ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2014/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 20 tháng 6 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ VÀ DẠY NGHỀ DƯỚI 3 THÁNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";
Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 9/8/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 830/TTr-LĐTBXH ngày 06 tháng 5 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (có định mức hỗ trợ kèm theo).
Điều 2. Quyết định này được áp dụng đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong độ tuổi lao động (nữ từ 16 đến 55 tuổi, nam từ 16 đến 60 tuổi), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, bao gồm:
- Đối tượng 1: Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất canh tác;
- Đối tượng 2: Lao động nông thôn thuộc diện hộ cận nghèo;
- Đối tượng 3: Lao động nông thôn khác.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 76/2010/QĐ-UBND ngày 08/10/2010 của UBND tỉnh về việc Ban hành danh mục, mức chi đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, người nghèo trên địa bàn tỉnh.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỊNH MỨC KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ VÀ DẠY NGHỀ DƯỚI 3 THÁNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỀ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
TT | Tên nghề/nhóm nghề đào tạo | Mức kinh phí hỗ trợ | ||
Đối tượng 1 | Đối tượng 2 | Đối tượng 3 | ||
A | Nhóm nghề nông - lâm - ngư nghiệp |
|
|
|
I | Nhóm nghề trồng trọt | 665 | 630 | 600 |
1 | Trồng hoa (cúc, ly, hồng...) |
|
|
|
2 | Trồng và chăm sóc cây cảnh |
|
|
|
3 | Trồng rau |
|
|
|
4 | Trồng nấm |
|
|
|
5 | Trồng cây ăn quả (nhãn, xoài, vải, cam, bưởi....) |
|
|
|
6 | Chọn và nhân giống cây trồng |
|
|
|
7 | Trồng cây lương thực, thực phẩm (lúa, lạc, đậu, sắn,...) |
|
|
|
8 | Trồng cây công nghiệp (mía đường, chè, bông, cao su...) |
|
|
|
| Những nghề khác |
|
|
|
II | Nhóm nghề chăn nuôi | 720 | 665 | 600 |
1 | Chăn nuôi gia cầm (gà, vịt...) |
|
|
|
2 | Chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn, hươu, dê...) |
|
|
|
3 | Nuôi trồng thủy sản nước ngọt (cá, ba ba, ếch...) |
|
|
|
4 | Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ (tôm, ghẹ, cua biển, ngao...) |
|
|
|
5 | Nuôi ong lấy mật |
|
|
|
| Những nghề khác |
|
|
|
B | Nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp |
|
|
|
I | Nhóm nghề thủ công | 665 | 630 | 600 |
1 | Sản xuất chổi đót |
|
|
|
2 | Sản xuất tăm hương |
|
|
|
3 | Làm hương |
|
|
|
4 | Mây tre đan |
|
|
|
5 | Kỹ thuật dâu tằm tơ |
|
|
|
6 | Thêu ren |
|
|
|
7 | Dệt thổ cẩm |
|
|
|
| Những nghề khác |
|
|
|
II | Nhóm nghề mỹ nghệ | 830 | 720 | 665 |
1 | Mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ |
|
|
|
2 | Trang trí nội thất |
|
|
|
3 | Kỹ thuật khảm trai |
|
|
|
4 | Kỹ thuật điêu khắc gỗ |
|
|
|
5 | Kỹ thuật chạm khắc đá |
|
|
|
6 | Sản xuất gốm mỹ nghệ |
|
|
|
7 | May công nghiệp, may dân dụng |
|
|
|
| Những nghề khác |
|
|
|
C | Nhóm nghề công nghiệp - xây dựng |
|
|
|
I | Nhóm nghề công nghiệp | 1000 | 830 | 665 |
1 | Điện công nghiệp |
|
|
|
2 | Điện dân dụng, Quản lý điện nông thôn |
|
|
|
4 | Điện tử, điện lạnh |
|
|
|
5 | Sửa chữa xe gắn máy |
|
|
|
6 | Sửa chữa ô tô |
|
|
|
7 | Sửa chữa máy nông nghiệp |
|
|
|
8 | Sửa chữa máy tính |
|
|
|
9 | Sửa chữa điện thoại di động |
|
|
|
10 | Điều khiển phương tiện thủy nội địa |
|
|
|
11 | Thuyền trưởng, máy trưởng phương tiện thủy nội địa |
|
|
|
12 | Vận hành máy công trình (xúc, ủi, đào...) |
|
|
|
13 | Hàn |
|
|
|
14 | Cắt gọt kim loại |
|
|
|
| Những nghề khác |
|
|
|
II | Nhóm nghề xây dựng | 1000 | 830 | 665 |
1 | Lắp đặt, sửa chữa mạng cấp thoát nước gia đình |
|
|
|
2 | Kỹ thuật xây dựng |
|
|
|
3 | Điện nước |
|
|
|
4 | Kỹ thuật cốt thép hàn |
|
|
|
| Những nghề khác |
|
|
|
D | Nhóm nghề Thương mại - dịch vụ |
|
|
|
I | Nhóm nghề chế biến - bảo quản | 665 | 630 | 600 |
1 | Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm từ cây lương thực |
|
|
|
2 | Chế biến sản phẩm từ cây lương thực (bún, miến, đậu phụ...) |
|
|
|
3 | Chế biến nem, chả, lạp xưởng... |
|
|
|
4 | Sản xuất muối sạch |
|
|
|
5 | Sản xuất nước mắm |
|
|
|
6 | Chế biến và bảo quản thực phẩm |
|
|
|
7 | Chế biến và bảo quản thủy sản |
|
|
|
8 | Kỹ thuật chế biến món ăn |
|
|
|
9 | Khai thác, đánh bắt hải sản |
|
|
|
10 | Kỹ thuật làm bánh |
|
|
|
| Những nghề khác |
|
|
|
II | Nhóm nghề dịch vụ | 665 | 630 | 600 |
1 | Kỹ thuật chăm sóc sắc đẹp |
|
|
|
2 | Thiết kế, tạo mẫu tóc |
|
|
|
3 | Kỹ thuật pha chế đồ uống |
|
|
|
4 | Nghiệp vụ lễ tân |
|
|
|
5 | Dịch vụ nhà hàng |
|
|
|
6 | Nghiệp vụ lưu trú (buồng) |
|
|
|
7 | Hướng dẫn du lịch |
|
|
|
| Những nghề khác |
|
|
|
E. Các quy định cụ thể
1. Số học viên cho 01 lớp học tối đa không vượt quá 35 người/lớp.
2. Chi phí đào tạo bao gồm:
- Chi phí cho giáo viên dạy lý thuyết không vượt quá 10% so với tổng chi phí đào tạo cho 1 lớp học nghề.
- Chi phí hỗ trợ dạy thực hành bao gồm: Lương giáo viên; nguyên, nhiên vật liệu; thiết bị; khấu hao tài sản cố định lớp học; thuê vận chuyển thiết bị đối với những nghề dạy lưu động; chỉnh sửa, biên soạn chương trình, giáo trình (nếu có); thuê địa điểm học (nếu có) thực hiện theo các chế độ quy định hiện hành và không dưới 75% tổng chi phí đào tạo cho 1 lớp học nghề.
- Các nội dung chi khác: chi quản lý lớp học, tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, tài liệu học viên, cấp chứng chỉ nghề....thực hiện theo các chế độ quy định hiện hành và không vượt quá 15% tổng chi phí đào tạo cho 1 lớp học nghề.
3. Các cơ sở dạy nghề căn cứ vào khả năng ngân sách, điều kiện, nhu cầu học nghề để xây dựng chương trình đào tạo, dự toán chi tiết kinh phí đào tạo phù hợp với thực tế. Nhưng mức hỗ trợ tối đa cho một học viên trong một khóa học không vượt quá quy định của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với những nghề có mức chi phí cho toàn khóa học cao hơn mức hỗ trợ dạy nghề thì học viên thỏa thuận với cơ sở dạy nghề để nộp đủ kinh phí chênh lệch giữa mức chi phí toàn khóa học với mức hỗ trợ dạy nghề./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.