ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/1999/QĐ-UB | KonTum, ngày 17 tháng 8 năm 1999 |
“V/V BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KONTUM”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ điều 41, Luật tổ chức HĐND-UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Luật khoáng sản, ngày 15/3/1996; Nghị định số: 68/CP ngàu 01/11/1996 “ Quy định chi tiết thi hành Luật khoáng sản” và Nghị định số 35/CP ngày 23/4/1997 của Chính phủ “ Quy định xử phạt voi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khoáng sản”.
Để tăng cường công tác quản lý và phát triển khoáng sản, bảo vệ môi trường sinh thái ở địa bàn tỉnh KonTum;
Theo đề nghị của ông Giám đốc sở Công nghiệp tỉnh KonTum;
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này là Quy chế quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh KonTum.
Điều 2: Giao cho Giám đốc Sở công nghiệp phối hợp với các Sở, ban, ngành hữu quan, Ủy ban nhân dân các huyện (Thị xã ), UBND các xã, (phường) và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai, thực hiện quy chế này.
Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng HĐND - UBND tỉnh; Giám đốc Sở công nghiệp tỉnh; chủ tịch Ủy ban nhân dân caqc huyện ( Thị xã); Thủ trưởng các cơn quan chủ quản của các Doanh nghiệp có hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh KonTum chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC KHOÁN QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG, KHOANH NUÔI PHỤC HỒI RỪNG
(Kèm theo Quyết định số 48/1999/QĐ-UB ngày 20/9/1999 của Ủy ban nhân dâ tỉnh KonTum)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Đối tượng được quyền giao khoán.
1. Các tổ chức của Nhà nước bao gồm các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các Doanh nghiệp Nhà nước; các Lâm trường và các tổ chức Kinh tế Nhà nước khác được cấp có thẩm quyền giao cho rừng và đất lâm nghiệp chưa có rừng theo quy định tại Điểm 1 điều 5 Nghị định Chính phủ số 02/CP ngày 15/1/1994 là chủ rừng Nhà nước. Chủ rừng Nhà nước được quyền giao khoán quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng cho hộ gia đình và các tổ chức khác.
2.Các chủ rừng thực hiện việc giao khoán bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng phải có các điều kiện sau:
-Có quyết định giao quyền sử dụng đất của các cấp có thẩm quyền.
-Phải có Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư đã đựơc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có nguồn vốn thanh toán chi phí khoán theo kế hoạch đựơc duyệt hàng năm.
Điều 2: Đối tượng nhận khoán Quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng.
Là hộ gia đình, cá nhâ có hộ khẩu cư trú hợp pháp tại địa phương. Ưu tiê giao khoán cho các hộ thuộ diện định canh định cư, các hộ nghèo gần rừng, các hộ đã nhận khoán QLBV rừng 327 trước đây.
Điều 3: Đối tượng rừng đưa vào giao khoán QLBV và khoanh nuôi phục hồi.
Là những diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và những diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng nhưng có khả năng tái sinh tự nhiên thuộc rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu.
Riêng rừng khoanh nuôi phục hồi có kết hợp trồng bổ sung ngoài những quy định trên còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Đất lâm nghiệp đã mất rừng mà quá trình tái sinh và diễn thế tự nhiên cho phép phục hời rừng đáp ứng được những yêu cầu kinh tế và môi trường trong thời hạn nhất định, cụ thể:
+ Đất đã mất rừng do bị khai thác kiệt.
+ Nương rẫy bỏ hóa có tính chất đất rừng
+ Trảng cỏ cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm
+ Các loại rừng tre, nứa phục hồi sau khai thác, nương rẫy,có độ che phủ trên 20% diện tích, phân bố đều.
+ Rừng phòng hộ rất xung yếu, xung yếu ( ngoài những đối tượng trên) ở nơi xa xôi hẻo lánh chưa có kề hoạch rừng trồng trong 10 năm tới, độ che phủ trên 40%, có khả năng tự phụ hồi thảm thực bì cây bụi, cỏ cao trên 1m cũng đưa vào khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bồ sung bằng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây đặc sản có tán che phủ như cây rừng.
Chương II
CÔNG TÁC THIẾT KẾ, NGHIỆM THU
Điều 4: Đơn vị thiết kế:
- Các tổ chức thiết kế thuộc Viện, Phân viện điều tra quy hoạch, Viện khoa học lâm nghiệp, các Trường kỹ thuật lâm nghiệp được Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định mới đượ phép tổ chức thiết kế khoán quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng.
Điều 5: Căn cứ thiết kế:
- Quyết định số 426/KLND ngày 16/11/1991 của Bộ trưởng Bộ lâm nghiệp ( Nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) ban hành tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Quyết định 175/QĐ-BNN-KHCN ngày 4/11/1998 của Bộ Nông nghiệp và pTNT về việc ban hành quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung;
- Quyết định 611/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của thủ tướng Chính phủ về mụ tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tồ chứ thự hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
Điều 6: Nội dung thiết kế khoán quản lý bảo vệ rừng:
1.Khâu ngoại nghiệp:
- Xác định rõ ranh giới, hiện trạng rừng, diện tích (khoảnh, tiểu khu) của khu vực thiết kế giao khoán.
- Điều tra sơ bộ tình hình rừng, đất rừng của khu vực giao khoán.
- Phân chia lô giao khoán cho từng hộ, diện tích lô giao khoán không vựôt quá 30 ha/hộ.
- Đường ranh giới giữ các hộ nhận khoán được thể hiện bằng cách đánh dấu vào thân cây.
- Mỗi lô giao khoán phải có bảng gỗ ghi rõ diện tích, tên hộ nhận khoán.
2. Khâu nội nghiệp:
- Viết thuyết minh thể hiện đầy đủ vị trí lô, dịên tích, hiện trạng, trữ lượng rừng của từng lô giao khoán và tòan khu vực thiết kế ( trữ lượng rừng lấy theo kết quả kiểm kê rừng tự nhiên năm 1998).
- Lập bản đồ tỷ lệ 1/5000 đối với hồ sơ hộ, bản đồ tỷ lệ 1/25000 đối với các tổ chức nhận khoán khác và toàn vùng khoán quản lý bảo vệ.
- Rừng trồng cần có đủ hồ sơ trồng rừng và chăm sóc kèm theo.
Điều 7: Hồ sơ thành quả thiết kế quản lý bảo vệ rừng.
- Bản thuyết minh với các nội dung ghi trong hồ sơ nội nghiệp.
- Bả đồ thiết kế và các bảng biểu liên quan.
- Biênbản nghiệm thu ngọai nghiệp
- Văn bản phê duyệt hồ sơ thiết kế của Sở Nông nghiệp và PTNT
- Hợp đồng kinh tế giữa chủ rừng và hộ nhận khoán.
Điều 8: Công tác nghiệm thu.
- Trước khi tiến hành phê duyệt thiết kế, đơn vị xây dựng hồ sơ thiết kế phải tổ chức nghiệm thu ngoài thực địa. Nội dung nghiệm thu theo điều 5 của quy định này. Thành phần nghiệm thu gồm: Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục phát triển lâm nghiệp) UBND xã,chủ rừng ( bên giao khoán) và nguời nhận khoán.
Sau khi tiến hành giao khoán, hàng năm chủ rừng có trách nhiệm kiểm tra để xác định sự biến động của rừng làm căn cứ thanh quyết toán tiền công đối với người nhận khoán, theo dự toán được duyệt.
Chương III:
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA BÊN GIAO KHOÁN, NHẬN KHOÁN
Điều 9: Quyền hạn và trách nhiệm của bên giao khoán (chủ rừng).
1. Trách nhiệm:
- Xác định rõ vị trí, ranh giới rừng giao khoán trên bản đồ và thực địa để giao cho hộ nhận khoán. Lập hồ sơ, thủ tục giao khoán cho hộ nhận khoán theo quy định.
- Thực hiện công tác khuyến lâm, khuyến nông và các chính sách đầu tư của Nhà nước theo quy định cho hộ nhận khoán.
- Thanh toán đầy đủ tiền công theo đơn giá quy định của Nhà nước cho hộ nhận khoán.
- Thực hiện đúng những cam kết đã ghi trong hợp đồng, nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho hộ nhận khoán phải bời thường thiệt hại đó.
- Phải tuân thủ các công trình kỹ thuật của hồ sơ thiết kế được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Quyền hạn:
Được quyền kiểm tra việc thực hiện hợp đồng của hộ nhận khoán. Khi hộ nhận khoán vi phạm hợp đồng thì căn cứ vào mức độ vi phạm để quyết định bờ thường thiệt hại hoặc hủy bỏ hợp đồng với hộ nhận khoán.
Điều 10: Trách nhiệm và quyền lợi của hộ nhận khoán.
1. Trách nhiệm:
- Phải có trách nhiệm thực hiện đúng những cam kết đã ghi trong hợp đồng, đồng thời phải thường xuyên phối hợp và tạo điều kiện với bên giao khoán thực hiện tốt hợp đồng.
- Nghiêm cấm mọi hành vi chặt cây gỗ và phát rừng đã giao khoán để kinh doanh mục đích khác.
- Nếu vi phạm hợp đồng thì tùy theo mức vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Quyền lợi của hộ nhận khoán.
- Rừng phòng hộ thuộc rừng xung yếu, rất xung yếu được tận thu củi và các lâm sản phụ dưới tán rừng.
- Đối với hộ nhận khoán khoanh nuôi phục hồi, kết hợp trồng bổ sung thuộc rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ sản phẩm tỉa thưa và lâm sản phụ dưới tán rừng.
- Hộ nhận khoán được trả tiền công theo quy định chung của tỉnh.
Điều 11: Thời hạn giao khoán.
Thời hạn giao khoán tối đa đối với QLBV rừng là 5 năm, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bồ sung là 6 năm. Khi hết thời hạn giao khoán hếu hộ nhận khoán có nguyện vọng và trong quá trình nhận khoán thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng thì được nhận khoán chu kỳ tiếp theo.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12: Quy định này được áp dụng cho tất cả các đơn vị quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nhận khoán QLBV rừng trên đạ bàn tỉnh.
Giao cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm hướng dẫn, kiềm tra việc thực hiện bản quy định này và thường xuyên báo cáo về UBND tỉnh. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì cần sửa đổi, bổ sung, thì Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.