ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3717/2005/QĐ-UBND | Hạ Long, ngày 30 tháng 9 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
"VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TẠM THỜI HẠN MỨC CÔNG NHẬN ĐẤT Ở CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐANG SỬ DỤNG ĐẤT"
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003.
- Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy pham pháp luật của Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân ngày 03/12/2004.
- Căn cứ Luật đất đai năm 2003. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ "Về thi hành Luật Đất đai".
- Căn cứ Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Căn cứ Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT trường 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này quy định tạm thời về hạn mức công nhận đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước đây về hạn mức đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Các ông, bà: Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, đơn vị có liên quan và các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | T/M UBND TỈNH QUẢNG NINH |
QUY ĐỊNH
TẠM THỜI HẠN MỨC CÔNG NHẬN ĐẤT Ở CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐANG SỬ DỤNG ĐẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3717/2005/QĐ-UB ngày 30/9/2005 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1- Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định tạm thời về hạn mức công nhận đất ở cho hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.
2- Đối tượng áp dụng: Quy định này chỉ áp dụng cho hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng đất mà không có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003.
Các trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định trên thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ".
Điều 2: Đất ở của hộ gia đình, cá nhân.
1- Đất ở tại nông thôn: Đất ở của hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2- Đất ở tại đô thị: Bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Chương II
HẠN MỨC CÔNG NHẬN ĐẤT Ở
Điều 3: Hạn mức công nhận đất ở đô thị
3.1- Đất nằm trong khu dân cư đã có quy hoạch được duyệt: Hạn mức công nhận đất ở theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.2 - Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và điều 50 Luật Đất đai 2003, không phạm các quy hoạch khác, được áp dụng hạn mức công nhận đất ở như sau:
3.2.1 Khu vực có hạn mức không quá 120 m2/hộ bao gồm: Đất có chiều bám mặt đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường ôtô đi lại thuận lợi, đất bằng trong khu ở tập trung đông dân cư hoặc trung tâm các phường, thị trấn có chiều rộng mặt đường bằng hoặc lớn hơn 3m.
3.2.2. Khu vực có hạn mức không quá 200m2/hộ bao gồm: khu đất có địa thế tương đối bằng phẳng, tập trung đông dân cư, chưa có đường ôtô, có đường đi lại thuận lợi, chiều rộng mặt đường nhỏ hơn 3 m.
3.2.3. Khu vực có hạn mức không quá 300m2/hộ bao gồm: khu đất trên đồi hoặc trong thung lũng, địa hình tương đối phức tạp, ngõ nhỏ, đi lại khó khăn, mật độ dân cư thưa.
3.2.4. Khu vực có hạn mức không quá 400m2/hộ bao gồm: khu vực đồi núi cao hoặc thung lũng sâu, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn.
Điều 4: Hạn mức công nhận đất ở nông thôn
4.1- Đất ở nằm trong khu dân cư đã có quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì hạn mức công nhận đất ở là hạn mức ghi trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2, 5 điều 50 Luật Đất đai 2003, không phạm các quy hoạch khác, thì được áp dụng hạn mức công nhận đất ở như sau:
4.2- Các xã đồng bằng hạn mức công nhận đất ở cho 01 hộ không quá 300m2/hộ
- Các xã trung du, miền núi, hải đảo hạn mức công nhận đất ở cho 01 hộ không quá 400m2/hộ.
Điều 5: Xử lý một số trường hợp đặc biệt
5.1- Xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao:
- Đất vườn, ao được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư.
5.2- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở có vườn, ao nhưng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 thì xử lý như sau:
5.2.1. Trường hợp đã có quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì áp dụng hạn mức theo điều 2 hoặc điều 3 của quy định này tuỳ từng trường hợp là đất ở nông thôn hoặc đất ở đô thị để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
5.2.2. Trường hợp đã có quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng thì hạn mức đất ở được áp dụng như điều 2 hoặc điều 3 của bản quy định này.
5.2.3. Trường hợp thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức đất ở thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.
5.2.4. Đối với diện tích đất đã xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ nhu cầu ở mà vượt diện tích được xác định là đất ở theo hạn mức quy định thì phần diện tích vượt hạn mức đó được xác định như sau:
- Trường hợp sử dụng đất trước ngày 15/10/1993: Sử dụng ổn định, không tranh chấp, phù hợp với quy hoạch (đối với nơi đã có quy hoạch) thì phần diện tích vượt đó được xác định là đất ở, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
- Trường hợp sử dụng đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004: Sử dụng ổn định, không tranh chấp, phù hợp với quy hoạch (đối với nơi đã có quy hoạch) thì phần diện tích vượt đó được xác định là đất ở, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất, mức nộp bằng 50% giá đất do Uỷ ban Nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
5.2.5. Đối với trường hợp sử dụng đất vượt hạn mức do chiếm dụng trái phép tuỳ từng trường hợp cụ thể Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn đề nghị UBND huyện, thị xã, thành phố xem xét để thu hồi hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất (nếu phù hợp quy hoạch).
5.3- Đối với các phường, thị trấn (đô thị) nếu thời điểm hình thành thửa đất ở còn là xã (nông thôn) có cơ sở hạn tầng thấp thì hạn mức công nhận đất ở được xác định như hạn mức công nhận đất ở tại nông thôn.
5.4- Trường hợp trên một thửa đất ở có nhiều thế hệ cùng chung sống (hộ chính chủ đã ở ổn định trước ngày 15/10/1993) thì từ thế hệ thứ (2) trở đi mỗi cặp vợ chồng (được công nhận theo luật hôn nhân và gia đình) được cộng thêm 1/2 hạn mức giao đất ở tại khu vực, như tổng diện tích của các hộ không quá 02 lần hạn mức quy định tại khu vực đó.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 6: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Cục Thuế tỉnh, Kho bạc, các ngành có liên quan, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện bản quy định này.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.