UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2011/QĐ-UBND | Tây Ninh ngày 3 tháng 11 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LƯC LƯỢNG TUẦN TRA NHÂN DÂN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Công an xã, có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2009;
Căn cứ Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã;
Căn cứ Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 08/4/2010 của Bộ Công an Quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Công an xã;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 58/TTr-CAT(PV28) ngày 27 tháng 5 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về tổ chức và hoạt động của lực lượng Tuần tra nhân dân.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2009 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của lực lượng Tuần tra nhân dân.
Điều 3. Giao Công an tỉnh phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã hướng dẫn tổ chức thực hiện quy chế này.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng, các Sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi Nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG TRONG TUẦN TRA NHÂN DÂN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 41/2011/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.
1. Quy chế này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của lực lượng Tuần tra nhân dân (viết tắt là TTND) trên địa bàn tỉnh.
2. Quy chế này áp dụng đối với lực lượng TTND trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Chức năng, nguyên tắc hoạt động của lực lượng TTND.
1. Lực lượng TTND là lực lượng quần chúng, tự nguyện làm nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở, được thành l ập ở các ấp, xã, do UBND xã quyết định thành lập.
2. Lực lượng TTTSÍD chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của UBND các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Công an viên xã phụ trách ấp và Trưởng Công an xã.
3. Công an viên xã phụ trách ấp được điều động lực lượng TTND trong ấp, Công an xã điều động lực lượng TTND trong toàn xã, Công an huyện điều động lực lượng TTND trong toàn huyện, Công an tỉnh điều động lực lượng TTND trong toàn tỉnh.
4. Trong phạm vi xã, Công an các xã được phối hợp điều động TTND qua lại để làm nhiệm vụ cấp bách.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA LỰC LƯỢNG TTND
Điều 3. Nhiệm vụ của lực lượng TTND.
1. Tuần tra làm nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở, tham gia các hoạt động phòng ngừa, đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các tội phạm khác về trật tự xã hội theo qui định của pháp luật.
2. Khi có vụ việc phức tạp về an ninh trật tự xả)' ra trong địa bàn, phải kịp thời có mặt và tìm mọi cách báo cáo ngay cho Công an viên xã phụ trách ấp, Công an xã hoặc báo cáo vượt cấp cho Công an cấp trên. Tham gia bảo vệ hiện trường, sơ cứu người bị nạn, bắt giữ người phạm tội quả tang, cứu tài sản và thực hiện các công việc khác theo sự phân công hướng dẫn của UBND và Công an xã.
3. Tham gia và trực tiếp giải quyết các vụ, việc vi phạm pháp luật, ngăn chặn yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm pháp luật đang diễn ra trên địa bàn được phân công.
4. Trong các trường hợp đặc biệt như: phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục thiên tai dịch bệnh, sự cố môi trường, thì lực lượng TTNB hoạt động theo chỉ đạo điều động của người chỉ huy có thẩm quyền.
5. Tham gia phổ biến, tuyên truyền pháp luật, xây dựng ấp, Tổ dân cư tự quản, hộ gia đình an toàn về an ninh trật tự, không cỗ tội phạm, tệ nạn xã hội, an toàn giao thông và an toàn về phòng cháy chữa cháy.
6. Phối hợp cùng dân quân tự vệ tăng cường tuần tra bảo vệ các lễ hội, canh gác bảo vệ các mục tiêu được phân công, chốt chặn các đầu mối giao thông, ngăn chặn không cho lực lượng gây rối từ các nơi khác tụ tập về nơi xảy ra tranh chấp khiếu kiện.
7. Thực hiện theo sự điều động của Trưởng Công an xã làm nhiệm vụ khi cần thiết.
Điều 4. Quyền hạn của lực lượng TTND.
1. Bắt, tước hung khí, vũ khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an xã hoặc Công an cấp trên nơi gần nhất để giải quyết.
2. Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, kiểm tra tạm trú, tạm vắng trên địa bàn.
3. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Công an xấ để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật, đối với những người có hành vi vi phạm trật tự công cộng.
4. Được sử dụng công cụ hỗ trợ khi thi hành nhiệm vụ theo quy định của ngành Công an.
Điều 5. Tổ chức của lực lượng TTND.
1. Xây dựng lực lượng TTND:
a) Trưởng Công an xã cùng với Công an viên xã phụ trách ấp có trách nhiệm - phối hợp với Trưởng ấp dự kiến nhân sự các đội viên TTND ở ấp. Danh sách này được thông qua đại diện Tổ tự quản bằng hình thức bỏ phiếu kín, tỉ lệ người tín nhiệm phải đạt trên 50% số phiếu.
Việc chọn Đội trưởng và Đội phó đội TTND do các đội viên trong đội cử ra.
b) Căn cứ vào kết quả bầu đội TTMD ở ấp, Trưởng Công an xã và Công an viên xã phụ trách ấp lựa chọn đội viên của đội TTND mỗi ấp, đưa lên xã để thành lập một đội TTND ở xã.
c) Trưởng Công an xã đề nghị Chủ tịch UBND xã ra quyết định thành lập đội TTND, công nhận Đội trưởng, Đội phó và các đội viên TTND ở các ấp và xã.
2. Tổ chức lực lượng TTND:
a) Tổ chức thành từng đội, bố trí mỗi ấp vả. xã 01 đội. Mỗi đội TTND có ít nhất từ 12 đội viên trở lên và nhiều nhất là 15 đội viên. Tùy vào tình hình an ninh trật tự và số lượng dân cư trong ấp, số lượng đội viên đội TTND cụ thể trong ấp do Trưởng Công an xã và Công an viên xã phụ trách ấp bàn bạc thống nhất và đề nghị với UBND xã Đội TTND gồm 01 đội trưởng, có từ 01 đến 02 đội phó và các đội viên.
b) Tổ chức thành tiểu đội, trung đội và đại đội, khi huy động toàn lực lượng TTND.
3. Nhiệm kỳ hoạt động của Đội trưởng, Đội phó TTND là 05 năm. Trong nhiệm kỳ hoạt động nếu Đội trưởng, Đội phó hoặc các đội viên TTND không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được nhân dân tín nhiệm, vi phạm kỷ luật, pháp luật, hoặc ốm đau, mất sức không còn khả năng làm việc, chuyển chổ ở thì Trưởng Công an xã và Công an viên xã phụ trách ấp thống nhất với Trưởng ấp báo cáo đề xuất với Chủ tịch UBND xã đề nghị bãi nhiệm hoặc cho nghỉ việc và chọn người khác thay thế.
Việc công nhận, bãi nhiệm Đội trưởng, Đội phó và đội viên TTND phải được Chủ tịch UBND xã ra quyết định bằng văn bản trên cơ sở đề nghị của Trưởng Công an xã.
Điều 6. Điều kiện, tiêu chuẩn của lực lượng TTND.
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, cư trú ổn định tại địa bàn, có sức khỏe, am hiểu pháp luật, nhiệt tình và tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội.
2. Có lý lịch rõ ràng, bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Không bị chấp hành các hình phạt hình sự hoặc đang chấp hành một trong các biện pháp xử lý hành chính khác. Trường hợp những người có tiền án, tiền sự nhưng đã hoàn lương, tự nguyện tham gia và tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương, phải được đoàn thể giới thiệu.
4. Quan hệ tốt với nhân dân, được quần chúng tín nhiệm và được nhân dân trong ấp giới thiệu.
Điều 7. Lề lối làm việc, chế độ hội họp của lực lượng TTND.
1. Lề lối làm việc:
a) Đội trưởng đội TTND chịu trách nhiệm quản lý tổ chức và điều hành mọi hoạt động của đội TTND, thường xuyên báo cáo tình hình an ninh trật tự trong ấp và kết quả thực hiện các mặt còng tác của đội với Trưởng ấp và Công an viên xã phụ trách ấp. Đội trưởng đội TTND xã có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện các mặt công tác cho Trưởng Công an xã.
b) Đội phó đội TTND giúp việc Đội trưởng và thực hiện phần việc được phân công, thay thế Đội trưởng điều hành mọi hoạt động của đội khi được Đội trưởng ủy quyền.
c) Đội viên đội TTND chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Đội trưởng, Đội phó, có trách nhiệm thực hiện công tác của đội TTND ở cấp mình và thực hiện các nhiệm vụ khác về an ninh trật tự do Đội trưởng, Đội phó giao.
2. Chế độ hội họp:
Hàng tháng đội TTND họp một lần (trừ đột xuất do cấp trên triệu tập sinh hoạt). Nội dung họp quán triệt Nghị quyết của các cáp ủy Đảng, kế hoạch của chính quyền, chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan Công an cấp trên liên quan đến nhiệm vụ của lực lượng TTND và kiểm điểm đánh giá tình hình trẽn địa bàn, xác định địa điểm, trọng điểm để tổ chức tuần tra chốt chặn.
3. Trong khi làm nhiệm vụ lực lượng TTND phải mặc trang phục, đeo biển hiệu và mang theo giấy chứng nhận TTND theo quy định.
Điều 8: Mối quan hệ cộng tác của lực lượng TTND.
1. Mọi hoạt động của lực lượng TTND chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp về nghiệp vụ bảo vệ an ninh trật tự của Công an xã và Công an cấp trên, tham gia cùng Công an xã trong công tác giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở.
2. Lực lượng TTND phối hợp với các lực lượng, dân quân tự vệ, đoàn thể quần chúng và lực lượng bảo vệ chuyên trách các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn theo chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã và Công an cấp tỉnh.
CHƯƠNG III
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN VÀ CHI PHÍ HỒ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG TTND.
Điều 9. Chế độ chính sách đối với lực lượng TTND.
1. Đội trưởng, Đội phó và Đội viên TTMD được hưởng mức bồi dưỡng do Ủy ban nhân dân xã chi trả, trong khi làm nhiệm vụ canh gác, tuần tra đảm bảo an ninh trật tự. UBND cấp xã cân đối nguồn ngân sách cấp mình, để chi bồi dưỡng cho lực lượng Tuần tra nhân dân theo số lượt huy động theo quy định của UBND tỉnh.
Trường hợp Công an cấp nào huy động, thì cấp đó phải thực hiện chi ưả tiền bồi dưỡng cho lực lượng Tuần tra nhân dân.
2. Đội trưởng, Đội phó và Đội viên TTND trong khi làm nhiệm vụ mà hy sinh hoặc bị thương thì được xem xét công nhận là liệt sĩ hoặc người được hưởng chính sách như thương binh theo quy định tại khoản 1, điều 11 và khoản 2, điều 19 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng (Pháp lệnh số 26 ngày 29/6/2005) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Đội trưởng, Đội phó và Đội viên TTNI) dược bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh trật tự.
Điều 10. Trang bị đối với lực lượng TTND.
1. Lực lượng TTND được trang bị và sử dụng gậy tuần tra, dùi cui, còi và công cụ hỗ trợ theo quy định.
2. Lực lượng TTND được cấp trang phục (quần áo đồng phục, nón, áo mưa, giày), giấy chứng nhận, biển hiệu theo mẫu thống nhất.
3. Ngoài giấy chứng nhận, biển hiệu TTND còn được trang bị các phương tiện cần thiết khác như: đèn pin, sổ ghi chép (theo hướng dẫn cụ thể của Công an tỉnh)
4. Giám đốc Công an tỉnh có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh trong việc hướng dẫn trang bị công cụ hỗ trợ, xác định mẫu giấy chứng nhận, biển hiệu, trang phục và các phương tiện cần thiết khác cho TTND theo quy chế này.
Điều 11. Kinh phí hoạt động của lực lượng TTND.
Kinh phí hoạt động của lực lượng TTND được đảm bảo từ các nguồn sau:
1. Ngân sách huyện, thị xã và ngân sách xã.
2. Do tổ chức, cá nhân ủng hộ.
Chương IV
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ KHIẾU NẠI TỐ CÁO
Điều 12. Khen thưởng.
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và hoạt động của lực lượng TTND thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
2. Lực lượng TTND lập thành tích xuất sắc trong công tác thì được xét khen thưởng theo quy định.
Điều 13. Kỷ luật.
Lực lượng TTND lợi dụng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật hoặc vì vụ lợi làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, uy tín của tổ chức thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị hại theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Khiếu nại, tố cáo.
1. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước cấp có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật của Đội trưởng, Đội phó, đội viên TTND trong khi làm nhiệm vụ.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với TTND được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15: Trách nhiệm của Công an các cấp.
1. Công an xã phải thường xuyên quản lý, nắm chắc số lượng, tổ chức, biên chế, trang bị và tình hình hoạt động của lực lượng TTND thuộc quyền.
2. Công an các huyện, thị xã, Công an xã có trách nhiệm xây dựng và tổ chức hoạt động của TTND, cáp và quản lý việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận, biển hiệu TTND, gậy tuần tra, công cụ hỗ trợ. Hàng năm, tham mưu đề xuất UBND cùng cấp mở hội nghị sơ, tổng kết hoạt động của lực lượng TTND để rút kinh nghiệm, khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến những tập thể, cá nhân làm tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
3. Công an tỉnh có trách nhiệm giúp UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và hoạt động của lực lượng TTND, đề xuất kinh phí việc trang bị và chế độ bồi dưỡng cho lực lượng TTND theo quy định.
Điều 16: Trách nhiệm của Sở Lao động- Thương binh và xã hội.
Sở Lao động- Thương binh và xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách cho lực lượng TTND khi bị thương, bị hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Điều 17: Trách nhiệm của Sở Tài chính
Sở'Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các huyện, thị xã cân đối ngân sách huyện, thị xã để chi hoạt động của lực lượng TTND và hướng dẫn UBND các xã cân đối ngân sách để chi hoạt động, bồi dưỡng cho lực lượng TTND trong khi làm nhiệm vụ.
Điều 18: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí địa điểm làm việc cho lực lượng TTND; hàng năm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phê duyệt việc cấp trang phục và các công cụ, phương tiện cần thiết khác phục vụ hoạt động của lực lượng TTND.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo việc tổ chức và hoạt động của lực lượng TTND theo thẩm quyền và sự hướng dẫn kiểm tra của Công an cấp trên; hỗ trợ kinh phí hoạt động và thực hiện chế độ chính sách đối với lực lượng TTND theo quy định pháp luật.
Điều 19. Trách nhiệm của các cơ quan đoàn thể.
Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; các đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và mọi công dân có trách nhiệm giám sát, giúp đỡ, tạo điều kiện để lực lượng TTND hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.