ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2010/QĐ-UBND | Đà Lạt, ngày 09 tháng 11 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V ĐIỀU CHỈNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 16/2010/QĐ-UBND NGÀY 12/5/2010 CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHO VAY VỐN ĐI LAO ĐỘNG CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội;
Căn cứ Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN ngày 13/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho vay vốn đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-NHNN ngày 16/7/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 1729/TTr-STC ngày 06/10/2010;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 12/5/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quy định cho vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể:
1. Điều chỉnh tiết c, khoản 1, điều 8 như sau:
“c. Nguồn vốn xử lý rủi ro: lấy từ Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập từ nguồn lãi cho vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài bằng nguồn vốn địa phương. Trong trường hợp nguồn Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không đủ để xử lý các trường hợp rủi ro thì Sở Tài chính báo cáo, đề xuất UBND tỉnh quyết định bổ sung từ nguồn ngân sách tỉnh.
Kết thúc mỗi năm, căn cứ vào số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng trích lập từ nguồn lãi cho vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài bằng nguồn vốn địa phương và báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội về kết quả hoạt động cho vay bằng nguồn vốn địa phương; tùy theo tình hình thực tế, Sở Tài chính rà soát, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định trích một phần Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bổ sung vào nguồn vốn cho vay của địa phương”.
2. Điều chỉnh khoản 2, điều 8 như sau:
“2. Đối với nguồn vốn của Trung ương: thực hiện theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tường Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội”.
3. Điều chỉnh điều 9 như sau:
“Điều 9: Phân phối và sử dụng lãi thu được từ nguồn ủy thác cho vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Số tiền lãi do Ngân hàng Chính sách xã hội thu được từ việc cho vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài bằng nguồn vốn địa phương được sử dụng như sau:
1. Chi trả hoa hồng cho Tổ tiết kiệm và vay vốn, chi trả phí ủy thác cho tổ chức Hội nhận ủy thác cho vay;
2. trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro tín dụng bằng 5% trên số tiền lãi thực thu;
3. Trích 35% trên số tiền lãi thực thu để bù đắp một phần chi quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội;
4. Trích 10% số tiền lãi thực thu để chi phí cho hoạt động và khen thưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị;
5. Sau khi trừ các khoản chi phí, trích theo tỷ lệ % nói trên, số tiền lãi thực thu còn lại được bổ sung tương ứng vào nguồn vốn địa phương ủy thác cho vay hộ nghèo, cho vay xuất khẩu lao động của địa phương”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính; Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; Thủ trưởng các ngành, các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.