UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/1999/QĐ-UB | Tam Kỳ, ngày 24 tháng 6 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG BẢO ĐẢM HẬU CẦN KỸ THUẬT KHU VỰC PHÒNG THỦ CỦA TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
- Căn cứ vào Luật tổ chức HĐND và UBND(sửa đổi) ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 30/7/1987;
- Căn cứ Chỉ thị số 56/CT ngày 11/3/1989, Chỉ thị số 245/CT ngày 02/7/1992 của HĐBT (nay là Chính phủ) về việc xây dựng tỉnh, thanh phố, đặc khu trực thuộc TW thành khu vực phòng thủ vững chắc;
- Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-UB ngày 7/4/1999 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thành lập Hội đồng bảo đảm hậu cần kỹ thuật khu vực phòng thủ tỉnh;
- Theo đề nghị của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại Tờ trình số 61/TT-BCH ngày 17 tháng 6 năm 1999,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy chế hoạt động của Hội đồng bảo đảm Hậu cần - Kỹ thuật khu vực phòng thủ tỉnh.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các thành viên của Hội đồng, các Sở, Ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký
Nơi nhận | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM |
QUY CHẾ
VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HẬU CẦN - KỸ THUẬT KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/QĐ-UB ngày 24/6/1999 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Điều 1. Khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) là một tổ chức quốc phòng - an ninh (QP-AN) địa phương theo địa bàn hành chính, là bộ phận hợp thành, là nền tảng của thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân cả nước được xây dựng vững mạnh về mọi mặt theo kế hoạch chung, thống nhất nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp tại chỗ, độc lập, tự lực, ngăn ngừa và đối phó hiệu quả mọi tình huống trong cả thời bình lẫn thời chiến để bảo vệ tỉnh (thành phố), phối hợp với các địa phương, đơn vị khác bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN.
Công tác Hậu cần - Kỹ thuật khu vực phòng thủ (HC-KT KVPT) là một mặt của công tác QP-AN địa phương là bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác quốc phòng của địa phương, làm nền tảng tạo ra tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân, chuẩn bị cho đất nước sẵn sàng đối phó thắng lợi trong mọi tình huống bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN, giữ vững chủ quyền an ninh quốc phòng.
Điều 2. Công tác bảo đảm HC-KT KVPT là sự kết hợp chặt chẽ các hoạt động công tác bảo đảm HC-KT của các LLVT địa phương và hậu cần nhân dân địa phương thành một thể thống nhất để bảo đảm HC-KT cho các LLVT, LL tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong KVPT xây dựng, hoạt động và bảo đảm mọi mặt cho chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống.
Bảo đảm HC-KT KVPT là tổng hợp các biện pháp, phương thức bảo đảm, nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhu cầu về vật chất, TBKT QS cho các LL tham gia hoạt động tác chiến trong KVPT, tổ chức và xây dựng LL HC-KT tại chỗ bảo đảm cho tác chiến liên tục, dài ngày và chi viện cho các đơn vị chủ lực chiến đấu trên địa bàn và địa phương bạn theo yêu cầu của cấp trên.
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC HỌAT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HC-KT KVPT
Điều 3. Chức năng
Phối hợp với các ngành có liên quan làm tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh trong xây dựng các kế hoạch, xây dựng thế trận, tiềm lực HC-KT tại chỗ, hậu cần nhân dân trong KVPT của tỉnh và điều hành công tác bảo đảm HC-KT trong KVPT nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp tại chỗ từ thời bình để sẵn sàng bảo đảm kịp thời, đầy đủ cho các LL tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong mọi tình huống. Trong đó cơ quan HC-KT quân sự địa phương (QSĐP) cùng Công an, giữ vai trò làm tham mưu đề xuất các vấn đề thuộc về bảo đảm HC-KT cho hoạt động quân sự (QS) và an ninh (AN) của KVPT.
Điều 4. Nhiệm vụ :
I/ Nhiệm vụ chung :
Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh điều hành, thực hiện các nội dung công việc chính sau :
1. Thực hiện quản lý Nhà nước về quốc phòng trong các lĩnh vực : quản lý kinh tế đối ngoại; quản lý xây dựng công nghiệp quốc phòng; quản lý xây dựng thế trận quốc phòng ,quản lý xây dựng tiềm lực quốc phòng; quản lý các công trình quốc phòng và khu quân sự; quản lý dự trữ quốc gia và quản lý công tác phòng thủ dân sự.
2. Đề xuất và giao nhiệm vụ, chỉ tiêu xây dựng các nội dung, yêu cầu HC-KT KVPT cho các ngành, các cấp thuộc quyền, hướng dẫn làm kế hoạch và chỉ đạo việc phối hợp, hiệp đồng thực hiện kế hoạch giữa các ngành trong tỉnh, giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất với SSCĐ, giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng.
3. Tổ chức kiểm tra, điều chỉnh và bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch kết hợp kinh tế với QP-AN của tỉnh, xây dựng kế hoạch tác chiến và các kế hoạch bảo đảm, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, HC-KT nhân dân, xây dựng LLVTĐP, LL DBĐV và mạng lưới bảo đảm HC-KT tại chỗ, phù hợp với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, tạo nên thế và lực về HC-KT, sẵn sàng bảo đảm cho các LL tham gia chiến đấu, phục vụ chiến tranh giành thắng lợi.
II/ Nhiệm vụ cụ thể :
A. Nhiệm vụ thời bình :
Trên cơ sở kế hoạch phòng thủ đã được phê duyệt, Hội đồng bảo đảm HC-KT KVPT tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh các nội dung công việc sau :
1. Xây dựng kế hoạch KT-XH bảo đảm cho năm đầu chiến tranh của địa phương, kế hoạch chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến về công tác HC-KT, kế hoạch phòng thủ dân sự, hệ thống kế hoạch bảo đảm HC-KT KVPT trong thời bình, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cho thời chiến.
2. Xem xét và quyết định các điều kiện bảo đảm vật chất từ nguồn ngân sách, vật tư, lao động của tỉnh cho xây dựng KVPT. Đồng thời chỉ đạo các ngành phát triển sản xuất kinh tế tạo tiềm lực HC-KT tại chỗ vững mạnh. Động viên và huy động nhân dân đóng góp sức người, sức của để xây dựng KVPT ở địa phương.
3. Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động bảo đảm HC-KT cho các LLVT trong KVPT thực hiện các nhiệm vụ thời bình sẵn sàng làm nhiệm vụ thời chiến bao gồm : nhiệm vụ huấn luyện xây dựng LL, động viên tuyển quân; bảo đảm cho các hoạt động bảo vệ AN-CT, các hoạt động phòng thủ dân sự, sơ tán nhân dân, phòng chống khắc phục thảm hoạ thiên tai, v.v...
4. Kiểm tra theo dõi, chỉ đạo Hội đồng HC-KT KVPT huyện, thị, ban hậu cần nhân dân xã ,phường, các tổ chức hậu cần nhân dân cơ sở trong việc điều hành các hoạt động xây dựng hậu cần KVPT ở địa phương.
B. Nhiệm vụ thời chiến :
1. Tổ chức điều hành chỉ huy tập trung thống nhất các hoạt động HC-KT trong KVPT. Tổ chức phân công, phân cấp hợp lý, lấy hậu cần QSĐP làm trung tâm hiệp đồng bảo đảm cho tác chiến.
2. Chỉ huy điều hành mọi hoạt động bảo đảm HC-KT cho các LLVT và nhân dân trong KVPT chiến đấu và phục vụ chiến đấu giành thắng lợi.
3. chỉ đạo các LL HC-KT trong KVPT chuẩn bị chu đáo toàn diện về mọi mặt bảo đảm HC-KT cho các LLVT trong KVPT chiến đấu lâu dài. Tham gia chi viện cho địa phương bạn và cho cấp trên khi có yêu cầu, vừa chỉ huy bảo đảm cho tác chiến vừa chỉ đạo sản xuất phục vụ đời sống nhân dân trong chiến tranh.
4. Thường xuyên nắm vững tình hình quân sự của địa phương, diễn biến chiến đấu, những yêu cầu về công tác bảo đảm HC-KT KVPT và chủ động kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh các biện pháp bảo đảm.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động :
1. Hội đồng bảo đảm HC-KT KVPT tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh, có chức năng phối hợp với các ngành có liên quan làm tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành công tác bảo đảm HC-KT KVPT, lấy hậu cần QSĐP cùng hậu cần công an làm trung tâm, các ngành KTXH làm tham mưu theo chức năng.
2. Các thành viên trong Hội đồng trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác HC-KT KVPT của ngành mình phụ trách và giữ vai trò làm tham mưu phát huy vai trò của mình trong Hội đồng giúp chính quyền điều hành công tác hậu cần KVPT của tỉnh.
Chương III
CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 5. Cơ cấu tổ chức :
1. Hội đồng bảo đảm HC-KT KVPT tỉnh thực hiện theo Quyết định số 899/QĐ-UB ngày 07/4/1999 của Chủ tịch UBNDtỉnh.
2. Hội đồng được phân thành 2 khối và ban thường trực hội đồng :
a) Khối kinh tế xã hội gồm : 8 thành viên bao gồm Giám đốc : Sở KH-ĐT, Y tế, GTVT, TC-VG, TM-DL, Công nghiệp, Nông nghiệp - PTNT, Công ty Lương thực do đồng chí Giám đốc Sở KH-ĐT phụ trách.
b) Khối quốc phòng an ninh gồm 04 thành viên : Chủ nhiệm Hậu cần, Chủ nhiệm Kỹ thuật BCHQS tỉnh; Chủ nhiệm Hậu cần bộ đội Biên phòng và Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh do đồng chí Phó chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh phụ trách.
Điều 6. Quy chế hoạt động :
1. Hội đồng HC-KT là một tổ chức tư vấn giúp UBND tỉnh về công tác bảo đảm HC-KT trong KVPT tỉnh. Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ (tập thể lãnh đạo phân công cá nhân phụ trách). Có nhiệm vụ tổ chức điều hành phối hợp các hoạt động bảo đảm HC-KT nhằm thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng về công tác HC-KT KVPT.
2. Hội đồng hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh trên cơ sở kế hoạch công tác QP-AN của địa phương được triển khai theo định kỳ hoặc do yêu cầu khẩn cấp của công tác QP-AN đặt ra của địa phương.
3. Các thành viên của Hội đồng vừa thực hiện công tác của Hội đồng theo chuyên ngành được phân công, vừa là đại diện cho cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng cho cơ quan thuộc quyền.
4. Chế độ sinh hoạt và mối quan hệ công tác của Hội đồng :
a) Trong thời bình, Hội đồng tổ chức Hội nghị toàn thể các thành viên theo định kỳ 1 năm 2 lần để sơ, tổng kết rút kinh nghiệm trong kỳ hoạt động và đề ra kế hoạch triển khai công tác HC-KT KVPT phù hợp với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Trường hợp đột xuất Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch, cơ quan thường trực Hội đồng trực tiếp triệu tập Hội nghị để giải quyết các tình huống đột xuất.
b) Trong thời chiến, Chủ tịch Hội đồng và các thành viên trong Hội đồng phải thường xuyên nắm vững tình hình quân sự của địa phương, diễn biến chiến đấu, những yêu cầu về công tác bảo đảm HC-KT KVPT và chủ động kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh biện pháp bảo đảm. Khi có tình huống đột xuất, các Chủ nhiệm HC-KT : BCHQS, Công an, Bộ đội Biên phòng tỉnh phải kịp thời thông báo cho Chủ tịch Hội đồng và cùng bàn bạc các biện pháp giải quyết.
c) Trong chiến đấu, Chủ tịch Hội đồng bảo đảm HC-KT KVPT trực tiếp điều hành các LL HC-KT của KVPT nhằm phục vụ kịp thời cho chiến đấu.
Điều 7. Nhiệm vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các khối trong Hội đồng.
1. Chủ tịch Hội đồng :
a) Điều hành các hoạt động của Hội đồng, chỉ đạo các khối và cơ quan thường trực hoạt động theo đúng chức năng được giao.
b) Phân công nhiệm vụ và kiểm tra kết quả thực hiện của từng thành viên trong Hội đồng của cấp mình & cấp dưới.
c) Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành thuộc trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng phụ trách, xây dựng mạng lưới bảo đảm HC-KT tại chổ trong KVPT, chuẩn bị sẳn các kế hoạch chuyển hoạt động của địa phương từ trạng thái thời bình sang thời chiến , đồng thời thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước về bảo đảm nhu cầu động viên quân đội theo hướng dẫn của cơ quan QSĐP.
d) Điều hành các tổ chức HC-KT thuộc quyền tổ chức thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm HC-KT KVPT theo kế hoạch đã xây dựng thống nhất.
e) Quyết định những công việc thuộc phạm vi quyền hạn của Hội đồng.
f) Báo cáo tình hình mọi mặt với chủ tịch UBND tỉnh theo qui định.
2. Phó chủ tịch Hội đồng:
a) Trực tiếp chỉ đạo , điều hành các hoạt động của khối mình đảm nhiệm, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.
b) Thay mặt chủ tịch Hội đồng (khi được uỷ quyền) chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Hội đồng theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Nhiệm vụ cơ quan thường trực Hội đồng:
a) Cùng với các thành viên trong Hội đồng phối hợp dự thảo chương trình kế hoạch và dự toán nguồn ngân sách hoạt động của Hội đồng. Thường xuyên thông tin kịp thời các tình hình có liên quan đến công tác BĐHC trong KVPT đến các thành viên của Hội đồng và phản ánh kịp thời với chủ tịch Hội đồng.
b) Chuẩn bị nội dung triệu tập các lớp tập huấn hội thảo, hội nghị hằng năm và các nội dung cho các phiên họp thường kỳ của Hội đồng.
c) Theo dõi và triển khai thực hiện các kết luận của Hội đồng, thực hiện định kỳ báo cáo và thông tin kịp thời tình hình có liên quan đến các thành viên trong Hội đồng và báo cáo với Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của Hội đồng.
4. Nhiệm vụ các khối:
a) Nhiệm vụ của khối quốc phòng - an ninh:
- Tham mưu cho chủ tịch hội đồng xây dựng các kế hoạch HC-KT KVPT tỉnh và báo cáo các nhiệm vụ quân sự có yêu cầu bảo đảm về HC-KT, cùng các cơ quan có liên quan của các Sở, Ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh xây dựng các kế hoạch HC-KT KVPT và giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức thực hiện.
- Chỉ huy điều hành và tổ chức bảo đảm HC-KT cho các LLVT, lực lượng an ninh ở địa phương xây dựng, huấn luyện SSCĐ và hoạt động chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ QS-AN của KVPT trong thời bình và thời chiến.
- Triển khai các hoạt động lao động sản xuất, tạo nguồn HC-KT tại chỗ đáp ứng yêu cầu bảo đảm HC-KT cho các LLVT địa phương ngày càng vững mạnh, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương.
- Tổ chức xây dựng LL HC-KT QSĐP, Công an, Bộ đội Biên phòng tỉnh vững mạnh toàn diện lấy HC-KT QSĐP làm nòng cốt cho hậu cần KVPT, tham gia xây dựng và bảo vệ hậu phương, xây dựng mạng lưới HC-KT nhân dân địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển của HC-KT KVPT.
- Tổ chức quản lý về HC-KT KVPT theo đúng quy định quản lý của ngành HC-KT Quân đội, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác bảo đảm HC-KT KVPT.
- Tham mưu cho cấp uỷ, Quân sự, Công an , Biên phòng tỉnh giúp Chỉ huy trưởng làm tham mưu cho cấp uỷ chính quyền địa phương trong tổ chức chỉ đạo điều hành công tác hậu cần KVPT.
b) Nhiệm vụ của khối kinh tế - xã hội :
- Các thành viên theo quyền hạn chức trách đảm nhiệm tổ chức triển khai cho ngành mình sản xuất phát triển kinh tế, tạo nguồn lực vật chất đáp ứng yêu cầu đời sống nhân dân. Tích luỹ dự trữ vật chất theo chỉ tiêu kế hoạch trên giao cho nhiệm vụ xây dựng KVPT và các nhiệm vụ khác ở địa phương.
- Tổ chức xây dựng LL HC-KT từ các ngành KT-XH của tỉnh có đủ năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ QS khi có chiến tranh xảy ra.
- Tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng triển khai các chương trình phát triển KT-XH ở địa phương. Thường xuyên nắm chắc tình hình KT-XH của địa phương kiểm tra đôn đốc và theo dõi chỉ đạo việc thực hiện của địa phương, cơ quan, đơn vị về nhiệm vụ bảo đảm HC-KT cho KVPT theo chức năng đảm nhiệm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh của ngành mình với cơ quan thường trực hội đồng.
Điều 8. Quyền hạn của Hội đồng.
1. Kiểm tra, giám sát các Sở, Ban, ngành, LL HC-KT của LLVT trong việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch công tác bảo đảm HC-KT thực hiện nhiệm vụ xây dựng KVPT tỉnh và xây dựng nền QP-AN ở địa phương, đã được chủ tịch UBND tỉnh phê chuẩn.
2. Tổ chức thực hiện và vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc huy động nhân tài, vật lực phục vụ cho chiến tranh.
3. Được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh thông báo tình hình nhiệm vụ chính trị, chủ trương lãnh đạo, kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện hàng quý, năm.
4. Đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh trong việc xét khen thưởng, kỷ luật đối với các cá nhân, các địa phương đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng KVPT tỉnh và xây dựng nền QP-AN ở địa phương.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là cơ quan thường trực của Hội đồng, cùng với các thành viên của Hội đồng có trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế này.
Điều 10. Trong quá trình thực hiện quy chế này có thể sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.