ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2002/QĐ-UB | Bình Phước, ngày 02 tháng 08 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V THÀNH LẬP BCĐ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH BÌNH PHƯỚC
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;
- Căn cứ Pháp lệnh thi hành án Dân sự năm 1993;
- Căn cứ Chỉ thị 20/2001/CT-TTg ngày 11/09/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả và nâng cao công tác Thi hành án Dân sự;
- Căn cứ Quyết định 96/2002/QĐ-BTP ngày 22/03/2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo Thi hành án Dân sự;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 94/TP-TT ngày 10/7/2002.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Thành lập Ban chỉ đạo Thi hành án Dân sự tỉnh Bình Phước, gồm :
1. Ông Nguyễn Tấn Hưng - Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban.
2. Ông Nguyễn Nam Yên – Giám đốc Sở Tư pháp – Phó Trưởng ban.
3. Ông Trần Ngọc Trai – Giám đốc Sở TC-VG – Thành viên.
4. Ông Đoàn Thanh Phong – GĐ Ngân hàng Nhà nước – Thành viên.
5. Ông Nguyễn Song Đoàn – P.Giám đốc Sở Địa chính – Thành viên.
6. Ông Phạm Văn Bé – PGĐ Công an tỉnh – Thành viên.
7. Ông Trần Hữu Quyền – PCN UBDSGĐ-TE tỉnh – Thành viên.
8. Ông Nguyễn Văn Triệu - Trưởng Phòng THA DS – Thành viên.
Mời các ông sau đây tham gia là thành viên Ban chỉ đạo :
1. Ông Văn Họa – P.Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh – Thành viên.
2. Ông Ngô Thế Phong – P.Chánh án TAND tỉnh – Thành viên.
3. Ông Bùi Quang Phụng – P. Viện trưởng VKSND tỉnh – Thành viên.
4. Bà Nguyễn Thị Kim Thanh – Phó Chủ tịch HLHPN tỉnh– Thành viên.
5. Ông Lê Khắc Nguyên – PCT. Hội nông dân VN tỉnh – Thành viên.
Tổ Thư ký giúp việc cho Ban chỉ đạo thi hành án Dân sự tỉnh Bình Phước, gồm :
1. Ông Nguyễn Văn Triệu – TP. Thi hành án Dân sự - Tổ trưởng.
2. Ông Văn Quang Hiển – TP. CSBV CA tỉnh - Tổ phó.
3. Ông Nguyễn Văn Tấn - Chấp hành viên - Tổ phó.
4. Ông Hồ Kim Công – Chuyên viên VP.UBND tỉnh - Tổ viên.
5. Ông Chu Văn Đính – Chuyên viên Sở Tư pháp - Tổ viên.
6. Ông Nguyễn Văn Cảnh – Chuyên viên Sở Tư pháp - Tổ viên.
Điều 2 : Ban chỉ đạo Thi hành án Dân sự tỉnh Bình Phước và Tổ thư ký của Ban chỉ đạo hoạt động theo quy chế ban hành kèm theo quyết định này.
Điều 3 : Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám Đốc Sở Tư Pháp, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH BÌNH PHƯỚC (BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 38/2002/QĐ-UB NGÀY 02/08/2002 CỦA UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Ban chỉ đạo Thi hành án Dân sự tỉnh Bình Phước (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo) thành lập có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh trong việc chỉ đạo công tác thi hành án dân sự; tổ chức phối hợp các cơ quan, đơn vị hữu quan với cơ quan Thi hành án Dân sự trong thi hành án tại địa bàn tỉnh.
Điều 2: Ban chỉ đạo trong hoạt động được phép sử dụng con dấu của UBND tỉnh.
Sở Tư pháp là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo.
Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo được đảm bảo từ nguồn Ngân sách của tỉnh. Sở Tư pháp dự trù kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo gửi Sở Tài chính - Vật giá xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 3: Ban chỉ đạo gồm: Trưởng Ban chỉ đạo, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo và các thành viên Ban chỉ đạo.
Giúp việc cho Ban chỉ đạo có Tổ Thư Ký của Ban chỉ đạo.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN CHỈ ĐẠO
Điều 4:
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thi hành án dân sự và kế hoạch tổ chức thi hành các vụ án điểm ở địa phương trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.
2. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thi hành án dân sự và ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về thi hành án dân sự ở địa phương;
3. Đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh các biện pháp tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh trong việc thi hành án ở địa phương;
4. Tổ chức phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan với cơ quan thi hành án dân sự trong thi hành án và tuyên truyền phổ biến pháp luật về thi hành án dân sự tại địa phương;
5. Chỉ đạo Phòng Thi hành án Dân sự tổ chức thi hành bản án, quyết định của Toà án theo đúng pháp luật.
6. Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra thi hành án dân sự tại địa phương khi xét thấy cần thiết.
7. Kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh về việc:
a) Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự tại địa phương thuộc thẩm quyền.
b) Đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự tại địa phương.
c) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý kịp thời đối với những vi phạm pháp luật về thi hành án dân sự.
Điều 5: Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban chỉ đạo.
1. Điều hành hoạt động của Ban chỉ đạo nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo quy định tại Điều 4 của quy chế này;
2. Quyết định nội dung cuộc họp, triệu tập và chủ trì các cuộc họp Ban chỉ đạo;
3. Phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện công việc của Ban chỉ đạo;
4. Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động của các thành viên Ban chỉ đạo và các cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương trong công tác thi hành án dân sự;
5. Quyết định kiểm tra hoặc cử thành viên Ban chỉ đạo phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra thi hành án tại địa phương khi xét thấy cần thiết.
Điều 6: Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó trưởng Ban chỉ đạo.
1. Thay mặt Trưởng Ban chỉ đạo điều hành hoạt động của Ban chỉ đạo khi Trưởng Ban chỉ đạo đi vắng hoặc được Trưởng Ban chỉ đạo uỷ quyền;
2. Giúp Trưởng Ban chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những công việc được Trưởng Ban chỉ đạo giao;
3. Trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định biện pháp chỉ đạo thi hành án dân sự tại địa phương sau khi có ý kiến kết luận cuộc họp của Ban chỉ đạo.
4. Đôn đốc Phòng Thi hành án Dân sự, các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác thi hành án dân sự tại địa phương.
Điều 7: Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban chỉ đạo.
1. Tham gia đầy đủ các cuộc họp Ban chỉ đạo; đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành án dân sự;
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị mình có trách nhiệm chỉ đạo việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án dân sự theo quyết định của Trưởng Ban chỉ đạo;
3. Kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra thi hành án dân sự tại địa phương khi được Trưởng Ban chỉ đạo giao nhiệm vụ;
4. Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng Ban chỉ đạo phân công.
Điều 8: Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thư ký:
1. Giúp Ban chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động thi hành án dân sự và kế hoạch tổ chức thi hành các vụ án điểm ở địa phương;
2. Theo tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch thi hành án dân sự do Ban chỉ đạo đề ra và kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về thi hành án dân sự, trường hợp có những vấn đề phát sinh trong việc tổ chức thực hiện, kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo để có hướng giải quyết;
3. Đề xuất nội dung cuộc họp và chuẩn bị cuộc họp của Ban chỉ đạo, ghi biên bản các cuộc họp Ban chỉ đạo.
4. Gửi chương trình, kế hoạch thi hành án, văn bản ý kiến hoặc quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về biện pháp tổ chức chỉ đạo thi hành án dân sự đến các thành viên Ban chỉ đạo, các cơ quan, tổ chức hữu quan biết để thực hiện;
5. Chuẩn bị văn bản báo cáo Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định về biện pháp thi hành án dân sự tại địa phương sau khi có ý kiến kết luận của Ban chỉ đạo;
6. Tổng hợp và xây dựng báo cáo kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo, báo cáo kết quả tổ chức thi hành các vụ án điểm theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh;
7. Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng Ban chỉ đạo phân công.
Chương III
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO
Điều 9: Ban chỉ đạo hoạt động theo các nguyên tắc sau:
1. Chỉ đạo thi hành án kịp thời đúng pháp luật.
2. Tôn trọng nghiệp vụ của Phòng Thi hành án Dân sự.
3. Làm việc theo nguyên tắc tập thể.
4. Phát huy vai trò phối hợp của các cấp, các ngành trong thi hành án dân sự.
Điều 10: Họp Ban chỉ đạo:
1. Ban chỉ đạo họp định kỳ ít nhất 3 tháng 1 lần. Trong trường hợp cần
thiết, Trưởng Ban chỉ đạo triệu tập cuộc họp để giải quyết công việc.
2. Ban chỉ đạo thảo luận dân chủ nhằm thống nhất biện pháp giải quyết những vụ việc khó khăn, phức tạp về thi hành án dân sự. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét cho ý kiến giải quyết.
Điều 11: Kết luận của Ban chỉ đạo:
1. Kết luận của Ban chỉ đạo thể hiện đầy đủ ý kiến của các thành viên tham dự cuộc họp. Thành viên vắng mặt phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung Ban chỉ đạo thảo luận để Tổ Thư ký báo cáo tại cuộc họp.
2. Kết luận của Ban chỉ đạo được tổ chức thực hiện sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 12: Thông tin, báo cáo:
1. Chương trình, kế hoạch thi hành án và ý kiến chỉ đạo về biện pháp giải quyết thi hành án dân sự của Chủ tịch UBND tỉnh phải được gửi đến các thành viên Ban chỉ đạo, các cơ quan, tổ chức hữu quan biết để thực hiện.
2. Ban chỉ đạo thường xuyên báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả hoạt động, kết quả tổ chức thi hành án các vụ án điểm và các vấn đề khác mà Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo.
Chương IV
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 13: Quan hệ công tác giữa Ban chỉ đạo với các cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương như sau:
1. Ban chỉ đạo chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh trong việc chỉ đạo, điều hành, phối hợp cơ quan tổ chức hữu quan với cơ quan Thi hành án trong công tác thi hành án dân sự tại địa phương.
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại quy chế này, Ban chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án dân sự.
3. Ban chỉ đạo kịp thời chỉ đạo tổ chức thi hành án dân sự đối với những việc thi hành án liên quan tới nhiều địa phương, đồng thời phải kịp thời có ý kiến chỉ đạo thi hành án khi có thỉnh thị của Ban chỉ đạo cấp huyện.
Ban chỉ đạo cấp huyện có trách nhiệm báo cáo với Ban chỉ đạo cấp tỉnh về tình hình hoạt động thi hành án ở địa phương và thực hiện ý kiến chỉ đạo về tổ chức thi hành án dân sự tại địa phương.
Điều 14: Quan hệ công tác giữa Ban chỉ đạo với cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương:
1. Ban chỉ đạo kịp thời tổ chức cuộc họp để giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp trong công tác thi hành án theo đề nghị của Phòng Thi hành án Dân sự.
2. Trưởng Phòng Thi hành án dân sự chủ động điều hành hoạt động thi hành án, kịp thời báo cáo những vụ việc khó khăn, phức tạp để Ban chỉ đạo bàn biện pháp giải quyết.
3. Khi có ý kiến khác nhau trong việc giải quyết vụ việc giữa Ban chỉ đạo với Phòng Thi án thì Trưởng Phòng Thi hành án Dân sự phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự để có hướng giải quyết.
Điều 15: Quan hệ giữa Phòng Thi hành án Dân sự với Sở Tư pháp:
1. Trưởng Phòng Thi hành án Dân sự báo cáo chương trình, kế hoạch thi hành án, những vụ việc khó khăn, phức tạp với Giám đốc Sở Tư pháp trước khi đưa ra Ban chỉ đạo.
2. Giám đốc Sở Tư pháp kiểm tra, xem xét kịp thời những vấn đề mà Trưởng Phòng Thi hành án Dân sự xin ý kiến, trước khi báo cáo Ban chỉ đạo giải quyết.
Điếu 16: Quan hệ công tác giữa Ban chỉ đạo với Bộ Tư pháp, Cục Thi hành án Dân sự:
Ban chỉ đạo thực hiện ý kiến của Bộ Tư pháp, Cục Thi hành án Dân sự trong việc chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự tại địa phương.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17: Trong quá trình thực hiện quy chế này, nếu xét thấy cần sửa đổi bổ sung thì Giám đốc Sở Tư pháp trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.