UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 444/QĐ-UBND | Điện Biên, ngày 11 tháng 5 năm 2011. |
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ, ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 10/12/2003.
Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính Phủ Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
Căn cứ Nghị định 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính Phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ công văn số 97/BXD-KTTC ngày 17/01/2008 của Bộ Xây dựng về công bố định mức kinh phí lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng,
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 105/TTr-SXD ngày 15/3/2011 và tờ trình số 321/BC-SKHĐT ngày 09/4/2011 của sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 như sau:
I. Tên đồ án: Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
II. Chủ đầu tư: Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên.
III. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
1. Đề cương nhiệm vụ quy hoạch gồm:
- Phần I: Các yếu tố tác động đến sự phát triển sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Điện Biên.
- Phần II: Hiện trạng sản xuất và dự báo nhu cầu vật liệu xây dựng tỉnh Điện Biên đến năm 2020.
- Phần III: Quy hoạch phát triển sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Điện Biên đến năm 2020.
- Phần IV: Những giải pháp chủ yếu để thực hiện phương án quy hoạch sản xuất vật liệu xây dựng.
2. Dự toán kinh phí:
- Tổng dự toán: 531.212.000 đồng.
Trong đó:
+ Chi phí lập đề cương, dự toán quy hoạch và nghiên cứu xây dựng báo cáo quy hoạch: 429.616.000 đồng.
+ Chi phí quản lý điều hành: 58.584.000 đồng.
- Nguồn vốn đầu tư: Vốn sự nghiệp hàng năm của tỉnh.
(Có đề cương, dự toán chi tiết kèm theo).
3. Tổ chức thực hiện:
- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.
- Đơn vị tư vấn lập dự án: Chủ đầu tư, tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn, có đủ tư cách pháp nhân và năng lực, thực hiện theo quy định hiện hành.
- Hình thức hợp đồng: Hợp đồng trọn gói.
- Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong năm 2010.
4. Các nội dung khác:
Trong quá trình triển khai thực hiện các bước tiếp theo của đồ án, để tránh sự trồng chéo với các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt; Sở Xây dựng (Chủ đầu tư) có trách nhiệm phối hợp với Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cùng các cơ quan liên quan cập nhật các nội dung về nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong đồ án quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2015, có xét đến năm 2020 (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số: 1053/QĐ-UBND ngày 31/8/2010) để lập, điều chỉnh dự toán kinh phí thực hiện cho phù hợp.
Điều 2. Căn cứ Quyết định này, Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đồ án quy hoạch bảo đảm tiến độ, tuân thủ các quy định hiện hành.
Các ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng trong việc lập, thẩm định và trình duyệt đồ án theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ, DỰ TOÁN
“QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VLXD TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”
(Kèm theo Quyết định số: 444/QĐ-UBND ngày 10/5/2011 của UBND tỉnh Điện Biên)
A. SỰ CẦN THIẾT, QUY MÔ VÀ CƠ SỞ LẬP ĐỀ CƯƠNG DỰ TOÁN I. Sự cần thiết của việc lập đề án
Điện Biên là tỉnh mới được tách ra từ tỉnh Lai Châu theo Nghị quyết số: 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc chia và điều chỉnh địa giới một số tỉnh. Diện tích tự nhiên của Điện Biên là 9.563 km2 và dân số năm 2009 là 493,0 ngàn người (niên giám thống kê năm 2009). Điện Biên là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh bạn như Lai Châu, Sơn La và thông qua đó tới các tỉnh trong vùng và vùng Đồng bằng sông Hồng. Điện Biên có đường biên giới chung với nước CHDCND Lào và CHND Trung Hoa. Về vị trí địa lý, Điện Biên là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giao thông cách trở nên có nhiều hạn chế trong việc thu hút đầu tư và giao lưu kinh tế. Tuy nhiên, Điện Biên có vai trò hết sức quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng đối với tỉnh nói riêng và vùng nói chung. Những năm gần đây, kinh tế của Điện Biên có bước phát triển khả quan, giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 8,9 – 9%, trong đó nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,59%/năm, công nghiệp-xây dựng tăng 15,15%/năm và dịch vụ tăng 9,2%/năm. Nguồn tài nguyên khoáng sản của Điện Biên tuy không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, nhưng tương đối đa dạng về chủng loại, như: than mỡ, vàng sa khoáng và các khoáng sản làm VLXD, như: đá vôi xi măng, sét xi măng, đá xây dựng, đá ốp lát, cát xây dựng, sét gạch ngói, cao lanh…, là điều kiện thuận lợi để Điện Biên phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp VLXD.
Ngành công nghiệp VLXD Điện Biên hiện còn nhỏ bé so với một số tỉnh trong cả nước, song hiện nay và trong các giai đoạn tới có nhiều cơ hội để phát triển cụ thể như:
- Nhu cầu VLXD của Điện Biên trong giai đoạn tới sẽ có bước tăng trưởng cao để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo quy hoạch tổng thể đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đặc biệt là với việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, nước...), phát triển đô thị, du lịch và nhà ở của nhân dân trên địa bàn tỉnh… sẽ đòi hỏi nhiều chủng loại VLXD với số lượng ngày càng tăng và Điện Biên có thể trở thành một thị trường VLXD sôi động.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD tuy không phong phú, nhưng Điện Biên có nguồn đá vôi là một lợi thế quan trọng để phát triển sản xuất xi măng – một sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp VLXD, cũng từ đó sẽ phát triển các sản phẩm sau xi măng, như: gạch ngói không nung, tấm lợp, bê tông cấu kiện (nhà ở, cột điện, ống thoát nước…), đá nhân tạo, gạch lát bê tông… góp phần quan trọng vào việc giải quyết nhu cầu các chủng loại VLXD mà Điện Biên hiện đang thiếu. Ngoài ra, Điện Biên còn có nguồn sét gạch ngói, đá, cát sỏi xây dựng, …cũng có thể khai thác để phục vụ cho nhu cầu tại chỗ với qui mô hợp lý.
Để thực hiện Nghị định số: 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý Vật liệu xây dựng, việc nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp VLXD tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là hết sức cần thiết nhằm có định hướng đúng đắn cho sự phát triển ngành VLXD của tỉnh phù hợp với đặc điểm hiện có và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển VLXD cả nước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
2. Nội dung nghiên cứu của dự án:
Đánh giá phân tích thực trạng công nghiệp sản xuất VLXD của tỉnh Điện Biên hiện nay, các yếu tố và nguồn lực tác động đến sự phát triển của ngành trong thời gian tới. Trên cơ sở đó xây dựng các phương án quy hoạch phát triển ngành từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
3. Mục tiêu của dự án:
- Đề xuất các phương án khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tiềm năng về tài nguyên khoáng sản làm VLXD, phương án phân bố sản xuất và phương án phát triển các chủng loại sản phẩm VLXD có khả năng phát triển trên địa bàn tỉnh.
- Làm công cụ quản lý nhà nước, giúp cho các nhà quản lý trong công tác điều hành phát triển ngành sản xuất VLXD phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
- Làm căn cứ cho các nhà đầu tư trong việc chuẩn bị xây dựng các kế hoạch phát triển sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh trong các giai đoạn tới.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Xuất phát từ tiềm năng khoáng sản làm VLXD, từ tập quán xây dựng của nhân dân và nhu cầu về thị trường VLXD trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận, đối tượng nghiên cứu của dự án sẽ đề cập đến tất cả các chủng loại VLXD song tập trung chủ yếu vào một số chủng loại sau:
- Xi măng;
- Vật liệu xây lợp nung và không nung;
- Đá xây dựng;
- Cát sỏi xây dựng;
- Vật liệu ốp lát;
- Bê tông các loại;
- Các loại vật liệu hữu cơ và hoá phẩm xây dựng
- Vật liệu cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của dự án quy hoạch được giới hạn trên địa bàn tỉnh Điện Biên nhằm xác định các phương án đầu tư phát triển sản xuất VLXD tại chỗ, đồng thời xác lập phương án cung ứng VLXD trong và ngoài tỉnh nhất là đối với các tỉnh lân cận trong vùng và các tỉnh biên giới thuộc Lào và Trung Quốc để mở rộng thị trường VLXD.
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN QUY HOẠCH
Phần thứ nhất:
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VLXD TỈNH ĐIỆN BIÊN
I. Các yếu tố về tự nhiên kinh tế - xã hội:
1. Đặc điểm tự nhiên.
2. Tài nguyên môi trường.
3. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội.
4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
II. Nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD.
1. Đánh giá chung về tình hình phân bố TNKS làm VLXD.
2. Giới thiệu các mỏ khoáng sản làm VLXD lớn và đánh giá khả năng sử dụng từng chủng loại khoáng sản làm VLXD.
III. Nguồn lực về lao động:
1. Lực lượng và chất lượng của đội ngũ lao động của tỉnh hiện tại và dự báo đến năm 2020.
2. Số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động trong ngành VLXD và khả năng đáp ứng nhu cầu lao động cho ngành VLXD trong giai đoạn tới.
Phần thứ hai
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ DỰ BÁO NHU CẦU VLXD TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020
I. Hiện trạng sản xuất VLXD.
1. Một số chỉ tiêu tổng hợp của ngành VLXD.
2. Năng lực sản xuất và sản lượng VLXD.
3. Thực trạng sản xuất VLXD (Thực trạng sản xuất và tiêu thụ VLXD ở các cơ sở sản xuất VLXD và ở các huyện thị…).
4. Đánh giá về tình hình sản xuất VLXD (chủng loại và chất lượng sản phẩm, công nghệ sản xuất, thị trường tiêu thụ và cung ứng VLXD, khai thác chế biến nguyên liệu… vấn đề môi trường trong sản xuất VLXD, về công tác quản lý sản xuất VLXD).
II. Dự báo thị trường VLXD đến năm 2020.
1. Xu hướng phát triển thị trường VLXD ở Điện Biên và các tỉnh lân cận trong giai đoạn tới.
2. Đánh giá khả năng phát triển sản xuất các chủng loại VLXD trên địa bàn tỉnh trong các giai đoạn tới; khả năng cạnh tranh với các mặt hàng từ thị trường bên ngoài vào.
III. Dự báo nhu cầu VLXD đến năm 2020.
1. Các căn cứ sử dụng để xây dựng dự báo nhu cầu.
2. Các phương pháp xác định nhu cầu đối với từng chủng loại VLXD.
3. Tổng hợp, lựa chọn phương án nhu cầu có tính khả thi nhất cho các giai đoạn: Từ nay đến 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.
Phần thứ ba
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VLXD TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.
I. Quy hoạch phát triển công nghiệp VLXD tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2020.
1. Quan điểm và mục tiêu.
1.1. Quan điểm.
1.2. Mục tiêu.
2. Phương án quy hoạch.
Phương án phát triển sản xuất VLXD của tỉnh đến năm 2020 đề cập đến từng chủng loại VLXD, mỗi chủng loại đi sâu vào các nội dung chính:
- Phương án tổ chức sắp xếp lại các cơ sở sản xuất VLXD hiện có.
- Phương án đầu tư mở rộng.
- Phương án đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất VLXD kể cả các cơ sở có qui mô và công nghệ thích hợp áp dụng cho các vùng nông thôn theo phương thức tự sản tự tiêu.
- Phương án cung ứng sản phẩm VLXD trong tỉnh, trong vùng và ngoài vùng.
- Định hướng về khả năng sử dụng khoáng sản làm VLXD trên những địa bàn cụ thể, xác định các khu vực cấm, tạm cấm khai thác tài nguyên và sản xuất VLXD.
Trong từng phương án cần xác định các yêu cầu cụ thể:
+ Địa điểm triển khai;
+ Công suất thiết kế và phương án sản phẩm;
+ Công nghệ sử dụng;
+ Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu;
+ Tiến độ thực hiện;
+ Vốn đầu tư;
+ Thị trường tiêu thụ.
Trên cơ sở tính toán của các phương án trên, tổng hợp về năng lực sản xuất, nhu cầu về nguồn vốn đầu tư, nhu cầu nguyên nhiên liệu, năng lượng, lực lượng lao động cho sản xuất VLXD để cân đối liên ngành.
3. Tổng hợp các phương án quy hoạch.
II. Định hướng phát triển sản xuất VLXD tỉnh Điện Biên đến năm 2030
1. Dự báo nhu cầu VLXD đến năm 2030.
2. Định hướng phát triển VLXD đến năm 2030.
Phần thứ tư
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SẢN XUẤT VLXD VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Những giải pháp chủ yếu.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây dựng.
- Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản để phục vụ cho yêu cầu phát triển VLXD trên địa bàn tỉnh.
- Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật lành nghề, kết hợp với việc phát triển khoa học công nghệ VLXD để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành trong tương lai.
- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường để thúc đẩy sản xuất VLXD và thống nhất quản lý Nhà nước đối với toàn ngành sản xuất và kinh doanh VLXD trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển các ngành kinh tế trong đó có ngành sản xuất VLXD.
- Bảo vệ môi trường trong sản xuất VLXD.
II. Tổ chức thực hiện:
Đề xuất những nhiệm vụ cơ bản của sở xây dựng các sở, ban ngành trong tỉnh, UBND thành phố, các huyện thị và các đơn vị sản xuất, khai thác chế biến khoáng sản trong việc triển khai thực hiện phát triển VLXD đã được UBND tỉnh phê duyệt.
B. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN.
1. Báo cáo chính: Quy hoạch phát triển công nghiệp VLXD tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
2. Phụ lục: Khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
3. Bản đồ tỷ lệ 1/100.000 để báo cáo trong các hội nghị và bản đồ A3 trong các tập báo cáo của dự án, thể hiện các nội dung sau:
4. Sơ đồ phân bố TNKS làm VLXD tỉnh Điện Biên.
5. Sơ đồ Quy hoạch phát triển công nghiệp VLXD tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2020.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
- Cơ quan quản lý dự án: UBND tỉnh Điện Biên.
- Cơ quan chủ đầu tư: Sở Xây dựng Điện Biên.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Viện VLXD - Bộ Xây dựng.
- Cơ quan thẩm định và phê duyệt dự án: UBND tỉnh Điện Biên.
D. KINH PHÍ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN.
Kinh phí lập quy hoạch: 531.212 đồng (Năm trăm ba mươi mốt triệu, hai trăm mười hai ngàn đồng chẵn).
ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHO CÁC KHOẢN MỤC CHI CỦA DỰ ÁN
TT | Nội dung công việc | Chi phí tối đa (%) | (Triệu đồng) |
| Tổng kinh phí dự án |
| 531,212 |
| Thuế VAT= 10% x (I + II) |
| 42,962 |
| Kinh phí thực hiện | 100 | 488,250 |
I | Chi phí cho công việc chuẩn bị đề cương nghiên cứu và các công việc tổ chức thực hiện. | 2 | 9,764 |
1 | Chi phí xây dựng đề cương và trình duyệt đề cương | 1,6 | 7,811 |
1.1 | Xây dựng đề cương nghiên cứu | 1 | 4,882 |
1.2 | Hội thảo xin ý kiến chuyên gia thống nhất đề cương | 0,6 | 2.929 |
2 | Lập dự toán kinh phí theo đề cương trình duyệt | 0,4 | 1,953 |
II | Chi phí nghiên cứu xây dựng báo cáo quy hoạch. | 86 | 419,852 |
1 | Chi phí thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu | 8 | 39,056 |
2 | Chi phí thu thập bổ sung về số liệu, tư liệu theo yêu cầu của QH | 4 | 19,528 |
3 | Chi phí khảo sát thực tế | 20 | 97,640 |
4 | Chi phí thiết kế quy hoạch | 54 | 263,628 |
4.1 | Phân tích đánh giá vai trò vị trí ngành | 1 | 4,882 |
4.2 | Phân tích dự báo các yếu tố phát triển ngành | 4 | 19,528 |
4.3 | Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố ngành | 4 | 19,528 |
4.4 | Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển ngành | 3 | 14,646 |
4.5 | Nghiên cứu đề xuất các phương án phát triển | 6 | 29,292 |
4.6 | Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu | 20 | 97,646 |
| a) XD các phương án và giải pháp phát triển ngành | 5 | 24,410 |
| b) XD phương án phát triển đào tạo nguồn nhân lực | 1 | 4,882 |
| c) XD các phương án và giải pháp phát triển KHCN | 1 | 4,882 |
| d) XD các phương án và giải pháp bảo vệ môi trường | 1,5 | 7,323 |
| đ) XD các phương án tính toán nhu cầu và vốn đầu tư | 4 | 19,528 |
| e) Xây dựng chương trình các dự án đầu tư | 1,5 | 7,323 |
| g) Xây dựng phương án quy hoạch khu vực sản xuất | 3 | 14,646 |
| h) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện | 3 | 14,646 |
4.7 | Xây dựng báo cáo tổng hợp và các báo cáo liên quan | 8 | 39,056 |
| a) XD báo cáo đề dẫn | 1 | 4,882 |
| b) XD báo cáo tổng hợp | 6 | 29,292 |
| c) XD báo cáo tóm tắt | 0,6 | 2.929 |
| d) XD văn bản trình thẩm định | 0,2 | 0,9764 |
| e) XD văn bản trình phê duyệt dự án | 0,2 | 0,9764 |
4.8 | Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch | 8 | 39,056 |
III | Chi phí quản lý điều hành. | 12 | 58,584 |
1 | Chi phí quản lý dự án | 3 | 14,646 |
2 | Chi phí hội thảo xin ý kiến chuyên gia | 2 | 9,764 |
3 | Chi phí thẩm định và hoàn thiện báo cáo | 2 | 9,764 |
4 | Chi phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược | 2 | 9,764 |
5 | Chi phí công bố quy hoạch | 3 | 14,646 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.