BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 439-BCNNG/KT4 | Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 1966 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHẾ ĐỘ PHÂN CẤP QUẢN LÝ KỸ THUẬT AN TOÀN NỒI HƠI VÀ BÌNH CHỊU ÁP LỰC
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG
Căn cứ Nghị định số 183-CP ngày 02/11/1961 của Hội đồng Chính phủ quy định quyền hạn, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Công nghiệp nặng;
Căn cứ tình hình sản xuất trong thời chiến;
Căn cứ trình độ kinh nghiệm của cơ sở về mặt quản lý kỹ thuật an toàn nồi hơi và bình chịu áp lực,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành chế độ phân cấp quản lý kỹ thuật an toàn nồi hơi và bình chịu áp lực như sau:
a) Cơ sở tự quản lý,
b) Công ty quản lý cơ sở trực thuộc,
c) Bộ quản lý.
Điều 2. Các đơn vị được phân cấp sẽ đảm nhiệm những nhiệm vụ sau đây:
a) Về nồi hơi
1. Khám xét trong và ngoài các nồi hơi đang sử dụng quy định trong điều 91 của điều lệ chế tạo và sử dụng nồi hơi của Bộ ban hành ngày 11/7/1960;
2. Nghiệm thử định kỳ theo quy định của các điều 86, 87, 88, 89, 90 của điều lệ chế tạo và sử dụng nồi hơi các nồi hơi cố định, di động và bán di động và nồi hơi đầu tầu hỏa có công suất đến 100kg/giờ và áp suất đến 12at;
3. Nghiệm thử bất thường các nồi hơi công suất lớn hơn 1000kg/giờ sau khi sửa chữa trong trường hợp thanh tra nồi hơi của Bộ không có điều kiện giải quyết kịp thời;
4. Điều tra các vụ nổ nồi không gây tai nạn lao động thuộc loại II quy định trong Thông tư số 33-BCNNg/GS ngày 25/1/1962 của Bộ quy định nghiệp vụ công tác kiểm tra kỹ thuật an toàn.
b) Về bình chịu áp lực
1. Khám xét và nghiệm thử các bình mới lắp đã thử tại nhà máy chế tạo nhưng quá trình lắp ráp có tiến hành hàn và cán các bộ phận chịu áp lực, trừ các bình làm việc có môi trường ăn mòn, độc, cháy và nổ (không kể máy sinh khí a-xê-ti-len);
2. Khám xét và nghiệm thử định kỳ tất cả các bình trừ những cái chịu áp lực của môi trường ăn mòn, độc, cháy và nổ (không kể máy sinh khí a-xê-ti-len);
3. Khám xét và nghiệm thử đột xuất các bình ở các trường hợp dưới đây trừ các bình chịu áp lực của môi trường ăn mòn, độc, cháy và nổ (không kể máy sinh khí a-xê-ti-len):
- Khi sửa chữa có hàn vá, hàn đắp và thay tôn,
- Khi sử dụng các bình đã ngừng hoạt động trên một năm,
- Khi rời bình đi lắp nơi khác,
- Khi phát hiện trạng thái kỹ thuật bình không đảm bảo an toàn lao động;
4. Điều tra các vụ nổ bình thuộc loại II.
Điều 3. Đối với các đơn vị được phân cấp, Vụ Kỹ thuật có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn thi hành các quy phạm an toàn nồi hơi và bình, đồng thời tổ chức thực hiện các chế độ khám nghiệm kỹ thuật chưa phân cấp cho đơn vị nói trên cụ thể:
a) Nghiệm thử các bình và nồi hơi mới chế tạo,
b) Nghiệm thử định kỳ các nồi hơi có công suất trên 1000kg/giờ, áp suất làm việc trên 12 at và các bình chịu áp lực của môi trường ăn mòn, độc, cháy và nổ.
c) Điều tra các sự cố nổ nồi và bình có hoặc không có gây tai nạn lao động thuộc loại I.
Điều 4. Trong bước đầu, các cơ quan và xí nghiệp dưới đây được phân cấp quản lý:
1. Tổng công ty than Quảng Ninh quản lý tất cả nồi hơi và bình chịu áp lực của cơ sở trực thuộc và cơ sở thuộc hai công ty than Hồng Gai và Cẩm Phả theo điều 2.
2. Công ty gang thép Bắc Thái quản lý tất cả các cơ sở trực thuộc theo điều 2.
3. Nhà máy điện Vinh tự quản lý thiết bị chịu áp lực của mình đúng theo điều 2. | |
4. Trường công nhân Vinh | - nt - |
5. Nhà máy điện Thanh Hóa | - nt - |
6. Nhà máy điện Lao Cai | - nt - |
7. Nhà máy điện Hải Phòng | - nt - |
8. Nhà máy điện Uông Bí | - nt - |
9. Nhà máy điện cột 5 | - nt - |
10. Nhà máy điện Yên Phụ | - nt - |
11. Nhà máy điện Cao Ngạn | - nt - |
12. Nhà máy Su-pe phốt-phát Lâm Thao | - nt - |
13. Nhà máy thủy tinh Hải Phòng | - nt - |
14. Nhà máy xi măng Hải Phòng | - nt - |
16. Nhà máy Sở Cung cấp điện khu vực I Hà Nội | - nt - |
17. Nhà máy Sở Cung cấp điện khu vực II Hải Phòng | - nt - |
18. Mỏ Vĩnh Thịnh | - nt - |
19. Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo | - nt - |
20. Nhà máy cơ khí Hà Nội | - nt - |
21. Nhà máy điện cơ | - nt - |
22. Nhà máy dưỡng khí Yên Viên | - nt - |
23. Nhà máy ngói xi măng | - nt - |
24. Nhà máy xe đạp Thống Nhất | - nt - |
Điều 5. Các đơn vị khác chưa được phân cấp quản lý đều do Bộ quản lý toàn diện như cũ.
Điều 6. Mỗi đơn vị được phân cấp phải cử một cán bộ kỹ thuật hoặc công nhân có kinh nghiệm về nồi hơi để phụ trách công việc ghi trên điều 2. Các cán bộ kỹ thuật và công nhân này chỉ được thi hành nhiệm vụ khi nào được Bộ xét duyệt quyết định.
Điều 7. Các đơn vị được phân cấp phải tạo điều kiện cho cán bộ hoặc công nhân nói trên điều 6 làm đầy đủ nhiệm vụ ghi trên điều 2 như một cán bộ thanh tra được Bộ ủy nhiệm.
Điều 8. Vụ Kỹ thuật, Vụ Tổ chức giáo dục có trách nhiệm giúp Bộ xét duyệt danh sách cán bộ thanh tra được đơn vị đề cử và đôn đốc, hướng dẫn cụ thể các đơn vị được phân cấp thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Điều 9. Ông Chánh Văn phòng Bộ, các ông Giám đốc các vụ, cục, tổng công ty, công ty và các ông Giám đốc xí nghiệp chịu trách nhiệm thi hành bản quyết định này kể từ ngày 01/8/1966.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.