ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3717/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 17 tháng 12 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ SỬA ĐỔI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 801/TTr-STNMT ngày 14 tháng 12 năm 2009 và Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố sửa đổi Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường (được quy định tại Quyết định số 2565/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009), gồm 09 thủ tục hành chính (có danh mục sửa đổi kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, giám đốc sở, thủ trưởng ban, ngành thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Công bố kèm theo Quyết định số 3717/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Phần I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI
STT | Tên thủ tục hành chính |
II. LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC | |
6 | Cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất (đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm) |
8 | Cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất dưới 3.000m3/ngày đêm |
III. LĨNH VỰC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN | |
1 | Cấp Giấy phép khảo sát khoáng sản |
4 | Cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản |
10 | Cấp Giấy phép khai thác khoáng sản |
15 | Cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản |
18 | Cấp Giấy phép chế biến khoáng sản |
23 | Thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản |
IV. LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG | |
8 | Cấp mới Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại |
Phần II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
II. LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
6. Cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất (đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Kiểm tra thực tế
+ Trường hợp kiểm tra “Đạt” thì trình ký.
+ Trường hợp kiểm tra “Không đạt” thì yêu cầu Tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung.
- Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân).
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người đến nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép (theo mẫu quy định);
+ Giấy chứng nhận, hoặc Giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tại nơi thăm dò, hoặc văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng đất để thăm dò, bản sao có công chứng.
+ Thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày đêm (theo mẫu quy định);
+ Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 đến dưới 3.000m3/ngày đêm (theo mẫu quy định);
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường 13 ngày, VP. UBND thành phố 07 ngày)
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
h) Lệ phí:
STT | Mức phí thẩm định đề án thăm dò nước dưới đất ứng với các quy mô khác nhau (dưới 3000 m3/ngày đêm) | Đồng/Đề án |
1 | Đề án thiết kế giếng có lưu lượng nước đến dưới 200m3/ngày đêm | 200.000 |
2 | Đề án thăm dò có lưu lượng nước từ 200 đến dưới 500m3/ngày đêm | 550.000 |
3 | Đề án thăm dò có lưu lượng nước từ 500 đến dưới 1.000m3/ngày đêm | 1.300.000 |
4 | Đề án thăm dò có lưu lượng nước từ 1.000 đến dưới 3.000m3/ngày đêm | 2.500.000 |
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép (mẫu số 01/NDĐ);
- Thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày đêm (mẫu số 04/NDĐ);
- Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200m3/ngày đêm trở lên (mẫu số 02/NDĐ).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Vùng cấm xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất:
- Vùng cấm xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất, tăng lưu lượng của các công trình khai thác nước dưới đất hiện có (sau đây gọi tắt là vùng cấm khai thác) là vùng thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Vùng có mực nước dưới đất bị hạ thấp vượt quá giới hạn cho phép;
+ Vùng có tổng lượng nước dưới đất được khai thác vượt quá trữ lượng có thể khai thác;
+ Vùng nằm trong phạm vi khoảng cách không an toàn môi trường đối với các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác;
+ Vùng bị sụt lún đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng do khai thác nước dưới đất gây ra;
+ Vùng cấm khai thác khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
- Căn cứ mức độ nguy hại, ngoài việc cấm xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất và tăng lưu lượng của các công trình khai thác nước dưới đất hiện có, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể quyết định:
+ Giảm lưu lượng khai thác hoặc số lượng công trình khai thác nước dưới đất hiện có, đối với trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này;
+ Cấm toàn bộ hoạt động khai thác nước dưới đất hoặc giảm số lượng công trình, lưu lượng khai thác nước dưới đất hiện có, đối với trường hợp quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều này.
Vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất:
- Vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là vùng hạn chế khai thác) là vùng liền kề với vùng cấm khai thác nước dưới đất quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này hoặc vùng thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Vùng có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và hạ thấp gần tới giới hạn cho phép;
+ Vùng có tổng lượng nước khai thác gần đạt tới trữ lượng có thể khai thác;
+ Vùng có nguy cơ sụt lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm nguồn nước do khai thác nước dưới đất gây ra;
+ Vùng nằm trong các đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và chất lượng dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng;
+ Vùng có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng;
+ Vùng hạn chế khai thác khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
- Trong vùng hạn chế khai thác, chỉ được tăng lưu lượng khai thác của các công trình hiện có hoặc xây dựng các công trình khai thác nước dưới đất mới để phục vụ cấp nước ăn uống, sinh hoạt, hoặc cấp nước cho các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ ít tiêu tốn nước, có hiệu quả kinh tế cao và phải bảo đảm các điều kiện sau:
+ Tổng lượng nước dưới đất khai thác nhỏ hơn trữ lượng có thể khai thác;
+ Không làm tăng nguy cơ gây sụt lún, xâm nhập mặn, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất trong vùng hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng khai thác nước dưới đất của các công trình khai thác nước dưới đất liền kề hiện có;
+ Phù hợp với quy hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trường hợp quy định tại điểm d và đ khoản 1 Điều này, ngoài các quy định tại khoản 2 còn hạn chế việc xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất quy mô nhỏ hoặc khoan giếng phục vụ cấp nước trong phạm vi hộ gia đình. Trường hợp đặc biệt thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở địa phương.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Tài nguyên nước ngày 20/5/1998.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ.
- Quyết định số 08/2008/QĐ-UBND ngày 25/01/2008 của UBND thành phố Cần Thơ về phí thẩm định Đề án, Báo cáo, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi.
- Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
8. Cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất dưới 3.000m3/ngày đêm
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Kiểm tra thực tế
+ Trường hợp kiểm tra “Đạt” thì trình ký.
+ Trường hợp kiểm tra “Không đạt” thì yêu cầu Tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung.
- Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân).
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người đến nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép (theo mẫu quy định).
+ Đề án khai thác nước dưới đất (theo mẫu quy định);
+ Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ từ 1/50.000 đến 1/25.000;
+ Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
+ Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận, hoặc Giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tại nơi đặt giếng khai thác. Trường hợp đất nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được UBND cấp có thẩm quyền xác nhận.
+ Báo cáo hiện trạng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động (theo mẫu quy định);
+ Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày đêm (theo mẫu quy định) (chưa có công trình khai thác);
+ Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên (theo mẫu quy định) (chưa có công trình khai thác);
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường 15 ngày, VP. UBND thành phố 07 ngày) đối với trường hợp đã có giếng khai thác;
- 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường 13 ngày, VP. UBND thành phố 07 ngày) đối với trường hợp chưa có giếng khai thác.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
h) Lệ phí:
STT | Mức lưu lượng | Đồng/Đề án, báo cáo |
1 | Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng nước đến dưới 200m3/ngày đêm | 200.000 |
2 | Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng nước từ 200 đến dưới 500m3/ngày đêm | 550.000 |
3 | Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng nước từ 500 đến dưới 1.000m3/ngày đêm | 1.300.000 |
4 | Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng nước từ 1.000 đến dưới 3.000m3/ngày đêm | 2.500.000 |
STT | Mức lưu lượng | Đồng/Đề án, báo cáo |
1 | Báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng nước dưới 200m3/ngày đêm. | 200.000 |
2 | Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 200 đến dưới | 700.000 |
3 | Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 500 đến dưới | 1.700.000 |
4 | Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 1.000 đến dưới | 3.000.000 |
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép (mẫu số 05/NDĐ);
- Đề án khai thác nước dưới đất (mẫu số 06/NDĐ);
- Báo cáo hiện trạng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động (mẫu số 10/NDĐ);
- Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày đêm (mẫu số 09/NDĐ);
- Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200m3/ngày đêm trở lên (mẫu số 07/NDĐ).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Vùng cấm xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất:
- Vùng cấm xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất, tăng lưu lượng của các công trình khai thác nước dưới đất hiện có (sau đây gọi tắt là vùng cấm khai thác) là vùng thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Vùng có mực nước dưới đất bị hạ thấp vượt quá giới hạn cho phép;
+ Vùng có tổng lượng nước dưới đất được khai thác vượt quá trữ lượng có thể khai thác;
+ Vùng nằm trong phạm vi khoảng cách không an toàn môi trường đối với các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác;
+ Vùng bị sụt lún đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng do khai thác nước dưới đất gây ra;
+ Vùng cấm khai thác khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
- Căn cứ mức độ nguy hại, ngoài việc cấm xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất và tăng lưu lượng của các công trình khai thác nước dưới đất hiện có, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể quyết định:
+ Giảm lưu lượng khai thác hoặc số lượng công trình khai thác nước dưới đất hiện có, đối với trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này;
+ Cấm toàn bộ hoạt động khai thác nước dưới đất hoặc giảm số lượng công trình, lưu lượng khai thác nước dưới đất hiện có, đối với trường hợp quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều này.
Vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất:
- Vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là vùng hạn chế khai thác) là vùng liền kề với vùng cấm khai thác nước dưới đất quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này hoặc vùng thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Vùng có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và hạ thấp gần tới giới hạn cho phép;
+ Vùng có tổng lượng nước khai thác gần đạt tới trữ lượng có thể khai thác;
+ Vùng có nguy cơ sụt lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm nguồn nước do khai thác nước dưới đất gây ra;
+ Vùng nằm trong các đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và chất lượng dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng;
+ Vùng có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng;
+ Vùng hạn chế khai thác khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
- Trong vùng hạn chế khai thác, chỉ được tăng lưu lượng khai thác của các công trình hiện có hoặc xây dựng các công trình khai thác nước dưới đất mới để phục vụ cấp nước ăn uống, sinh hoạt, hoặc cấp nước cho các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ ít tiêu tốn nước, có hiệu quả kinh tế cao và phải bảo đảm các điều kiện sau:
+ Tổng lượng nước dưới đất khai thác nhỏ hơn trữ lượng có thể khai thác;
+ Không làm tăng nguy cơ gây sụt lún, xâm nhập mặn, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất trong vùng hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng khai thác nước dưới đất của các công trình khai thác nước dưới đất liền kề hiện có;
+ Phù hợp với quy hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trường hợp quy định tại điểm d và đ khoản 1 Điều này, ngoài các quy định tại khoản 2 còn hạn chế việc xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất quy mô nhỏ hoặc khoan giếng phục vụ cấp nước trong phạm vi hộ gia đình. Trường hợp đặc biệt thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở địa phương.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Tài nguyên nước ngày 20/5/1998.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ.
- Quyết định số 08/2008/QĐ-UBND ngày 25/01/2008 của UBND thành phố Cần Thơ về phí thẩm định đề án, báo cáo, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi.
- Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
III. LĨNH VỰC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
1. Cấp Giấy phép khảo sát khoáng sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Kiểm tra thực tế
+ Trường hợp kiểm tra “Đạt” thì trình ký.
+ Trường hợp kiểm tra “Không đạt” thì yêu cầu Tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung.
- Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân).
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người đến nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin cấp Giấy phép khảo sát khoáng sản, kèm theo bản đồ khu vực khảo sát, (theo mẫu quy định);
+ Đề án khảo sát khoáng sản, trong đó nêu rõ cơ sở địa chất và các loại khoáng sản là đối tượng khảo sát, phương pháp và khối lượng khảo sát; thời hạn, tiến độ khảo sát và nguồn tài chính (theo mẫu quy định);
+ Văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân của tổ chức xin cấp Giấy phép khảo sát khoáng sản, bản sao có công chứng;
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 67 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường 60 ngày, VP. UBND thành phố 07 ngày). Trường hợp phức tạp cần có thời gian xem xét, thẩm định thì thời hạn thẩm định có thể dài hơn nhưng không quá 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
h) Lệ phí: 2.000.000 đồng/1 Giấy phép
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn xin khảo sát khoáng sản (mẫu số 02);
- Bản đồ khu vực khảo sát (mẫu số 16);
- Đề án khảo sát khoáng sản (mẫu số 01)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép khảo sát khoáng sản được cấp đối với khu vực không có tổ chức, cá nhân nào đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp, phù hợp với quy định.
- Giấy phép khảo sát khoáng sản không được chuyển cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng.
- Diện tích khu vực khảo sát khoáng sản được cấp cho một Giấy phép khảo sát khoáng sản không quá 500 km2, trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
- Giấy phép khảo sát khoáng sản được cấp cho nhiều tổ chức, cá nhân cùng hoạt động khoáng sản trong một khu vực.
- Không được hoạt động khoáng sản tại các khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản vì lý do quốc phòng, an ninh, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan hoặc vì lợi ích công cộng khác.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005.
- Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.
- Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.
- Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15/9/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản, lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản.
- Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 18/7/2008 của UBND thành phố Cần Thơ về việc ban hành Quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
4. Cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Kiểm tra thực tế
+ Trường hợp kiểm tra “Đạt” thì trình ký.
+ Trường hợp kiểm tra “Không đạt” thì yêu cầu Tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung.
- Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân).
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người đến nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, (theo mẫu quy định);
+ Đề án thăm dò khoáng sản lập theo quy định, kèm theo bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản (theo mẫu quy định);
+ Văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân đối với tổ chức xin cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc Giấy phép đầu tư đối với tổ chức xin cấp phép thăm dò khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài, bản sao có công chứng.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 67 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường 60 ngày, VP. UBND thành phố 07 ngày). Trường hợp phức tạp cần có thời gian xem xét, thẩm định thì thời hạn thẩm định có thể dài hơn nhưng không quá 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
h) Lệ phí:
- Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 ha, mức thu là 4.000.000 đồng/01 giấy phép;
- Diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha, mức thu là 10.000.000 đồng/01 giấy phép;
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn xin thăm dò khoáng sản (mẫu số 02);
- Đề án thăm dò khoáng sản (mẫu số 01);
- Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản (mẫu số 16).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Đối với hoạt động thăm dò phải có nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp thăm dò tiên tiến;
- Có Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Giấy phép thăm dò khoáng sản được cấp đối với khu vực không có tổ chức, cá nhân nào đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp, phù hợp với quy định.
- Diện tích khu vực thăm dò của một Giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường ở vùng đất liền không quá 02 km2, ở vùng có mặt nước không quá 01 km2.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005.
- Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.
- Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.
- Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15/9/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản, lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản.
- Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 18/7/2008 của UBND thành phố Cần Thơ về việc ban hành Quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
10. Cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Kiểm tra thực tế
+ Trường hợp kiểm tra “Đạt” thì trình ký.
+ Trường hợp kiểm tra “Không đạt” thì yêu cầu Tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung.
- Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân).
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người đến nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, kèm theo bản đồ khu vực khai thác khoáng sản, (theo mẫu quy định);
+ Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản kèm theo Quyết định phê duyệt theo quy định;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân (đối với tổ chức xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước mà không phải là tổ chức đã được cấp Giấy phép thăm dò) hoặc Giấy phép đầu tư (đối với tổ chức xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài, bản sao có công chứng).
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- 67 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường 60 ngày, VP. UBND thành phố 07 ngày). Trường hợp phức tạp cần có thời gian xem xét, thẩm định thì thời hạn thẩm định có thể dài hơn nhưng không quá 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
- 37 ngày làm việc đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh có bên nước ngoài.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
h) Lệ phí:
STT | Nhóm hoạt động khai thác khoáng sản | Mức thu (đồng/giấy phép) |
1 | Hoạt động khai thác cát, sỏi lòng suối |
|
1.1 | Có sản lượng khai thác dưới 5.000 m3 | 1.000.000 |
1.2 | Có sản lượng khai thác từ 5.000 m3 đến 10.000 m3 | 10.000.000 |
1.3 | Có sản lượng khai thác trên 10.000 m3 | 15.000.000 |
2 | Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp: |
|
2.1 | Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và sản lượng khai thác dưới 100.000 m3/năm | 15.000.000 |
2.2 | Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn trừ khoáng sản đã qui định ở mục 1 và 2.1 | 20.000.000 |
3 | Hoạt động khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; trừ hoạt động qui định tại điểm 1 và 2 của biểu mức thu này | 30.000.000 |
4 | Hoạt động khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà có | 40.000.000 |
5 | Hoạt động khai thác các loại khoáng sản lộ thiên trừ |
|
5.1 | Không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp | 40.000.000 |
5.2 | Có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp | 50.000.000 |
6 | Hoạt động khai thác các loại khoáng sản trong hầm lò trừ các loại khoáng sản đã qui định tại điểm 2, 3, 4, 7, của biểu mức thu này. | 60.000.000 |
7 | Hoạt động khai thác khoáng sản quí hiếm | 80.000.000 |
8 | Hoạt động khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại | 100.000.000 |
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn xin khai thác khoáng sản (mẫu số 07);
- Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản (mẫu số 16).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Đối với hoạt động khai thác phải có nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến;
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005.
- Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.
- Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.
- Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15/9/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản, lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản.
- Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 18/7/2008 của UBND thành phố Cần Thơ về việc ban hành Quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
15. Cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Kiểm tra thực tế
+ Trường hợp kiểm tra “Đạt” thì trình ký.
+ Trường hợp kiểm tra “Không đạt” thì yêu cầu Tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung.
- Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân).
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người đến nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, kèm theo bản đồ khu vực khai thác khoáng sản, (theo mẫu quy định);
+ Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản kèm theo Quyết định phê duyệt theo quy định;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân đối với tổ chức xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước mà không phải là tổ chức đã được cấp Giấy phép thăm dò hoặc Giấy phép đầu tư đối với tổ chức xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài, bản sao có công chứng.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 67 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường 60 ngày, VP. UBND thành phố 07 ngày). Trường hợp phức tạp cần có thời gian xem xét, thẩm định thì thời hạn thẩm định có thể dài hơn nhưng không quá 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
h) Lệ phí: 5.000.000 đồng/ 01 Giấy phép
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn xin khai thác khoáng sản (mẫu số 07);
- Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản (mẫu số 16).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép khai thác tận thu chỉ được cấp cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; ưu tiên cấp cho tổ chức, cá nhân thường trú tại địa phương nơi có khoáng sản; không cấp đối với khu vực đang có hoạt động thăm dò hoặc khai thác hợp pháp và khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định.
- Diện tích khu vực khai thác tận thu của một Giấy phép cấp cho một tổ chức không quá 10 ha, cho một cá nhân không quá 01 ha.
- Khai thác tận thu được thực hiện đối với khoáng sản còn lại ở mỏ đã có Quyết định đóng cửa mỏ để thanh lý hoặc bãi thải trong khai thác, chế biến của mỏ đã có Quyết định đóng cửa mỏ.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005.
- Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.
- Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.
- Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15/9/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản, lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản.
- Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 18/7/2008 của UBND thành phố Cần Thơ về việc ban hành Quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
18. Cấp Giấy phép chế biến khoáng sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Kiểm tra thực tế
+ Trường hợp kiểm tra “Đạt” thì trình ký.
+ Trường hợp kiểm tra “Không đạt” thì yêu cầu Tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung.
- Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân).
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người đến nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin cấp Giấy phép chế biến khoáng sản, (theo mẫu quy định);
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi chế biến khoáng sản kèm theo Quyết định phê duyệt theo quy định;
+ Văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân đối với tổ chức xin cấp Giấy phép chế biến khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc Giấy phép đầu tư chế biến khoáng sản đối với tổ chức xin cấp Giấy phép chế biến khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài, bản sao có công chứng;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- 67 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường 60 ngày, VP. UBND thành phố 07 ngày). Trường hợp phức tạp cần có thời gian xem xét, thẩm định thì thời hạn thẩm định có thể dài hơn nhưng không quá 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
- 37 ngày làm việc đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh có bên nước ngoài.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
h) Lệ phí: 10.000.000 đồng/01 Giấy phép
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn xin chế biến khoáng sản (mẫu số 12);
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có dự án chế biến khoáng sản phù hợp với quy hoạch chế biến và sử dụng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Đối với hoạt động chế biến phải có nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp chế biến tiên tiến;
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005.
- Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.
- Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.
- Thông tư số 184/2009/TT-BTC ngày 15/9/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản, lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản.
- Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 18/7/2008 của UBND thành phố Cần Thơ về việc ban hành Quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
23. Thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:
+ Viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tài liệu và viết nhận xét đánh giá báo cáo và tổ chức Hội đồng thẩm định.
- Bước 3: Tổ chức Hội đồng thẩm định:
+ Trường hợp nhận xét về báo cáo “ĐẠT” thì chuẩn bị hồ sơ trình ký.
+ Trường hợp nhận xét về báo cáo “KHÔNG ĐẠT” thì sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết và thực hiện những kết luận của Hội đồng thẩm định.
- Bước 4: Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của Hội đồng thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân).
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người đến nhận kết quả nộp tiền và ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Công văn trình thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản (theo mẫu quy định);
+ Đề án thăm dò;
+ Giấy phép thăm dò khoáng sản, bản sao có công chứng;
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình thăm dò đã thi công của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản;
+ Báo cáo thăm dò khoáng sản (theo mẫu quy định);
+ Bản tóm tắt báo cáo thăm dò khoáng sản (theo mẫu quy định).
- Số lượng hồ sơ: 04 bộ, trong đó có 03 bộ bản in và 01 bộ trên đĩa CD bao gồm bản thuyết minh báo cáo thăm dò, các phụ lục, các bản vẽ và tài liệu nguyên thủy có liên quan.
d) Thời hạn giải quyết: 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của Hội đồng thẩm định (trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường 11 ngày, VP. UBND thành phố 07 ngày). Trường hợp Báo cáo phải sửa chữa nhiều nội dung hoặc phải thành lập lại thì thời hạn nêu trên được tính từ khi tiếp nhận lại Báo cáo lần tiếp theo.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí:
STT | Tổng chi phí thăm dò địa chất | Mức thu |
1 | Đến 200.000.000 đồng | 4.000.000 đồng |
2 | Trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng | 2% |
3 | Trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng | 1% |
4 | Trên 1.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng | 10.000.000 đồng + (0,5% x phần vượt trên 1 tỷ đồng) |
5 | Trên 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng | 55.000.000 đồng + (0,3% x phần vượt trên 10 tỷ đồng) |
6 | Trên 20.000.000.000 đồng | 85.000.000 đồng + (0,2% x phần vượt trên 20 tỷ đồng) |
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Công văn trình thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản (Phụ lục 1)
- Trang bìa Báo cáo thăm dò khoáng sản (mẫu số 1 của Phụ lục 2);
- Trang tiêu đề của Báo cáo (mẫu số 2a và 2b của Phụ lục 2);
- Nội dung Báo cáo thăm dò khoáng sản (Phụ lục 3);
- Bản Báo cáo tóm tắt nội dung thăm dò khoáng sản (phụ lục 7);
- Đề án thăm dò khoáng sản (mẫu số 01).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005.
- Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.
- Quyết định số 14/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về trình tự, thủ tục trình duyệt, thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản.
- Quyết định số 27/2005/QĐ-BTC ngày 13/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản.
- Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.
IV. LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
8. Cấp mới Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:
+ Viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn trong thời hạn 12 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo để yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ.
+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ xem xét sự đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu tiếp tục sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết.
- Bước 3: Kiểm tra giám sát vận hành thử nghiệm và khảo sát cơ sở
+ Trường hợp vận hành thử nghiệm “Đạt” thì trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có văn bản xác nhận. Văn bản xác nhận này được lưu vào hồ sơ đăng ký.
+ Trường hợp vận hành thử nghiệm “Không đạt” thì yêu cầu tổ chức, cá nhân điều chỉnh, cải thiện và hoàn thiện phương án để tiến hành thử nghiệm lại.
- Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (số 09, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân).
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân, vào Sổ theo dõi trả kết quả; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút,
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần và số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại;
+ Các hồ sơ, giấy tờ kèm theo đơn đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại, gồm:
* Quyết định thành lập cơ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép xây dựng cơ sở và các Giấy phép liên quan khác, bản sao;
* Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kèm theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương theo quy định tại điểm 2.1 Mục 2 Phần II của Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
* Bản mô tả cơ sở đã đầu tư xây dựng (quy mô, diện tích, sơ đồ chức năng quy hoạch thiết kế kiến trúc;
* Hồ sơ kỹ thuật của các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng đã đầu tư cho việc lưu giữ tạm thời và xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại, gồm có các nội dung sau:
Mô tả chi tiết đặc tính kỹ thuật của các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng (chức năng, công suất, quy mô, tải trọng, kích thước, thiết kế, cấu tạo, thiết bị phụ trợ, tính chất các loại chất thải nguy hại có khả năng quản lý…), chứng minh được khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điểm 2.2, 2.3, 2.4 và 2.5 Mục 2 Phần II của Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Các phụ lục kèm theo như ảnh chụp, bản thiết kế, chỉ định kỹ thuật của nhà sản xuất, Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật, bản sao;
* Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường đã đầu tư tại cơ sở, gồm có các nội dung sau:
Mô tả chi tiết đặc tính kỹ thuật của hệ thống, thiết bị, biện pháp kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (chức năng, công suất, quy mô, kích thước, thiết kế, cấu tạo, thiết bị phụ trợ…) như: hệ thống tường bao, mái che; hệ thống thoát nước; công trình xử lý nước thải; hệ thống xử lý khí thải; hệ thống thông gió, điều hòa nhiệt độ, xử lý không khí và mùi; hệ thống thu gom, lưu giữ chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt và sản xuất…;
Các phụ lục kèm theo như ảnh chụp, bản thiết kế…;
* Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống quan trắc môi trường tại cơ sở (theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Cơ quan cấp phép).
* Lý lịch trích ngang của cán bộ kỹ thuật và đội ngũ nhân viên vận hành kèm theo bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan;
* Quy trình vận hành an toàn các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng (kèm theo bản hướng dẫn dạng sơ đồ để dán trong cơ sở và bên trên các phương tiện, thiết bị) gồm các nội dung: quy trình hay thao tác vận hành chuẩn; các dấu hiệu của tình trạng vận hành không an toàn và thao tác xử lý; quy trình và tần suất bảo trì; các vấn đề liên quan khác;
* Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường gồm các nội dung: kế hoạch, quy trình thực hiện, vận hành các hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường đã được đầu tư; các tiêu chuẩn môi trường được áp dụng; kế hoạch vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; các biện pháp quản lý; các vấn đề liên quan khác;
* Chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành và đánh giá hiệu quả xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại gồm các nội dung sau: đo đạc thường xuyên các thông số về nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất lượng môi trường xung quanh và hiệu quả xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại;
* Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, nhân viên và lái xe (kèm theo bản hướng dẫn dạng sơ đồ để dán trong cơ sở) gồm các nội dung: thủ tục, biện pháp bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; trang bị bảo hộ cá nhân; các vấn đề liên quan khác;
* Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố (kèm theo bản hướng dẫn dạng sơ đồ để dán trong cơ sở) gồm các nội dung: biện pháp, quy trình phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp đối với các loại sự cố có thể xảy ra (cháy, nổ, rò rỉ, đổ tràn, tai nạn lao động, tai nạn giao thông…); sơ đồ thoát người; thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố (địa chỉ, số điện thoại, trình tự thông báo cho các cơ quan liên quan như môi trường, công an, phòng cháy chữa cháy, y tế...); phương án, địa điểm cấp cứu người; tình huống và kế hoạch sơ tán người tại cơ sở và khu vực phụ cận; biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường sau khi kết thúc sự cố; các vấn đề liên quan khác;
* Kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm cho cán bộ và nhân viên (kèm theo tài liệu đào tạo cho các khoá đào tạo tự tổ chức) về: vận hành an toàn các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng; bảo vệ môi trường; an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; phòng ngừa và ứng phó sự cố;
* Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động;
* Đơn đăng ký các thông tin thuộc loại bí mật nội bộ của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại để yêu cầu Cơ quan cấp phép không cung cấp rộng rãi (nếu cần thiết), bao gồm danh mục các thông tin và giải trình lý do;
Tất cả bản sao hồ sơ, giấy tờ nêu trên không cần công chứng nhưng phải được tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại đóng dấu xác nhận.
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày có văn bản xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm (trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường 23 ngày, VP. UBND thành phố 07 ngày)
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại (mẫu B.1 Phụ lục 2)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Có Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước ngày 01/7/2006. Đối với cơ sở đã hoạt động trước ngày 01/7/2006 mà chưa được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc chưa được xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thì phải tiến hành khảo sát, đo đạc, đánh giá lại các tác động môi trường trong quá trình hoạt động để xây dựng các quy trình, kế hoạch, chương trình phù hợp.
- Cơ sở xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 74 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
- Khu chôn lấp chất thải nguy hại (nếu có) phải tuân thủ các quy định tại Điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các quy định, tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.
- Phương pháp, công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại phải phù hợp với đặc tính hóa học, vật lý, sinh học của từng loại chất thải nguy hại đăng ký xử lý, tiêu hủy; được lắp đặt thiết bị cảnh báo và xử lý khẩn cấp sự cố khi vận hành; có khả năng tự động ngắt khi ở tình trạng vận hành không an toàn.
- Phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc lưu giữ tạm thời, chuyên chở trong nội bộ phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
+ Được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán chất thải nguy hại vào môi trường, không làm lẫn các loại chất thải nguy hại với nhau; được chế tạo từ các vật liệu không có khả năng tương tác, phản ứng với chất thải nguy hại;
+ Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707-2000 về "Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa".
- Có hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
- Có hệ thống quan trắc môi trường tự động theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc của CQCP.
- Có ít nhất hai cán bộ kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, môi trường hoặc tương đương (trường hợp chủ nguồn thải đăng ký chỉ xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại của mình thì chỉ cần một cán bộ) để đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật tại cơ sở xử lý, tiêu hủy; có đủ đội ngũ nhân viên vận hành được tập huấn để bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị; đội trưởng đội ngũ vận hành có trình độ từ trung cấp kỹ thuật trở lên thuộc chuyên ngành hoá học, môi trường hoặc tương đương (trường hợp chủ nguồn thải đăng ký chỉ xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại của mình thì đội trưởng có thể do một cán bộ kỹ thuật kiêm nhiệm).
- Đã xây dựng các quy trình, kế hoạch, chương trình sau:
+ Quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng;
+ Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường;
+ Chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành và đánh giá hiệu quả xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại;
+ Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, nhân viên;
+ Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố;
+ Kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm cho cán bộ, nhân viên về: vận hành an toàn các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng; bảo vệ môi trường; an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; phòng ngừa và ứng phó sự cố;
+ Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ.
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành Danh mục chất thải nguy hại.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.