TỔNG CỤC VẬT TƯ ******* Số : 377-TVT-KT | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******* Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 1964 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHẾ ĐỘ THU HỒI DẦU THẢI VÀ SỬ DỤNG DẦU TÁI SINH
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC VẬT TƯ
Căn cứ Nghị định số 165-CP ngày 18 tháng 10 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục vật tư.
Căn cứ Quyết định số 115-TTg-CN ngày 11 tháng 12 năm 1964 của Thủ tướng Chính phủ giao Tổng cục Vật tư ban hành một số chế độ về quản lý vật tư kỹ thuật của Nhà nước ;
Sau khi đã thống nhất ý kiến với các ngành hữu quan;
Để sử dụng tốt nguồn dầu thải ra; bảo vệ tài sản Nhà nước và bảo vệ máy móc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. – Nay ban hành kèm theo quyết định này bản chế độ thu hồi và sử dụng dầu thải ra trong quá trình sản xuất, để áp dụng cho tất cả các đơn vị sản xuất, xây dựng, vận tải, thăm dò v.v… và các cơ quan Nhà nước có dùng các loại dầu để chạy máy và rửa máy.
Điều 2. - Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC VẬT TƯ |
CHẾ ĐỘ
THU HỒI VÀ SỬ DỤNG DẦU THẢI RA TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 377-TVT-KT ngày 24-12-1964)
Các loại dầu cho các loại máy ngày càng tăng, do đó dầu thải ra trong quá trình sản xuất ngày càng nhiều, nhưng việc thu hồi chưa được chú ý đúng mức, nhiều nơi chưa thu hồi, hoặc thu hồi chưa đúng phương pháp, bảo quản chưa tốt, gây lãng phí nguồn dầu thải ra. Một số cơ sở tự thu hồi dầu đem tái sinh và sử dụng, nhưng dầu tái sinh chưa bảo đảm phẩm chất, giá mua dầu thải ra, và giá cung cấp dầu tái sinh chưa quy định thống nhất để khuyến khích thu hồi hết dầu thải và đảm bảo tái sinh dầu tốt.
Để tận dụng và sử dụng tốt hơn nữa các loại dầu thải ra, nhằm tiết kiệm vật tư đồng thời bảo vệ máy móc trong khi dùng lại các loại dầu tái sinh, chế độ đặt ra những nguyên tắc về việc thu hồi và sử dụng các loại dầu thải ra trong quá trình sản xuất.
Điều 1. - Tất cả các đơn vị sản xuất, xây dựng, vận chuyển, thăm dò v.v…và cơ quan Nhà nước có dùng các loại dầu để chạy máy, rửa máy, đều phải thu hồi các loại dầu thải ra.
Điều 2. – Các loại dầu thải ra trong quá trình sản xuất quy định theo chế độ này là các loại dầu nhờn, sau khi sử dụng đã mất hoàn toàn hay một phần phẩm chất ban đầu, hoặc đến kỳ hạn phải thay đổi và các nhiên liệu rửa máy gồm có:
a) Dầu nhờn các nhóm : dầu động cơ đốt trong (dầu nhờn ô-tô chạy xăng, dầu nhờn máy bay, dầu nhờn diesel…), các loại dầu công nghiệp (dầu máy cơ khí vận tốc cao, dầu công nghiệp số 12, 20, 30, 45, 50, dầu xi-lanh),các dầu nhờn khác (dầu máy nén, dầu biến thế điện, dầu tuyếc-bin…).
b) Các loại nhiên liệu dùng để rửa máy (xăng B.70, dầu hỏa, diésel).
Điều 3. – Để giữ chất lượng dầu thải, nâng cao phẩm chất dầu tái sinh, tạo điều kiện giảm chi phí về tái sinh, các đơn vị sử dụng dầu khi thu hồi dầu thải phải áp dụng các phương pháp thu hồi phân loại và bảo quản sau đây:
a) Thu hồi dầu thải theo từng mã hiệu riêng biệt có thể thu hồi chung những loại dầu có mã hiệu khác nhau nhưng cùng dung cho một loại máy.
b) Tuyệt đối không làm lẫn lộn dầu thải với các loại dầu mỡ, dầu chuyển động và nhiên liệu rửa máy.
c) Dầu thải có nhiều chất bẩn và tạp chất phải thu hồi riêng không để chung với dầu ít bẩn và ít tạp chất.
d) Dầu thải thu hồi phải bảo quản cẩn thận và phải tuân theo các quy định kỹ thuật bảo quản các nhiên liệu lỏng dễ cháy.
Điều 4. - Chất lượng dầu thải thu hồi cần được chia làm ba loại:
- Loại A : Dầu thải thu hồi riêng từng mã hiệu ít tạp chất và lượng nước không quá 1,5%;
- Loại B : Dầu thải cùng một loại gồm nhiều mã hiệu, lượng nước không quá 3%;
- Loại C : Dầu thải cùng một loại gồm nhiều mã hiệu có lẫn ít loại dầu khác, lẫn nhiên liệu rửa máy, lượng nước không quá 5%.
II. QUẢN LÝ VIỆC THU HỒI, SỬ DỤNG DẦU THẢI VÀ CHẾ BIẾN RA DẦU MỚI
Điều 5. – Các loại dầu thải thu hồi phải giao lại các trạm tái sinh. Nơi nào muốn giữ lại để tái sinh dầu thì cơ quan cung cấp sẽ trừ vào kế hoạch cung cấp theo số lượng tương đương với số lượng dầu tái sinh ra. Mức thu hồi và tái sinh tính theo tỷ lệ dưới đây:
NHÓM DẦU | Chỉ tiêu thu hồi so với số dầu đem dùng | Chỉ tiêu tái sinh so với số dầu đem dùng |
Dầu công nghiệp nhẹ Dầu công nghiệp khác Dầu ô-tô máy kéo Dầu máy bay Dầu tuyếc-bin Dầu biến thế điện | 20 đến 30% 20 - 30% 20 - 25% 25% 50 - 60% 69 - 90% | 17 đến 24,5% 15 - 22,5% 12 - 15% 20% 40 - 48% 51 - 81% |
Điều 6. - Những loại dầu thải quy định trong bản chế độ này chỉ được tái sinh thành dầu mới để phục vụ cho sản xuất, cấm không được bán tự do ra ngoài thị trường. Trường hợp không thể tái sinh dầu thải thành được mà muốn dùng vào mục đích khác thì phải được Tổng cục Vật tư đồng ý.
Điều 7. – Trong khi chờ đợi tiêu chuẩn chính thức của Nhà nước, tạm thời áp dụng tiêu chuẩn phẩm chất dầu tái sinh và nguyên tắc sử dụng dầu tái sinh theo phụ lục kèm theo.
Điều 8. – Các đơn vị sử dụng dầu của các Bộ, ngành có trách nhiệm thu hồi dầu thải trong phạm vi quản lý của mình dùng tỷ lệ thu hồi dầu thải đã quy định và giao về các trạm tái sinh.
Điều 9. – Các đơn vị sử dụng xăng dầu đã thu hồi và muốn tự tái sinh dầu thải để tiết kiệm chi phí vận chuyển phải tuân theo nguyên tắc thu hồi và sử dụng đã quy định, phải thống nhất với Cục Nhiên liệu hóa chất để cấp các loại dầu dùng pha chế.
Điều 10. – Các đơn vị cung cấp xăng dầu có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị tái sinh dầu hướng dẫn việc thu hồi dầu thải và sử dụng dầu tái sinh đúng theo những nguyên tắc trong bản chế độ này.
Điều 11. – Căn cứ vào Thông tư số 87-TTg ngày 08-9-1962 của Thủ tướng Chính phủ và để thống nhất giá cả thu mua, khuyến khích thu hồi dầu thải tạo điều kiện nâng cao phẩm chất dầu tái sinh, Tổng cục Vật tư sẽ phối hợp với các Bộ, các ngành chủ quan xây dựng phương án giá cả về dầu thải và dầu tái sinh trình Nhà nước quyết định.
Điều 12. – Ông Cục trưởng Cục Nhiên liệu hoá chất chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị hữu quan của các Bộ, ngành và địa phương để thi hành chế độ này.
BẢN PHỤ LỤC:
VỀ PHẨM CHẤT DẦU TÁI SINH VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG DẦU TÁI SINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 377-TVT-KT ngày 24-12-1964)
A. PHẨM CHẤT DẦU TÁI SINH
I. DẦU THẢI THU HỒI THEO TỪNG MÃ HIỆU RIÊNG BIỆT, KHI TÁI SINH CẦN ĐẠT CÁC TIÊU CHUẦN NHƯ SAU:
LOẠI DẦU | Tiêu chuẩn (GOCT) | Độ nhớt CCT | Trị số cốc % | Trị số axit MgKOH | Độ tro % | Nhiệt độ bắt cháy oC | Ghi chú | |
50oC | 100oC | 1gdầu | ||||||
Dầu công nghiệp Dầu CN nhẹ Dầu CN 12. 20 Dầu CN 30, 45, 50 Xi-lanh 11 Dầu động cơ đốt trong Dầu máy bay MC 20 MK 22 Dầu ô-tô máy kéo (Abtol) AK.10 AK.15 Diésel D.P.11 DP.14 DP.14 DP.18 Dầu nhờn Dầu tuyếc-bin L.YT.T Dầu máy nén M.T Dầu biến thế |
1840-51 1705-51
1840-51
1013-49
1862-51
5304-54
32-53 1861-64 982-56 |
- -
+2,4
|
- -
-1
1,5
|
- - +0,1 +0,5
+0,2
+0,4 +0,5
≤0,4 ≤0,4 |
+0,02 +0,06 +0,01 +0,20
+0,05
+0,15 +0,20
+0,25 +0,25
+0,02 +0,10 0,07 |
+0,02 +0,02 +0,02 +0,01
+0,02
+0,02 +0,03
≤0,02 ≤0,02
+0,01 +0,01 0.01 |
≥180
≥170 ≥170
≥170 ≥170
180
135 |
|
Ghi chú:
1. Ký hiệu: dấu cộng (+) cho phép lớn hơn tiêu chuẩn; dấu trừ (-) cho phép nhỏ hơn tiêu chuẩn dầu mới.
2. Dầu nhờn máy bay đã làm việc trong động cơ tầu thủy sau khi tái sinh cho phép độ nhớt ở 100oC thấp hơn độ nhớt của dầu máy bay mới 2 CCT.
3. Dầu nhờn diésel đã dùng trong động cơ tầu thủy sau khi tái sinh cho phép độ nhớt ở 100oC thấp hơn độ nhớt của dầu diésel mới 1,5 CCT.
4. Dầu nhờn dùng cho bộ điều chỉnh tuyếc-bin khi tái sinh cho phép độ nhớt ở 50oC cao hơn dầu mới 3,5 CCT.
- Cho phép hàm lượng cặn và trị số a-xit của dầu tái sinh L, YT sau khi oxy hóa tăng 0,021% và 0,05 mgKOH/1g dầu.
II. DẦU THẢI THU HỒI HỖN HỢP CỦA NHIỀU MÃ HIỆU KHÁC NHAU NHƯNG CÙNG DÙNG CHO MỘT LOẠI MÁY KHI TÁI SINH ĐẠT CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT NHƯ SAU:
1. Dầu tái sinh chế biến từ hỗn hợp dầu công nghiệp nhẹ cần có độ nhớt ở 50oC trong khoảng 4,5 đến 8,5 CCT, nhiệt độ bắt cháy cốc kín từ 165oC trở lên.
2. Dầu tái sinh chế biến từ hỗn hợp dầu công nghiệp 12, 20 càn có độ nhớt ở 50oC trong khoảng 12 đến 20 CCT nhiệt độ bắt cháy cốc hở từ 165oC trở lên.
3. Dầu tái sinh chế biến từ hỗn hợp dầu công nghiệp 30, 45, 50 được phép phẩm chất chênh lệch như dầu công nghiệp có độ nhớt tương ứng ghi trong bảng trên.
4. Dầu tái sinh chế biến từ hỗn hợp các loại dầu nhờn ô-tô máy kéo (abtol) được phẩm chất chênh lệch như dầu ô-tô máy kéo có độ nhớt tương ứng ghi trong bảng trên.
5. Dầu tái sinh chế biến từ hỗn hợp dầu nhờn máy bay MC.20 và MK.22 được phép phẩm chất chênh lệch như dầu MK.22 ghi trong bảng trên; riêng độ nhớt được phép chênh lệch như dầu MC.20.
6. Dầu tái sinh chế biến từ hỗn hợp các dầu nhờn diésel được phép phẩm chất chênh lệch như dầu nhờn diésel có độ nhớt tương ứng ghi trong bảng trên.
1. Dầu công nghiệp:
- Dầu công nghiệp tái sinh có phẩm chất như quy định và dầu dùng để tôi kim loại tái sinh có thể dùng lại không cần pha chế.
- Dầu xi-lanh 11 tái sinh chỉ được dùng cho động cơ diésel khi có trị số tro than như dầu mới.
- Dầu công nghiệp tái sinh có độ nhớt, trị số a-xít, trị số than tro chênh lệch nhiều so với tiêu chuẩn dầu mới chỉ nên dùng cho máy móc thô sơ.
2. Dầu động cơ đốt trong:
- Dầu diésel tái sinh có phẩm chất như quy định, trước khi đem dùng phải pha với dầu mới cùng mã hiệu theo tỷ lệ 1:5.
- Dầu ô-tô máy kéo (abtol) tái sinh có phẩm chất hoàn toàn như dầu mới cùng mã hiệu có thể dùng được ngay, nhưng nếu có phẩm chất như quy định, khi dùng phải pha với dầu mới cùng mã hiệu theo tỷ lệ 1:5.
- Dầu máy bay tái sinh có phẩm chất như quy định được phép dùng cho máy diésel hoặc ô-tô máy kéo.
3. Dầu nhờn khác:
- Dầu nhờn máy nén tái sinh có phẩm chất quy định, chỉ dùng cho máy nén áp suất thấp và trung bình nhưng phải pha với dầu mới theo tỷ lệ 1:5.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.