HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41-HĐBT | Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 1981 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 41 - HĐBT NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 1981 THÀNH LẬP MỘT SỐ HUYỆN THUỘC TỈNH NGHĨA BÌNH
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ điều 107 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ điều 16 của Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng;
Theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghĩa Bình và Ban tổ chức của Chính phủ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê chuẩn việc điều chỉnh địa giới các huyện Phước Vân, Tây Sơn, Hoài An, Nghĩa Minh và thị xã Quảng Nghĩa như sau
1. Chia huyện Phước Vân thành hai huyện lấy tên là huyện Tuy Phước và huyện Vân Canh.
- Huyện Tuy Phước gồm có các xã Phước An, Phước Long, Phước Nghĩa, Phước Lộc, Phước Hiệp, Phước Quang, Phước Hoà, Phước Thắng, Phước Sơn, Phước Thuận, Phước Hưng, Phước Thành. Trụ sở huyện đóng tại xã Phước Nghĩa.
Địa giới của huyện Tuy Phước: phía bắc giáp huyện Phù Cát và huyện An Nhơn, phía nam giáp huyện Đông Xuân, tỉnh Phú Khánh, phía đông giáp thị xã Quy Nhơn, phía tây giáp huyện Vân Canh và huyện An Nhơn.
- Huyện Vân Canh gồm có các xã Canh Liên, Canh Thuận, Canh Hoà, Canh Hiệp. Trụ sở huyện đóng tại xã Canh Thuận.
Địa giới của huyện Vân Canh: phía bắc giáp huyện Tây Sơn và huyện An Nhơn, phía nam giáp huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Khánh, phía đông giáp huyện Tuy Phước, phía tây giáp huyện An Khê, tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
2. Chia huyện Tây Sơn thành hai huyện lấy tên là huyện Tây Sơn và huyện Vĩnh Thạnh.
- Huyện Tây Sơn gồm có các xã Bình Giang, Bình Phú, Bình Tường, Bình Nghi, Bình An, Bình Thành, Bình Hoà, Bình Hiệp, Vĩnh An và thị trấn Phú Phong. Trụ sở huyện đóng tại thị trấn Phú Phong.
Địa giới huyện Tây Sơn: phía bắc giáp huyện Vĩnh Thạnh, phía nam giáp huyện Vân Canh, phía đông giáp huyện Phù Cát và huyện An Nhơn, phía tây giáp huyện An Khê, tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
- Huyện Vĩnh Thạnh gồm có các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Hoà, Vĩnh Kim, Vĩnh Hảo, Vĩnh Hiệp, Bình Quang. Trụ sở huyện đóng tại xã Vĩnh Hảo.
Địa giới của huyện Vĩnh Thạnh: phía bắc giáp huyện An Lão, phía nam giáp Tây Sơn, phía đông giáp huyện Hoài Ân và huyện Phù Cát, phía tây giáp huyện An Khê, tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
3. Chia huyện Hoài Ân thành hai huyện lấy tên là huyện Hoài Ân và huyện An Lão.
- Huyện Hoài Ân gồm có các xã Ân Hảo, Ân Tín, Ân Thành, Ân Phong, Ân Đức, Ân Tường, Ân Nghĩa, Ân Hữu, Ân Sơn, ĐakMang, Bok Tới. Trụ sở huyện đóng tại xã Ân Đức.
Địa giới của huyện Hoài Ân: phía bắc giáp huyện An Lão, phía nam giáp huyện Phù Cát và huyện Vĩnh Thạnh, phía đông giáp huyện Phù Mỹ và huyện Hoài Nhơn, phía tây giáp huyện Vĩnh Thạnh.
- Huyện An Lão gồm có các xã An Quang, An Trung, An Hưng, An Dũng, An Vinh, An Toàn, An Hoà. Trụ sở huyện đóng tại xã An Trung.
Địa giới của huyện An Lão: phía bắc giáp huyện Ba Tơ, phía nam giáp huyện Hoài Ân, phía đông giáp huyện Hoài Nhơn, phía tây giáp huyện An Khê, tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
4. Chia huyện Nghĩa Minh thành hai huyện lấy tên là huyện Nghĩa Hành và huyện Minh Long.
- Huyện Nghĩa Hành gồm có các xã Hành Minh, Hành Thuận, Hành Dũng, Hành Đức, Hành Phước, Hành Thịnh, Hành Thiện, Hành Tín. Trụ sở huyện đóng tại xã Hành Minh.
Địa giới của huyện Nghĩa Hành: phía bắc giáp huyện Tư Nghĩa, phía nam giáp huyện Ba Tơ và huyện Mộ Đức, phía đông giáp huyện Mộ Đức và huyện Tư Nghĩa, phía tây giáp huyện Minh Long.
- Huyện Minh Long gồm có các xã Long Môn, Long Mai, Long Hiệp, Long Sơn, Thanh An. Trụ sở huyện đóng tại xã Long Hiệp.
Địa giới của huyện Minh Long: phía bắc giáp huyện Sơn Hà, phía nam giáp huyện Ba Tơ, phía đông giáp huyện Nghĩa Hành, phía tây giáp huyện Sơn Hà.
5. Chia thị xã Quảng Nghĩa thành thị xã Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa.
- Thị xã Quảng Ngãi gồm có các phường Nguyễn Nghiêm, Trần phú, Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo và các xã Nghĩa Lộ, Nghĩa Dõng, Nghĩa Chánh (trừ xóm La Tà nhập vào xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa) và Quảng Phú (gồm thôn 2 và thôn 3 của xã Nghĩa Điền đưa sang).
Địa giới của thị xã Quảng Ngãi: phía bắc giáp huyện Sơn Tịnh, phía nam giáp huyện Tư Nghĩa, phía đông giáp huyện Tư Nghĩa, phía tây giáp huyện Tư Nghĩa.
- Huyện Tư Nghĩa gồm có các xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Thắng, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Trung,Nghĩa Hiệp, Nghĩa Phương, Nghĩa Hoà, Nghĩa An, Nghĩa Hà, Nghĩa Thương, Nghĩa Điền. Trụ sở huyện đóng tại xã Nghĩa Trung.
Địa giới của huyện Tư Nghĩa: phía bắc giáp thị xã Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh, phía nam giáp huyện Mộ Đức, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp huyện Nghĩa Hành, huyện Minh Long và huyện Sơn Hà.
Điều 2: Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghĩa Bình và Ban tổ chức của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| Tố Hữu (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.