BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020”
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” phần nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Đề án 1956) để giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Thành phần Ban Chỉ đạo gồm các ông có tên sau đây:
1. Ông Nguyễn Tiến Dĩnh - Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Trưởng Ban;
2. Ông Chu Văn Thành - Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Phó Trưởng Ban;
3. Ông Nguyễn Thanh Xuân - Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Ủy viên thường trực;
4. Ông Nguyễn Xuân Bình - Chánh Văn phòng Bộ: Ủy viên;
5. Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính: Ủy viên;
6. Ông Nguyễn Hữu Đức - Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương: Ủy viên;
7. Ông Vũ Thanh Xuân - Giám đốc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Ủy viên;
8. Ông Triệu Văn Cường - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội: Ủy viên;
9. Ông Nguyễn Hữu Tám - Chuyên viên chính Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Ủy viên thư ký.
Điều 2. Ban Chỉ đạo có các nhiệm vụ sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm, kế hoạch 5 năm (từ năm 2011 - 2015 và từ năm 2016 - 2020) nhằm triển khai thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 trình Bộ trưởng phê duyệt. Giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo 3 giai đoạn: năm 2010; từ năm 2011 đến năm 2015 và từ năm 2016 đến năm 2020.
2. Giúp Bộ trưởng chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, ban hành, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” phần nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1956/QĐ-TTg liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ; tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc đánh giá, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo các mục tiêu đã xác định; phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.
3. Tính toán nhu cầu và dự kiến phân bổ kinh phí hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thuộc Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trình Bộ trưởng phê duyệt để gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đã được Bộ trưởng phê duyệt; việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm tại các cơ quan và địa phương. Định kỳ hàng năm lập báo cáo gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp; lập dự toán kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo.
4. Giúp Bộ trưởng chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc hướng dẫn các huyện bố trí 01 biên chế theo dõi về công tác dạy nghề.
5. Giúp Bộ trưởng chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương có liên quan nghiên cứu, đề xuất những chương trình, nội dung, kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho cán bộ, công chức xã và chỉ đạo xây dựng, ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã từ nay đến năm 2020; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc lựa chọn các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.
6. Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ đối với giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức.
7. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương bình xét, đề nghị khen thưởng các cơ quan, địa phương, đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong việc tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.
Ban Chỉ đạo có thể mời các chuyên gia, tổ chức tham gia ý kiến cho các hoạt động.
Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Ban Chỉ đạo do Trưởng ban phân công.
Giao Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là đơn vị thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo.
Điều 3. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo được cấp theo quy định chung.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ và các ông có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.