UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4279/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 11 tháng 6 năm 2015 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CHO VAY HOÀN LƯƠNG
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2011 của UBND thành phố ban hành Quy định về việc quản lý, sử dụng vốn uỷ thác của ngân sách thành phố tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng;
Theo Kết luận tại các cuộc họp giao ban Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố ngày 06 tháng 10 năm 2014 (Thông báo tại Công văn số 4078/VP-TCD ngày 04 tháng 11 năm 2014 của Văn phòng UBND thành phố về đề xuất giải quyết Quỹ Hỗ trợ cho vay vốn thành phố) và ngày 06 tháng 4 năm 2015 (Thông báo tại Công văn số 1152/VP-VX ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Văn phòng UBND thành phố về quy định cho vay hoàn lương);
Xét đề nghị của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tại Tờ trình số 347/TTr-NHCS ngày 18 tháng 5 năm 2015 về việc ban hành Quyết định cho vay hoàn lương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố uỷ thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (viết tắt là NHCSXH) thành phố Đà Nẵng để cho vay và hỗ trợ lãi suất đối với hộ gia đình có người đã chấp hành xong hình phạt tù, trở về cư trú tại thành phố Đà Nẵng, đã thực sự tiến bộ, có hoàn cảnh khó khăn và có nhu cầu vay vốn nhằm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng (gọi tắt là người hoàn lương).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chuyển giao Quỹ hỗ trợ cho vay vốn thành phố Đà Nẵng sang Chương trình cho vay hoàn lương
1. Ngay sau khi Quyết định này có hiệu lực, Ban Quản lý Quỹ hỗ trợ vay vốn thành phố có trách nhiệm:
a) Chấm dứt hoạt động cho vay theo Quyết định số 11/2002/QĐ-UB ngày 25/01/2002 của UBND thành phố về việc vay tiền từ Quỹ hỗ trợ cho vay vốn thành phố và Quyết định số 9374/QĐ-UBND ngày 30/12/2006 của UBND thành phố ban hành Quy định về quản lý, điều hành vốn từ Quỹ hỗ trợ cho vay vốn thành phố;
b) Chấm dứt chi các khoản phụ cấp, hỗ trợ, bồi dưỡng, văn phòng phẩm theo Thông báo số 33/TB-VP ngày 14/8/2006 của Văn phòng HĐND thành phố về ý kiến kết luận của Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Bá Thanh về việc cho những người đã chấp hành xong hình phạt tù vay vốn để ổn định cuộc sống và Thông báo số 149/TB-VP ngày 30/5/2011 của Văn phòng UBND thành phố về kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Võ Duy Khương tại buổi làm việc với Quỹ hỗ trợ cho vay vốn thành phố.
c) Phối hợp với Chi nhánh NHCSXH thành phố tiến hành cho vay đối với những người còn dư nợ Quỹ hỗ trợ cho vay vốn thành phố để trả nợ cho Quỹ và phục vụ việc chuyển giao Quỹ sang Chương trình cho vay hoàn lương.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, Ban Quản lý Quỹ hỗ trợ vay vốn thành phố có trách nhiệm báo cáo tình hình tài chính, kết quả chuyển giao và và đề xuất UBND thành phố (Thông qua Sở Tài chính) xử lý đối với trường hợp còn dư nợ Quỹ hỗ trợ cho vay vốn thành phố nhưng không được chuyển sang Chương trình cho vay hoàn lương.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Quỹ hỗ trợ vay vốn thành phố, Công an thành phố, Chi nhánh NHCSXH thành phố, Sở Nội vụ tham mưu UBND thành phố:
a) Xử lý các trường hợp còn dư nợ Quỹ hỗ trợ cho vay vốn thành phố nhưng không được chuyển sang Chương trình cho vay hoàn lương và các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình chuyển giao.
b) Ban hành Quyết định chấm dứt hiệu lực Quyết định số 11/2002/QĐ-UB và Quyết định số 9374/QĐ-UBND; giải thể Ban Quản lý Quỹ hỗ trợ cho vay vốn thành phố.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các sở, ngành thành phố: Tài chính, Công an, Chi nhánh NHCSXH; Chủ tịch UBND quận, huyện và thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
QUY CHẾ CHO VAY HOÀN LƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4279 /QĐ-UBND ngày 11 /6/2015 của Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố uỷ thác qua Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng để cho vay và hỗ trợ lãi suất đối với hộ gia đình có người đã chấp hành xong hình phạt tù, trở về cư trú tại thành phố Đà Nẵng, đã thực sự tiến bộ, có hoàn cảnh khó khăn và có nhu cầu vay vốn nhằm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng (gọi tắt là người hoàn lương).
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách thành phố chuyển qua Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng để cho vay hoàn lương đối với các hộ gia đình có thành viên vi phạm pháp luật đã bị án phạt tù, chấp hành xong hình phạt tù và trở về cư trú tại thành phố Đà Nẵng, bao gồm: Sở Tài chính, Công an thành phố, Chi nhánh NHCSXH thành phố, UBND quận, huyện, xã, phường, hộ gia đình có người hoàn lương, Tổ Tiết kiệm và vay vốn (viết tắt là Tổ TK&VV) và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Điều 2. Nguồn vốn từ ngân sách thành phố Đà Nẵng ủy thác cho Chi nhánh NHCSXH thành phố để cho vay hoàn lương đối với các hộ gia đình có người hoàn lương được quản lý và sử dụng theo quy định tại quy chế này.
Điều 3. Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng để chiếm đoạt và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách thành phố Đà Nẵng không đúng mục đích.
Điều 4. Cơ chế tạo lập nguồn vốn
Hàng năm, căn cứ vào dự toán được bố trí trong năm và khả năng cân đối ngân sách hàng quý và trên cơ sở nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình có người hoàn lương và đề nghị của liên ngành Công an thành phố, Chi nhánh NHCSXH thành phố, Sở Tài chính thành phố trình UBND quyết định chuyển vốn ủy thác cho Chi nhánh NHCSXH thành phố.
1. Nguồn vốn cho vay
Nguồn vốn từ ngân sách thành phố Đà Nẵng ủy thác cho Chi nhánh NHCSXH thành phố để cho vay đối với các hộ gia đình có người hoàn lương.
2. Đối tượng thụ hưởng
Các hộ gia đình có có người hoàn lương.
3. Điều kiện vay vốn
a) Hộ gia đình có người hoàn lương đảm bảo đủ các điều kiện sau:
- Cư trú hợp pháp và sinh sống ổn định tại địa phương nơi vay vốn;
- Có thời gian không quá 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù đến ngày xin vay;
- Có tên trong danh sách do Công an thành phố gửi cho Chi nhánh NHCSXH thành phố theo định kỳ hàng năm hoặc xác nhận của Công an thành phố theo đề nghị của Chi nhánh NHCSXH thành phố;
- Có Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (Bản sao có công chứng);
- Có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh hiện tại của gia đình được UBND cấp xã xác nhận.
b) Người còn dư nợ Quỹ hỗ trợ vay vốn thành phố đáp ứng hoặc không đáp ứng các điều kiện nêu trên vẫn được vay theo quy chế này để trả nợ cho Quỹ hỗ trợ vay vốn thành phố nhằm phục vụ việc chuyển giao Quỹ hỗ trợ vay vốn sang Chương trình cho vay hoàn lương của Chi nhánh NHCSXH thành phố.
4. Mục đích sử dụng vốn vay
a) Mua bán các loại vật tư, vật nuôi, thức ăn gia súc gia cầm, công cụ lao động, hàng hóa, phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh, buôn bán.
b) Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động, máy móc, thiết bị.
c) Góp vốn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh với cá nhân, tổ chức khác.
5. Mức cho vay
a) Mức cho vay
Mức cho vay căn cứ theo nhu cầu vay vốn của hộ gia đình; số người trong độ tuổi lao động và có sức lao động thực tế (gọi tắt là lao động) của hộ gia đình.
b) Mức cho vay tối đa:
+ Đối với hộ gia đình chỉ có 01 lao động: 20 triệu đồng/hộ;
+ Đối với hộ gia đình có từ 02 lao động trở lên: 30 triệu đồng/hộ.
c) Hộ gia đình có thể vay vốn nhiều lần, nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức cho vay tối đa theo quy định này.
6. Thời hạn vay
a) Thời hạn cho vay căn cứ theo mục đích và đối tượng vay vốn; nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của người vay.
b) Thời hạn cho vay tối đa: 36 tháng.
7. Lãi suất cho vay
a) Lãi suất cho vay
- Trong giai đoạn hỗ trợ tiền lãi: Lãi suất cho vay 0%
- Sau thời gian hỗ trợ tiền lãi: Áp dụng lãi suất cho vay đối với chương trình Tín dụng hộ nghèo theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ; do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ. Lãi suất cho vay hiện nay 0,55%/tháng (6,6%/năm); Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi vay vốn.
- Mức lãi suất cho vay được ghi trên hợp đồng tín dụng ngay tại thời điểm ký Hợp đồng vay vốn.
b) Hỗ trợ lãi suất
- Hộ vay được hỗ trợ 100% tiền lãi trong thời gian được vay vốn, bao gồm thời gian cho vay, thời gian cho gia hạn nợ nhưng không áp dụng đối với các khoản nợ đã bị chuyển nợ quá hạn.
- Thời gian hỗ trợ tối đa 36 tháng kể từ ngày nhận tiền vay.
- Hết thời gian được hỗ trợ tiền lãi, hộ vay có nghĩa vụ trả tiền lãi hàng tháng theo lãi suất cho vay đã ghi trên hợp đồng tín dụng ngay tại thời điểm ký Hợp đồng vay vốn.
8. Quy trình, thủ tục cho vay
a) Hồ sơ cho vay
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD);
- Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD);
- Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số 10/TD);
- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD);
- Sổ vay vốn.
b) Quy trình cho vay
- Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) gửi Tổ TK&VV.
- Tổ TK&VV sau khi nhận hồ sơ của người vay tiến hành họp bình xét cho vay, đồng thời kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn theo quy định của NHCSXH. Trường hợp người vay chưa là thành viên Tổ TK&VV thì Tổ TK&VV tổ chức họp để kết nạp thành viên mới. Sau đó lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) kèm giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) gửi UBND cấp xã xác nhận.
- Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã trên Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD), Tổ trưởng Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ vay vốn đến NHCSXH nơi cho vay để làm thủ tục phê duyệt.
- NHCSXH nhận được hồ sơ vay vốn do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH nơi cho vay thực hiện việc kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn của hồ sơ vay vốn; đối chiếu với Danh sách người hoàn lương do Công an thành phố cung cấp hoặc xác nhận. Nếu đảm bảo các yếu tố theo quy định thì trình Giám đốc phê duyệt cho vay, đồng thời lập Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp xã và làm thủ tục giải ngân theo quy định.
Trường hợp chưa đầy đủ các yếu tố theo quy định thì cán bộ NHCSXH hướng dẫn Tổ TK&VV làm lại hồ sơ và thủ tục theo quy định.
- UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (đơn vị nhận ủy thác) để tổ chức chính trị xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV, Tổ TK&VV thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để làm thủ tục nhận tiền vay.
c) Tổ chức giải ngân, định kỳ hạn trả nợ, kiểm tra, đối chiếu nợ và xử lý vốn vay, xử lý nợ đến hạn được áp dụng như chương trình cho vay hộ nghèo hiện hành.
9. Quy trình thu nợ, thu lãi tiền vay
Thực hiện theo quy định hiện hành theo chương trình cho vay Hộ nghèo.
Điều 6. Hạch toán kế toán đối với nguồn vốn và dư nợ nhận ủy thác
Việc hạch toán kế toán đối với nguồn vốn và dư nợ từ nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua NHCSXH được theo dõi trên tài khoản riêng theo quy định của NHCSXH.
Điều 7. Phân phối và sử dụng lãi thu được từ cho vay bằng nguồn vốn uỷ thác
1. Trong thời gian hỗ trợ tiền lãi cho hộ vay, UBND thành phố cấp kinh phí quản lý vốn vay cho Chi nhánh NHCSXH thành phố, theo định kỳ 6 tháng/lần; kinh phí quản lý vốn vay bằng 0,393%/tháng tính trên dư nợ bình quân được quản lý, phân phối, sử dụng như sau:
a) Trích 0,323%/tháng tính trên dư nợ bình quân cho Chi nhánh NHCSXH thành phố thực hiện chi phí quản lý của NHCSXH (Thực hiện theo Công văn số 959/TTg-KTTH ngày 01/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phí quản lý đối với NHCSXH và Công văn số 4019/NHCS-KHNV ngày 26/12/2013 của Tổng Giám đốc NHCSXH).
Chi phí quản lý nêu trên đã bao gồm các khoản: chi hoa hồng cho Tổ TK&VV: 0,05%/tháng, chi cho tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp xã: 0,03%/tháng (Thực hiện theo Công văn số 1313B/NHCS-KT ngày 07/5/2010 của Tổng Giám đốc NHCSXH hướng dẫn khoán tài chính đối với các đơn vị trong hệ thống NHCSXH – Phụ lục số 2 – Trang 12).
b) Trích 0,05%/tháng tính trên dư nợ bình quân để Chi nhánh NHCSXH thành phố chi trả cho Công an thành phố nhằm hỗ trợ lực lượng công an các cấp quản lý đối tượng người hoàn lương.
c) Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của Chính phủ về ban hành cơ chế xử lý nợ rủi ro tại NHCSXH trong từng thời kỳ (hiện nay, tỷ lệ trích của NHCSXH là 0,02%/tháng).
2. Hết thời gian hỗ trợ tiền lãi, định kỳ hàng tháng (quý), căn cứ vào số lãi cho vay thu được, Chi nhánh NHCSXH thành phố có trách nhiệm thực hiện quản lý, phân phối và sử dụng tiền lãi thu được theo quy định chung của UBND thành phố
1. Phạm vi xử lý nợ bị rủi ro: Các trường hợp bị rủi ro do nguyên nhân khách quan vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương được xem xét xử lý nợ theo cơ chế hiện hành của NHCSXH;
Đối với các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân chủ quan của tổ chức, cá nhân vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc, quy định về nguyên nhân khách quan, thời điểm, biện pháp và hồ sơ pháp lý để xem xét xử lý rủi ro được thực hiện theo cơ chế xử lý rủi ro hiện hành của NHCSXH.
Hiện nay việc xử lý nợ bị rủi ro được thực hiện theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH và Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH về việc ban hành Quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống NHCSXH.
3. Thẩm quyền xử lý nợ bị rủi ro
a) Giám đốc NHCSXH nơi cho vay quyết định việc gia hạn nợ;
b) Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH thành phố quyết định khoanh nợ, xóa nợ cho khách hàng đối với trường hợp quy mô của đợt xóa nợ không vượt quá Quỹ dự phòng rủi ro đã được trích lập theo quy định này;
c) Chủ tịch UBND thành phố quyết định xóa nợ cho khách hàng đối với trường hợp quy mô xóa nợ vượt quá Quỹ dự phòng rủi ro đã được trích lập theo quy định này.
4. Trường hợp phải xử lý rủi ro ngoài các cơ chế hiện hành của NHCSXH, Chi nhánh NHCSXH thành phố phối hợp với Công an thành phố, Sở Tài chính xem xét, thẩm định, thống nhất bằng văn bản đối với từng trường hợp cụ thể, báo cáo Chủ tịch UBND thành phố xem xét, quyết định.
5. Nguồn xử lý nợ bị rủi ro
a) Nguồn xử lý nợ bị rủ ro sử dụng từ Quỹ dự phòng rủi ro được trích lập theo quy định tại điểm Điều 7 của Quy chế này).
b) Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp thì Chi nhánh NHCSXH thành phố phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND thành phố bổ sung nguồn vốn từ ngân sách để cấp chi phí quản lý cho Chi nhánh NHCSXH thành phố hoặc giảm trực tiếp vào nguồn vốn ủy thác của ngân sách thành phố đã chuyển qua Chi nhánh NHCSXH thành phố.
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị địa phương
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, Chi nhánh NHCSXH thành phố xây dựng kế hoạch bố trí nguồn vốn ủy thác từ ngân sách thành phố hàng năm, báo cáo UBND thành phố xem xét, trình HĐND thành phố quyết định.
2. Sở Tài chính
a) Tham mưu Chủ tịch UBND thành thành phố chuyển vốn ủy thác cho Chi nhánh NHCSXH thành phố theo dự toán ngân sách hằng năm đã được HĐND thành phố phê duyệt và kế hoạch sử dụng vốn của Chi nhánh NHCSXH thành phố.
b) Chủ trì, phối hợp với các ngành và đơn vị có liên quan thẩm định hồ sơ vay vốn bị rủi ro (Do Chi nhánh NHCSXH thành phố đề nghị). Trên trên cơ sở đó, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý nợ rủi ro theo quy định và đề xuất Chủ tịch UBND thành phố xem xét, quyết định đối với các trường hợp phải xử lý rủi ro ngoài các cơ chế hiện hành của NHCSXH.
c) Đảm bảo chuyển vốn đầy đủ, kịp thời cho NHCSXH để cho vay theo Quy chế này và thực hiện kiểm tra kết quả tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn; kiểm tra việc phân phối, sử dụng lãi cho vay thu được theo Điều 7 Quy chế này.
3. Công an thành phố
a) Chỉ đạo Công an quận, huyện, xã, phường phối hợp với UBND cùng cấp để khảo sát, tổng hợp lập danh sách người hoàn lương có nhu cầu vay vốn và dự kiến nhu cầu vốn vay; cung cấp cho Chi nhánh NHCSXH thành phố theo định kỳ 6 tháng/lần.
b) Chỉ đạo Công an cấp xã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với UBND, hội, đoàn thể cùng cấp và NHCSXH trong quá trình thực hiện cho vay, đôn đốc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ vay theo quy định.
c) Phối hợp chặt chẽ với UBND, hội, đoàn thể và NHCSXH các cấp xử lý các trường hợp chây ỳ, cố tình không trả nợ vay.
d) Phối hợp với Chi nhánh NHCSXH thành phố, Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan để xem xét đối với các trường hợp phải xử lý rủi ro ngoài các cơ chế hiện hành của NHCSXH; báo cáo Chủ tịch UBND thành phố xem xét, quyết định.
4. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác
a) Tuyên truyền, vận động các hộ gia đình có người hoàn lương vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động tín dụng theo văn bản liên tịch và hợp đồng uỷ thác đã ký với NHCSXH.
c) Phối hợp với Công an xã, phường khảo sát nhu cầu vay vốn để xác định Kế hoạch vốn cho vay theo Quy chế này.
5. Chi nhánh NHCSXH thành phố
a) Quản lý và sử dụng nguồn vốn uỷ thác, Quỹ dự phòng rủi ro theo đúng quy định; sử dụng vốn thu hồi để cho vay quay vòng theo Quy chế này.
b) Ban hành các biểu mẫu quy định tại khoản 8 Điều 2 Quy chế này. Hướng dẫn nghiệp vụ và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai cho vay theo quy định;
c) Tổng hợp danh sách người hoàn lương có nhu cầu vay vốn và dự kiến nhu cầu vốn vay do Công an quận, huyện, xã, phường cung cấp; xây dựng Kế hoạch vốn hàng năm gửi Sở Tài chính để tham mưu HĐND thành phố bố trí vốn ủy thác từ ngân sách thành phố.
d) Chủ trì, phối hợp với Công an thành phố và các cơ quan có liên quan lập hồ sơ vay vốn bị rủi ro, đề nghị Sở Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý theo quy định.
đ) Tổng hợp báo cáo định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm về tình hình sử dụng vốn cho UBND thành phố và Sở Tài chính.
6. UBND quận, huyện, xã, phường
a) Phối hợp với Công an cùng cấp khảo sát, tổng hợp số lượng các hộ gia đình có người hoàn lương có nhu cầu vay vốn và dự kiến nhu cầu vốn vay gửi cho NHCSXH.
c) Phối hợp với NHCSXH, Công an, hội, đoàn thể cùng cấp và triển khai cho vay; kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ trên địa bàn.
d) UBND xã, phường chủ trì, phối hợp với công an và hội đoàn thể ở địa phương thực hiện việc xét duyệt và xác nhận cho các đối tượng được vay vốn theo quy chế này. Nội dung xác nhận phải đảm bảo đủ các nội dung như sau:
- Hộ gia đình có người hoàn lương
- Đang cư trú hợp pháp tại địa phương;
- Chấp hành tốt các quy định của pháp luật tại địa phương, không sa ngã tệ nạn xã hội.
Điều 10. Những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Chủ tịch UBND thành phố Đà nẵng quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.