THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 389/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC KỶ NIỆM 35 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2010)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 20 tháng 3 năm 2009 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2009 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 2020/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Tổ chức cấp Nhà nước kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2009 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức các ngày lễ lớn trong năm 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban Tổ chức cấp Nhà nước kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2009 - 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tổ chức kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (ban hành kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các thành viên Ban Tổ chức chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
ĐỀ ÁN
TỔ CHỨC KỶ NIỆM 35 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2010)
(Ban hành theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)
Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 20 tháng 3 năm 2009 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2009 - 2010, Quyết định số 2020/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Tổ chức cấp Nhà nước kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2009 - 2010, Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức các ngày lễ lớn trong năm 2010; Ban Tổ chức cấp Nhà nước các ngày lễ lớn lập Đề án tổ chức kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, như sau:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớn của sự kiện chiến thắng Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc và lịch sử phong trào cách mạng vô sản thế giới.
2. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm tiếp nối truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường, khát vọng hoà bình của dân tộc; thể hiện lòng biết ơn sâu sắc các thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc.
3. Nêu bật những thành tựu của công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ hội nhập quốc tế. Bài học về phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào công cuộc đổi mới đất nước bồi dưỡng, nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong giai đoạn mới. Khẳng định quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
4. Lễ kỷ niệm được tổ chức trọng thể, xứng với tầm vóc lịch sử của chiến thắng Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), tạo được không khí sôi nổi, tự hào, tin tưởng trong các tầng lớp nhân dân, nhưng phải thiết thực, tránh hình thức, lãng phí.
B. LỄ KỶ NIỆM 35 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2010) TẠI HÀ NỘI
I. Danh nghĩa tổ chức
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Chủ tịch Nước;
- Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Thành phố Hà Nội.
II. Thời gian, địa điểm
1. Thời gian: 09h00, ngày 29 tháng 4 năm 2010.
2. Địa điểm: tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Ba Đình, Hà Nội.
III. Chương trình Lễ kỷ niệm:
- 7h30: vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thắp hương tưởng niệm ở Đài Liệt sĩ;
- Chương trình văn nghệ chào mừng (Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng kịch bản, mời Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch duyệt nội dung kịch bản; Trường Đại học Văn hóa, Nghệ thuật quân đội, Nhà hát Ca-Múa-Nhạc quân đội - Bộ Quốc phòng thực hiện - 30 phút);
- Chào cờ (quân nhạc cử Quốc ca). Đoàn Nghi lễ, Bộ Quốc phòng.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: đồng chí Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thành viên Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm;
- Diễn văn tại Lễ kỷ niệm: Đồng chí Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Diễn văn do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với Văn phòng Chủ tịch Nước chuẩn bị);
Kết thúc diễn văn, quân nhạc với ca khúc “Giải phóng miền Nam”.
- Phát biểu của đại diện cựu chiến binh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh (Bộ Quốc phòng chỉ đạo Hội Cựu chiến binh Việt Nam giới thiệu và chuẩn bị bài phát biểu);
Kết thúc bài phát biểu, quân nhạc với ca khúc “Tiến về Sài Gòn”.
- Phát biểu của đại diện đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giới thiệu và chuẩn bị bài phát biểu);
Kết thúc bài phát biểu, quân nhạc với một ca khúc về Thanh niên.
- Lời bế mạc và cảm ơn: đồng chí Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thành viên Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm;
Quân nhạc với ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
IV. Thành phần khách mời dự lễ kỷ niệm
- Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các đồng chí nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương;
- Đại diện Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tầng lớp nhân dân thành phố Hà Nội.
- Đại diện Thành ủy, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Trị, §¾k L¾k, Thừa Thiên - Huế, Tây Ninh, Kiên Giang.
- Báo chí trong nước và nước ngoài.
V. Ban Tổ chức Lễ Kỷ niệm
1. Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức cấp Nhà nước - Trưởng Ban tổ chức;
2. Ông Nguyễn Văn Thạo, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng - Phó Trưởng ban thường trực;
3. Ông Nguyễn Bắc Son, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - Phó Trưởng ban;
4. Ông Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Phó Trưởng ban;
5. Ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng - Phó Trưởng ban;
6. Ông Nguyễn Văn Quynh, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương - thành viên;
7. Ông Nguyễn Hữu Vũ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - thành viên;
8. Ông Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an - thành viên;
9. Ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - thành viên;
10. Ông Phạm Sỹ Danh, Thứ trưởng Bộ Tài chính - thành viên;
11. Ông Đoàn Xuân Hưng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - thành viên;
12. Bà Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế - thành viên;
13. Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội - thành viên;
14. Ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh - thành viên;
15. Ông Vũ Văn Hiến, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam - thành viên;
16. Ông Vũ Văn Hiền, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam - thành viên;
17. Ông Võ Văn Thưởng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - thành viên;
18. Ông Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - thành viên.
VI. Phân công trách nhiệm
1. Ban Tuyên giáo Trung ương
- Chủ trì soạn thảo bài diễn văn của Chủ tịch Nước.
- Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mời đại diện phát biểu tại Lễ kỷ niệm và duyệt nội dung hai bài phát biểu.
- Chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan báo chí tuyên truyền về kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và đưa tin Lễ kỷ niệm;
- Cùng các cơ quan hữu quan kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm, duyệt chương trình văn nghệ.
2. Văn phòng Trung ương Đảng:
- Tham gia thẩm định nội dung ba bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm, báo cáo Ban Bí thư nội dung ba bài phát biểu.
- In và gửi giấy mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, lão thành cách mạng, đại biểu các tỉnh, thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Trị, Đắk Lắk, Thừa Thiên-Huế, Tây Ninh, Kiên Giang dự Lễ kỷ niệm.
3. Ban Tổ chức Trung ương
Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng lập danh sách khách mời đại biểu Trung ương, lão thành cách mạng báo cáo Ban Bí thư.
4. Văn phòng Chủ tịch Nước
Đôn đốc các cơ quan chuẩn bị diễn văn, tổng hợp ý kiến góp ý chỉnh sửa và hoàn thiện trình Chủ tịch Nước duyệt diễn văn khai mạc.
5. Văn phòng Chính phủ
Phối hợp với các đơn vị liên quan đón tiếp đại biểu vào Lăng viếng Bác, thắp hương tại Đài Liệt sĩ.
6. Bộ Quốc phòng
- Chỉ đạo Hội Cựu Chiến binh Việt Nam giới thiệu và chuẩn bị bµi phát biểu đại diện cựu chiến binh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập đoàn và mời đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thắp hương tưởng niệm tại Đài liệt sĩ;
- Điều hành Lễ kỷ niệm: đồng chí Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - thành viên Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm;
- Chuẩn bị bài giới thiệu khai mạc và bế mạc của Ban Tổ chức tại Lễ kỷ niệm;
- Chuẩn bị Hội trường, Phòng đón tiếp đại biểu;
- Đảm bảo âm thanh, ánh sáng, máy chiếu, màn hình, thiết bị nghe phiên dịch, thiết bị liên lạc và các điều kiện khác tại Hội trường;
- Lập phương án bố trí chỗ ngồi cho đại biểu.
- Tổng hợp, lập dự trù kinh phí tổ chức Lễ kỷ niệm.
- Phối hợp với Thành ủy Hà Nội đón, bố trí nơi ăn, nghỉ cho đại biểu lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng và đại biểu ở xa về dự Lễ kỷ niệm.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo tập luyện, xây dựng kịch bản biểu diễn chương trình nghệ thuật 30 phút, duyệt chương trình văn nghệ chào mừng.
- Chỉ đạo Điện ảnh Quân đội xây dựng kịch bản phim chiếu minh họa.
- Bố trí lực lượng tiêu binh làm hàng rào danh dự đón khách từ cửa chính vào Hội trường.
- Bố trí quân nhạc phục vụ Lễ kỷ niệm (nhạc chào cờ, nhạc đệm, nhạc bế mạc).
- Xây dựng phương án và phối hợp với Bộ Công an và Thành phố Hà Nội chỉ đạo thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, bảo đảm an ninh cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cho Lễ kỷ niệm.
- Cấp và kiểm soát thẻ ra vào cho bộ phận tác nghiệp.
7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Là đầu mối phối hợp tổ chức, chuẩn bị Đề án tổ chức kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng góp ý kịch bản, duyệt chương trình biểu diễn văn nghệ chào mừng và hình ảnh minh họa.
- Thiết kế ma-két, trang trí sân khấu Hội trường và trang trí bên ngoài địa điểm tổ chức Lễ kỷ niệm (Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm).
- Xây dựng lịch sơ duyệt và tổng duyệt Lễ kỷ niệm, phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện.
8. Bộ Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tường thuật trực tiếp và đưa tin trước, trong và sau buổi Lễ kỷ niệm.
- Chọn mời các cơ quan báo, đài dự và đưa tin buổi Lễ kỷ niệm;
- Là đầu mối hướng dẫn Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam truyền hình và phát thanh trực tiếp, các Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương tiếp sóng; Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
9. Bộ Công an
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng phương án và chỉ đạo thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, bảo đảm an ninh cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cho Lễ kỷ niệm;
- Chỉ đạo bố trí lực lượng công an bảo vệ trật tự, an toàn cho khu vực tổ chức Lễ kỷ niệm, điều khiển giao thông trên các tuyến đường xung quanh địa điểm tổ chức.
10. Bộ Y tế
Phối hợp với Bộ Quốc Phòng và thành phố Hà Nội bố trí bác sĩ, xe cứu thương thường trực tại các khu vực Lễ kỷ niệm.
11. Bộ Ngoại giao
- Chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương dự kiến danh sách cơ quan báo chí quốc tế dự Lễ kỷ niệm. Bố trí phiên dịch tại buổi Lễ kỷ niệm.
- Hướng dẫn phóng viên nước ngoài đưa tin về Lễ kỷ niệm
12. Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Quốc phòng chuẩn bị lựa chọn, mời đại biểu cựu chiến binh đã tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu và chuẩn bị bài phát biểu.
13. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chuẩn bị lựa chọn, mời đại biểu đoàn viên Thanh niên phát biểu và chuẩn bị bài phát biểu.
14. Bộ Tài chính
Bảo đảm kinh phí cấp cho việc thực hiện Đề án tổ chức kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2010).
15. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Lập danh sách khách mời, đại biểu là Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng thành phố Hà Nội.
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng chuẩn bị thành phần, bố trí chỗ ngồi, số lượng đại biểu dự Lễ kỷ niệm bảo đảm đại diện cho các tầng lớp nhân dân, lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, thanh niên, học sinh, sinh viên, Bà mẹ Việt Nam anh hùng Thủ đô;
- Phối hợp với Bé Quèc phßng vµ Bộ Công an chỉ đạo Công an Hà Nội bảo đảm an toàn cho buổi lễ; bố trí xe cứu hoả thường trực tại khu vực Lễ kỷ niệm;
- Chủ trì lập phương án và thực hiện việc tuyên truyền, cổ động trang trí cờ, ánh sáng, panô, khẩu hiệu trên đường phố và các nơi công cộng ở Hà Nội trước, trong, sau ngày tổ chức Lễ kỷ niệm.
C. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 35 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, GẮN VỚI KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh Quảng Trị, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố tổ chức các hoạt động văn hoá được xác định trong Kế hoạch tổ chức các ngày lễ lớn trong năm 2010 được phê duyệt tại Quyết định 2218/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 795/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội năm 2010.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ có kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, chiếu phim... ở Thủ đô Hà Nội và các địa phương trong cả nước.
- Chỉ đạo Ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong cả nước tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật... chào mừng ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước gắn với kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bám sát chủ đề hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.
3. Đài Truyền hình Việt Nam
- Lập kế hoạch tuyên truyền chào mừng kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước theo nội dung hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương. Các chương trình truyền hình yêu cầu phải phong phú, hấp dẫn, thiết thực và có tính giáo dục tư tưởng chính trị cao.
- Tổ chức truyền hình trực tiếp buổi Lễ kỷ niệm trọng thể cấp quốc gia và các chương trình gồm: Chương trình biểu diễn sử thi nghệ thuật, mừng đất nước thống nhất, mừng Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh và Lễ hội “Thống nhất non sông” tại tỉnh Quảng Trị theo Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
4. Đài Tiếng nói Việt Nam
- Lập kế hoạch tuyên truyền chào mừng 35 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước theo nội dung hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Tổ chức tường thuật trực tiếp trên sóng phát thanh buổi Lễ kỷ niệm trọng thể cấp quốc gia và các chương trình gồm: Chương trình biểu diễn sử thi nghệ thuật, mừng đất nước thống nhất, mừng Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh và Lễ hội “Thống nhất non sông” tại tỉnh Quảng Trị theo Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
5. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
- Chỉ đạo các ngành chức năng của thành phố tổ chức các hoạt động văn hóa, thông tin, văn nghệ, thể thao... trên địa bàn thành phố chào mừng kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước gắn với kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
- Chỉ đạo việc bảo đảm an ninh, trật tự, giao thông; trang trí cờ, hoa, đèn, khẩu hiệu, băng rôn và các hình thức cổ động khác trên địa bàn thành phố chào mừng ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Phát động thành phố thực hiện vệ sinh - xanh - sạch đẹp.
6. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đặt vòng hoa, viếng Nghĩa trang liệt sỹ thành phố;
- Tổ chức Lễ kỷ niệm và các hoạt động Lễ hội kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước gắn với kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
- Thực hiện chương trình biểu diễn sử thi nghệ thuật, mừng đất nước thống nhất, mừng Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi theo Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Tỉnh Quảng Trị
Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ hội “Thống nhất non sông” theo Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
8. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tổ chức Lễ kỷ niệm trọng thể, nhưng gọn nhẹ, thiết thực; mời đại diện các cơ quan ban, ngành trong tỉnh, thành phố; đại diện lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình những người có công với Đảng, với cách mạng, đại diện thế hệ trẻ... để mọi người hiểu rõ vị trí, tầm vóc, giá trị to lớn của sự kiện chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược, Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và lịch sử phong trào cách mạng vô sản thế giới. Thành tựu của công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Bài học về phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào công cuộc đổi mới đất nước.
Thời gian tổ chức Lễ kỷ niệm phải phù hợp để đồng chí, đồng bào theo dõi được chương trình truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm vào lúc 09h00, ngày 29 tháng 4 năm 2010.
- Chỉ đạo các ngành chức năng trong tỉnh, thành phố triển khai các hoạt động tuyên truyền, cổ động, văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, thể thao, trang trí băng rôn, khẩu hiệu... chào mừng 35 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước gắn với kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và thực hiện Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 10 tháng 06 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ khi có sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Tổ chức các hoạt động gặp mặt, thăm hỏi, tôn vinh, biểu dương những người đã tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các đồng chí lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các điển hình tiên tiến, gương tuổi trẻ sáng tạo trong học tập, lao động và chiến đấu có năm sinh từ 1975; thăm quan các di tích chiến trường xưa; có nhiều hoạt động thiết thực hướng tới các gia đình thương binh - liệt sĩ và người có công với cách mạng.
D. VỀ KINH PHÍ
Kinh phí tổ chức kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2010) được quyết toán theo quy mô Đề án được duyệt cho các hoạt động nằm ngoài nguồn kinh phí đã được giao theo Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.