ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4018/QĐ-UBND | Hà Giang, ngày 17 tháng 12 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 252/TTr-KHĐT ngày 22/11/2010; Công văn số 805/STC-QLNS ngày 22/11/2010 của Sở Tài chính V/v thẩm tra dự toán kinh phí quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020 với những nội dung chính như sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 -2015 và định hướng đến 2020.
2. Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Hà Giang.
3. Chủ đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang.
4. Địa điểm: Tỉnh Hà Giang.
5. Mục tiêu xây dựng: Lập quy hoạch phát triển nhân lực làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm của tỉnh. Trên cơ sở mục tiêu và giải pháp thực hiện quy hoạch, triển khai xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nhân lực của tỉnh.
6. Nội dung Đề cương: Theo Đề cương đính kèm.
7. Dự toán kinh phí lập quy hoạch: 473.500.000 đồng (Bốn trăm bảy mươi ba triệu, năm trăm ngàn đồng chẵn).
( Có dự toán chi tiết kèm theo)
8. Nguồn vốn: Được cấp từ Ngân sách Tỉnh.
9. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư quản lý trực tiếp.
10. Thời gian thực hiện: Năm 2010.
Điều 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan triển khai xây dựng Quy hoạch theo đúng yêu cầu và thời gian quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
ĐỀ CƯƠNG, DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
(Theo Quyết định số 4018/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang)
A. THUYẾT MINH
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch
Hà Giang là tỉnh vùng cao miền núi phía bắc hiện đang trong giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng”, số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc. Hiện nay mới có 30% số lao động đã qua đào tạo, thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ được đào tạo trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, du lịch, dịch vụ, kinh doanh bất động sản, công nghệ cao ... Hơn nữa, tình trạng đô thị hoá có xu hướng ngày càng mạnh, nông dân mất đất, không tìm được việc làm phù hợp, đã phát sinh ra nhiều hệ lụy trong xã hội. Trước tình hình đó, công tác đào tạo nghề, phát triển nhân lực đang được đặt lên hàng đầu. Dự báo đến năm 2015, Hà Giang sẽ có trên 550 nghìn người trong độ tuổi lao động, đây là lợi thế quý nhất, cần tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển nhân lực, đáp ứng mục tiêu phát triển, đưa Hà Giang nhanh chóng vượt qua tình trạng là tỉnh nghèo, chậm phát triển, do vậy cần thiết phải có quy hoạch phát triển nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
2. Mục đích, yêu cầu và phạm vi quy hoạch
3. Những căn cứ chủ yếu xây dựng quy hoạch
- Các Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và tỉnh Hà Giang đến năm 2020;
- Văn bản số 178/TB-VPCP ngày 05/7/2010 của Văn phòng Chính Phủ về việc xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 của các địa phương;
- Công văn số 5458/BKH-CLPT ngày 06/8/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực các ngành, địa phương;
- Quy hoạch phát triển nhân lực của các ngành và nguồn dữ liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; các ngành và các địa phương có liên quan.
4. Kết cấu quy hoạch
Phần thứ nhất
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
II. HIỆN TRẠNG NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG
1. Quy mô và cơ cấu nhân lực.
2. Cơ cấu giới của nhân lực.
3. Cơ cấu tuổi của nhân lực.
4. Cơ cấu dân tộc và xã hội.
5. Đánh giá, phân tích các nguồn khả năng cung nhân lực
- Nguồn cung tăng do tăng tự nhiên dân số;
- Nguồn cung tăng do tăng cơ học dân số.
6. Trình độ học vấn của nhân lực
- Chưa biết chữ;
- Chưa tốt nghiệp tiểu học;
- Tốt nghiệp tiểu học;
- Tốt nghiệp trung học cơ sở;
- Tốt nghiệp trung học phổ thông.
7. Trình độ chuyên môn - kỹ thuật
a) Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật
- Tổng số và cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật:
+ Lao động chưa qua đào tạo;
+ Sơ cấp nghề;
+ Trung cấp nghề ;
+ Cao đẳng nghề;
+ Tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp;
+ Tốt nghiệp cao đẳng;
+ Tốt nghiệp đại học;
+ Trên đại học: Thạc sỹ, tiến sỹ.
b) Cơ cấu nhân lực theo cơ cấu ngành nghề
- Tổng số và cơ cấu đội ngũ nhân lực theo nhóm ngành nghề đào tạo:
+ Công nhân thuật kỹ và các nhóm ngành nghề chính;
+ Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ kỹ thuật và chuyên gia;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Tổng số, cơ cấu nhân lực đang hoạt động trong các ngành, lĩnh vực:
+ Nông nghiệp; Công nghiệp, TTCN; Giao thông vận tải; Giáo dục - đào tạo; Y tế...; Thương mại, dịch vụ, Tài chính, ngân hàng...
8. Đặc điểm tâm lý - xã hội và những kỹ năng mềm của nhân lực
- Phong tục, tập quán, truyền thống, lối sống, văn hoá...
- Ý thức, tổ chức, kỷ luật, tinh thần hợp tác...
III. HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Hệ thống đào tạo nhân lực.
2. Tổ chức đào tạo nhân lực
- Tổ chức đào tạo nhân lực theo cấp trình độ;
- Tổ chức đào tạo nhân lực theo các nhóm ngành nghề chính;
- Hình thức tổ chức đào tạo.
3. Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo;
- Hiện trạng đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý;
- Nội dung và phương pháp giảng dạy, đào tạo.
4. Hệ thống quản lý cơ chế, chính sách phát triển đào tạo nhân lực
- Hệ thống tổ chức quản lý.
- Cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo gồm: Khuyến khích người đi học, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, khuyến khích cơ sở đào tạo…
- Cơ chế, chính sách nâng cao chất lượng đào tạo: Quản lý kiểm định chất lượng, cải tiến nội dung - phương pháp, nâng cấp trang thiết bị đào tạo…
- Cơ chế, chính sách mở rộng, tăng cường liên kết, hợp tác đào tạo: Hình thức liên kết, hợp tác đào tạo, chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp tham gia đào tạo.
5. Kết quả đào tạo nhân lực
- Quy mô đào tạo, học sinh tốt nghiệp các cấp đào tạo (qua các năm):
+ Công nhân kỹ thuật các cấp trình độ đào tạo (dạy nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề); tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp;
+ Tốt nghiệp cao đẳng;
+ Tốt nghiệp đại học;
+ Trên đại học: Thạc sỹ, tiến sỹ;
- Ngành, nghề đào tạo. Đánh giá trình độ, chất lượng đào tạo và năng lực nghề nghiệp.
IV. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NHÂN LỰC
1. Trạng thái hoạt động của nhân lực.
2. Trạng thái việc làm của nhân lực
- Số lượng và cơ cấu trạng thái làm việc của nguồn nhân lực:
+ Theo các ngành lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế...; theo các phân ngành chính;
+ Theo thành phần kinh tế: Nhà nước, tư nhân, tập thể, cá thể....;
+ Theo vị thế quan hệ lao động : Làm thuê, tự làm...;
- Chuyển dịch cơ cấu lao động và hiệu quả: Theo khu vực, theo ngành, theo thành phân kinh tế...;
- Đánh giá, phân tích: Trong những nhóm ngành nghề nào có sự thiếu hụt và dư thừa lao động (theo trình độ đào tạo và kỹ năng lao động);
- Đánh giá, phân tích tương quan giữa biến động quy mô nhân lực với phát triển sản xuất, dịch vụ...;
- Hiệu quả chung sử dụng nguồn nhân lực.
V. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN, THÁCH THỨC VÀ THỜI CƠ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH
1. Những điểm mạnh.
2. Những điểm yếu.
3. Thời cơ, thách thức.
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
I. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
1. Những nhân tố bên ngoài.
2. Những nhân tố bên trong:
- Dự báo tình hình kinh tế phát triển KT-XH: Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của tỉnh, vùng, cả nước;
- Quy mô đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh: Tổng số và cơ cấu đầu tư theo các ngành;
- Biến động về quy mô và cơ cấu dân số giai đoạn 2011-2020;
- Khoa học, công nghệ: Ứng dụng khoa học, công nghệ, dây truyền sản xuất hiện đại đòi hỏi lao động phải có kiến thức và trình độ kỹ thuật cao hơn, thay đổi cơ cấu theo trình độ nghề và kỹ năng lao động;
- Chính sách của nhà nước tác động đến phát triển nhân lực: Việc làm, xoá đói giảm nghèo, dân tộc, miền núi, biên giới...
- Truyền thống và các đặc điểm của địa phương.
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
1. Quan điểm phát triển.
2. Mục tiêu phát triển.
3. Dự báo cung - cầu lao động đến năm 2020
3.1. Dự báo cung lao động của tỉnh đến năm 2020.
3.2. Dự báo nhu cầu lao động giai đoạn 2011 - 2020.
3.3. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo.
3.4 Kế hoạch đào tạo nhân lực cho 5 năm (2011 - 2015); (2016 - 2020).
- Đào tạo mới.
- Đào tạo lại.
4. Phương hướng phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020
4.1. Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực
- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
- Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông các cấp.
4.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật của nhân lực
a) Nâng cao trình độ về chuyên môn kỹ thuật.
b) Các nhóm nhân lực đặc biệt.
4.3. Tạo việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực.
4.4. Hợp lý hoá phân bố nhân lực theo lãnh thổ đáp ứng yêu cầu phát triển KT- XH.
5. Các chương trình, dự án ưu tiên.
Phần thứ ba
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Xây dựng, bổ sung hoàn thiện quy hoạch quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương gắn với quy hoạch phát triển nhân lực.
2. Dự báo nhu cầu vốn và giải pháp huy động vốn
2.1. Dự báo nhu cầu vốn cho đào tạo nhân lực
- Khả năng huy động các nguồn vốn.
2.2. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo nhân lực
- Khả năng huy động các nguồn vốn.
3. Nâng cao toàn diện về thể lực và kỹ năng người lao động
3.1. Nâng cao thể lực và tầm vóc của nhân lực.
3.2. Đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng lao động.
4. Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực
4.1. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển nhân lực.
4.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực.
4.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý.
4.4. Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.
5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách đầu tư và công cụ khuyến khích thúc đẩy nền kinh tế
5.1. Chính sách đầu tư và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
5.2. Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách.
5.3. Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội.
5.4. Chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội.
5.5. Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài.
5.6. Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động.
6. Mở rộng tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực
6.1. Sự phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương.
6.2. Sự phối hợp và hợp tác với các tỉnh, thành phố.
6.3. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế.
Phần thứ tư
TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Bước đi và tổ chức thực hiện
1.1. Uỷ ban nhân dân tỉnh.
1.2. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.
1.3. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.
Phần thứ năm
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Kiến nghị với Trung ương.
2. Kết luận.
SẢN PHẨM GIAO NỘP:
1. Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020 (12 bộ).
2. Báo cáo tóm tắt: Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020 (25 bộ).
3. Hệ thống biểu đồ, bản đồ:
- Biểu đồ nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, trình độ;
- Biểu đồ năng lực và nhu cầu đào tạo nhân lực trên địa bàn;
- Bản đồ về cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn.
B. DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH
1. Tổng kinh phí: 473.500.000đồng (Có dự toán chi tiết kèm theo)
(Bốn trăm bảy mươi ba triệu, năm trăm ngàn đồng chẵn)
2. Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.
PHỤ LỤC
DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
(Theo Quyết định số 4018/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang)
TT | Khoản mục chi phí | Mức chi phí tối đa (%) | Thành tiền (nghìn đồng) |
| Tổng kinh phí xây dựng quy hoạch | 100 | 473,500.0 |
I | Chi phí cho công việc chuẩn bị đề cương quy hoạch | 3.0 | 14,205 |
1 | Chi phí xây dựng đề cương và trình duyệt đề cương | 2.0 | 9,470 |
1.1 | Xây dựng đề cương nghiên cứu | 0.6 | 2,841 |
1.2 | Hội thảo, xin ý kiến chuyên gia thống nhất đề cương và trình duyệt | 1.4 | 6,629 |
2 | Lập dự toán kinh phí theo đề cương đã thống nhất và trình duyệt | 1.0 | 4,735 |
II | Chi phí nghiên cứu xây dựng báo cáo dự án quy hoạch | 83.0 | 393,005 |
1 | Chi phí thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu | 6.0 | 28,410 |
2 | Chi phí thu thập bổ sung về số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy hoạch | 4.0 | 18,940 |
3 | Chi phí khảo sát thiết kế | 20.0 | 94,700 |
4 | Chi phí thiết kế quy hoạch | 53.0 | 250,955 |
4.1 | Phân tích, đánh giá vai trò vị trí của nguồn lực | 1.0 | 4,735 |
4.2 | Phân tích, dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển nhân lực của khu vực, của cả nước tác động tới phát triển nhân lực của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch | 3.0 | 14,205 |
4.3 | Phân tích hiện trạng phát triển nhân lực của Tỉnh | 4.0 | 18,940 |
4.4 | Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011-2020 | 3.0 | 14,205 |
4.5 | Nghiên cứu đề xuất các phương án phát triển | 6.0 | 28,410 |
4.6 | Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu | 20.0 | 94,700 |
| a) Luận chứng các phương án phát triển | 5.0 | 23,675 |
| b) Xây dựng phương án phát triển, đào tạo nhân lực | 1.0 | 4,735 |
| c) Xây dựng các phương án phát triển nhân lực gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ | 1.0 | 4,735 |
| d) Xây dựng các phương án phát triển nhân lực bền vững, lâu dài | 1.5 | 7,103 |
| đ) Xây dựng các phương án, tính toán nhu cầu và đảm bảo vốn đầu tư | 4.0 | 18,940 |
| e) Xây dựng các chương trình dự án đầu tư trọng điểm | 1.5 | 7,103 |
| g) Xây dựng phương án phát triển nguồn nhân lực theo tổ chức lãnh thổ ( vùng) | 3.0 | 14,205 |
| h) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện | 3.0 | 14,205 |
4.7 | Xây dựng báo cáo tổng hợp và các báo cáo liên quan | 8.0 | 37,880 |
| a) Xây dựng báo cáo đề dẫn | 1.0 | 4,735 |
| b) Xây dựng báo cáo tổng hợp | 6.0 | 28,410 |
| c) Xây dựng các báo cáo tóm tắt | 0.6 | 2,841 |
| d) Xây dựng văn bản trình thẩm định | 0.2 | 947 |
| đ) Xây dựng văn bản trình phê duyệt dự án quy hoạch | 0.2 | 947 |
4.8 | Xây dựng hệ thống bản đồ, biểu đồ quy hoạch | 8.0 | 37,880 |
III | Chi phí quản lý và điều hành | 14.0 | 66,290 |
1 | Chi phí quản lý dự án của Ban Quản lý | 4.0 | 18,940 |
2 | Chi phí hội thảo và xin ý kiến chuyên gia | 4.0 | 18,940 |
3 | Chi phí thẩm định và hoàn thiện báo cáo tổng hợp quy hoạch theo kết luận thẩm định của Hội đồng thẩm định | 2.0 | 9,470 |
4 | Chi phí công bố quy hoạch | 4.0 | 18,940 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.