ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3900/2009/QĐ-UBND | Việt Trì, ngày 18 tháng 11 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT, KIỂM TRA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG THỰC HIỆN CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông báo số 638-TB/TU ngày 25/5/2009 của Tỉnh ủy Phú Thọ thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy "về xây dựng một số quy định cụ thể làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, công chức";
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số: 957/TTr-SNV ngày 15 tháng 9 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về giám sát, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ GIÁM SÁT, KIỂM TRA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG THỰC HIỆN CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3900/2009/QĐ-UBND ngày 18/11/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ)
Chương I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:
Những quy định về giám sát, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, quy định về thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính và các chế tài xử lý được áp dụng trong các cơ quan HCNN, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Điều 2. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng điều chỉnh theo quy định này gồm:
1. Những người được quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003 làm việc trong các cơ quan thuộc UBND, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Những người được quy định tại điểm d khoản 1 điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003 làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thuộc cấp tỉnh, cấp huyện.
3. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND cấp xã quy định tại điểm g khoản 1 điều 1 và các chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã quy định tại điểm h khoản 1 điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003.
Chương II:
QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT, KIỂM TRA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG THỰC HIỆN CHỨC TRÁCH, NHIEEMJVUJ ĐƯỢC GIAO
Điều 3. Nguyên tắc giám sát, kiểm tra:
1. Việc giám sát cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao được tiến hành thường xuyên và trên nguyên tắc chỉ thực hiện giám sát khi cán bộ, công chức, viên chức có kế hoạch công tác năm và từng tháng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện khi cán bộ, công chức, viên chức đó bị tố cáo hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
3. Hoạt động giám sát, kiểm tra phải đảm bảo chính xác, khách quan, kịp thời, bảo mật thông tin tài liệu. Không can thiệp trái pháp luật vào việc thực thi chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 4. Nội dung giám sát, kiểm tra:
1. Việc giám sát, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao thông qua việc theo dõi, xem xét đánh giá các hoạt động sau:
a) Việc thực hiện kế hoạch công tác tháng, năm đã được phê duyệt.
b) Việc thực hiện các trình tự, thủ tục hành chính và nội dung các chế độ, chính sách khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
c) Việc chấp hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật của cơ quan, đơn vị.
d) Việc thực hiện các quy định về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức được quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
đ) Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch công tác định kỳ theo tháng, quý, 6 tháng và 1 năm.
e) Các kiến nghị phán ánh từ cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức khác hoặc từ các nguồn thông tin khác về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức giám sát, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý thông qua việc theo dõi, xem xét, đánh giá các hoạt động sau:
a) Tiến độ và chất lượng thực hiện kế hoạch công tác của cán bộ, công chức, viên chức.
b) Các phản ánh, kiến nghị từ cơ quan, tổ chức hoặc từ các nguồn thông tin khác về việc chấp hành quy tắc ứng xử, ý thức tổ chức kỷ luật, việc thực hiện các quy trình, trình tự, thủ tục hành chính, việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Chương III:
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
Điều 5.
1. Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung đã được quy định về giám sát, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm vận động cán bộ, công chức, viên chức khác thực hiện đúng các nội dung của quy định này, phát hiện và báo cáo cấp có thẩm quyền về những vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong cùng cơ quan, trong hệ thống ngành, lĩnh vực.
Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức:
1. Gương mẫu trong tổ chức, thực hiện chế độ trách nhiệm và giám sát thực hiện trách nhiệm cán bộ, công chức
2. Hàng năm hướng dấn cán bộ, công chức, viên chức xây dựng kế hoạch công tác của mình cho từng tháng, năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Quán triệt, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về trách nhiệm cán bộ, công chức.
4. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung quy định này của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.
5. Phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm hoặc đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý các vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 7. Trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức:
1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định này của cơ quan, đơn vị cấp dưới.
2. Xử lý vi phạm quy định này đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Chương IV:
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 8. Đối với cán bộ, công chức, viên chức:
Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các nội dung của quy định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17.3.2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 9. Đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức: Khi có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các nội dung của quy định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17.3.2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và bị xử lý trách nhiệm theo Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định chế độ, trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
Chương V:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc phản ánh kịp thời về UBND tỉnh để xem xét, xử lý.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.