UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 381/QĐ | Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 1991 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHUẨN ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
CHỦ NHIỆM UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC
Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành theo Nghị định số 192-CP ngày 13-10-1975 của Hội đồng Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 115-HĐBT ngày 13-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy định về việc thi hành Pháp lệnh đo lường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản " Quy định về quản lý chuẩn đơn vị đo lường".
Điều 2. Cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp, các ngành, các địa phương và cơ sở phải thực hiện theo đúng quy định này trong việc quản lý chuẩn đơn vị đo lường.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
| Đoàn Phương (Đã ký) |
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ CHUẨN ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 381-QĐ ngày 1-7-1991của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước)
1- Quy định chung:
1.1. Hệ thống chuẩn đơn vị đo lường (gọi tắt là chuẩn đo lường hoặc chuẩn ) là cơ sở kỹ thuật để đảm bảo tính thống nhất và độ chính xác cần thiết của các phép đo trong cả nước.
Chuẩn là phương tiện đo ( hoặc bộ phương tiện đo) để thể hiện và duy trì các đơn vị đo lường nhằm mục đích truyền đơn vị đến các chuẩn hoặc các phương tiện đo có độ chính xác thấp hơn.
1.2. Tuỳ theo độ chính xác, chuẩn được phân cấp thành chuẩn đầu, chuẩn thứ và chuẩn công tác.
Chuẩn đầu: Chuẩn có các đặc trưng đo lường ở trình độ cao nhất trong một lĩnh vực đo nhất định theo quy định quốc tế.
Chuẩn thứ: Chuẩn có giá trị xác định theo kết quả so sánh với chuẩn đầu.
Chuẩn công tác: Chuẩn có giá trị xác định từ chuẩn thứ hoặc chuẩn công tác có độ chính xác cao hơn. Tuỳ theo độ chính xác, chuẩn công tác được phân thành chuẩn công tác hạng I, hạng II, hạng III... số lượng hạng của chuẩn công tác được quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực đo nhất định.
1.3. Về mặt quản lý, chuẩn được phân cấp thành chuẩn quốc gia (hoặc chuẩn đo lường cao nhất) và chuẩn chính.
Chuẩn quốc gia là chuẩn đạt độ chính xác của chuẩn đầu hoặc chuẩn thứ theo quy định quốc tế và được Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt. Trường hợp chưa có chuẩn đạt độ chính xác của chuẩn đầu hoặc chuẩn thứ, Hội đồng Bộ trưởng uỷ nhiệm cho Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước phê duyệt chuẩn đo lường cao nhất (gọi tắt là chuẩn cao nhất) thay cho chuẩn quốc gia ở lĩnh vực đó. Chuẩn quốc gia hoặc chuẩn cao nhất là cơ sở để xác định tất cả các chuẩn khác còn lại của một lĩnh vực đo trong nước.
Chuẩn chính là chuẩn có độ chính xác cao nhất của một ngành, một cơ sở.
1.4. Cơ sở để phân cấp và dẫn xuất chuẩn là sơ đồ kiểm định chung của từng lĩnh vực đo được quy định trong các tiêu chuẩn việt Nam (TCVN) hoặc trong các văn bản pháp chế tương ứng của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.
1.5. Trung tâm đo lường thuộc Tổng cục TC-ĐL-CL là cơ quan quản lý chuẩn của cả nước; chịu trách nhiệm quản lý hệ thống chuẩn quốc gia và chuẩn đo lường cao nhất; tổ chức và hướng dẫn việc nghiên cứu, xây dựng, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn.
2. Phê duyệt chuẩn quốc gia (hoặc chuẩn đo lường cao nhất)
2.1. Việc phê duyệt chuẩn quốc gia ( hoặc chuẩn đo lường cao nhất) thực hiện theo các Điều 9, Điều 10, 11, 12,13, 14 Nghị định số 115-HĐBT ngày 13-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh đo lường.
Thủ tục đăng ký và nộp hồ sơ xin phê duyệt quy định như sau:
- Trường hợp chuẩn được bảo quản, sử dụng tại Trung tâm Đo lường, việc phê duyệt được thực hiện theo kế hoạch công tác của Tổng cục TC - ĐL - CL.
- Trung tâm TC-ĐL-CL khu vực và các cơ sở có nhu cầu phê duyệt chuẩn quốc gia (hoặc chuẩn đo lường cao nhất) phải gửi đăng ký và hồ sơ xin phê duyệt cho Tổng cục TC-ĐL-CL (thông qua Trung tâm Đo lường). Đăng ký xin phê duyệt mẫu ở phụ lục 1.
2.2. Hồ sơ thẩm xét phê duyệt chuẩn quốc gia (hoặc chuẩn cao nhất) thực hiện theo Điều 11 Nghị định số 115-HĐBT ngày 13-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh đo lường bao gồm:
1) Tài liệu về yêu cầu kỹ thuật và đo lường của chuẩn;
2) Quy định về bảo quản, sử dụng chuẩn;
3) Biên bản thử nghiệm, nghệm thu chuẩn (nếu là chuẩn nghiên cứu, chế tạo trong nước);
4) Giấy chứng nhận kiểm dịch chuẩn;
5) Bản thuyết minh về cơ sở kinh tế và kỹ thuật của chuẩn.
2.3. Đối với các cơ sở không thuộc cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường việc phê chuẩn quốc gia (hoặc chuẩn đo lường cao nhất) được tiến hành đồng thời với việc xem xét để uỷ quyền kiểm định Nhà nước cho cơ sở ở lĩnh vực đo đó. Ngoài bản đăng ký và hồ sơ xin phê duyệt chuẩn, cơ sở phải gửi kèm theo hồ xin uỷ quyền kiểm định Nhà nước theo quy định do Tổng cục TC-ĐL-CL ban hành.
2.4. Quyết định thành lập Hội đồng thẩm xét quốc gia, quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia và quyết định phê duyệt chuẩn đo lường cao nhất theo mẫu ở phụ lục 2,3,4 của Quy định này.
2.5. Trung tâm đo lường chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc bảo quản, sử dụng hệ thống chuẩn quốc gia và chuẩn đo lường cao nhất đã được phê duyệt. Khi trình độ kỹ thuật và đo lường của chuẩn, hoặc khi các điều kiện cần thiết phục vụ cho việc bảo quản, duy trì và dẫn xuất chuẩn của cơ sở không còn đáp ứng được yêu cầu, Tổng cục TC-ĐL-CL đề nghị Uỷ ban Khoa học Nhà nước thu hồi quyết định phê duyệt chuẩn cao nhất hoặc để Uỷ ban Khoa học Nhà nước đề nghị Hội đồng Bộ trưởng thu hồi quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia.
3- Kiểm định và chứng nhận chuẩn
3.1. Chuẩn để kiểm định phương tiện đo thuộc cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường, thuộc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và chuẩn chính của các ngành, cơ sở cần phải được kiểm định Nhà nước và cấp giấy chứng nhận theo Điều 13 Pháp lệnh đo lường.
3.2. Cơ sở sử dụng chuẩn chịu trách nhiệm đăng ký kiểm định chuẩn đúng thời hạn. Việc đăng ký này thực hiện theo "Quy định về việc đăng ký kiểm định Nhà nước phương tiện đo " do Tổng cục TC-ĐL-CL ban hành.
4- Bảo quản và sử dụng chuẩn:
4.1. Mỗi chuẩn quốc gia, chuẩn đo lường cao nhất, chuẩn dùng để kiểm định chuẩn hoặc phương tiện đo khác của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường, của cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và mỗi chuẩn chính của cơ sở phải có hồ sơ của chuẩn. Hồ sơ của chuẩn bao gồm:
1) Văn bản xác nhận giá trị pháp lý và giá trị đo lường của chuẩn: quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia (hoặc chuẩn đo lường cao nhất), giấy chứng nhận kiểm định, các báo cáo kết quả so sánh chuẩn trong và ngoài nước;
2) Phiếu lý lịch của chuẩn theo mẫu ở phụ lục 5;
3) Các tài liệu quy định việc bảo quản, sử dụng chuẩn và các tại liệu kỹ thuật khác theo nội dung hướng dẫn ở phụ lục 6;
4) Phiếu theo dõi việc sử dụng chuẩn theo mẫu ở phụ lục 7;
5) Phiếu theo dõi việc kiểm tra chuẩn theo mẫu ở phụ lục 8;
4.2. Mỗi chuẩn quốc gia hoặc chuẩn đo lường cao nhất đã được phê duyệt phải do một chuyên gia đủ trình độ chịu trách nhiệm về việc bảo quản, sử dụng và duy trì tình trạng kỹ thuật của chuẩn. Chuyên gia này được ưu tiên trong việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn về đo lường ở trong và ngoài nước, và trong việc đưa chuẩn đi kiểm định ở nước ngoài.
4.3. Khi dẫn xuất chuẩn hoặc dùng để kiểm định phương tiện đo công tác phải theo đúng thứ tự phân cấp chuẩn quy định trong các TCVN về sơ đồ kiểm định và quy trình kiểm định hiện hành hoặc trong các văn bản pháp quy khác do Tổng cục TC-ĐL-CL ban hành.
4.4. Việc bảo quản và sử dụng chuẩn phải theo đúng các quy định trong hồ sơ của chuẩn. Người đứng đầu cơ sở sử dụng chuẩn chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường cấp trên về việc bảo quản và sử dụng các chuẩn này.
5- Nghiên cứu, chế tạo và nhập khẩu chuẩn.
5.1. Việc quản lý nghiên cứu, chế tạo chuẩn thực hiện theo Điều 25 Pháp lệnh đo lường và theo Quy chế về việc duyệt mẫu và cho phép sản xuất phương tiện đo do Tổng cục TC-ĐL-CL ban hành.
5.2. Việc quản lý nhập khẩu phương tiện đo dùng làm chuẩn thực hiện theo Điều 27 Pháp lệnh đo lường và theo quy chế về quản lý nhập khẩu phương tiện đo do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ban hành.
PHỤ LỤC 1
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐĂNG KÝ XIN PHÊ DUYỆT CHUẨN QUỐC GIA
(hoặc chuẩn đo lường cao nhất)
Kính gửi: Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước
1. Tên cơ quan (xin phê duyệt):
- Địa chỉ:
- Số điện thoại:
2. Đăng ký xin phê duyệt: chuẩn quốc gia (hoặc chuẩn đo lường cao nhất)
- Tên chuẩn:
- Năm sản xuất và nước sản xuất:
- Các đặc trưng đo lường cơ bản (phạm vi đo, cấp hạng chính xác và các đặc trưng cần thiết khác):
- Nơi đặt chuẩn:
- Tên cơ quan và thời gian đã tiến hành kiểm định chuẩn:
Ngày.....tháng....năm 199...
Chữ ký của Thủ trưởng cơ quan xin phê duyệt
PHỤ LỤC 2
Số:........./QĐ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày.... tháng..... năm 199... |
QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM XÉT QUỐC GIA
CHỦ NHIỆM UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC.
Căn cứ Điều 12, 13 Nghị định số 115-HĐBT ngày 13-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh đo lường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục TC-ĐL-CL,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập Hội đồng thẩm xét quốc gia để thẩm xét chuẩn............ của................... là chuẩn quốc gia ( hoặc chuẩn cao nhất) thuộc lĩnh vực đo............
Điều 2: Hội đồng thẩm xét quốc gia gồm các thành viên sau:
- Ông (bà): (Họ và tên,, học hàm, học vị).................... làm Chủ tịch Hội đồng,
- Ông (bà) có tên sau đây là thành viên của Hội đồng:
1- (Họ và tên, học hàm, học vị)
2- (Họ và tên, học hàm, học vị)
3- (Họ và tên, học hàm, học vị)
4- (Họ và tên, học hàm, học vị)
5- (Họ và tên, học hàm, học vị)
6- (Họ và tên, học hàm, học vị)
.................
Điều 3: Hội đồng thẩm xét quốc gia có nhiệm vụ tiến hành công tác thẩm xét theo chương trình đã được phê duyệt.
Điều 4: Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
CHỦ NHIỆM UỶ BAN KHOA HỌC NN
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 3
Số: .......... -HĐBT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NIỆT NAM Hà Nội, ngày....tháng... năm 199... |
QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT CHUẨN QUỐC GIA
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Điều 12 Pháp lệnh đo lường ngày 6-7-1990;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt.... (tên chuẩn).....
Phạm vi:
Cấp hạng chính xác:
Số hiệu:
Của (tên cơ quan có chuẩn)..........; đặt tại: (tên và địa chỉ phòng thí nghiệm giữ chuẩn............. là chuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực đo lường................. của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 4
Số:........./QĐ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày.... tháng..... năm 199... |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHUẨN ĐO LƯỜNG CAO NHẤT
CHỦ NHIỆM UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC
Căn cứ Điều 12 Pháp lệnh đo lường ngày 6-7-1990;
Căn cứ Điều 12 Nghị định số 115-HĐBT ngày 13-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh đo lường,
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục TC-ĐL-CL,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt................ (tên chuẩn)...................
Phạm vi:
Cấp hạng chính xác:
Số hiệu:
Của....................... ( tên cơ quan có chuẩn.....; đặt tại............. (tên và địa chỉ phòng thí nghệm giữ chuẩn)............ là chuẩn đo lường cao nhất thuộc lĩnh vực đo lường.... của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
CHỦ NHIỆM UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 5
(Tên cơ sở giữ chuẩn)
PHIẾU LÝ LỊCH CỦA CHUẨN
1. Tên chuẩn.................. Số hiệu:
2. Ký mã hiệu của chuẩn:
3. Các đặc trưng đo lường:
4. Năm sản xuất và nước sản xuất:
5. Nơi đặt chuẩn:
6. Tên chuyên gia chịu trách nhiệm bảo quản, sử dụng chuẩn:
7. Vị trí của chuẩn trong sơ đồ kiểm định:
PHỤ LỤC 6
NỘI DUNG TÀI LIỆU QUY ĐỊNH VIỆC BẢO QUẢN SỬ DỤNG CHUẨN VÀ CÁC TÀI LIỆU KỸ THUẬT KHÁC
1. Tài liệu quy định việc bảo quản chuẩn quy định: điều kiện môi trường giữ chuẩn (nhiệt độ và độ biến thiên nhiệt độ cho phép, độ ẩm và độ biến thiên độ ẩm cho phép, áp suất môi trường sự ổn định thể hiện nguồn điện, mức độ phóng xạ cho phép, những công việc cần làm để phòng tránh cháy, lụt lội cũng như khi cần di chuyển chuẩn khẩn cấp...).
2. Tài liệu quy định việc sử dụng chuẩn cho trong các TCVN hoặc các tài liệu khác quy định trình tự cũng như các chú ý cần thiết khi sử dụng chuẩn.
3. Các tài liệu kỹ thuật khác bao gồm các bản vẽ kỹ thuật và công nghệ cũng như lắp ráp chuẩn, các hướng dẫn về hoạt động và mô tả chuẩn, sổ tay bảo dưỡng của cơ sở sản xuất; danh mục các báo cáo khoa học hoặc công trình nghiên cứu đã xuất bản về chuẩn.
PHỤ LỤC 7
PHIẾU THEO DÕI SỬ DỤNG CHUẨN
- Tên chuẩn:
- Số liệu của chuẩn:
Số TT | Tên cán bộ | Mục đích sử dụng | Thời gian | Nhận xét về tình trạng của chuẩn | Chữ ký cán bộ sử dụng chuẩn | Ghi chú: |
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 8
PHIẾU THEO DÕI KIỂM TRA CHUẨN
- Tên chuẩn:
- Số hiệu của chuẩn:
Số TT | Hình thức kiểm tra (*) | Tên cán bộ (hoặc cơ sở) tiến hành | Mục đích kiểm tra (**) | Kết luận | Biện pháp xử lý (nếu có) | Ngày, tháng, năm kiểm tra | Cán bộ phụ trách chuẩn (tên, chữ ký) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(*) Hình thức kiểm tra có thể là: Thanh tra Nhà nước về đo lường, so sánh quốc tế, kiểm định;
(**) Mục đích kiểm tra có thể là: xem xét tình trạng kỹ thuật, các đặc trưng đo lường của chuẩn; xem xét tình trạng bảo quản và sử dụng chuẩn v.v...
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.