ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3628 /QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 15 tháng 12 năm 2014 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HẠ TẦNG VIỄN THÔNG TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009;
Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
Căn cứ Quyết định số 952/2011/QĐ-TTg ngày 23/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/06/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;
Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 767/TTr-STTTT ngày 29/10/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch hạ tầng viễn thông tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chính như sau:
Quy hoạch hạ tầng Viễn thông tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
2. Cơ quan lập quy hoạch Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Bình.
- Phát triển hạ tầng viễn thông, hạ tầng viễn thông thụ động đồng bộ từ thành thị đến nông thôn, phù hợp với phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; đảm bảo phục vụ tốt công tác an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, phục vụ hiệu quả cho công tác tìm kiếm, cứu nạn trên biển và các tình huống bão, lũ.
- Ứng dụng công nghệ mới, đồng bộ, hiện đại xây dựng hạ tầng viễn thông đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại và trong tương lai.
- Phát triển hạ tầng viễn thông thụ động đi đôi với sử dụng hiệu quả hạ tầng mạng lưới; đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo cảnh quan kiến trúc các công trình lịch sử, văn hóa; đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn chất lượng.
- Nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng hạ tầng theo hướng dùng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp; tiết kiệm nguồn vốn đầu tư, đảm bảo mỹ quan đô thị. Các doanh nghiệp cùng đầu tư một lần và sử dụng chung cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp không tham gia đầu tư khi muốn sử dụng chung cơ sở hạ tầng phải thuê lại hạ tầng với giá do doanh nghiệp đầu tư quy định.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp tham gia thị trường; xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới. Tạo lập thị trường cạnh tranh, phát triển lành mạnh, bình đẳng. Xã hội hóa trong xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động.
4. Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển
4.1. Mục tiêu phát triển
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu và đảm bảo chất lượng dịch vụ.
- Thống nhất việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng (cống bể, nhà trạm, cột ăng ten, truyền dẫn và các thiết bị phụ trợ khác…) để các doanh nghiệp thực hiện xây dựng, mở rộng, ngầm hóa, chỉnh trang hạ tầng mạng viễn thông một cách đồng bộ, khoa học, không chồng chéo theo đúng quy định của pháp luật.
- Làm cơ sở trong xây dựng, mở rộng hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn cho công trình, các công trình lân cận; đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe cho cộng đồng; đảm bảo tuân thủ quy hoạch chuyên ngành, xây dựng, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
4.2. Chỉ tiêu phát triển đến năm 2020
- Thuê bao dịch vụ thông tin di động đạt 120 thuê bao/100 dân.
- Thuê bao Internet băng rộng cố định đạt 8,5 thuê bao/100 dân.
- Thuê bao truyền hình cáp đạt 10 thuê bao/100 dân.
- Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định đạt 16%.
- Tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet đạt 30%.
- Tỷ lệ hộ gia đình có truyền hình cáp đạt 40%.
- Ngầm hóa 100% hạ tầng mạng cáp ngoại vi viễn thông tại khu vực các tuyến đường, phố, khu đô thị, khu công nghiệp xây dựng mới.
- Tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng cột treo cáp đạt 50 – 60%.
- Tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng cột ăng ten trạm thu phát sóng thông tin di động đạt 25 – 30%.
- Hoàn thiện cải tạo cột ăng ten loại A2a sang cột ăng ten không cồng kềnh loại A1 tại khu vực thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn, khu vực các khu du lịch, khu di tích.
- Hoàn thiện cải tạo hạ tầng mạng cáp ngoại vi tại khu vực thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn, trung tâm các huyện và khu vực các khu du lịch, khu di tích.
- Hoàn thiện xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình số trên địa bàn tỉnh.
- Phủ sóng thông tin di động 100% khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cấp dung lượng, công nghệ các tuyến truyền dẫn Bắc Nam của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và của Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
- Thiết lập Trạm vệ tinh mặt đất thu, xử lý tín hiệu cấp cứu, an toàn, cứu nạn hàng hải qua hệ thống vệ tinh (LUS, LES).
- Xây dựng, di chuyển Trung tâm phát sóng phát thanh, truyền hình quốc gia trực tiếp phát sóng các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền thiết yếu của Đảng và Nhà nước của Đài Tiếng nói Việt Nam ra khỏi trung tâm thành phố Đồng Hới.
5.2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
- Giai đoạn 2014-2015: Duy trì các điểm phục vụ viễn thông hiện tại; nâng cấp cơ sở vật chất và đầu tư máy tính, mạng LAN, mạng Internet cho 23 điểm bưu điện văn hóa xã; 9 thư viện xã; 6 thư viện huyện và thư viện tỉnh thuộc phạm vi Dự án nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam triển khai ở Quảng Bình.
- Giai đoạn 2016-2020: Phát triển 3 điểm cung cấp dịch vụ tại khu vực huyện lỵ Quảng Trạch.
5.3. Cột ăng ten
5.3.1. Quy định tên gọi cột ăng ten
- Cột ăng ten không cồng kềnh (loại A1), bao gồm:
+ Cột ăng ten loại A1a: Cột ăng ten tự đứng được lắp đặt trên các công trình xây dựng, chiều cao của cột (không bao gồm kim thu sét) không quá 20% chiều cao của công trình nhưng tối đa không quá 3 mét, chiều rộng của cột không quá 0,5 mét (tính từ tâm của cột đến điểm ngoài cùng của cấu trúc cột ăng ten).
+ Cột ăng ten loại A1b: Cột ăng ten thân thiện với môi trường là cột ăng ten được thiết kế, lắp đặt ẩn trong kiến trúc của công trình đã xây dựng, mô phỏng lan can, mái hiên, mái vòm, bệ cửa, vỏ điều hòa, bồn nước, tháp đồng hồ, tác phẩm điêu khắc… hoặc được lắp đặt kín trên cột điện, đèn chiếu sáng hoặc dưới các hình thức ngụy trang phù hợp với môi trường xung quanh. Chiều cao, chiều rộng quy định như cột ăng ten loại A1a.
- Cột ăng ten cồng kềnh (loại A2), bao gồm:
+ Cột ăng ten loại A2a: Cột ăng ten được lắp đặt trên các công trình xây dựng không thuộc cột ăng ten loại A1, vùng ảnh hưởng là đường tròn có tâm là điểm lắp đặt cột ăng ten, bán kính là chiều cao cột ăng ten.
+ Cột ăng ten loại A2a1: Là cột ăng ten A2a có vùng ảnh hưởng hoàn toàn nằm trong chính công trình xây dựng đó.
+ Cột ăng ten loại A2b: Cột ăng ten được lắp đặt trên mặt đất.
+ Cột ăng ten loại A2b1: là cột ăng ten A2b và không có bất kỳ công trình kiến trúc nào nằm trong vùng ảnh hưởng của cột ăng ten đó.
5.3.2. Quy hoạch cột ăng ten phân theo khu vực
- Khu vực trung tâm Chính trị - hành chính:
+ Giai đoạn 2014 - 2015: Phát triển cột ăng ten A1b tại các khu vực UBND tỉnh; khu vực UBND thị xã, thành phố; khu vực các sở, ban, ngành (khu vực mặt trước hoặc các tuyến đường, phố chính, có bán kính 500m).
+ Giai đoạn 2016 – 2020: Phát triển cột ăng ten A1b tại các khu vực UBND huyện trên địa bàn tỉnh (khu vực mặt trước hoặc các tuyến đường, phố chính, có bán kính 500m).
- Khu vực du lịch, khu di tích – văn hóa:
+ Giai đoạn 2014 - 2015: Phát triển cột ăng ten A1 (A1a, A1b) tại các khu vực du lịch, khu di tích – văn hóa trọng điểm thuộc trung tâm thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn; khu vực thị trấn các huyện.
+ Giai đoạn 2016 – 2020: Phát triển cột ăng ten A1 (A1a, A1b) tại các khu vực du lịch, khu di tích – văn hóa còn lại trên địa bàn tỉnh.
- Khu vực công cộng:
+ Giai đoạn 2014 - 2015: Phát triển cột ăng ten A1 (A1a, A1b) tại các khu vực công cộng thuộc trung tâm thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn.
+ Giai đoạn 2016 – 2020: Phát triển cột ăng ten A1 (A1a, A1b) tại các khu vực công cộng thuộc trung tâm thị trấn các huyện; các khu vực công cộng còn lại trên địa bàn.
- Khu vực đô thị:
+ Giai đoạn 2014 - 2015: Phát triển cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động loại A1 (A1a, A1b) và cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động A2b1, A2a1 tại các tuyến đường chính khu vực thành phố Đồng Hới,thị xã Ba Đồn; khu vực các tuyến đường, phố có yêu cầu về mỹ quan…
+ Giai đoạn 2016 – 2020: Phát triển cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động loại A1 (A1a, A1b) và cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động A2b1, A2a1 tại khu vực trung tâm thị trấn các huyện; khu vực các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; khu đô thị, khu dân cư mới; khu vực các khu công nghiệp…
- Khu vực ngoài đô thị: Phát triển cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động loại A2b, A2a1, A2b1 tại khu vực các xã trên địa bàn các huyện, khu vực miền núi, biên giới, ven biển… Đến năm 2020, mỗi xã, phường gần biển phát triển từ 1÷ 2 cột ăng ten; mỗi xã ở khu vực biên giới phát triển từ 1÷3 cột ăng ten, mở rộng vùng phủ sóng, phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc và an ninh quốc phòng.
5.3.3. Quy hoạch cột ăng ten theo khoảng cách
- Đối với cột ăng ten A1a:
+ Khu vực đô thị: Vị trí xây dựng, lắp đặt mới cột ăng ten tối thiểu cách 300 m đối với cột ăng ten khác mạng; cách 500 m đối với cột ăng ten cùng mạng hiện có hoặc đang chuẩn bị đầu tư.
+ Khu vực ngoài đô thị: Vị trí xây dựng, lắp đặt mới cột ăng ten tối thiểu cách 500 m đối với cột ăng ten khác mạng; cách 700 m đối với cột ăng ten cùng mạng hiện có hoặc đang chuẩn bị đầu tư.
- Đối với cột ăng ten A1b: Không quy định khoảng cách xây dựng.
- Đối với cột ăng ten A2a, A2a1:
+ Khu vực đô thị: Vị trí xây dựng, lắp đặt mới cột ăng ten tối thiểu cách 300 m đối với cột ăng ten khác mạng; cách 500 m đối với cột ăng ten cùng mạng hiện có hoặc đang chuẩn bị đầu tư.
+ Khu vực ngoài đô thị: Vị trí xây dựng, lắp đặt mới cột ăng ten tối thiểu cách 500 m đối với cột ăng ten khác mạng; cách 700 m đối với cột ăng ten cùng mạng hiện có hoặc đang chuẩn bị đầu tư.
- Đối với cột ăng ten A2b, A2b1:
+ Khu vực đô thị: Vị trí xây dựng, lắp đặt mới cột ăng ten tối thiểu cách 500 m đối với cột ăng ten khác mạng; cách 700 m đối với cột ăng ten cùng mạng hiện có hoặc đang chuẩn bị đầu tư.
+ Khu vực ngoài đô thị: Vị trí xây dựng, lắp đặt mới cột ăng ten tối thiểu cách 500 m đối với cột ăng ten khác mạng; cách 1000 m đối với cột ăng ten cùng mạng hiện có hoặc đang chuẩn bị đầu tư.
5.3.4. Quy hoạch cột ăng ten phát sóng phát thanh, truyền hình
- Giai đoạn 2014-2016: Duy trì, cải tạo hệ thống hạ tầng truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình hiện tại; xây dựng mới cột anten Đài truyền thanh, truyền hình huyện Quảng Trạch.
- Giai đoạn 2017-2020: Duy trì các cột anten phát sóng phát thanh truyền hình trên địa bàn tỉnh; xây dựng hệ thống đài truyền thanh cơ sở tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đến 2020, 100% xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh cơ sở; hoàn thiện hạ tầng truyền dẫn phát sóng số mặt đất trên địa bàn tỉnh.
5.3.5. Nguyên tắc, yêu cầu xây dựng cột ăng ten
- Cột ăng ten phải bảo đảm an toàn, mỹ quan và tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, xây dựng công trình và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan. Trong mọi trường hợp cột ăng ten bị gãy đổ không được ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.
- Cột ăng ten thiết kế phải đảm bảo chịu đựng sức gió cấp 15, giật cấp 18 tương đương tốc độ gió 160 km/h đối với vùng gió A và 180 km/h đối với vùng gió B; đảm bảo chịu lực nhỏ nhất là 600kg, bao gồm các yếu tố: tải trọng ăng ten và các cấu kiện, thiết bị liên quan.
5.3.6. Chỉnh trang, sắp xếp lại hệ thống cột ăng ten phát sóng thông tin di động (BTS)
- Phạm vi cải tạo:
+ Cột ăng ten trạm thu phát sóng thuộc khu vực đô thị, khu vực tập trung đông dân cư thuộc các phường, thị trấn.
+ Cột ăng ten trạm thu phát sóng tại khu vực các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn, thị trấn các huyện; khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan: khu trung tâm hành chính, khu di tích, khu du lịch…
+ Cột ăng ten không phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng của tỉnh, cột không có giấy phép xây dựng.
+ Cột ăng ten trạm thu phát sóng có vị trí gần mặt đường, độ cao không hợp lý, ảnh hưởng tới mỹ quan.
- Phương thức thực hiện cải tạo:
+ Cải tạo cột ăng ten trạm thu phát sóng thông tin di động loại A2a chuyển đổi sang cột loại A1a, A1b hoặc A2a1; cải tạo cột ăng ten trạm thu phát sóng thông tin di động loại A2b chuyển đổi sang cột loại A1a, A1b, A2a1 hoặc A2b1.
+ Đối với các cột ăng ten trạm thu phát sóng không đảm bảo mỹ quan; khuyến khích cải tạo chuyển các cột ăng ten về vị trí mới phù hợp hơn. Các doanh nghiệp cùng phối hợp đầu tư và sử dụng cơ sở hạ tầng vị trí xây dựng cột ăng ten theo tỷ lệ nguồn vốn đóng góp hoặc theo thỏa thuận.
- Kế hoạch triển khai:
+ Giai đoạn 2014 - 2016: Triển khai cải tạo, chỉnh trang hạ tầng cột ăng ten tại một số tuyến phố chính thành phố Đồng Hới.
+ Giai đoạn 2017 – 2020: Triển khai cải tạo, chỉnh trang hạ tầng cột ăng ten tại khu vực trung tâm các huyện và các tuyến phố chính thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn.
5.4. Cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
5.4.1. Cột treo cáp viễn thông
- Khu vực, tuyến, hướng được treo cáp viễn thông: Quy hoạch phát triển mới khoảng 100km (khoảng 2.000 cột treo cáp) tại các khu vực không còn khả năng đi ngầm cáp trong các công trình ngầm tại khu vực đô thị; khu vực, tuyến, hướng tại khu vực vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; khu vực các tuyến đường nhánh tại các huyện, thành phố; khu vực, tuyến, hướng có địa hình khó khăn, không thể triển khai ngầm hóa.
- Loại cột, độ cao cột: Xây dựng cột treo cáp đúng Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 33:2011/BTTT; loại cột: cột bê tông cốt thép; độ cao cột: 5,5 ÷ 8,5m.
- Kế hoạch triển khai:
+ Khu vực đô thị: Xây dựng mới các tuyến cáp thông tin treo tại khu vực các xã (thành phố Đồng Hới, ngoại trừ các tuyến đường trục, đường chính); khu vực các tuyến đường nhánh, tuyến đường liên thôn, liên xã; dung lượng cáp tối đa được treo trên mỗi tuyến đến 500 đôi.
+ Khu vực ngoài đô thị: Ngoại trừ các khu vực quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm, khu vực quy hoạch xây dựng mới tuyến cáp treo viễn thông và các khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan, doanh nghiệp được phép sử dụng cáp treo tại các khu vực còn lại, dung lượng cáp tối đa được treo trên mỗi tuyến đến 500 đôi.
5.4.2. Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
- Khu vực, tuyến, hướng xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm: Xây dựng hệ thống công trình ngầm khoảng 200km tại các khu vực trung tâm hành chính, khu vực các Sở, ngành; khu vực các tuyến đường chính tại khu vực đô thị, khu vực trung tâm các huyện, thành phố; khu vực công viên, quảng trường; khu vực các khu du lịch, khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan: khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng …; khu vực các khu đô thị, khu dân cư mới: khu đô thị Nam đường Trần Hưng Đạo, khu đô thị phía Tây sông Cầu Rào, khu đô thị Thanh Thủy…; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế: Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu, khu công nghiệp Cam Liên…; khu vực các tuyến đường xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hoặc mở rộng: tuyến đường qua khu trung tâm Trục ngang nối từ khu du lịch Quang Phú – Lộc Ninh – khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới – Đường Hồ Chí Minh…; khu vực các tuyến đường trục chạy qua trung tâm các huyện, thành phố: Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12A…
- Loại cống bể: Bể cáp bằng bê tông hoặc bể cáp bằng gạch xây; 02 ÷ 08 ống Ф110/tuyến. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng cáp chôn trực tiếp, để ngầm hóa mạng cáp thông tin, đảm bảo mỹ quan đô thị.
- Kế hoạch triển khai:
+ Khu vực đô thị:
Giai đoạn đến 2015: Xây dựng hạ tầng cống bể tại một số tuyến đường chính, ngầm hóa mạng cáp thông tin tại một số khu vực trung tâm thành phố Đồng Hới.
Giai đoạn 2016 – 2020: Hoàn thiện xây dựng hạ tầng cống bể ngầm hóa mạng cáp thông tin tại khu vực các tuyến đường chính tại thành phố Đồng Hới; từng bước triển khai xây dựng hạ tầng cống bể ngầm hóa mạng cáp thông tin tại khu vực thị trấn các huyện, thị xã. Tổng chiều dài hạ ngầm khoảng 200km.
+ Khu vực ngoài đô thị: Xây dựng hạ tầng cống bể ngầm hóa mạng cáp thông tin tại các khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan (khu vực các khu du lịch, di tích…) và khu vực các trục đường giao thông chính (quốc lộ, tỉnh lộ).
5.4.3. Cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp treo viễn thông, truyền hình cáp
- Phạm vi cải tạo: Cải tạo, chỉnh trang khoảng 50km hệ thống cáp treo viễn thông, truyền hình cáp tại khu vực thành phố Đồng Hới, khu vực trung tâm các huyện và các khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan.
- Kế hoạch triển khai:
+ Giai đoạn 2014 - 2015: Triển khai cải tạo, chỉnh trang hạ tầng mạng cáp thông tin, truyền hình cáp tại một số tuyến chính khu vực thành phố Đồng Hới.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: Triển khai cải tạo, chỉnh trang hạ tầng mạng cáp thông tin, truyền hình cáp tại khu vực thành phố Đồng Hới và khu vực trung tâm huyện lỵ.
5.5. Điểm truy nhập Internet không dây
- Giai đoạn 2015 – 2016: Lắp đặt các điểm phát sóng Internet không dây (điểm phát sóng wifi công cộng) tại khu vực trung tâm Chính trị - Hành chính, khu vực trung tâm thành phố Đồng Hới; khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, Bãi tắm Nhật Lệ… Khu vực công cộng: sân bay Đồng Hới, Ga Đồng Hới, khu vực trung tâm thương mại tỉnh.
- Giai đoạn 2017 – 2018: Lắp đặt bổ sung các điểm phát sóng Internet không dây tại khu vực thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn; khu vực công cộng tập trung đông dân cư (trường đại học, bệnh viện, công viên…). Triển khai lắp đặt điểm phát sóng Internet không dây tại trung tâm các huyện; khu vực định hướng phát triển đô thị.
- Giai đoạn 2019 – 2020: Lắp đặt thêm các điểm phát sóng Interntet không dây tại khu vực các xã thuộc thành phố Đồng Hới; khu vực các xã có hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, khu vực tập trung đông dân cư; khu vực các xã nông thôn mới.
5.6. Hạ tầng viễn thông tại các xã nông thôn mới
- Quy hoạch lắp đặt điểm phát sóng Internet không dây (wifi công cộng) phục vụ nhu cầu tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã.
- Phát triển đường dây Internet băng rộng đến các thôn, xóm trên địa bàn xã.
- Khuyến khích ngầm hóa hạ tầng mạng cáp viễn thông đồng bộ với hạ tầng giao thông, điện nhằm tiết kiệm chi phí và đồng bộ hóa hạ tầng nông thôn.
5.7. Nhu cầu sử dụng đất
5.7.1. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng
- Tổng nhu cầu đất xây dựng hệ thống cột anten giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 15 ha.
- Các doanh nghiệp căn cứ Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh; chủ động xây dựng phương án thuê đất của các tổ chức và cá nhân với thời gian nhất định.
5.7.2. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng hạ tầng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
- Điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng: Không phát sinh nhu cầu sử dụng đất.
- Điểm giao dịch viễn thông: Nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 300m2, do doanh nghiệp xin cấp đất, mua đất, thuê lại đất hoặc thuê nhà để hoạt động.
5.7.3. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
- Tổng nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2015-2020 khoảng 40 ha.
- Các doanh nghiệp căn cứ hiện trạng công trình hạ tầng kỹ thuật xây dựng về mức độ kỹ thuật, địa chất công trình; thành phần, đặc tính và số lượng các loại đường dây, đường ống được lắp đặt; bề rộng lòng đường và bề rộng vỉa hè để bố trí hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm cho phù hợp, có dự phòng phát triển và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường và nguồn nước ngầm.
6. Định hướng phát triển hạ tầng viễn thông tỉnh Quảng Bình đến năm 2030
6.1. Định hướng phát triển điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
- Phát triển mạng vô tuyến băng rộng tốc độ cao. Phát triển hạ tầng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ trên địa bàn tỉnh, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân, phục vụ phát triển du lịch, giáo dục, y tế…
- Phát triển các điểm giao dịch tự động (thanh toán cước viễn thông, cước Internet, điện thoại, điện, nước tự động…), điểm tra cứu thông tin du lịch, điểm truy nhập Internet không dây công cộng: phục vụ phát triển du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.
6.2. Định hướng phát triển cột ăng ten
- Phát triển mạnh hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng ngụy trang: cột ăng ten có kích thước và quy mô nhỏ gọn, thân thiện môi trường, ngụy trang ẩn vào các công trình kiến trúc và cảnh quan xung quanh, đảm bảo mỹ quan đô thị.
- Ứng dụng và phát triển các giải pháp kiến trúc mạng truy nhập vô tuyến mới (lightRadio, cloud RAN…) giảm thiểu số lượng các nhà trạm thông tin di động, giảm chi phí đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ, thân thiện với môi trường.
- Ứng dụng và phát triển các giải pháp vô tuyến thông minh (dựa trên công nghệ SDR – Software Defined Radio), đảm bảo việc sử dụng cảm ứng, nhận diện và sử dụng phổ tần số vô tuyến hiệu quả hơn theo thời gian, không gian và tần số.
- Phát triển hệ thống ăng ten trạm thu phát sóng theo công nghệ đa tần; khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tư xây dựng và thỏa thuận sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng hệ thống cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động đạt khoảng 50 – 60%.
6.3. Định hướng phát triển hạ tầng mạng cáp viễn thông
- Phát triển các dịch vụ mạng băng rộng và thiết bị viễn thông theo xu hướng hội tụ.
- Xây dựng mạng lưới truyền dẫn quang đồng bộ theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Ngầm hóa mạng ngoại vi theo diện rộng trên toàn địa bàn thành phố, thị xã, trung tâm các huyện.
- Ngầm hóa hệ thống cáp viễn thông các tuyến đường mới xây dựng, khu vực các khu đô thị, khu dân cư mới, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các tuyến đường được nâng cấp cải tạo giai đoạn 2021-2030; ngầm hóa các tuyến cáp treo khu vực thành phố, thị xã, khu vực thị trấn các huyện. Đến năm 2030 khoảng 50-60% các tuyến phố trên địa bàn tỉnh có hạ tầng kỹ thuật ngầm, 50-70% hạ tầng mạng cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh được ngầm hóa.
- Cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp treo tại khu vực thành phố, thị xã, khu vực trung tâm các huyện chưa có khả năng ngầm hóa. Cáp quang hoá hầu hết hệ thống mạng ngoại vi khu vực tỉnh đến tủ chia cáp và đến từng đường dây thuê bao.
7. Nhu cầu về vốn đầu tư, nguồn vốn
Giai đoạn 2014 – 2020, ưu tiên đầu tư 11 dự án, với tổng kinh phí đầu tư 687,2 tỷ đồng, trong đó, Ngân sách: 89,4 tỷ đồng, Doanh nghiệp, xã hội: 597,8 tỷ đồng. Cụ thể từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 2014 - 2015: Tổng kinh phí đầu tư 102,4 tỷ đồng, trong đó, Ngân sách: 1,4 tỷ đồng, Doanh nghiệp, xã hội: 101 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng kinh phí đầu tư 584,8 tỷ đồng, Ngân sách: 88 tỷ đồng, nguồn xã hội: 496,8 tỷ đồng.
(Có Danh mục Dự án kèm theo)
8.1. Giao Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch; chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công bố, tuyên truyền, giới thiệu quy hoạch; xây dựng kế hoạch, lộ trình và theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch; giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo phát sinh theo thẩm quyền; kịp thời đề xuất với UBND tỉnh để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.
8.2. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện quy hoạch.
8.3. Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh: Tổ chức xây dựng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với quy hoạch, kế hoạch xây dựng hạ tầng của tỉnh, gửi Sở Thông tin và Truyền thông thẩm đinh theo quy định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Thay thế các nội dung về phát triển hạ tầng viễn thông trong Quy hoạch Phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 08/01/2008 của UBND tỉnh Quảng Bình) và Quy hoạch phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động tỉnh Quảng Bình đến năm 2015 (ban hành kèm theo Quyết định số 122/2010/QĐ-UBND ngày 20/01/2010 của UBND tỉnh Quảng Bình).
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY
BAN NHÂN DÂN |
TỔNG HỢP DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 3628/QĐ-UBND ngày 15 /12/2014 UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT |
Dự án |
Nguồn vốn dự kiến |
Tổng cộng vốn đầu tư |
|||
Giai đoạn 2014 – 2015 |
Giai đoạn 2016 - 2020 |
|||||
Doanh nghiệp, xã hội |
Ngân sách |
Doanh nghiệp, xã hội |
Ngân sách |
|||
1 |
Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia |
|
|
50 |
61,5 |
111,5 |
2 |
Lắp đặt các điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng |
1 |
|
2,9 |
|
3,9 |
3 |
Xây dựng điểm giao dịch viễn thông có người phục vụ |
|
|
2,4 |
|
2,4 |
4 |
Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm |
40 |
|
140 |
20 |
200 |
5 |
Hạ tầng cột treo cáp |
10 |
|
40 |
|
50 |
6 |
Chỉnh trang mạng cáp treo |
|
|
2,5 |
|
2,5 |
7 |
Cải tạo cột ăng ten |
|
|
9 |
|
9 |
8 |
Xây dựng hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động |
50 |
|
250 |
|
300 |
9 |
Xây dựng hạ tầng cột ăng ten phát sóng phát thanh – truyền hình |
|
0,5 |
|
|
0,5 |
10 |
Lắp đặt điểm truy nhập Internet không dây |
|
0,4 |
|
4 |
4,4 |
11 |
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước để quản lý, thực hiện quy hoạch |
|
0,5 |
|
2,5 |
3 |
|
Tổng |
101 |
1,4 |
496,8 |
88 |
687,2 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.