UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4315/2006/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 14 tháng 12 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; giám đốc, thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan; chủ tịch UBND các huyện, thành phố; chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2006/QĐ-UBND ngày tháng 12 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
2. Đối tượng áp dụng:
Áp dụng đối với mọi đối tượng có liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa bao gồm: cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng, cơ quan quản lý đất đai, chính quyền địa phương các cấp (huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn), các hộ gia đình và cá nhân.
Điều 2. Giải thích từ ngữ:
a) Nghĩa địa: là khu đất dành cho việc chôn cất người chết.
- Khu hung táng: khu vực chôn cất người chết.
- Khu cát táng: khu vực chôn cất hài cốt người chết; nhà bảo quản hài cốt người chết và hỏa táng.
b) Nghĩa trang (nghĩa trang nhân dân): là nghĩa địa có tổ chức và quản lý (có các công trình hạ tầng bao gồm: tường rào bảo vệ, nhà quản trang, đường nội bộ, rãnh thoát nước xung quanh, hệ thống cây xanh, bãi để xe, bể đốt rác, đài tượng niệm; có người quản trang...);
c) Nghĩa trang, nghĩa địa thuộc diện phải đóng cửa: là những nghĩa trang, nghĩa địa không được phép tiếp tục chôn cất người chết.
d) Nhà quản trang: là nhà dành cho người quản lý nghĩa trang ở được xây dựng trong khuôn viên đất nghĩa trang.
đ) Hung táng: là công việc chôn cất người chết. Mộ hung táng: Phần đất được đào, đắp để chôn cất người chết.
e) Cát táng: công việc chuyển hài cốt người chết từ khu hung táng sang khu cát táng.
h) Hỏa táng: thiêu xác, hài cốt người chết, giữ lấy tro.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa:
1. Việc bố trí các khu đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa mới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nghiêm cấm việc quy hoạch và xây dựng các phần mộ trong nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc xây dựng không được phép của chính quyền địa phương, lấn chiếm đất đai.
3. Khu đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải bố trí thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất (hung táng, cát táng), thăm viếng, đảm bảo vệ sinh môi trường và tiết kiệm đất. Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng và thành lập các công viên nghĩa trang, nhà quản lý, bảo quản hài cốt người chết sau hỏa táng ở khu vực đô thị.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Quản lý quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa:
1. Quy hoạch sử dụng đất:
a) Các nghĩa trang, nghĩa địa thuộc diện phải đóng cửa không được phép tiếp tục mở rộng, chỉ được tận dụng phần đất dự trữ còn lại trong khuôn viên để cát táng.
b) Các mộ phần nằm rải rác không theo quy hoạch khuyến khích quy tập về các nghĩa trang, nghĩa địa tập trung nằm trong quy hoạch của các xã, thị trấn.
2. Quy hoạch xây dựng:
a) Các phần mộ hung táng và cát táng phải bố trí theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xây dựng phải theo mẫu thống nhất, đảm bảo mỹ quan (đối với các nghĩa trang, nghĩa địa quy hoạch mới). Riêng các nghĩa trang, nghĩa địa cũ được phép mở rộng cần quy hoạch lại đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường.
b) Trong khuôn viên nghĩa trang nghĩa địa phải quy hoạch riêng từng khu (hung táng, cát táng) riêng biệt, tùy điều kiện quỹ đất của địa phương có thể quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa riêng biệt cho hung táng và cát táng.
c) Nghĩa trang, nghĩa địa quy hoạch mới phải bố trí ở nơi xa khu dân cư (tối thiểu là 500 mét), xa các trục đường giao thông chính và được đặt ở vị trí có địa hình cao hơn khu vực xung quanh.
d) Chiều cao các ngôi mộ không quá 01,5 mét.
đ) Khi xây dựng, cải tạo, nâng cấp phần mộ phải xin phép đơn vị quản lý nghĩa trang, nghĩa địa.
e. Nghĩa trang, nghĩa địa phải có tường rào bảo vệ, nhà quản trang, các công trình hạ tầng bao gồm: đường nội bộ, rãnh thoát nước xung quanh, hệ thống cây xanh, bãi để xe, bể đốt rác, đài tưởng niệm.
Điều 5. Định mức sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa:
1. Đất dành cho mộ hung táng có cát táng:
a) Diện tích một mộ hung táng có cát táng: 01,5 m x 02,7 m = 04,05 m2;
b) Khoảng cách giữa các hàng mộ: 01,0 mét;
c) Khoảng cách giữa các mộ trong cùng một hàng: 0,7 mét;
d) Độ sâu đào từ 01,5 mét đến 02,0 mét (tùy theo địa chất nền đất);
2. Đất dành cho mộ sau cát táng, mộ sau hỏa táng:
a) Diện tích một mộ cát táng: 01,0 m x 01,5 m = 01,5 m2;
b) Khoảng cách giữa các hàng mộ: 01,0 mét;
c) Khoảng cách giữa các mộ trong cùng một hàng: 0,5 mét;
d) Độ sâu đào mộ không quá 01,0 mét.
3. Đất dành cho mộ hung táng không cát táng (dành cho người chết theo các tôn giáo có phong tục không cát táng hoặc những địa phương có phong tục không cát táng): phải quy hoạch thành khu riêng nằm trong nghĩa trang, nghĩa địa chung của địa phương.
a) Diện tích một mộ hung táng không cát táng: 01,3 m x 02,5 m = 03,25 m2.
b) Khoảng cách giữa các hàng mộ: 01,0 mét.
c) Khoảng cách giữa các mộ trong cùng một hàng: 0,5 mét.
d) Độ sâu đào tối thiểu 02,0 mét.
Điều 6. Thời gian cát táng, quản lý sử dụng đất sau cát táng:
1. Thời gian cát táng:
Đảm bảo tối thiểu từ 03 năm (36 tháng) kể từ khi hung táng;
2. Quản lý đất khu hung táng sau cát táng:
Khu đất sau khi cát táng phải được vệ sinh sạch sẽ, rác thải phải đem đốt sau đó san lấp thành mặt bằng, sau thời gian tối thiểu 03 năm (36 tháng) nền đất ổn định mới được đưa vào tái sử dụng cho việc hung táng.
Điều 7. Quản lý xây dựng hạ tầng:
1. Hạ tầng bao gồm: đường nội bộ, hệ thống thoát nước, bể đốt rác, nhà quản trang.v.v. do chính quyền địa phương sở tại thực hiện theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm.
2. Khi hung táng hoặc cát táng đều phải được đơn vị quản trang đồng ý.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH CHUYÊN MÔN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, CẤP XÃ.
Điều 8. Trách nhiệm của các ngành chuyên môn:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường: có trách nhiệm kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đảm bảo vệ sinh môi trường đối với các nghĩa trang nghĩa địa trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Xây dựng: có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chi tiết và xây dựng các phần mộ của các nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh.
Điều 9. UBND cấp huyện:
1. Kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai, vệ sinh môi trường, quy hoạch chi tiết và xây dựng các phần mộ của các nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn huyện, thành phố.
2. Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn lập quy hoạch bố trí đất nghĩa trang, nghĩa địa trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, xem xét chỉ đạo việc quy hoạch chi tiết xây dựng, và quyết định đóng cửa các nghĩa trang, nghĩa địa tập trung không đảm bảo vệ sinh môi trường đồng thời phê duyệt các quy hoạch trên.
Điều 10. UBND cấp xã:
1. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch chi tiết xây dựng các nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa sau khi được UBND cấp huyện phê duyệt để nhân dân địa phương biết thực hiện.
3. Xây dựng quy chế quản lý sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa cụ thể trên địa bàn mình phụ trách, tuyên truyền vận động nhân dân chấm dứt tình trạng tự ý hung táng, cát táng ngoài quy hoạch các khu nghĩa trang, nghĩa địa tập trung được duyệt và đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức tại Điều 5 của Quy định này.
4. Chỉ đạo các đơn vị quản trang thực hiện theo qui chế hiện hành.
Chương IV
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 11. Xử lý vi phạm hành chính:
1. Cơ quan xử lý vi phạm hành chính: là chính quyền cấp xã.
2. Đối tượng xử phạt: các cá nhân, đơn vị có vi phạm đều phải xử lý hành chính theo quy định hiện hành trong lĩnh vực quản lý đất đai, bảo vệ môi trường và xây dựng.
Điều 12. Mức xử phạt:
Tùy theo đối tượng và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hoặc kỷ luật hành chính theo quy định hiện hành.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có những nội dung chưa phù hợp các địa phương phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để UBND tỉnh xem xét, bổ sung điều chỉnh./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.