BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM |
Số: 40/2008/QĐ-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CỦA BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Xét đề nghị của Giám đốc Cơ quan đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Cơ quan đại diện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Cơ quan đại diện) là cơ quan giúp Bộ trưởng theo dõi, tổng hợp về tình hình trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; được Bộ trưởng phân cấp phối hợp với cơ quan trực thuộc Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước của ngành trong phạm vi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ Ninh Thuận trở vào, gồm: Ninh Thuận, Bình Thuận, các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ, các tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là khu vực miền Nam).
Cơ quan đại diện có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về chương trình tổ chức hoạt động của Cơ quan đại diện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Tổng hợp, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, chương trình, kế hoạch công tác của Bộ tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trên địa bàn; đề xuất giải pháp xử lý, thường xuyên báo cáo để Bộ trưởng có biện pháp xử lý chỉ đạo kịp thời.
3. Phối hợp với các Cục, Vụ, Văn phòng, Thanh tra Bộ, Tổng cục theo phân cấp của Bộ trưởng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước của các Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch tại khu vực miền Nam.
4. Tham gia tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi mê tín, hủ tục, văn hóa phẩm đồi trụy và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch.
5. Thực hiện các nhiệm vụ của ngành tại khu vực miền Nam theo sự phân cấp của Bộ trưởng và Quy chế phối hợp của Bộ, cụ thể như sau:
a) Về văn hóa:
Tham gia thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa; về nghệ thuật biểu diễn; về điện ảnh; về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học nghệ thuật; về thư viện; về quảng cáo; về văn hóa cơ sở; về thư viện; về quảng cáo; về văn hóa cơ sở; văn hóa dân tộc và tuyên truyền cổ động.
b) Về gia đình:
Tham gia thực hiện quản lý nhà nước về gia đình, tham gia tuyên truyền, giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình Việt Nam.
c) Về thể dục, thể thao:
Tham gia thực hiện quản lý nhà nước về thể dục, thể thao cho mọi người; về thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp.
d) Về du lịch:
Tham gia thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch, hướng dẫn du lịch, kinh doanh du lịch và xúc tiến du lịch.
6. Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch công tác thi đua, khen thưởng của Bộ tại khu vực miền Nam.
7. Tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra của Bộ về các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch tại khu vực miền Nam Quyết định của Bộ trưởng.
8. Làm đầu mối của Bộ liên lạc, tiếp xúc, tổ chức làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài đóng tại khu vực miền Nam.
9. Tham dự các cuộc họp của các Bộ, ngành, địa phương tổ chức tại khu vực miền Nam theo sự ủy nhiệm của Lãnh đạo Bộ hoặc theo ủy nhiệm của thủ trưởng các Vụ, Cục và Tổng cục.
10. Tổ chức phục vụ Lãnh đạo Bộ và các đoàn công tác của khối cơ quan Bộ trong thời gian công tác theo chương trình của Bộ tại khu vực miền Nam.
11. Phối hợp với cơ quan đại diện của các bộ, ngành, hiệp hội, các sở, ban, ngành ở địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
12. Quản lý, sử dụng kinh phí theo kế hoạch, dự toán hàng năm được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch công tác của Bộ, quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, hồ sơ, tài liệu và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức và người lao động thuộc cơ quan quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
14. Quản lý tài sản, sử dụng, bảo quản và khai thác cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Giám đốc và các Phó Giám đốc.
2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
a) Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp;
b) Phòng Hành chính – Tổ chức;
c) Phòng Quản trị;
d) Phòng Kế toán – Tài chính.
Giám đốc Cơ quan đại diện có trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho các phòng trực thuộc; sắp xếp, bố trí công chức theo cơ cấu, chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ; xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ quan đại diện.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Giám đốc Cơ quan đại diện, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.