Thống kê là cơ quan thường trực chỉ đạo điều tra, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước. Ban tổ chức của Chính Phủ, tổ chức chỉ đạo thực hiện cuộc điều tra, lập và ban hành phương án điều tra, phiếu cá nhân, các biểu tổng hợp, Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm tổ chức tổng hợp số liệu điều tra. Các Bộ và Ủy ban nói trên tham gia chỉ đạo điều tra và cử cán bộ cộng tác với Tổng cục Thống kê tiến hành và hoàn thành các cuộc điều tra.
Tổng cục Thống kê lập kế hoạch dự trù kinh phí với Bộ Tài chính để bảo đảm kinh phí cho cuộc điều tra; lập kế hoạch dự trù in để Bộ Văn hóa có kế hoạch cung cấp giấy và in tài liệu cho cuộc điều tra.
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương và các cơ quan, đơn vị của trung ương quản lý đóng tại địa phương, tiến hành công tác điều tra công nhân, viên chức Nhà nước theo phương án đã quy định. Riêng đối với miền
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần cử ra một Ban chỉ đạo điều tra do đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố làm trưởng ban để giúp Ủy ban nhân dân tổ chức chỉ đạo cuộc điều tra.
d) Mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan Đảng, đoàn thể trung ương (gọi tắt là Bộ, Tổng cục) cần chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, Tổng cục đóng tại các địa phương chấp hành việc kê khai đăng ký công nhân, viên chức Nhà nước theo kế hoạch cụ thể của địa phương, nộp phiếu kê khai cho Ủy ban nhân dân địa phương tổng hợp, đồng thời tổ chức thực hiện cuộc điều tra này tại cơ quan Bộ, Tổng cục theo đúng phương án đã quy định, gửi báo cáo toàn bộ phiếu cá nhân của cơ quan cho Tổng cục Thống kê tổng hợp.
đ) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị kinh tế, văn hóa có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hoàn thành điều tra công nhân, viên chức Nhà nước thuộc phạm vi mình quản lý theo phương án đã quy định và gửi báo cáo đầy đủ phiếu các nhân cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tổng hợp.
e) Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ lập phương án điều tra riêng kể cả phiếu đăng ký cá nhân và các loại biểu tổng hợp để tổ chức chỉ đạo thực hiện và hoàn thành cuộc điều tra công nhân, viên chức thuộc phạm vi Bộ quản lý. Trong việc này cần phối hợp với Tổng cục Thống kê để có tài liệu tổng hợp chung về lực lượng lao động kỹ thuật, công nhân viên chức Nhà nước trong cả nước. Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ sẽ có kế hoạch tiến hành điều tra và tổng hợp riêng trong toàn ngành, không theo kế hoạch chung của các tỉnh, thành phố. Sau khi hoàn thành cuộc điều tra sẽ gửi kết quả tổng hợp cho Tổng cục Thống kê.
Sau cuộc điều tra lần này, các Bộ, Tổng cục, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, đơn vị kinh tế, văn hóa cần tổ chức theo dõi sự biến động thường xuyên của lực lượng lao động khoa học, kỹ thuật, công nhân, viên chức Nhà nước và lao động xã hội nhằm tăng cường công tác quản lý, tạo điều kiện chấp hành đầy đủ các chế độ báo cáo lao động của Nhà nước.
Các Bộ, Tổng cục và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần nghiên cứu kỹ và tổ chức thi hành đầy đủ chỉ thị này, đảm bảo cho cuộc điều tra được hoàn thành đúng yêu cầu, đúng thời hạn.
| K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.