ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 406/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 25 tháng 3 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 30/2008/QĐ-TTG ngày 22/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Y tế Bắc Ninh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Đề án Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020”.
(có quy hoạch chi tiết kèm theo)
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, các Sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài chính, Khoa học và công nghệ, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, các ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020
I. Mục tiêu quy hoạch đến năm 2020
1. Mục tiêu chung:
Nâng cao khả năng đáp ứng của ngành y tế phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh; Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; giảm tỷ lệ mắc bệnh và di chứng; nâng cao chỉ số sức khỏe, thể lực, tăng tuổi thọ, ổn định quy mô và nâng cao chất lượng dân số.
2. Mục tiêu cụ thể:
Bảng 1: Các mục tiêu - chỉ tiêu y tế cơ bản cần đạt đến năm 2020
Mục tiêu/Chỉ tiêu | 2010 | 2015 | 2020 |
Tuổi thọ trung bình (tuổi) | 73 | 75 | 76 |
Tỷ lệ chết mẹ/100.000 trẻ đẻ sống | 30 | 28 | 25 |
Tỷ lệ chết trẻ em <1 tuổi> | 15 | <14 | <12 |
Tỷ lệ chết trẻ em <5 tuổi> | 20 | <18 | <15 |
Tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng <2500g (%) | 1,75 | 1,5 | 1,3 |
Tỷ lệ trẻ em <5 tuổi bị Suy dinh dưỡng (%) | 18 | 15 | 13 |
Tỉ lệ nhân viên y tế/10.000 dân | 27 | 28 | 30 |
Tỷ lệ Bác sĩ/10.000 dân (y tế công) | 6 | 7 | > 8 |
Tỷ lệ Dược sĩ ĐH/10.000 dân | 0,5 | 1 | > 2 |
Tỷ lệ TYT xã có Bác sĩ (%) | 100 | 100 | 100 |
Tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân (tính cả y tế tư nhân) | 20,5 | 24,4 | 31,8 |
Tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân (y tế công) | 18,7 | 22,1 | 25,7 |
Tỷ lệ thôn, bản có NVYT hoạt động (%) | 100 | 100 | 100 |
Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I (%) | 100 |
|
|
Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn II (%) |
| 50 | 100 |
Tỷ lệ trạm y tế xã kiên cố hóa (%) |
| 100 |
|
Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em <1 tuổi | 98 | 98 | 99 |
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên (%) | 1,03 | 1,05 | 1 |
II. Nội dung quy hoạch:
1. Quy hoạch phát triển hệ thống y tế:
1.1. Mô hình hệ thống y tế công lập Bắc Ninh đến năm 2020
a, Sở Y tế
Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Sở Y tế đến năm 2015, tổ chức của Sở gồm có:
- Ban Giám đốc Sở
- Văn phòng Sở
- Thanh tra y tế
- Các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: 05 phòng
+ Phòng Kế hoạch - Tài chính
+ Phòng Tổ chức cán bộ
+ Phòng nghiệp vụ Y
+ Phòng nghiệp vụ Dược
+ Phòng Quản lý hành nghề.
(Từ năm 2015 - 2020: Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Sở Y tế có thể thay đổi tùy thuộc chức năng và nhiệm vụ cụ thể)
b, Các đơn vị sự nghiệp tuyến tỉnh:
* Về khám, chữa bệnh, gồm:
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Nâng quy mô lên 1000 giường (Năm 2015) và là Bệnh viện hạng I (Năm 2020); thành lập Trung tâm Ung bướu.
- 6 Bệnh viện chuyên khoa tỉnh và 2 Trung tâm
+ Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT)
+ Bệnh viện Tâm thần
+ Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng
+ BV Lao - Bệnh phổi
+ BV Phong - Da liễu
+ Trung tâm phòng chống bệnh Mắt, đến 2015 chuyển thành Bệnh viện Mắt quy mô 100 giường.
+ Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115
- Thành lập mới: Bệnh viện Sản Nhi (2010 - 2015)
* Về Y tế dự phòng, bao gồm các Trung tâm:
- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh
- Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản
- Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe
- Trung tâm Kiểm nghiệm
- Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS
- Thành lập mới:
+ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên cơ sở khoa An toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng của Trung tâm YTDP tỉnh (Năm 2009).
+ Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động - Môi trường và Giám định y khoa, thành lập trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Giám định y khoa và khoa Sức khỏe nghề nghiệp của Trung tâm y tế dự phòng (Năm 2009)
+ Trung tâm Nội tiết (2015 - 2020)
* Về đào tạo: Nâng cấp Trường Trung học y tế thành Trường Cao đẳng y tế (2010 - 2015).
* Về Dân số: Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ)
c, Phòng Y tế
Là Phòng tham mưu thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã
d, Các đơn vị sự nghiệp tuyến huyện
- Các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện: 07 Bệnh viện
- Trung tâm y tế huyện, thành phố, thị xã: 8 trung tâm, quản lý toàn diện 126 Trạm y tế xã, phường, thị trấn. 100% số thôn có nhân viên y tế thôn.
- Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện, thành phố, thị xã: 08 Trung tâm.
Tổ chức bộ máy của TTYT huyện, thành phố, thị xã: Lãnh đạo Trung tâm, 02 phòng chức năng, 05 khoa chuyên môn thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT1.
1.2. Mô hình mạng lưới y tế ngoài công lập Bắc Ninh đến năm 2020:
- Các cơ sở khám chữa bệnh Y học cổ truyền
- Các phòng khám chuyên khoa, phòng khám đa khoa tư nhân
- Bệnh viện tư nhân
- Công ty cổ phần Dược và Trang thiết bị
- Các công ty TNHH Dược
- Đại lý thuốc/Nhà thuốc.
2. Quy hoạch hệ thống y tế dự phòng
2.1. Về tổ chức hệ thống và hoạt động
Xây dựng mạng lưới y tế dự phòng từng bước hoàn chỉnh, hiện đại nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đảm bảo các cơ sở y tế dự phòng của tỉnh đủ điều kiện và năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong tình hình mới.
- Năm 2010, Trung tâm YTDP tỉnh được trang bị và đưa vào hoạt động phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 1 và tới năm 2015 đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2.
- Năm 2009, thành lập Chi cục ATVSTP, hoàn thiện mạng lưới tổ chức quản lý ATVSTP từ tuyến tỉnh xuống cơ sở. Tới 2015, mạng lưới ATVSTP được đầu tư hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị (TTB) và nhân lực, đáp ứng nhiệm vụ được giao.
- Năm 2009 thành lập Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động - Môi trường và Giám định y khoa. Đến năm 2015, hoàn chỉnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực chuyên môn của Trung tâm.
+ Năm 2010 có 100% xí nghiệp có từ 50 công nhân trên địa bàn tỉnh được quản lý về sức khỏe người lao động, năm 2015: 100% cơ sở sản xuất trên địa bàn thực hiện quản lý về sức khỏe.
+ Năm 2010 trên 50% số Bệnh viện, 70% số nhà máy, cơ sở sản xuất liên quan đến chất độc hại có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn. Năm 2020, đạt 100%.
+ Năm 2010 có 100% số cán bộ y tế làm việc ở các doanh nghiệp sản xuất được tập huấn về vệ sinh an toàn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.
- Năm 2015, 100% các Trung tâm y tế huyện được xây dựng về cơ sở vật chất; được đầu tư đầy đủ về trang thiết bị, nhân lực theo đúng nội dung Quyết định số 1402/2007/QĐ-TTg2 về đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng tuyến huyện, thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ theo Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT .
- Năm 2010 có 50% và tới năm 2015, 100% các doanh nghiệp có từ 200 đến dưới 500 công nhân có 1- 3 nhân viên y tế phục vụ, doanh nghiệp có từ 500 công nhân trở lên có trạm y tế tại doanh nghiệp.
- Năm 2015: 100% số trường phổ thông có cán bộ y tế và Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có Trạm y tế, các Khu công nghiệp có Trung tâm y tế.
- Năm 2015: 100% các Trường mẫu giáo/mầm non, tiểu học, THCS, THPT thực hiện hoạt động y tế học đường theo các văn bản liên Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế.
- Từng bước nâng cấp và hiện đại hóa các labo xét nghiệm phục vụ y tế dự phòng
+ Labo vi sinh đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 1 vào năm 2010 và labo vi sinh đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2 vào năm 2015 cho TTYTDP tỉnh.
+ Labo vi sinh nước và thực phẩm (TTYTDP tỉnh, TTYT huyện)
+ Labo hóa nước và thực phẩm (TTYTDP tỉnh, TTYT huyện)
+ Labo xét nghiệm sốt rét - ký sinh trùng, côn trùng (TTYTDP tỉnh, TTYT huyện)
+ Labo kiểm nghiệm độc chất thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm (Trung tâm kiểm nghiệm)
+ Labo vệ sinh lao động - bệnh nghề nghiệp (Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động - Môi trường và Giám định y khoa)
Các labo xét nghiệm được nâng cấp, hiện đại hóa đạt chuẩn quốc gia theo Quyết định 153/2006/QĐ-TTg và Chiến lược YTDP3 (Năm 2015 đạt 60%, năm 2020 đạt 100%).
2.2 Nội dung quy hoạch:
2.2.1. Kiện toàn mạng lưới các cơ sở y tế dự phòng tuyến tỉnh
Năm 2010 mạng lưới y tế dự phòng tuyến tỉnh bao gồm 7 đơn vị:
- Trung tâm y tế dự phòng tỉnh
- Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ
- Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS
- Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe
- Trung tâm Kiểm nghiệm
- 2 đơn vị mới thành lập:
+ Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động - Môi trường và Giám định y khoa
+ Chi cục ATVSTP
Năm 2015 mạng lưới y tế dự phòng tuyến tỉnh bao gồm 8 đơn vị (Thành lập mới Trung tâm Nội tiết)
Quy hoạch cụ thể:
* Thành lập mới 3 đơn vị:
- Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động - môi trường và Giám định y khoa: Thành lập năm 2009
Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động - môi trường và Giám định y khoa quy hoạch tại khu Bệnh viện Phong - Da Liễu, xã Hòa long - TP Bắc Ninh.
Thành lập trên cơ sở Trung tâm Giám định y khoa và khoa sức khỏe nghề nghiệp của TTYT dự phòng.
Chức năng: Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở y tế thực hiện quản lý sức khỏe lao động, vệ sinh lao động và giám định sức khỏe trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: Thành lập năm 2009, Chi cục thành lập trên cơ sở khoa VSATTP và dinh dưỡng của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh.
Chi cục quy hoạch vị trí tại khu Bệnh viện Phong - Da Liễu, xã Hòa long - TP Bắc Ninh.
Chức năng: Là đơn vị đầu ngành tuyến tỉnh thực hiện quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm
- Trung tâm Nội tiết: Địa điểm Quy hoạch năm 2015: Trong khu Bệnh viện Phong - Da liễu tại xã Hòa Long - TP Bắc Ninh.
Với dân số khoảng hơn 1 triệu dân, để đáp ứng nhu cầu phòng chống bệnh nội tiết - đái tháo đường, đến năm 2015 - 2020 thành lập trung tâm Nội tiết, trung tâm này làm 2 chức năng: Chỉ đạo phòng chống bệnh nội tiết và khám điều trị bệnh nội tiết.
* Củng cố, mở rộng quy mô hoạt động các Trung tâm khác.
- Trung tâm y tế dự phòng tỉnh:
Địa điểm hiện tại: Vũ Ninh, TP Bắc Ninh
Địa điểm Quy hoạch: Thôn Bồ Sơn (Võ Cường) - Đại Phúc gần BVĐK tỉnh, diện tích đất: 5.600 m2
Hiện tại có 6 khoa 2 phòng; đến năm 2010 có 4 khoa, 02 phòng.
Hiện nay Trung tâm có 2 phòng, 6 khoa, đến năm 2010, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh còn 2 phòng và 4 khoa (Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm, Sức khỏe cộng đồng, Sốt rét - Nội tiết, Xét nghiệm), do tách 2 khoa (An toàn vệ sinh thực phẩm - Dinh dưỡng; Sức khỏe nghề nghiệp) thành lập 2 đơn vị mới.
Củng cố và tăng cường trang thiết bị phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2 (năm 2015).
Năm 2015, Trung tâm y tế dự phòng đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.
- Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh
Địa điểm hiện tại: Vũ Ninh, TP BắcNinh.
Địa điểm Quy hoạch năm 2020: Giữ nguyên vị trí
Tổ chức Trung tâm CSSKSS theo quy định của Bộ Y tế gồm 2 phòng chức năng và 3 khoa chuyên môn (khoa Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, khoa Bảo vệ sức khỏe trẻ em - dinh dưỡng, khoa Nam học) và các tổ chuyên môn như: tư vấn, truyền thông, xét nghiệm - cận lâm sàng.
- Trung tâm phòng chống HIV/AIDS.
Địa điểm Quy hoạch năm 2020: Võ Cường - Đại Phúc (gần TTYT dự phòng tỉnh).
Diện tích: 5000 m2
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS được tổ chức theo quy định của Bộ Y tế, Trung tâm thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Quyết định số 25/2005/QĐ-BYT ngày 5/9/2005 của Bộ Y tế.
- Trung tâm Kiểm nghiệm
Địa điểm hiện tại: Vũ Ninh, TP Bắc Ninh.
Địa điểm Quy hoạch năm 2020: Giữ nguyên vị trí
Trung tâm kiểm nghiệm là đơn vị chuyên môn kỹ thuật thực hiện công tác kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm - Thực phẩm
Năm 2010, đầu tư nâng cấp Trung tâm kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP (tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng thuốc) và kiểm nghiệm được các loại mỹ phẩm - thực phẩm lưu thông trên địa bàn.
- Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe
Địa điểm hiện tại: Vũ Ninh, TP Bắc Ninh
Địa điểm Quy hoạch năm 2020: Giữ nguyên vị trí
Năm 2010, Trung tâm được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị truyền thông, có đủ cơ cấu cán bộ theo quy định (cán bộ y tế, báo chí, kỹ thuật nghe nhìn).
Trung tâm TTGDSK là đơn vị chuyên môn và chỉ đạo chuyên môn về truyền thông giáo dục sức khỏe các đơn vị y tế. Phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các đơn vị chuyên môn kỹ thuật thực hiện các chương trình truyền thông tư vấn sức khỏe.
2.2.2. Phát triển mạng lưới TTYT tuyến huyện, thành phố, thị xã
Trong giai đoạn từ 2010 đến 2015, củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ của TTYT huyện/thành phố/thị xã. Trung tâm y tế tuyến huyện có 2 phòng, 5 khoa gồm:
- Lãnh đạo của Trung tâm.
- 02 phòng chức năng:
+ Phòng Hành chính tổng hợp.
+ Phòng Truyền thông Giáo dục sức khỏe.
- 05 khoa chuyên môn:
+ Khoa Kiểm soát dịch, bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS
+ Khoa ATVSTP - Dinh dưỡng
+ Khoa Y tế công cộng
+ Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ
+ Khoa xét nghiệm
- Các TTYT huyện có biên chế khoảng 33 - 35 cán bộ/trung tâm, trong đó có từ 8 - 10 bác sĩ, lãnh đạo trung tâm và các trưởng khoa đều được đào tạo sau đại học.
Quy hoạch cụ thể:
- Diện tích đất xây dựng Trung tâm cần tối thiểu 5.000 m2, trong đó diện tích xây dựng chiếm khoảng 30 - 35% tổng diện tích khu đất, bố trí các phòng chức năng, khoa chuyên môn, khoa xét nghiệm và khu phụ trợ (nhà để xe, kho tàng, nhà vệ sinh,…); có hệ thống xử lý rác thải, nước thải y tế.
- Trung tâm được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị theo Quyết định số 61/QĐ-UBND4. Đảm bảo các trang thiết bị thiết yếu: Ôtô cứu thương, máy siêu âm, dây truyền lạnh..., đầu tư nâng cấp phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I.
Hiện nay địa điểm và quỹ đất đã được phê duyệt cụ thể cho từng đơn vị
* Trung tâm y tế huyện Gia Bình:
Địa điểm hiện tại: Xã Đông Cứu
Địa điểm quy hoạch năm 2020: Thị trấn Gia Bình, diện tích đất: 5000 m2
Trung tâm được xây dựng mới theo kế hoạch đầu tư của UBND tỉnh.
* Trung tâm y tế thị xã Từ Sơn:
Địa điểm hiện tại: Phường Tân Hồng diện tích đất: 2300 m2
Địa điểm Quy hoạch năm 2020: Phường Đồng Nguyên.
Trung tâm được xây dựng mới theo kế hoạch đầu tư của UBND tỉnh.
Do vị trí gần Hà Nội, kinh tế khá phát triển và có các khu công nghiệp nên Trung tâm y tế Từ Sơn cần phát triển dịch vụ kỹ thuật cao để đáp ứng nhu cầu về y tế dự phòng của nhân dân và các khu công nghiệp.
* Trung tâm y tế huyện Yên Phong:
Địa điểm hiện tại: Thị trấn Chờ diện tích đất: 1784 m2
Địa điểm Quy hoạch năm 2020: Thị trấn Chờ diện tích đất: 5000m2
Trung tâm được xây dựng mới theo kế hoạch đầu tư của UBND tỉnh.
* Trung tâm y tế huyện Thuận Thành:
Địa điểm hiện tại: Xã Gia Đông diện tích đất: 4390m2
Địa điểm Quy hoạch năm 2020: Xã Gia Đông diện tích đất: 4390 m2
Trung tâm được nâng cấp theo kế hoạch đầu tư của UBND tỉnh.
* Trung tâm y tế huyện Tiên Du:
Địa điểm hiện tại: Thị trấn Lim trong BVĐK Tiên Du
Địa điểm Quy hoạch năm 2020: Xã Liên Bão, diện tích đất 5000 m2
Trung tâm được xây dựng mới theo kế hoạch đầu tư của UBND tỉnh.
* Trung tâm y tế huyện Lương Tài:
Địa điểm hiện tại: Thị trấn Thứa, trong BVĐK
Địa điểm Quy hoạch năm 2020: Thị trấn Thứa, diện tích đất: 5000 m2
Trung tâm được xây dựng mới theo kế hoạch đầu tư của UBND tỉnh.
* Trung tâm y tế huyện Quế Võ:
Địa điểm hiện tại: Thị trấn Phố Mới, trong BVĐK
Địa điểm Quy hoạch năm 2020: Thị trấn Phố Mới, diện tích đất 6152 m2
Trung tâm y tế huyện Quế Võ dự kiến tiếp quản vị trí Bệnh viện đa khoa Quế Võ hiện tại.
* Trung tâm y tế Thành phố Bắc Ninh:
Địa điểm hiện tại: Niềm xã, TP Bắc ninh
Quy hoạch năm 2020: Giữ nguyên vị trí, diện tích đất: 2500 m2
Quy mô hiện tại gồm Trung tâm y tế và Phòng khám đa khoa
Trung tâm được nâng cấp theo kế hoạch của UBND tỉnh.
Do trên địa bàn thành phố có các cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh nên chỉ duy trì hoạt động của TTYT và phòng khám đa khoa, thực hiện công tác y tế dự phòng, phòng chống bệnh xã hội, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em - kế hoạch hóa gia đình, các chương trình y tế mục tiêu, chỉ đạo hoạt động các trạm y tế cơ sở và khám bệnh cho nhân dân trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
2.2.3. Hình thành mạng lưới y tế cơ sở tại các doanh nghiệp và trường học.
- Đối với các doanh nghiệp: Đến năm 2015, 100% các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có từ 500 công nhân trở lên sẽ thành lập trạm y tế. Thành lập tổ y tế 100% các doanh nghiệp có từ 200 đến dưới 500 công nhân.
- Đối với các trường học: Đến năm 2015, 100% các trường phổ thông có từ 1-2 nhân viên y tế; 100% các trường Cao đẳng, trung cấp có trạm y tế.
- Các khu công nghiệp: Thành lập Trung tâm y tế khu công nghiệp, thực hiện chức năng quản lý sức khỏe người lao động, an toàn vệ sinh lao động, cấp cứu tai nạn, thảm họa, khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, cấp cứu ban đầu...
3. Quy hoạch hệ thống khám chữa bệnh (KCB):
Phát triển và hoàn thiện mạng lưới khám chữa bệnh theo địa bàn dân cư. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực cho các Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện. Đổi mới cơ chế quản lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng.
3.1. Nội dung hoạt động:
- Tỷ lệ giường bệnh công/vạn dân đạt 18,7 (Năm 2010), 22,1 (Năm 2015) và 25,7 (Năm 2020 cần 2.960 giường bệnh: 1910 giường tuyến tỉnh và 1050 giường tuyến huyện).
Nâng cao chất lượng điều trị:
+ Công suất sử dụng giường bệnh giảm từ 126% (Năm 2008) xuống 110% (Năm 2010) và 95 - 100% (Năm 2020).
+ Năm 2015, các BV thực hiện được 80% số kỹ thuật theo phân tuyến, năm 2020, thực hiện được 100%, riêng bệnh viện đa khoa tỉnh thực hiện được các kỹ thuật của bệnh viện hạng I.
+ Năm 2015, có trên 80% và đến năm 2020, 100% số bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải theo quy định của Bộ Y tế.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, quản lý bệnh viện, chẩn đoán và điều trị từ xa (Telemedicine)
Bảng 2: Số giường bệnh đến năm 2020
TT | Chỉ số phát triển | 2010 | 2015 | 2020 |
1 | Dân số toàn tỉnh | 1.050.900 | 1.101.800 | 1.152.300 |
2 | Số GB trên 10,000 dân | 18,7 | 22,1 | 25,7 |
3 | Tổng số GB công lập của tỉnh | 1.960 | 2.440 | 2.960 |
4 | Số GB của các BV tuyến tỉnh | 1360 (+ 370) | 1740 (+ 380) | 1910 (+170) |
5 | Số giường bệnh tuyến tỉnh/10.000 dân | 12,9 | 15.9 | 16,6 |
6 | Tổng số giường bệnh tuyến huyện | 600 | 700 | 1050 |
7 | Số giường bệnh ngoài công lập | 200 | 400 | 800 |
3.2. Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống khám chữa bệnh:
3.2.1 Tuyến tỉnh:
Nâng quy mô giường bệnh các bệnh viện tuyến tỉnh, phát triển kỹ thuật, cung ứng dịch vụ với chất lượng cao.
- Xây dựng BVĐK tỉnh đạt tiêu chuẩn BV hạng I và BV chuyên khoa đạt tiêu chuẩn BV hạng II (Năm 2015).
- Các bệnh viện là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của tỉnh, thực hiện tốt quy chế bệnh viện.
Kế hoạch đầu tư các đơn vị thuộc lĩnh vực KCB tuyến tỉnh đến năm 2020 gồm:
+ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh:
Địa điểm quy hoạch năm 2020: Thôn Bồ Sơn - Võ Cường - TP Bắc Ninh
Nâng cấp lên 1000 giường, đạt BVĐK hạng I (Năm 2015).
Tăng cường đào tạo chuyên khoa sâu, đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển công nghệ cao. Thực hiện được 100% số kỹ thuật theo phân tuyến vào năm 2015, đến năm 2020 thực hiện được các kỹ thuật của bệnh viện hạng I.
Năm 2010, thành lập Trung tâm Ung bướu trực thuộc BV Đa khoa Tỉnh.
+ Bệnh viện Y học cổ truyền
Địa điểm quy hoạch năm 2020: Phường Đại Phúc - TP Bắc Ninh
Xây mới bệnh viện tại vị trí đã quy hoạch với quy mô 200 giường (Năm 2015), đầu tư trang thiết bị đạt bệnh viện hạng II (Năm 2015). BV có chức năng KCB bằng y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại, chỉ đạo tuyến dưới phát triển YHCT, là cơ sở đào tạo lâm sàng về YHCT.
+ Bệnh viện Tâm thần:
Địa điểm quy hoạch năm 2020: Phường Thị Cầu - TP Bắc Ninh (Vị trí cũ)
Tiếp tục đầu tư nâng cấp giai đoạn II lên quy mô 150 GB (Năm 2020). Bệnh viện có chức năng khám chữa bệnh tâm thần và động kinh, chỉ đạo tuyến dưới phát hiện và quản lý điều trị bệnh nhân tại cộng đồng.
Thực hiện dự án CSSKTT tại cộng đồng, quản lý và cấp phát thuốc cho người bệnh.
+ Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng:
Địa điểm quy hoạch năm 2020: Xã Hòa Long - TP Bắc Ninh (Khu Bệnh viện Phong - Da liễu).
Xây mới với quy mô 90 giường tại vị trí đã quy hoạch (Năm 2015). Bệnh viện có chức năng điều trị phục hồi sức khỏe sau điều trị, chỉ đạo tuyến dưới phát triển thực hiện phục hồi chức năng tại cộng đồng.
+ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi
Địa điểm quy hoạch năm 2020: Phường Vũ Ninh - TP Bắc Ninh (Cụm BVĐK cũ)
Bệnh viện được đầu tư nâng cấp lên 90 giường (Năm 2010), 100 giường (Năm 2020). Bệnh viện thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho bệnh nhân mắc lao và các bệnh phổi. Chỉ đạo tuyến dưới tổ chức phát hiện và quản lý điều trị bệnh nhân lao tại cộng đồng.
+ Bệnh viện Phong - Da liễu
Địa điểm quy hoạch năm 2020: Xã Hòa long - TP Bắc Ninh
(Không tăng số giường)
Có chức năng KCB cho bệnh nhân mắc phong và các bệnh da liễu; chỉ đạo tuyến dưới tổ chức khám phát hiện bệnh phong, bệnh hoa liễu và quản lý điều trị tại cộng đồng. Cần được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để nâng cao chất lượng điều trị.
+ Trung tâm phòng chống bệnh mắt:
Địa điểm quy hoạch: Xã Hạp Lĩnh - TP. Bắc Ninh (Khu Phòng khám Khu vực Phố Và).
Đầu tư phát triển Trung tâm chuyển thành Bệnh viện Mắt quy mô 100 giường vào năm 2015.
Xây mới Trung tâm tại vị trí đã quy hoạch với quy mô 100 giường (Năm 2015) và chuyển thành Bệnh viện Mắt, thực hiện chức năng cung ứng các dịch vụ về bệnh mắt, quản lý và chỉ đạo tuyến dưới các hoạt động phòng chống bệnh về mắt.
+ Thành lập và xây dựng mới Bệnh viện Sản - Nhi
Địa điểm quy hoạch: Phường Đại Phúc - TP Bắc Ninh
Đầu tư xây mới bệnh viện với quy mô 150 giường (Năm 2010) và 200 giường (Năm 2015) tại vị trí đã quy hoạch (100 giường cho Nhi và 100 giường cho Sản).
Là bệnh viện chuyên khoa đạt tiêu chuẩn hạng II (Năm 2015).
+ Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115:
Địa điểm quy hoạch: Cạnh Bệnh viện đa khoa tỉnh
Đây là đơn vị mới thành lập, và hoạt động ổn định bước đầu. Chức năng của Trung tâm là vận chuyển cấp cứu trước và sau bệnh viện, thực hiện cấp cứu tại cộng đồng và cấp cứu trong quá trình vận chuyển trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên môn thích hợp, vì vậy cần xây dựng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm một cách cụ thể, đầu tư trang thiết bị, đào tạo nhân lực để đi vào hoạt động có hiệu quả.
3.2.2. Các bệnh viện huyện, thị xã
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, tăng dần số giường bệnh lên 150 giường/bệnh viện ở vị trí hiện tại (Năm 2015).
- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Củng cố cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ chuyên môn, đảm bảo đến năm 2015 thực hiện được 80% số kỹ thuật theo phân tuyến và 100% số kỹ thuật theo phân tuyến vào năm 2020.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các BVĐK huyện theo nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Quy mô giường bệnh
- Giường bệnh/vạn dân: 5,4 (Năm 2008) lên 6,4 (Năm 2015) và 9,1 (Năm 2020)
- Đến năm 2010: Tăng 10 giường bệnh/BV các Bệnh viện Thuận Thành, Bệnh viện Quế Võ, Bệnh viện Yên Phong và Bệnh viện Tiên Du do các bệnh viện có tình trạng quá tải cao.
- Củng cố nâng cao chất lượng KCB của các Bệnh viện và Phòng khám ĐKKV thuộc TP Bắc Ninh (theo Quyết định 153/2006/QĐ-TTg5, “Đến năm 2010, các Bệnh viện đa khoa thị xã và viện đa khoa của thành phố thuộc tỉnh sẽ được chuyển thành các phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện chuyên khoa” vì vậy không thành lập Bệnh viện đa khoa thành phố Bắc Ninh)
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất Bệnh viện huyện, thị xã từ nguồn kinh phí Trái phiếu chính phủ, phấn đấu hoàn thiện vào năm 2012.
Đảm bảo hiệu quả hoạt động của bệnh viện tuyến huyện
Phấn đấu giảm tỷ lệ chuyển viện. Duy trì ngày nằm điều trị trung bình 5- 6 ngày, giảm công suất sử dụng giường bệnh xuống 100%.
Ứng dụng các công nghệ mới thích hợp với nhiệm vụ chức năng trong chẩn đoán và điều trị.
Mạng lưới y học cổ truyền
Kế thừa, bảo tồn và phát triển Y Dược học cổ truyền (YDHCT), kết hợp YDHCT với Y Dược học hiện đại (YDHHĐ) trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; xây dựng nền Y dược học cổ truyền khoa học, dân tộc và đại chúng.
- Bệnh viện YHCT thực hiện công tác KCB bằng YDHCT, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực YHCT.
- Năm 2010, các BVĐK huyện đều có khoa y học cổ truyền, năm 2015 có quy mô từ 15 - 20 giường/khoa (Trong dự án đầu tư nâng cấp BVĐK huyện).
- Tới năm 2015, 100% số xã có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về YHCT và có vườn thuốc mẫu tại trạm.
- Thành lập bộ môn YHCT tại Trường Trung học y tế tỉnh.
- 100% các khoa y học cổ truyền có bác sĩ chuyên khoa sâu về y học cổ truyền, tuyến tỉnh 100% bác sĩ có trình độ sau đại học, tuyến huyện 50% có trình độ sau đại học.
- Chỉ tiêu khám chữa bệnh bằng YDHCT hàng năm: Tuyến tỉnh bằng 20%, tuyến huyện bằng 25% và tuyến xã bằng 40% số người được khám và điều trị.
- Bệnh viện YHCT, Trường trung học y tế và 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có vườn cây thuốc đạt chuẩn quốc gia.
4. Quy hoạch hệ thống Dân số - KHHGĐ:
Củng cố và tăng cường hệ thống Dân số - KHHGĐ theo quy định mới của Chính phủ, đặc biệt là ở tuyến cơ sở để duy trì vững chắc và phát huy kết quả đã đạt được, nhằm phát triển dân số một cách hợp lý về quy mô, cơ cấu và chất lượng, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Ninh từ nay đến năm 2020.
Nội dung quy hoạch:
4.1. Củng cố hệ thống DS - KHHGĐ:
Hệ thống tổ chức DS-KHHGĐ thực hiện theo Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ và Thông tư số 05/2008/TT-BYT của Bộ Y tế.
- Tuyến tỉnh
Chi cục DS-KHHGĐ trực thuộc Sở Y tế, quản lý toàn diện 8 Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện, thành phố, thị xã.
Tuyến huyện
Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật, truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện. Quản lý chuyên môn công tác DS - KHHGĐ của 126 xã, phường, thị trấn.
Đầu tư xây mới 2 Trung tâm DS - KHHGĐ của thành phố Bắc Ninh và Tiên Du.
Tuyến xã
Tại xã/phường có cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ là viên chức của Trạm y tế xã, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Trạm trưởng trạm y tế.
Tại thôn có cộng tác viên DS-KHHGĐ.
4.2. Củng cố hệ thống cung ứng dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ:
Đổi mới cung ứng dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ và tư vấn SKSS/KHHGĐ phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người dân về CSSKSS/KHHGĐ. Củng cố và phát triển mạng lưới dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở, từng bước hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ theo hướng toàn diện, chất lượng cao, phù hợp với từng giai đoạn; hiện đại hóa trang bị, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến.
Hệ thống cung ứng dịch vụ KHHGĐ gồm có:
+ Trung tâm CSSKSS tỉnh: Thành lập thêm khoa nam học, khoa sinh đẻ hiếm muộn, tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên.
+ Khoa CSSKSS của Trung tâm y tế huyện/thị xã/thành phố
+ Bệnh viện Sản Nhi
+ Khoa Sản của các bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện, thị xã.
5. Quy hoạch hệ thống y tế cơ sở xã, phường, thị trấn:
Phát triển và củng cố mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tăng khả năng tiếp cận của người dân đặc biệt là các đối tượng chính sách và người nghèo với các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản, góp phần thực hiện định hướng công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe.
- Tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới y tế tuyến xã về: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và chính sách đãi ngộ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Về tỷ lệ xã đạt chuẩn YTQG: Phấn đấu đến năm 2010, 100% đạt chuẩn giai đoạn I, đến năm 2020, 100% đạt chuẩn giai đoạn II.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: Phấn đấu đến năm 2015, 100% các xã có TYT kiên cố.
- Đầu tư trang thiết bị y tế: Đầu tư mua sắm trang thiết bị của trạm theo QĐ 1020/2003/QĐ-BYT6 về danh mục trang thiết bị của TYT có bác sĩ. Phấn đấu đến năm 2010 trang bị đủ cho TYTX các thiết bị y tế thiết yếu, bao gồm: dụng cụ tiệt khuẩn, dụng cụ khám và điều trị chung, dụng cụ khám và điều trị sản phụ khoa, dụng cụ chăm sóc trẻ em, dụng cụ đỡ đẻ theo quy định, máy điện thoại, máy vi tính… Riêng đối với các trạm y tế ở xã có quy mô dân số > 10.000 người được trang bị thêm các máy siêu âm xách tay, máy xét nghiệm…
- Về quầy thuốc thiết yếu: Bổ sung thêm vốn đảm bảo đến năm 2010, 100% các TYT xã có quầy thuốc với số vốn từ 10 - 12 triệu đồng, đáp ứng đủ thuốc thiết yếu để phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân.
6. Quy hoạch hệ thống y tế tư nhân:
Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển các bệnh viện đa khoa tư nhân, các phòng khám đa khoa tư nhân và các trung tâm tư vấn sức khỏe, nhằm chia sẻ gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng, đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở y tế công - tư trong khu vực khám chữa bệnh. Các bệnh viện tư nhân cũng được xếp hạng theo tiêu chuẩn hạng bệnh viện do Bộ Y tế quy định và đảm bảo định mức tối thiểu 2 giường bệnh/vạn dân vào năm 2010 và 5 giường/vạn dân vào năm 2020.
Khuyến khích việc hình thành các cơ sở KCB tư nhân cung ứng các dịch vụ CSSK ban đầu, CSSK bà mẹ trẻ em, các dịch vụ phòng bệnh khác.
Tăng cường hoạt động quản lý, thường xuyên thanh kiểm tra đối với loại hình hoạt động KCB này về chất lượng dịch vụ, giá dịch vụ, đảm bảo công bằng trong CSSK, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa y tế tư và công.
Trước mắt tập trung hướng dẫn, hỗ trợ để cấp phép hoạt động 7 bệnh viện:
- Bệnh viện đa khoa Kinh Bắc (hiện nay đã được cấp phép hoạt động với quy mô 50 giường, dự kiến nâng nên 300 giường vào năm 2020, ở thành phố Bắc Ninh).
- Bệnh viện đa khoa Thành An - Thăng Long (thành phố Bắc Ninh)
- Bệnh viện đa khoa Hợp Thành (thành phố Bắc Ninh)
- Bệnh viện đa khoa Hồng Phúc (thành phố Bắc Ninh)
- Bệnh viện đa khoa Cuộc sống mới (thị xã Từ Sơn)
- Bệnh viện đa khoa Mỹ Xuân (Thuận Thành)
- Bệnh viện đa khoa Sông Cầu (Quế Võ)
- Khuyến khích đầu tư mở các phòng khám đa khoa tư nhân, bệnh viện tư ở các vùng nông thôn, xa trung tâm huyện, thị, thành phố.
- Khuyến khích các công ty Dược nghiên cứu, sản xuất thuốc, nuôi trồng, chế biến thuốc nam
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp:
Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, cộng đồng và mỗi người dân nhận thức vai trò trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
Các cấp ủy đảng, chính quyền đưa các mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân vào Chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, quy định rõ trách nhiệm và kiểm tra hoạt động các ban, ngành đoàn thể, tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ở địa phương. Triển khai rộng rãi phong trào xây dựng làng văn hóa sức khỏe. Thực hiện các chế tài đối với các đối tượng vi phạm chính sách dân số.
Củng cố và đổi mới phương thức hoạt động của Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp; Phấn đấu đến năm 2010 có 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, đến 2015 có 100% trạm y tế được kiên cố hóa và đến 2020 có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn II.
Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế; chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chấn chỉnh và khắc phục những biểu hiện tiêu cực tại các cơ sở y tế.
Tăng cường công tác xây dựng và phát triển Đảng, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó tập trung nâng cao tinh thần thái độ, y đức cán bộ y tế.
- Củng cố và phát triển hệ thống y tế ngoài công lập, tạo điều kiện bình đẳng giữa các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các cơ sở y tế ngoài công lập theo quy định của pháp luật.
- Vận động toàn xã hội chủ động và tích cực tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân:
+ Xây dựng chiến lược, đổi mới phương thức truyền thông, giáo dục sức khỏe, tạo ra phong trào toàn dân vì sức khỏe, xây dựng đời sống văn hóa.
- Tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới Truyền thông giáo dục sức khỏe, đặc biệt ở tuyến xã.
2. Giải pháp về nhân lực và đào tạo nhân lực:
2.1. Xây dựng chất lượng nhân lực
Bảng 3: Chất lượng cán bộ
Yêu cầu tiêu chuẩn | Năm | ||
2010 | 2015 | 2020 | |
Tỷ lệ Trưởng, phó phòng, khoa cấp tỉnh có trình độ sau đại học (%) | 90 | 100 | 100 |
Tỷ lệ Trưởng, phó phòng, khoa cấp huyện có trình độ sau đại học (%) | 70 | 100 | 100 |
Tỷ lệ TYT xã, phường có Bác sĩ (%) | 100 | 100 | 100 |
Duy trì tỷ lệ TYT xã, phường có YS sản nhi và NHS (%) | 100 | 100 | 100 |
TYT xã, phường có cán bộ làm công tác YDHCT(%) | 100 | 100 | 100 |
TYT xã phường có cán bộ có chuyên môn về dược(%) | 100 | 100 | 100 |
Tỷ lệ % thôn, bản có ít nhất 01 NVYT được đào tạo trên 3 tháng theo chương trình BYT | 100 | 100
| 100 |
Tỷ lệ % thôn bản có cộng tác viên DS - KHHGĐ | 100 | 100 | 100 |
Để đáp ứng với nhu cầu nhân lực đến năm 2020, cần:
Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực y tế, sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực y tế.
Đổi mới công tác tổ chức cán bộ, tiêu chuẩn hóa và cân đối nhu cầu nhân lực theo lĩnh vực và theo tuyến, ưu tiên tuyển dụng cán bộ có trình độ chuyên sâu, kỹ thuật cao và nhân lực cho y tế cơ sở và các đơn vị y tế dự phòng.
Có chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế, chú trọng các chuyên gia đầu ngành, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, các chuyên gia có kinh nghiệm quản lý y tế…
Có cơ chế, chính sách hỗ trợ thu hút cán bộ có trình độ cao về công tác tại địa phương. Đồng thời có chế độ, chính sách khuyến khích thu hút cán bộ về công tác tại các đơn vị của hệ thống dân số, các Bệnh viện chuyên khoa Lao, Phong, Tâm thần và các đơn vị y tế cơ sở
Tăng cường và đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cung ứng dịch vụ chất lượng cao của nhân dân.
- Có chính sách hỗ trợ bác sĩ từ tuyến trên về tăng cường cho tuyến dưới thực hiện đề án 1816.
- Phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý ngành từ tỉnh tới cơ sở.
* Nhu cầu nhân lực ngành y tế đến năm 2020: Nhu cầu về số lượng và cơ cấu nhân lực được tính theo tỉ lệ cán bộ y tế/vạn dân và Thông tư 08/2007/TTLB-BYT-BNV7.
* Đào tạo phát triển nhân lực:
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đào tạo tại chỗ, đào tạo liên kết với các trường đại học Y - Dược. Đẩy mạnh loại hình đào tạo theo địa chỉ, đào tạo cử tuyển nhất là bổ sung nhân lực cho hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, hệ thống Dân số - KHHGĐ và các cơ sở phòng chống bệnh xã hội.
- Đẩy mạnh đào tạo phát triển chuyên môn kỹ thuật: Triển khai các loại hình đào tạo như cầm tay chỉ việc, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật; nâng cấp trường Trung cấp Y tế thành trường Cao đẳng Y tế.
- Đẩy mạng hợp tác với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành trong mọi lĩnh vực:: Đào tạo, nghiên cứu, trao đổi học tập, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật…
- Tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các Viện, Trường… Tranh thủ mọi sự hợp tác, hỗ trợ về kinh phí, kỹ thuật.
3. Giải pháp về tài chính và đầu tư:
3.1. Chi hoạt động thường xuyên:
Đến năm 2010 cần tăng tổng kinh phí và tăng tỷ lệ đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị y tế (Do điều kiện thành lập mới một số đơn vị). Giai đoạn 2011 - 2020 các đơn vị y tế đi sâu nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện các chức năng được giao.
Cơ cấu chi tài chính của ngành như sau:
Chi quản lý Nhà nước: 2%.
Chi sự nghiệp y tế: 70%.
Chi đào tạo, nghiên cứu khoa học và nghiệp vụ: 5%.
Chi XDCB, sửa chữa, mua sắm: 16%.
Chi y tế cơ sở: 7%.
Cơ cấu nguồn kinh phí theo hướng tỷ lệ ngân sách Nhà nước cấp trực tiếp cho hoạt động thường xuyên của các đơn vị khám chữa bệnh giảm dần, tăng dần chi ngân sách cho hoạt động thường xuyên đối với các đơn vị y tế dự phòng. Ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động thường xuyên y tế tăng theo tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội, mỗi năm tăng khoảng 10%.
Thực hiện quản lý chế độ tài chính các đơn vị sự nghiệp y tế có thu theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP8 của Chính phủ. Ngân sách y tế được xây dựng trong kế hoạch ngân sách hàng năm của tỉnh.
Nhu cầu ngân sách sự nghiệp y tế đến năm 2020:
Thực hiện phân bổ ngân sách: Ưu tiên cho các lĩnh vực có số đông đối tượng thụ hưởng như y tế dự phòng, phòng chống bệnh xã hội, các cơ sở mới thành lập. Thực hiện tốt việc thu viện phí, lệ phí theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí. Huy động sự đóng góp của cộng đồng và xã hội cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
3.2. Đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế và phát triển chuyên môn kỹ thuật:
Tập trung đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế, trong đó ưu tiên xây dựng các Trung tâm y tế tuyến huyện, các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và huyện, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, thực hiện chuẩn quốc gia y tế xã, kiên cố hóa Trạm y tế.
Quản lý và nâng cao hiệu quả các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Về cơ sở hạ tầng:
Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng các đơn vị đảm bảo quy định.
- Về đầu tư trang thiết bị:
+ Các đơn vị khám chữa bệnh: Mua sắm trang thiết bị theo danh mục trang thiết bị tại Quyết định 437/2003/QĐ-BYT9.
+ Trung tâm YTDP tỉnh: Đầu tư hoàn thiện Labo đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2, đầu tư thiết bị, phương tiện làm việc.
+ Các trung tâm y tế huyện, thành phố, thị xã: Đầu tư hoàn thiện Labo đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 1, đầu tư thiết bị, phương tiện làm việc.
+ Các Trung tâm, đơn vị khác: Đầu tư thiết bị chuyên môn và phương tiện làm việc.
3.2. Về đầu tư đào tạo cán bộ:
- Đầu tư kinh phí cho đào tạo bổ sung nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ mới được tuyển dụng để chuẩn hóa về chuyên môn:
+ Đa dạng hóa loại hình đào tạo: Đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, liên kết đào tạo.
+ Đào tạo các cán bộ lãnh đạo đơn vị, khoa phòng có trình độ sau đại học đảm bảo theo quy định của phân hạng đơn vị.
- Đầu tư đào tạo phát triển chuyên môn kỹ thuật:
+ Đào tạo phát triển chuyên môn kỹ thuật theo phân tuyến: Các đơn vị tuyến huyện đào tạo ở tỉnh, các đơn vị tuyến tỉnh cử đi đào tạo ở tuyến trung ương.
+ Đào tạo chuyên khoa sâu, kỹ thuật cao: Đào tạo ở các đơn vị tuyến trung ương và nước ngoài.
3.3. Nguồn kinh phí:
Ưu tiên đầu tư ngân sách trong các lĩnh vực: Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đào tạo cán bộ chuyên sâu để phát triển kỹ thuật cao.
- Căn cứ vào khả năng của ngân sách nhà nước để bố trí kinh phí cho phù hợp theo từng giai đoạn.
- Nguồn kinh phí:
- Kinh phí trung ương: Từ nguồn trái phiếu Chính phủ, Hỗ trợ có mục tiêu, chương trình mục tiêu y tế.
- Kinh phí từ ngân sách tỉnh: Từ thu phí và khoản phí, quỹ đất, xổ số, nguồn xã hội hóa, đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trường trung học y tế, Bệnh viện Lao - bệnh Phổi, Bệnh viện Tâm thần, bệnh viện Sản Nhi, các trung tâm y tế huyện, thị xã và 2 trung tâm DS - KHHGĐ huyện.
- Các nguồn hợp pháp khác như viện trợ, tài trợ...
- Các địa phương (đầu tư kiên cố hóa trạm y tế), hỗ trợ các đơn vị mới thành lập như các Trung tâm y tế huyện, thành phố, thị xã, hỗ trợ giải phóng mặt bằng các công trình y tế.
4. Giải pháp về vị trí, diện tích đất của các đơn vị y tế đến năm 2020:
Tuyến tỉnh quy hoạch 3 cụm chính:
- Cụm Bệnh viện đa khoa cũ (Vũ Ninh - TP Bắc Ninh)
- Cụm Bệnh viện Phong - Da Liễu (Hòa Long - TP Bắc Ninh)
- Cụm Bệnh viện Đa khoa tỉnh (Võ Cường - TP Bắc Ninh)
- Các đơn vị khác: Chi cục DS - KHHGĐ, Bệnh viện Tâm Thần quy hoạch ở vị trí hiện nay.
Tuyến huyện: Quy hoạch tại vị trí cũ như hiện nay
Tuyến xã: Quy hoạch tại vị trí cũ như hiện nay
5. Giải pháp về xã hội hóa:
5.1. Đẩy mạnh đầu tư y tế ngoài công lập:
- Lồng ghép các hoạt động CSBVSK trong các chính sách về kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án phát triển sản xuất, tạo việc làm…, tăng cường sự phối hợp liên ngành và sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động CSSK.
Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích phát triển hệ thống y tế ngoài công lập, các tổ chức, cơ sở, cá nhân được phép đăng ký thành lập cơ sở hành nghề y và dược, đặc biệt là các bệnh viện tư nhân.
- Phấn đấu đến năm 2010 số giường bệnh ngoài công lập chiếm 10% trong tổng số giường bệnh toàn tỉnh
- Phấn đấu đến năm 2010 có 2 bệnh viện tư nhân được cấp phép hoạt động.
Các cơ sở y tế ngoài công lập được hưởng các chế độ khuyến khích theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP10, cụ thể:
* Giao đất, cho thuê đất.
- Được UBND tỉnh giao đất không thu tiền sử dụng đất.
- UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ cho bệnh viện đa khoa tư nhân để thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng.
* Về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thuế suất: Được miễn thuế trong 5 năm đầu, sau đó được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động.
- Về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Để khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ do cơ sở cung cấp, UBND tỉnh có cơ chế hỗ trợ miễn giảm thuế cho cơ sở.
* Về huy động vốn.
- Cơ sở ngoài công lập được vay vốn để đầu tư các dự án hoạt động và hưởng ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo quy định của pháp luật.
- UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ lãi vay cho các cơ sở ngoài công lập để đầu tư xây dựng các bệnh viện tư nhân.
* Về đào tạo.
- Cơ sở ngoài công lập được cử cán bộ của cơ sở đi đào tạo tại các đơn vị y tế công lập.
- UBND tỉnh có cơ chế hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các cơ sở ngoài công lập.
5.2. Xã hội hóa trong các đơn vị y tế công lập:
Từng bước thực hiện chuyển các cơ sở công lập hoạt động theo cơ chế hành chính sự nghiệp sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm phát huy tiềm năng đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ, trước mắt tập trung thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn.
- Huy động mọi nguồn lực, tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, toàn xã hội cho công tác xã hội hóa các hoạt động y tế.
- Các đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan chủ quản phê duyệt.
- Từng bước tổ chức hình thức thực hiện nhiệm vụ theo đơn đặt hàng.
- Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch đào tạo chuyên sâu, kỹ thuật cao cho cán bộ ngành y tế.
6. Giải pháp về đổi mới và nâng cao năng lực quản lý:
Đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý:
Đổi mới và tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Đổi mới toàn diện cơ chế quản lý, điều hành, tài chính, nhân lực tại các đơn vị trong ngành để phát huy tính năng động, sáng tạo của cơ sở trong việc huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước: Đẩy mạnh cải cách hành chính. Kiện toàn hệ thống thanh tra y tế, nâng cao hiệu lực hoạt động thanh tra để thực hiện tốt quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế:
Tăng cường nâng cao y đức, tinh thần thái độ, học tập tư tưởng, đạo đức Hồ chí Minh trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, quản lý bệnh viện, hội chẩn y tế từ xa (Telemedicine)...
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ: Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ như QI, QA, ISO, TQM. Trước hết tập trung:
- Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy chuẩn làm cơ sở cho quản lý, điều hành và giám sát.
+ Quy trình quản lý
+ Quy trình giám sát dịch và bệnh gây dịch.
+ Quy trình khám bệnh - điều trị
+ Xây dựng các phác đồ chẩn đoán, điều trị, chăm sóc.
+ Xây dựng các quy trình kỹ thuật, thủ thuật.
+ Xây dựng bộ công cụ để giám sát, đánh giá, điều chỉnh hoạt động
- Các quy chế phối hợp tổ chức hoạt động giữa các khoa phòng, bộ phận.
- Xây dựng các định mức về con người trên cơ sở công việc, định mức vật tư hóa chất tiêu hao.
- Quản lý các hoạt động liên doanh, liên kết
+ Thực hiện theo Thông tư 15/2007/TTLT-BYT hướng dẫn về việc thực hiện liên doanh, liên kết trong các đơn vị sự nghiệp y tế.
+ Hạch toán chi tiết, có cơ chế quản lý tài chính độc lập với tài chính của bệnh viện.
+ Tổ chức hình thức hoạt động phù hợp trên cơ sở đảm bảo lợi ích của người sử dụng dịch vụ, lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích của bệnh viện và có tính tới đầu tư phát triển.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lộ trình thực hiện:
1.1. Giai đoạn 2009 - 2015:
- Sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp trực thuộc SYT theo TTLT 03/2008/BYT-BNV11.
- Củng cố tổ chức của các BVĐK, Trung tâm y tế, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố, thị xã.
- Nâng cấp trường Trung cấp y tế thành trường Cao đẳng y tế Bắc Ninh.
a, Hệ thống YTDP
- Thành lập Chi cục AVSTP, Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường - Giám định y khoa (năm 2010), Trung tâm Nội tiết (năm 2015)
- Tuyển dụng ổn định về cơ cấu cán bộ, đào tạo phát triển kỹ thuật
- Tiếp tục đầu tư xây mới TTYTDP tỉnh, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, các Trung tâm y tế huyện, thành phố, thị xã.
b, Hệ thống KCB
- Thành lập BV Sản - Nhi, Trung tâm Ung bướu thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh.
- Từng bước thực hiện đầu tư xây mới, nâng cấp các BV.
- Hướng dẫn và quản lý nhà nước về hoạt động của các cơ sở y tế ngoài công lập.
- Tuyển dụng đào tạo nhân lực y tế nhằm nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ của công tác KCB - PHCN.
c, Hệ thống DS - KHHGĐ
- Ổn định tổ chức bộ máy, nhân lực Chi cục DS - KHHGĐ.
- Xây mới 2 Trung tâm chưa có trụ sở làm việc (TP Bắc Ninh và Tiên Du)
- Đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các đơn vị.
d, Hệ thống y tế xã, phường, thị trấn
- Kiện toàn cơ cấu cán bộ của trạm
- Đầu tư 11 trạm y tế chưa đạt chuẩn để đạt mục tiêu 100% TYT đạt Chuẩn quốc gia về y tế (năm 2010).
- Tiếp tục đầu tư kiên cố hóa 100% trạm y tế (năm 2015).
1.2. Giai đoạn 2016 - 2020
a, Tổ chức và mạng lưới y tế
- Phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý toàn bộ hệ thống KCB từ tỉnh đến cơ sở.
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp BVĐK tỉnh trở thành bệnh viện hạng I.
b, Y tế dự phòng
- Tiếp tục hoàn thiện các hạng mục trong giai đoạn 2010 - 2015
- Tạo điều kiện thúc đẩy tư nhân hoạt động trong lĩnh vực YTDP
c, Hệ thống khám chữa bệnh
- Khuyến khích mở thêm các bệnh viện tư, các PKĐK và chuyên khoa, các trung tâm tư vấn sức khỏe và đầu tư trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các dự án đã được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ từ tuyến Trung ương, nước ngoài thông qua nhiều hình thức, đặc biệt là công nghệ chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm hiện đại, các phương pháp phẫu thuật, thủ thuật tiên tiến.
- Hàng năm cần bổ sung bác sĩ,... dược sĩ và điều dưỡng viên các loại. Tăng dần tỷ lệ trưởng, phó phòng/khoa cấp tỉnh, huyện có trình độ sau đại học. Các cán bộ làm quản lý, phát triển kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật cao.
- Đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa công tác y tế.
d, Hệ thống y tế xã, phường, thị trấn
- Phấn đấu 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II.
2. Phân công trách nhiệm thực hiện:
2.1. Sở Y tế:
Là thường trực, phối hợp với các Ban, Ngành liên quan thực hiện và quản lý quy hoạch phát triển ngành y tế đến năm 2020.
- Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt các đề án, dự án mới về phát triển y tế như:
+ Đề án nâng cao chất lượng dịch vụ y tế
+ Đề án quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực y tế đến năm 2015
+ Đề án về cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực cho y tế
+ Kế hoạch thực hiện chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn II
+ Đề án đẩy mạnh công tác An toàn vệ sinh thực phẩm
+ Đề án đẩy mạnh hoạt động bảo vệ sức khỏe lao động
- Tổng hợp xây dựng dự toán chi hàng năm của các đơn vị y tế, phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng phương án phân bổ kinh phí cho các đơn vị y tế triển khai thực hiện kế hoạch năm.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế xây dựng dự án triển khai thực hiện quy hoạch; hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các đơn vị y tế triển khai thực hiện công tác đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề mới phát sinh, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế trong việc cân đối vốn đầu tư hàng năm từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh cho ngành y tế, phối hợp với Sở Y tế thực hiện và quản lý quy hoạch.
2.3. Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Y tế trong việc bố trí đảm bảo nguồn vốn chi hoạt động thường xuyên và thực hiện quy hoạch theo tiến độ hàng năm, phối hợp với Sở y tế thực hiện và quản lý quy hoạch.
2.4. Sở Tài nguyên - Môi trường:
Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, các Sở có liên quan xây dựng và giám sát thực hiện các quy định về bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường nhằm ngăn chặn nguy cơ gây bệnh tật.
Phối hợp cùng Sở Y tế rà soát quỹ đất, quản lý quy hoạch sử dụng đất tại các địa bàn trong tỉnh, bố trí chỉ tiêu sử dụng đất cho các đơn vị y tế hợp lý, phù hợp với quy hoạch chung và đảm bảo được yêu cầu về chuyên môn cho các đơn vị y tế.
2.5. Sở Nội vụ:
Phối hợp cùng Sở Y tế tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, quản lý thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp, chính sách đối với cán bộ y tế công tác tại vùng còn khó khăn, chính sách đào tạo, tuyển dụng nhân viên tại địa phương, chính sách thu hút cán bộ giỏi có năng lực và trình độ vào làm việc trong các cơ sở y tế của tỉnh...
2.6. Sở Xây dựng:
Phối hợp với Sở Y tế quản lý quy hoạch xây dựng hệ thống các đơn vị y tế đến năm 2020, thẩm định, giám sát các dự án đầu tư xây dựng.
2.7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:
- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính và Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở xây dựng xem xét, rà soát, bố trí đủ quỹ đất để xây dựng, mở rộng các cơ sở y tế theo quy hoạch.
- Tạo điều kiện để y tế tư nhân phát triển.
2.8. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh:
Các Sở, Ban, ngành thành viên Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh căn cứ nhiệm vụ được phân công đẩy mạnh thực hiện các hoạt động bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe./.
1 Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm Y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”1
2 Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện giai đoạn 2007 - 2010
3 Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Quyết định 225/2006/QĐ-TTg ngày 9/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về y tế dự phòng việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
4 Quyết định số: 61/QĐ-UBND ngày 26/5/2006 của Chủ tịch UBND về việc phê duyệt Đề án nâng cấp Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2010
5 Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
6 Quyết định số 1020/QĐ-BYT ngày 22/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành sửa đổi Danh mục trang thiết bị y tế Trạm y tế có bác sĩ vào Danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản ban hành kèm theo Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002 của Bộ trưởng Y tế
7 Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 5/6/2007 liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp y tế trong các cơ sở y tế Nhà nước
8 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
9 Quyết định 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 của Bộ Y tế về ban hành danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản
10 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
11 Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế và Phòng Y tế thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.