ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 394/2013/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 28 tháng 10 năm 2013. |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 42/2012/NĐ-CP NGÀY 11/5/2012 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa (sau đây viết tắt là Nghị định số 42/2012/NĐ-CP);
Căn cứ Thông tư số 205/2012/TT-BTC ngày 23.11.2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa,
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại tờ trình số 175/TTr-STC ngày 23.8.2013,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Quy định về quản lý. Sử dụng đất trồng lúa tỉnh Bắc Ninh như sau:
I. Hỗ trợ ngân sách cho địa phương sản xuất lúa
Thực hiện theo Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 01.6.2012 về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2015 và Quyết định số 118/2011/QĐ-UBND ngày 14.9.2011 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định nội dung và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
II. HỖ TRỢ NGƯỜI SẢN XUẤT LÚA
1. Hỗ trợ sản xuất lúa hàng năm
1.1. Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Khoản 1 - Điều 11 - Nghị định số 42/2012/NĐ-CP:
- Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước;
- Hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
1.2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hỗ trợ:
- UBND cấp xã hướng dẫn người sản xuất lúa làm đơn đề nghị theo mẫu gửi về UBND xã để rà soát, kiểm tra, tổng hợp danh sách và gửi hồ sơ về phòng chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp cấp huyện (sau đây gọi tắt là Phòng chuyên môn cấp huyện) trước ngày 15 tháng 6 hàng năm;
- Phòng chuyên môn cấp huyện chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thẩm định hồ sơ, tổng hợp báo cáo UBND cấp huyện để gửi báo cáo về Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30 tháng 6 hàng năm.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh phân bổ kinh phí hỗ trợ và giao UBND cấp huyện ra quyết định về danh sách và mức hỗ trợ người sản xuất lúa.
Căn cứ quyết định của UBND cấp huyện, UBND cấp xã niêm yết và công bố công khai danh sách và mức hỗ trợ cho người sản xuất lúa theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư.
- Phòng chuyên môn cấp huyện có trách nhiệm quản lý, quyết toán kinh phí hỗ trợ người sản xuất lúa và uỷ quyền UBND cấp xã tổ chức chi trả tiền hỗ trợ cho người sản xuất lúa.
1.3. Số lần hỗ trợ và thời điểm hỗ trợ:
- Số lần hỗ trợ: Mỗi năm một lần.
- Thời điểm hỗ trợ: Trước ngày 30 tháng 8 hàng năm.
2. Hỗ trợ người sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
2.1. Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Khoản 2 - Điều 11 - Nghị định số 42/2012/NĐ-CP:
- Hỗ trợ 70% chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi sản xuất lúa bị thiệt hại trên 70%;
- Hỗ trợ 50% chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi sản xuất lúa bị thiệt hại từ 30 - 70%.”
2.2. Tổ chức thực hiện
- Khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh đối với lúa, UBND cấp xã xác định mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật gửi UBND cấp huyện;
- UBND cấp huyện xác định chính xác mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho từng địa bàn xã, phường, thị trấn đảm bảo kịp thời, đúng chính sách, chế độ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính thẩm định báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét hỗ trợ người trồng lúa từ các nguồn dự phòng ngân sách các cấp và nguồn hợp pháp khác theo quy định.
- Sau khi có Quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ của chủ tịch UBND tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm phân bổ kinh phí hỗ trợ đến người sản xuất lúa bị thiệt hại, chỉ đạo sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, đúng đối tượng, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực; chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước: diện tích, mức hỗ trợ đối với người sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã và tại các thôn theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách đối với các cá nhân, dân cư.
3. Hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa
3.1. Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Khoản 5 - Điều 4 - Thông tư số 205/2012/TT-BTC:
- Hỗ trợ 70% chi phí khai hoang, cải tạo đất chưa sử dụng thành đất trồng lúa hoặc cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước;
- Hỗ trợ 100% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất trồng lúa mới khai hoang;
- Hỗ trợ 70% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất lúa khác được cải tạo thành đất chuyên trồng lúa nước.
3.2. Tổ chức thực hiện: Các xã, phường, thị trấn có diện tích đất trồng lúa khác cần cải tạo thành đất chuyên trồng lúa nước gửi văn bản xin ý kiến về chủ trương cải tạo đất trồng lúa (nêu sự cần thiết, dự kiến phương án cải tạo, hiệu quả của dự án và nhu cầu kinh phí hỗ trợ) về phòng chuyên môn cấp huyện; phòng chuyên môn cấp huyện tổng hợp báo cáo UBND cấp huyện để gửi văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài chính thẩm định báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định cho từng trường hợp cụ thể.
Điều 3. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các ngành Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.