ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 429/QĐ-UBDT | Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ ĐỢT 4 (LẦN 2) CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 "NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ CẤP BÁCH VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030", ĐẶT HÀNG ĐỂ ĐƯA RA TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1641/QĐ-BKHCN ngày 29/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030", mã số CTDT/16-20;
Căn cứ Quyết định số 641/QĐ-UBDT ngày 20/11/2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Quy chế tổ chức quản lý hoạt động Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030", mã số CTDT/16-20;
Căn cứ các Biên bản họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ năm 2017 của Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030", nội dung 1: "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số" và nội dung 2 “Những vấn đề về chính sách dân tộc”, họp ngày 22/3/2017;
Căn cứ Văn bản số 1960/BKHCN-XHTN ngày 16/6/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc thống nhất danh mục nhiệm vụ đề xuất thực hiện đợt 4 của Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030";
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổng hợp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục 07 nhiệm vụ đợt 4 (lần 2) của Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030" (gọi tắt là Chương trình) đặt hàng để đưa ra tuyển chọn, giao trực tiếp (có danh mục nhiệm vụ kèm theo).
Điều 2. Vụ Tổng hợp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chương trình: tổ chức thông báo nội dung nhiệm vụ nêu tại Điều 1 trên các phương tiện thông tin đại chúng; triển khai, thực hiện tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì các nhiệm vụ theo Quy chế tổ chức quản lý hoạt động của Chương trình và các quy định hiện hành có liên quan.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Chủ trì Chương trình, Chánh Văn phòng Chương trình và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
DANH MỤC NHIỆM VỤ ĐỢT 4 (LẦN 2)
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2020 “NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ CẤP BÁCH VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030”, ĐẶT HÀNG ĐỂ ĐƯA RA TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP
(Kèm theo Quyết định số: 429/QĐ-UBDT, ngày 18/7/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
TT | Tên đề tài | Định hướng mục tiêu | Yêu cầu đối với kết quả | Phương thức tổ chức thực hiện | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
1 | Giải pháp cơ bản nhằm giảm nghèo bền vững ở vùng DTTS và miền núi đến năm 2030 | - Hệ thống hóa lý luận về giảm nghèo bền vững vùng DTTS và miền núi. - Làm rõ kết quả, hiệu quả, tác động của các chính sách giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi từ năm 1986 đến nay. - Nhận diện những vấn đề cơ bản, cấp bách trong công tác giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi nước ta hiện nay. - Đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm giảm nghèo bền vững ở vùng DTTS và miền núi đến năm 2030 | 1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm: - Xác định được khung lí thuyết về nghiên cứu giảm nghèo bền vững ở vùng DTTS và miền núi; kinh nghiệm mô hình, chính sách của một số quốc gia trong giảm nghèo đối với DTTS và miền núi. - Đánh giá kết quả, hiệu quả, tác động của các chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đối với vùng DTTS và miền núi từ 1986 đến nay. - Nhận diện những vấn đề cơ bản, cấp bách trong công tác giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi nước ta hiện nay. - Dự báo xu hướng, diễn biến, ảnh hưởng của vấn đề nghèo ở vùng DTTS và miền núi trong thời gian tới. - Đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm giảm nghèo bền vững ở vùng DTTS và miền núi đến năm 2030 2. Yêu cầu về áp dụng kết quả: - Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan. 3. Yêu cầu phổ biến kết quả: - Xuất bản 01 sách chuyên khảo; - Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong đó có 01 bài báo quốc tế. - Cung cấp thông tin, tài liệu góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc; - Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học. | 1 |
|
|
| ||||
2 | Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển con người vùng DTTS đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa | - Làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển con người vùng DTTS đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. - Làm rõ kết quả, hiệu quả, tác động của các chính sách liên quan đến phát triển con người từ đổi mới đến nay. - Đề xuất các quan điểm, giải pháp, chính sách cơ bản nhằm phát triển con người vùng DTTS đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. | 1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm: - Hệ thống hóa và xác định rõ cơ sở lý luận nghiên cứu về phát triển con người nói chung và phát triển con người vùng DTTS nói riêng trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. - Nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm chính sách về phát triển con người vùng DTTS trên thế giới và vận dụng cho Việt Nam. - Đánh giá, phân tích kết quả, hiệu quả, tác động của các chính sách liên quan đến phát triển con người vùng DTTS, từ năm 1986 đến nay. - Phân tích đánh giá các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nói chung và vùng DTTS nói riêng đến năm 2030. Xác định những yêu cầu cần phải đáp ứng đối với phát triển con người vùng DTTS (khung năng lực và hệ tiêu chí đánh giá). - Nhận diện và phân tích những vấn đề cơ bản và cấp bách về phát triển con người vùng DTTS hiện nay. - Dự báo xu hướng vận động và các nhân tố tác động liên quan đến phát triển con người vùng DTTS ở nước ta trong thời gian tới. - Đề xuất các quan điểm, giải pháp, chính sách cơ bản, cấp bách nhằm phát triển con người vùng DTTS đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2. Yêu cầu về áp dụng kết quả: - Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan. 3. Yêu cầu phổ biến kết quả: - Xuất bản 01 sách chuyên khảo; - Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 1 bài báo quốc tế. - Cung cấp thông tin, tài liệu, góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc; - Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học | Tuyển chọn |
|
3 | Tác động của suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đến đời sống của các DTTS ở Việt Nam hiện nay | - Làm rõ thực trạng, tác động ảnh hưởng của suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đến đời sống của các DTTS ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. - Đề xuất quan điểm, giải pháp, chính sách phù hợp, hiệu quả nhằm kiểm soát và hạn chế tác động của suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đến đời sống của các DTTS ở Việt Nam trong thời gian tới. | 1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động của suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đến đời sống của các DTTS; xác định khung lý thuyết nghiên cứu tác động của suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đến đời sống của các DTTS; bài học cho Việt Nam qua kinh nghiệm về giải pháp, chính sách, mô hình của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới về kiểm soát và hạn chế tác động của suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đến đời sống của các DTTS; - Làm rõ thực trạng tác động của suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đến đời sống (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...) của các DTTS ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay; - Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu ở vùng DTTS ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay; - Dự báo xu hướng và tác động của suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu ở vùng DTTS ở Việt Nam đến đời sống của các DTTS ở Việt Nam trong thời gian tới. - Đề xuất quan điểm, giải pháp, chính sách, mô hình phù hợp, hiệu quả nhằm kiểm soát và hạn chế tác động của suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đến đời sống của các DTTS ở Việt Nam trong thời gian tới. 2. Yêu cầu về áp dụng kết quả: - Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan. 3. Yêu cầu phố biển kết quả: - Xuất bản 01 sách chuyên khảo; - Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 01 bài báo quốc tế. - Cung cấp thông tin, tài liệu, góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc; - Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học. | Tuyển chọn |
|
4 | Những giải pháp cơ bản và cấp bách về chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số nước ta hiện nay. | - Làm rõ kết quả, hiệu quả, tác động, của các chính sách về chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS nước ta từ năm 1986 đến nay. - Làm rõ những vấn đề cơ bản và cấp bách về chăm sóc sức khỏe đồng bào DTTS số nước ta hiện nay - Đề xuất quan điểm, giải pháp, góp phần hoàn thiện chính sách chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS ở nước ta đến năm 2030. | 1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS; những vấn đề cơ bản và cấp bách về chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS; xác định khung lý thuyết về những vấn đề cơ bản và cấp bách về chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS, khung phân tích hiệu quả, tác động chính sách y tế; kinh nghiệm chính sách, mô hình của một số quốc gia trên thế giới về chăm sóc sức khỏe cho người DTTS. - Đánh giá hiệu quả, tác động chính sách chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào DTTS từ năm 1986 đến nay. - Nhận diện, phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản và cấp bách về chăm sóc sức khỏe đồng bào DTTS số nước ta hiện nay. - Dự báo những vấn đề về chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS trong thời gian tới. - Đề xuất quan điểm, giải pháp, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS ở nước ta đến năm 2030. 2. Yêu cầu về áp dụng kết quả: Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan. 3. Yêu cầu phổ biến kết quả: - Xuất bản 01 sách chuyên khảo; - Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 01 bài báo quốc tế - Cung cấp thông tin, tài liệu, góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc; - Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học. | Tuyển chọn |
|
5 | Các giải pháp cơ bản, cấp bách nhằm phát triển thị trường ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam. | - Làm rõ kết quả, hiệu quả, tác động của các chính sách phát triển thị trường ở vùng DTTS và miền núi nước ta, từ năm 1986 đến nay. - Nhận diện những vấn đề cơ bản, cấp bách trong phát triển thị trường vùng DTTS và miền núi nước ta hiện nay. - Đề xuất quan điểm, hệ thống các giải pháp, chính sách cơ bản nhằm tiếp tục tạo lập, hoàn thiện và phát triển thị trường đối với vùng DTTS và miền núi theo hướng bền vững. | 1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển thị trường (hàng hóa, dịch vụ; lao động, tài chính; khoa học và công nghệ...) ở vùng DTTS và miền núi; xác định khung lý thuyết nghiên cứu phát triển thị trường ở vùng DTTS và miền núi; bài học kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển thị trường ở vùng DTTS và miền núi. - Đánh giá kết quả, hiệu quả, tác động của chính sách phát triển thị trường (hàng hóa, dịch vụ; lao động; tài chính; khoa học và công nghệ...) ở vùng DTTS và miền núi nước ta từ năm 1986 đến nay. - Nhận diện những vấn đề cơ bản, cấp bách về thị trường (hàng hóa, dịch vụ; lao động; tài chính; khoa học và công nghệ...) ở vùng DTTS và miền núi nước ta hiện nay. - Dự báo nhu cầu phát triển thị trường (hàng hóa, dịch vụ; lao động; tài chính; khoa học và công nghệ...) ở vùng DTTS và miền núi đến năm 2030. - Đề xuất quan điểm, giải pháp, chính sách cơ bản, cấp bách nhằm phát triển thị trường (hàng hóa, dịch vụ; lao động; tài chính; khoa học và công nghệ...) vùng DTTS và miền núi đến năm 2030. 2. Yêu cầu về áp dụng kết quả: Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan. 3. Yêu cầu phổ biến kết quả: - Xuất bản 01 sách chuyên khảo; - Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 01 bài báo quốc tế - Cung cấp thông tin, tài liệu, góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc; - Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học. | Tuyển chọn |
|
6 | Giải pháp cơ bản, cấp bách phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta hiện nay. | - Làm rõ những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch đối với vùng DTTS và miền núi nước ta từ năm 1986 đến nay. - Đề xuất các giải pháp cơ bản, cấp bách nhằm phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch đối với vùng DTTS, miền núi nước ta. | 1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm: - Xác định cơ sở lý luận và khung lý thuyết, công cụ nghiên cứu về phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch đối với vùng DTTS và miền núi; kinh nghiệm của một số quốc gia trong phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch đối với vùng DTTS và miền núi. - Nhận diện, đánh giá thực trạng âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch đối với vùng DTTS và miền núi nước ta từ năm 1986 đến nay; - Đánh giá kết quả, hiệu quả, tác động của các giải pháp phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch đối với vùng DTTS và miền núi của nhà nước ta từ năm 1986 đến nay. - Dự báo tình hình vùng DTTS, miền núi; nhân tố tác động trong và ngoài nước đến vùng DTTS và miền núi; âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch đối với vùng DTTS và miền núi nước ta trong thời gian tới. - Đề xuất các giải pháp cơ bản, cấp bách nhằm phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch đối với vùng DTTS và miền núi nước ta. 2. Yêu cầu về áp dụng kết quả: Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan. 3. Yêu cầu phổ biến kết quả: - Xuất bản 01 sách chuyên khảo; - Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 01 bài báo quốc tế; - Cung cấp thông tin, tài liệu, góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc; - Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học. | Giao trực tiếp Học viện chính trị Công an nhân dân |
|
7 | Những vấn đề cấp bách trong thực hiện tái định cư ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta hiện nay | - Làm rõ kết quả, hiệu quả, tác động, của các chính sách tái định cư ở vùng DTTS và miền núi từ năm 1986 đến nay. - Làm rõ những vấn đề cơ bản, cấp bách trong thực hiện tái định cư ở vùng DTTS và miền núi nước ta hiện nay. - Đề xuất quan điểm, giải pháp, góp phần hoàn thiện chính sách tái định cư ở vùng DTTS và miền núi nước ta đến năm 2030. | 1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về những vấn đề cơ bản, cấp bách trong thực hiện tái định cư ở vùng DTTS và miền núi; xác định khung lý thuyết nghiên cứu những vấn đề cấp bách trong thực hiện tái định cư ở vùng DTTS và miền núi; kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong thực hiện tái định cư ở vùng DTTS và miền núi. - Đánh giá thực trạng đời sống kinh tế, việc làm, thu nhập; kết cấu hạ tầng kỹ thuật; sinh kế; đời sống văn hóa; các vấn đề xã hội, quan hệ dân tộc, môi trường... của người dân sau khi tái định cư ở vùng DTTS&MN từ năm 1986 đến nay. - Đánh giá kết quả, hiệu quả các cơ chế, chính sách nhằm giải quyết, bảo đảm lợi ích cho người dân sau tái định cư (đền bù, duy trì và bảo đảm sinh kế, việc làm, thu nhập; bảo đảm văn hóa, giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội cơ bản khác, môi trường, ...); Đánh giá tính bền vững của các mô hình tái định cư... ở vùng DTTS&MN từ năm 1986 đến nay. - Nhận diện những vấn đề cấp bách trong thực hiện tái định cư ở vùng DTTS và miền núi nước ta hiện nay (Các vấn đề về thực trạng đời sống KT-XH và các vấn đề chính sách...). - Dự báo xu hướng vận động và tác động của những vấn đề cấp bách về trong thực hiện tái định cư ở vùng DTTS và miền núi trong thời gian tới. - Đề xuất quan điểm, giải pháp, góp phần hoàn thiện chính sách tái định cư ở vùng DTTS và miền núi đến năm 2030. 2. Yêu cầu về áp dụng kết quả: Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan. 3. Yêu cầu phổ biến kết quả: - Xuất bản 01 sách chuyên khảo; - Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 01 bài báo quốc tế; - Cung cấp thông tin, tài liệu, góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc; - Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học. | Tuyển chọn |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.