UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2011/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 28 tháng 11 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL -UBTVQH10 ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 116/2009/QĐ-TTg ngày 29/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá;
Căn cứ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 170/2003 NĐ/CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ và Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 615/TTr-STC ngày 18 tháng 10 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 22/2009/QĐ-UBND ngày 17/8/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Y tế, Giao thông Vận tải, Tư pháp; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp, Chủ nhiệm các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 28/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam).
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định về việc thực hiện bình ổn giá; quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc lập, trình, thẩm định phương án giá và quyết định giá; hồ sơ và thủ tục hiệp thương giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá; biểu mẫu và thủ tục đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ; công khai thông tin về giá và các công tác khác trong quản lý nhà nước về giá.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh) căn cứ Quy định này để thực hiện các biện pháp bình ổn giá; thực hiện lập, trình: phương án giá, hồ sơ hiệp thương giá; thực hiện đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ và các biện pháp quản lý giá theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền căn cứ Quy định này để thực hiện bình ổn giá; lập, trình, thẩm định phương án giá; quyết định giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá; tổ chức hiệp thương giá; tiếp nhận, giám sát, kiểm tra việc thực hiện đăng ký giá, kê khai giá, chấp hành pháp luật nhà nước về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về giá
1. Cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền quyết định giá những hàng hóa, dịch vụ theo Điều 8 Quy định này.
2. Cơ quan quản lý nhà nước tôn trọng quyền tự định giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật trên cơ sở những định mức kinh tế- kỹ thuật hợp lý; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của nhà nước.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Nội dung quản lý nhà nước về giá
1. Triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý giá trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách giá phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ.
2. Triển khai, công bố và áp dụng các biện pháp bình ổn giá tại địa phương.
3. Quyết định giá đối với những tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
4. Tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
5. Kiểm soát các yếu tố hình thành giá, chi phí sản xuất theo quy định của pháp luật về giá.
6. Theo dõi, thu thập, phân tích và dự báo tình hình giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh;
7. Tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý giá; xử phạt vi phạm pháp luật về giá và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá và điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá
1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Phụ lục số 01 đính kèm theo Quyết định này, bao gồm :
a) Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá quy định tại khoản 2 Điều 1, Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ;
b) Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Quyết định số 116/2009/QĐ-TTg ngày 29/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
2. Điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá: Khi giá cả thị trường trong nước của hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường xảy ra thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:
a) Giá tăng cao hơn mức tăng giá của các yếu tố “đầu vào”, hoặc do tính toán các yếu tố hình thành giá không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
b) Giá tăng hoặc giảm không có căn cứ, trong khi các yếu tố hình thành giá không có biến động, trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng kinh tế - tài chính, mất cân đối cung cầu tạm thời hoặc do các tin đồn thất thiệt không có căn cứ về việc tăng giá hoặc giảm giá.
c) Giá tăng không hợp lý do tổ chức, cá nhân, kinh doanh lợi dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan.
Điều 6. Thẩm quyền quyết định và các biện pháp bình ổn giá
Thẩm quyền quyết định và công bố các biện pháp bình ổn giá của UBND tỉnh:
1. Các biện pháp để điều hòa cung cầu hàng hóa theo thẩm quyền;
2. Các biện pháp tài chính, tiền tệ theo quy định của pháp luật;
3. Kiểm soát các yếu tố hình thành giá; đăng ký, kê khai giá; niêm yết giá; công khai thông tin về giá;
4. Các biện pháp về kinh tế, hành chính khác, bao gồm:
a) Quyết định đình chỉ thực hiện mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã quyết định không hợp lý và yêu cầu thực hiện các mức giá trước khi có biến động bất thường.
b) Phạt cảnh cáo, phạt tiền, thu chênh lệch giá do tăng giá bất hợp lý vào ngân sách nhà nước hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
c) Quyết định tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý giá. Xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật.
d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp.
đ) Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giảm giá thành sản phẩm, các biện pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo quy định pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về giá trong việc thực hiện bình ổn giá:
1. Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan:
a) Kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá và kiểm tra việc chấp hành các biện pháp bình ổn giá;
b) Thực hiện kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng thuộc danh mục kiểm soát các yếu tố hình thành giá, đó là: hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của nhà nước; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá;
c) Thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan như: kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng hóa và dịch vụ theo giá niêm yết; việc đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá đối với loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá, kê khai giá; phát hiện và xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm theo quy định của Pháp lệnh Giá và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các hiện tượng độc quyền, liên minh độc quyền, cạnh tranh không đúng pháp luật về giá, lợi dụng chủ trương của Nhà nước, lợi dụng sự biến động của thị trường, tình hình thiên tai, dịch bệnh để tăng giá, ép giá bất hợp lý;
đ) Kịp thời báo cáo Bộ Tài chính, UBND tỉnh về tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch UBND tỉnh quyết định và công bố áp dụng tại địa phương.
2. Định kỳ hàng tháng và khi có biến động giá, Cục Hải quan tỉnh có trách nhiệm gửi bản thống kê giá hàng hóa xuất, nhập khẩu đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá về Sở Tài chính theo dõi, tổng hợp báo cáo.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Trường hợp cần thiết, theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc danh mục bình ổn giá phải báo cáo chi phí sản xuất và các yếu tố hình thành giá, giá thành, giá bán hàng hóa, dịch vụ.
Điều 8. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc lập, trình, thẩm định phương án giá, quyết định giá hàng hóa, dịch vụ nhà nước định giá
1. Căn cứ định giá chung:
a) Giá thành toàn bộ thực tế, hợp lý gắn với chất lượng của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm cần định giá và mức lợi nhuận dự kiến phù hợp.
b) Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ và sức mua của đồng tiền; sức mua có khả năng thanh toán. Giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tương tự.
c) Chính sách phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ tại địa phương.
2. Giá bán báo Quảng Nam:
Giá báo Quảng Nam do Báo Quảng Nam lập phương án giá gởi Văn phòng Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy xem xét, có ý kiến bằng văn bản gởi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu trình UBND tỉnh quyết định.
3. Giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (kể cả cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách); giá bán hoặc cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước để làm văn phòng hoặc kinh doanh; giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội; giá cho thuê nhà ở công vụ, do đơn vị được giao quản lý, đơn vị chủ đầu tư lập phương án giá gởi Sở Xây dựng xem xét, có ý kiến bằng văn bản gởi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu trình UBND tỉnh quyết định.
4. Giá bán lẻ điện sinh hoạt tại khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả, do đơn vị kinh doanh bán lẻ điện lập phương án giá gởi Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm tra, gửi Cục Điều tiết Điện lực có ý kiến bằng văn bản trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.
5. Giá nước sạch cho sinh hoạt, cho mục đích sử dụng khác, do đơn vị sản xuất kinh doanh nước sạch lập phương án giá gởi Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn xem xét, có ý kiến bằng văn bản gởi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu trình UBND tỉnh quyết định.
6. Mức giá cấp không thu tiền, mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; Mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển; Giá cước vận chuyển cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, do đơn vị kinh doanh trực tiếp thực hiện lập phương án giá, gởi cơ quan tài chính theo phân cấp quản lý kinh phí thẩm định, tham mưu trình UBND cùng cấp quyết định.
7. Giá các loại gỗ tịch thu; gỗ tận thu, tận dụng khai thác từ các công trình do các Ban Quản lý dự án hoặc UBND cấp huyện lập phương án giá gởi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND tỉnh quyết định.
8. Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô, xe thô sơ, gùi cõng; cước vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông - vận tải, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố tham mưu trình UBND tỉnh quyết định.
9. Khung giá và Bảng giá các loại đất UBND tỉnh công bố hằng năm do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng gởi Sở Tài chính thẩm định bằng văn bản, để Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu trình UBND tỉnh quyết định.
Đối với giá đất của từng dự án hoặc thửa đất cụ thể, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với địa phương, đơn vị có liên quan tham mưu xác định giá đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, thuê mặt nước trình UBND tỉnh quyết định.
10. Đơn giá thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh do Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan xác định để quyết định theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình UBND tỉnh quyết định.
11. Đơn giá xây dựng mới, đơn giá các thành phần công việc trong xây dựng để định giá tài sản, tính bồi thường, hỗ trợ về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất do Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các Sở ngành, địa phương liên quan xây dựng, tham mưu trình UBND tỉnh quyết định.
12. Đơn giá cây trồng, con vật nuôi để tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất do Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, phối hợp các Sở ngành, địa phương xây dựng, tham mưu trình UBND tỉnh quyết định.
13. Giá sản phẩm, dịch vụ công ích được sản xuất theo đơn đặt hàng, giao kế hoạch; giá hàng hóa, dịch vụ được sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước thuộc ngân sách địa phương thực hiện theo phương thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu, tự thực hiện theo quy định pháp luật; đơn vị sản xuất, cung ứng được UBND tỉnh hoặc UBND cấp huyện giao nhiệm vụ lập phương án giá gởi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình UBND cùng cấp quyết định.
14. Giá các loại hàng hóa, dịch vụ khác (nếu có) do các cơ quan, đơn vị được giao trực tiếp cung ứng lập phương án giá gởi cơ quan tài chính cùng cấp phối hợp với các Ban, ngành, địa phương có liên quan thẩm định trình UBND cùng cấp quyết định.
Điều 9. Hồ sơ phương án giá, nội dung phương án giá, thời hạn thẩm định và quyết định giá, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc lập phương án giá
1. Hồ sơ phương án giá, nội dung bản giải trình thực hiện theo Điểm 1 Mục III Phần B Thông tư 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 và Khoản 2 Điều 4 Thông tư 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính (Hồ sơ, biểu mẫu theo Phụ lục số 04 đính kèm Quy định này).
2. Thời gian thẩm định giá và quyết định phê duyệt phương án giá:
a) Thời gian các cơ quan chủ trì thẩm định phương án giá không quá 07 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá theo quy định. Riêng thẩm định giá đất và đơn giá thuê đất thực hiện theo các văn bản quy định của pháp luật có liên quan.
b) Thời gian quyết định phê duyệt phương án giá không quá 05 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá theo quy định.
c) Trường hợp cần thiết phải kéo dài thời gian thẩm định, quyết định phê duyệt phương án giá thì cơ quan, đơn vị chủ trì thẩm định và cơ quan có thẩm quyền quyết định giá có văn bản nêu rõ lý do phải kéo dài thêm thời gian để cho đơn vị trình phương án giá biết, thời gian kéo dài thêm không quá 15 ngày (ngày làm việc) cho mỗi quy trình.
3. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân lập phương án giá trong việc trình thẩm định, phê duyệt:
a) Cung cấp đầy đủ, chính xác các định mức, căn cứ và những thông tin có liên quan đến các yếu tố hình thành giá;
b) So sánh, phân tích và giải trình tính hợp lý, hợp lệ về mức giá đề xuất.
c) Thực hiện đúng quyết định giá của cấp có thẩm quyền ban hành.
Điều 10. Kiểm soát các yếu tố hình thành giá
1. Điều kiện để kiểm soát các yếu tố hình thành giá :
Khi giá hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có biến động bất thường theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính.
2. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kiểm soát các yếu tố hình thành giá, bao gồm:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của UBND tỉnh;
b) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá;
c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh sách phải thực hiện đăng ký giá, kê khai giá do cấp có thẩm quyền quyết định công bố.
d) Hàng hóa, dịch vụ phải kiểm soát các yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh.
3. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Nhà nước, bình ổn giá của UBND tỉnh hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Trưởng các Bộ liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh.
4. Thủ tục kiểm soát các yếu tố hình thành giá được tiến hành như sau:
Theo quyết định của UBND tỉnh, Sở Tài chính có chương trình, kế hoạch kiểm soát các yếu tố hình thành giá và gởi quyết định đến tổ chức, cá nhân được yêu cầu kiểm soát các yếu tố hình thành giá. Các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp các tài liệu sau:
a) Phương án tính giá hàng hóa, dịch vụ; các tài liệu, căn cứ phục vụ việc lập phương án;
b) Tình hình lưu chuyển hàng hóa (tồn kho đầu năm, đầu quý, đầu tháng; tình hình nhập và xuất trong năm, trong quý, trong tháng; tồn kho cuối năm, cuối quý, cuối tháng) và tình hình cung ứng dịch vụ;
c) Báo cáo tài chính năm liên quan đến việc kiểm soát các yếu tố hình thành giá;
d) Tài liệu khác liên quan đến nội dung kiểm soát các yếu tố hình thành giá (định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính, định mức kinh tế - kỹ thuật của cấp có thẩm quyền ban hành (nếu có), trường hợp cấp có thẩm quyền chưa ban hành thì cung cấp định mức thực tế do thủ trưởng đơn vị quyết định).
5. Thời hạn kiểm soát các yếu tố hình thành giá
a) Thời gian một lần kiểm soát tối đa là 15 ngày, kể từ ngày có quyết định kiểm soát các yếu tố hình thành giá. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian kiểm soát thì Sở Tài chính phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài nhưng thời gian kéo dài không quá 05 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm soát lần đầu.
b) Trong thời hạn tối đa 07 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày kết thúc kiểm soát các yếu tố hình thành giá, Sở Tài chính có trách nhiệm ban hành và gửi văn bản thông báo kết luận kiểm soát đến tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan.
6. Các hình thức xử lý:
Căn cứ kết quả kiểm soát và tùy theo mức độ vi phạm, Sở Tài chính quyết định hoặc tham mưu UBND tỉnh quyết định xử lý theo một trong các hình thức sau:
a) Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và những quy định của pháp luật có liên quan;
b) Đình chỉ việc thực hiện giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định không hợp lý so với quy định hiện hành; yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải mua bán theo đúng giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định trước khi tăng giá hoặc giảm giá bất hợp lý;
c) Thu phần chênh lệch giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cao không đúng với các yếu tố hình thành giá vào ngân sách nhà nước;
d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh điều chỉnh giá bán hàng hóa, dịch vụ phù hợp với các yếu tố hình thành giá sau khi đã loại trừ những yếu tố tính toán không đúng với quy định của pháp luật và thực hiện bán hàng hóa, dịch vụ theo giá đã điều chỉnh;
đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp có thời hạn hoặc không có thời hạn theo quy định của pháp luật;
f) Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, Sở Tài chính chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ
1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá thực hiện theo Phụ lục số 02 đính kèm theo Quy định này.
2. Đối tượng thực hiện đăng ký giá: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh sách phải thực hiện đăng ký giá do cấp có thẩm quyền quyết định công bố có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký giá.
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện bán buôn thì đăng ký giá bán buôn; thực hiện bán lẻ thì đăng ký bán lẻ; thực hiện giá bán lẻ có khuyến mãi thì đăng ký giá bán lẻ có khuyến mãi.
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là nhà phân phối độc quyền, tổng đại lý thì phải đăng ký giá bán buôn và giá bán lẻ và giá bán lẻ có khuyến mãi (nếu có chương trình khuyến mãi).
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đơn vị nhập khẩu thì phải thực hiện thêm việc kê khai giá nhập khẩu;
3. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá:
a) Có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký giá với cơ quan quản lý nhà nước về giá; thực hiện việc giải trình nếu cơ quan chủ trì tiếp nhận hồ sơ phát hiện mức giá đăng ký không hợp lý;
b) Được quyền bán hàng hóa, dịch vụ theo giá đã đăng ký và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá đăng ký và bị xử lý theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm về đăng ký giá;
c) Công bố công khai thông tin về giá; niêm yết giá bán đã đăng ký hợp lệ và bán theo giá niêm yết; đồng thời phải chấp hành các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi thị trường có biến động bất thường.
4. Thời điểm đăng ký giá và đăng ký lại giá :
a) Việc đăng ký giá được thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán sản phẩm lần đầu sản xuất ra thị trường (đăng ký giá lần đầu).
b) Đăng ký giá lại được thực hiện trước khi điều chỉnh giá các sản phẩm sản xuất, kinh doanh (đăng ký lại giá).
5. Nội dung Biểu mẫu đăng ký giá :
Biểu mẫu đăng ký giá quy định tại Phụ lục số 05 kèm theo Quy định này.
6. Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá:
a) Sở Tài chính chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá của các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký giá do cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh.
b) Cơ quan tài chính cấp huyện chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá của các hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký giá do cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh.
c) Cơ quan chủ trì khi tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải ghi ngày, tháng, năm nhận văn bản, đóng dấu vào văn bản (công văn đến); đồng thời có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của Biểu mẫu đăng ký giá và nội dung Biểu mẫu đăng ký giá. Trường hợp Biểu mẫu lập không đúng quy định hoặc phát hiện mức giá đăng ký tại Hồ sơ đăng ký giá có yếu tố hình thành giá không hợp lý, cơ quan chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuât, kinh doanh giải trình mức đăng ký và thực hiện lại việc đăng ký giá.
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh sách phải thực hiện đăng ký giá do cấp có thẩm quyền quyết định phải lập 03 bộ Biểu mẫu đăng ký giá: 01 bộ đơn vị lưu, 01 bộ gửi cơ quan tài chính và 01 bộ gửi cơ quan quản lý chuyên ngành (nếu có) để phối hợp với cơ quan tài chính giải quyết khi có yêu cầu.
Điều 12. Kê khai giá
1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá thực hiện theo Phụ lục số 03 đính kèm theo Quy định này.
2. Đối tượng thực hiện kê khai giá: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh sách phải thực hiện kê khai giá do cấp có thẩm quyền quyết định công bố có trách nhiệm thực hiện việc kê khai giá.
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện bán buôn thì kê khai giá bán buôn; thực hiện bán lẻ thì kê khai bán lẻ; thực hiện giá bán lẻ có khuyến mãi thì kê khai giá bán lẻ có khuyến mãi.
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là nhà phân phối độc quyền, tổng đại lý thì phải kê khai giá bán buôn và giá bán lẻ và giá bán lẻ có khuyến mãi (nếu có chương trình khuyến mãi).
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đơn vị nhập khẩu thì phải thực hiện thêm việc kê khai giá nhập khẩu;
3. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá:
a) Có trách nhiệm thực hiện việc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước về giá; thực hiện việc giải trình nếu cơ quan chủ trì tiếp nhận hồ sơ phát hiện mức giá kê khai không hợp lý;
b) Được quyền bán hàng hóa, dịch vụ theo giá đã kê khai và phải chịu trước pháp luật về mức giá kê khai và bị xử lý theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm về kê khai giá;
c) Công bố công khai thông tin về giá; niêm yết giá bán đã kê khai hợp lệ và bán theo giá niêm yết; đồng thời phải chấp hành các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi thị trường có biến động bất thường.
4. Thời điểm kê khai giá và kê khai lại giá:
a) Việc kê khai giá được thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán sản phẩm lần đầu sản xuất ra thị trường (kê khai giá lần đầu).
b) Kê khai giá lại được thực hiện trước khi điều chỉnh giá các sản phẩm sản xuất, kinh doanh (kê khai lại giá).
5. Nội dung Biểu mẫu kê khai giá :
Biểu mẫu kê khai giá quy định tại Phụ lục số 06 kèm theo Quy định này.
6. Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá:
a) Sở Tài chính chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá của các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc danh sách phải thực hiện kê khai giá do UBND tỉnh quyết định.
b) Cơ quan tài chính cấp huyện chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá của các hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc danh sách phải thực hiện kê khai giá do UBND cấp huyện quyết định.
c) Cơ quan chủ trì khi tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải ghi ngày, tháng, năm nhận văn bản, đóng dấu vào văn bản; đồng thời có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của Biểu mẫu kê khai giá và nội dung Biểu mẫu kê khai giá. Trường hợp Biểu mẫu lập không đúng quy định hoặc phát hiện mức giá kê khai tại Biểu mẫu có yếu tố hình thành giá không hợp lý, cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuât, kinh doanh giải trình mức kê khai và thực hiện lại việc kê khai giá.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh sách phải thực hiện kê khai giá do cấp có thẩm quyền quyết định phải lập 03 bộ Biểu mẫu kê khai giá: 01 bộ đơn vị lưu, 01 bộ gửi cơ quan tài chính và 01 bộ gửi cơ quan quản lý chuyên ngành (nếu có) để phối hợp với cơ quan tài chính giải quyết khi có yêu cầu.
Điều 13. Hiệp thương giá
1. UBND tỉnh giao Sở Tài chính tổ chức hiệp thương giá, khi đảm bảo các điều kiện sau:
a) Có văn bản chỉ đạo yêu cầu hiệp thương giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc văn bản đề nghị hiệp thương giá của một trong hai (hoặc cả hai) bên mua, bên bán khi các bên này không thỏa thuận được giá mua, giá bán để ký hợp đồng.
b) Hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục do nhà nước quyết định giá.
c) Hàng hóa, dịch vụ quan trọng được sản xuất, cung ứng trong điều kiện đặc thù, có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán và các bên mua, bán phụ thuộc lẫn nhau không thể thay thế được, thị trường cạnh tranh hạn chế.
2. Hồ sơ hiệp thương giá, thủ tục và trình tự hiệp thương giá; trách nhiệm của cơ quan tổ chức hiệp thương: thực hiện theo Khoản 1, 2 Điều 5 Thông tư 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính (Hồ sơ hiệp thương giá thực hiện theo mẫu tại Phụ lục số 07 kèm theo Quy định này).
3. Quyền và trách nhiệm của bên mua, bên bán khi có yêu cầu hiệp thương:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đề nghị hiệp thương giá có quyền rút lại hồ sơ hiệp thương giá để tự thỏa thuận với nhau về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ.
b) Trường hợp phải hiệp thương giá, các bên mua, bán lập phương án giá, cung cấp đầy đủ, chính xác các định mức kinh tế kỹ thuật, các căn cứ và những thông tin về thị trường có liên quan đến các yếu tố hình thành giá, giá bán, giá mua.
c) Thực hiện mua, bán đúng giá sau khi đã hiệp thương.
Điều 14. Công khai thông tin giá
1. Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá có trách nhiệm công khai những thông tin về giá, bao gồm:
a) Các chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý giá của nhà nước;
b) Các quyết định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về giá đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về giá và pháp luật khác có liên quan.
d) Hình thức công khai: đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm đưa các thông tin về thị trường, giá cả chính xác, khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin theo quy định hiện hành.
3. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm công khai thông tin về giá, cung cấp thông tin về giá bao gồm:
a) Các thông tin về định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu; các thông tin kinh tế - kỹ thuật liên quan đến việc kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ;
b) Mức giá mua hàng hóa, dịch vụ và mức giá bán do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và những thông tin khác có liên quan đến việc kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
c) Hình thức công khai thực hiện thông qua việc đăng ký, kê khai giá, niêm yết giá; cung cấp những hóa đơn, chứng từ và các thông tin khác có liên quan khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Những quy định công khai thông tin về giá không áp dụng đối với những thông tin không được phép công khai theo quy định của pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh
1. Sở Tài chính:
a) Thực hiện theo dõi, thu thập phân tích thông tin và dự báo về giá cả thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài chính theo định kỳ, đột xuất; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh những biện pháp bình ổn giá.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND cấp huyện có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra gía; kiểm soát các yếu tố hình thành giá thành, giá bán hàng hóa khi có yêu cầu; thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về giá theo quy định của pháp luật.
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, các ngành, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh danh sách tổ chức sản xuất, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thực hiện đăng ký giá, kê khai giá.
d) Chủ trì thẩm định phương án giá, tham mưu UBND tỉnh quyết định giá hàng hóa, dịch vụ nhà nước định giá.
2. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành: Xây dựng, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông - vận tải, Tài chính, Khoa học Công nghệ, Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh, Cục Hải quan tỉnh,... tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý giá cả thị trường, chống gian lận trong kinh doanh; kiểm tra việc kê khai giá, đăng ký giá, niêm yết giá, thực hiện bình ổn giá,...; kịp thời xử lý các hành vi vi phạm, lợi dụng tình hình thiên tai, dịch bệnh, khan hiếm hàng hóa, sự biến động của thị trường để tăng giá, ép giá bất hợp lý.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Sở Tài chính và các ngành có liên quan rà soát danh sách tổ chức sản xuất, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện đăng ký giá, kê khai giá gửi Sở Tài chính để tham mưu UBND tỉnh tổ chức phải thực hiện đăng ký giá, kê khai giá; phối hợp với các Sở, Ban ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý giá.
4. Sở Y tế phối hợp với các ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra việc chấp hành thực hiện kê khai giá, giá bán, niêm yết giá bán đối với một số loại thuốc thiết yếu phòng và chữa bệnh cho người.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra việc chấp hành thực hiện đăng ký giá, giá bán, niêm yết giá đối với phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, muối, thức ăn chăn nuôi gia súc, giống cây trồng.
6. Các Sở, ngành có liên quan, UBND các cấp chịu trách nhiệm trước pháp luật về thẩm quyền quản lý nhà nước về giá thuộc địa bàn và theo chuyên ngành quản lý, xử phạt vi phạm hành chính về giá theo sự phân công, phân cấp đã được quy định.
7. Cơ quan tài chính cấp huyện:
a) Thực hiện theo dõi, thu thập phân tích thông tin và dự báo giá cả thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, thiết yếu, giá vật liệu xây dựng; báo cáo theo định kỳ, đột xuất cho UBND cấp huyện, Sở Tài chính. Riêng đối với giá vật liệu xây dựng: cơ quan tài chính cấp huyện gởi thêm báo cáo cho Sở Xây dựng để Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh công bố chỉ số giá xây dựng trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với Chi cục Thuế và các phòng ban có liên quan rà soát danh sách hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện đăng ký giá, kê khai giá tham mưu UBND cấp huyện ban hành danh sách các cá nhân sản xuất, kinh doanh phải thực hiện đăng ký giá, kê khai giá.
c) Công bố công khai, hướng dẫn, đôn đốc các cá nhân có tên trong danh sách đăng ký giá, kê khai giá thực hiện đúng quy định.
8. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định này phải thực hiện bình ổn giá, lập phương án giá, đăng ký, kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá, cung cấp thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của mình, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về giá và chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá.
Trường hợp cần thiết, đột xuất cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ liên quan phải cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan; báo cáo cụ thể chi phí sản xuất và các yếu tố hình thành giá, giá thành, giá bán.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này nếu có phát sinh vướng mắc, các địa phương, đơn vị phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp, tham mưu trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
| TM.UỶ BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC SỐ 01
DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THỰC HIỆN BÌNH ỔN GIÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 28/11/2011 của UBND tỉnh ).
1. Xăng, dầu;
2. Xi măng;
3. Thép xây dựng;
4. Khí hóa lỏng;
5. Phân bón hóa học;
6. Thuốc bảo vệ thực vật;
7. Thuốc thú y: vac xin lở mồm long móng; vac xin cúm gia cầm; các loại kháng sinh: Oxytetracycline, Ampicillin, Tylosin, Enrofloxacin;
8. Muối;
9. Sữa;
10. Đường ăn (đường trắng và đường tinh luyện);
11. Thóc, gạo;
12. Thuốc phòng, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế quy định;
13. Cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng;
14. Một số loại thức ăn chăn nuôi gia súc: ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương.
15. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc dùng cho chăn nuôi lợn thịt và gà thịt;
16. Thức ăn hỗn hợp dạng viên dùng để nuôi cá tra, cá ba sa (số 05) có khối lượng từ 200g/con đến 500g/con.
17. Thức ăn hỗn hợp dạng viên dùng để nuôi tôm sú (số 05) có khối lượng từ 10g/con đến 20g/con.
PHỤ LỤC SỐ 02
DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ GIÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 28/11/2011 của UBND tỉnh ).
1. Xăng, dầu;
2. Xi măng;
3. Thép xây dựng;
4. Khí hóa lỏng (khí dầu mỏ hóa lỏng - LPG);
5. Phân bón hóa học;
6. Thuốc bảo vệ thực vật;
7. Thuốc thú y: vac xin lở mồm long móng; vac xin cúm gia cầm; các loại kháng sinh: Oxytetracycline, Ampicillin, Tylosin, Enrofloxacin;
8. Muối;
9. Sữa (sữa pha chế theo công thức dạng bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi);
10. Đường ăn (đường trắng và đường tinh luyện);
11. Thóc, gạo;
12. Cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng;
13. Một số loại thức ăn chăn nuôi gia súc: ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương.14. Than;
15. Sách giáo khoa;
16. Giấy gồm giấy in, giấy in báo, giấy viết.
17. Dịch vụ bưu chính viễn thông (thực hiện việc đăng ký giá theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông).
18. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc dùng cho chăn nuôi lợn thịt và gà thịt;
19. Thức ăn hỗn hợp dạng viên dùng để nuôi cá tra, cá ba sa (số 05) có khối lượng từ 200g/con đến 500g/con.
20. Thức ăn hỗn hợp dạng viên dùng để nuôi tôm sú (số 05) có khối lượng từ 10g/con đến 20g/con.
PHỤ LỤC 03
DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THỰC HIỆN KÊ KHAI GIÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 28/11/2011 của UBND tỉnh ).
I/ Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá theo quy định của Bộ Tài chính:
1. Vật liệu nổ công nghiệp;
2. Dịch vụ cảng biển theo danh mục trong Biểu giá dịch vụ cảng biển do tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ cảng biển ban hành;
3. Dịch vụ tại cảng hàng không sân bay theo danh mục trong Biểu giá dịch vụ cảng hàng không do Giám đốc cảng hàng không, sân bay ban hành;
4. Giá vé máy bay trên các đường bay nội địa thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá;
5. Cước vận tải bằng ô tô;
6. Thuốc phòng, chữa bệnh cho người theo quy định tại Thông tư liên tịch của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người.
II/ Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá theo quy định của UBND tỉnh Quảng Nam:
1. Gạch xây dựng các loại (gạch thẻ, gạch ống 4 lỗ, 6 lỗ).
2. Đá, sỏi xây dựng các loại (đá hộc, đá dăm, đá 1x2, đá 2x4, đá 4x6, sỏi 1x2, sỏi 2x4, sỏi 4x6).
3. Giá cho thuê phòng nghỉ tại các nhà nghỉ, nhà khách, khách sạn trên địa bàn thành phố Hội An.
PHỤ LỤC SỐ 04
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 28/11/2011 của UBND tỉnh ).
Tên đơn vị đề nghị | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN GIÁ
Tên hàng hóa, dịch vụ:…....................................................................
Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh:….....................................................
Địa chỉ:….............................................................................................
Số điện thoại:…...................................................................................
Số Fax: ……………………………………………………………………..
Tên đơn vị đề nghị | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số ........./ ..... V/v: Thẩm định phương án giá | ......, ngày ... tháng ... năm 20.. |
Kính gửi: (tên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án giá, quy định giá)
Thực hiện quy định tại Quyết định số /2011/QĐ-UBND ngày tháng năm 2011 của UBND tỉnh Về việc ban hành Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
... (tên đơn vị đề nghị định giá, điều chỉnh giá) đã lập phương án giá về sản phẩm…. (tên hàng hoá, dịch vụ) (có phương án giá kèm theo).
Đề nghị …. (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án giá, quy định giá) xem xét quy định giá… (tên hàng hoá, dịch vụ) theo quy định hiện hành của pháp luật./.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) |
Tên đơn vị đề nghị | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| .........., ngày tháng năm 20... |
PHƯƠNG ÁN GIÁ
(Đối với hàng hóa nhập khẩu)
Tên hàng hóa.......................................................................................................
Đơn vị nhập khẩu................................................................................................
Quy cách phẩm chất............................................................................................
Xuất xứ hàng hóa................................................................................................
I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA
TT | Khoản mục chi phí | ĐVT | Thành tiền | So sánh với phương án được duyệt lần trước liền kề | Ghi chú |
1 | Giá nhập khẩu |
|
|
|
|
2 | Thuế nhập khẩu ( nếu có) |
|
|
|
|
3 | Thuế tiêu thụ đặc biệt ( nếu có ) |
|
|
|
|
4 | Chi phí bằng tiền khác |
|
|
|
|
5 | Giá vốn nhập khẩu |
|
|
|
|
6 | Lợi nhuận dự kiến |
|
|
|
|
7 | Giá bán dự kiến ( Ghi rõ giá bán buôn, giá bán lẻ) |
|
|
|
|
II. BẢNG GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA
1. Giá nhập khẩu trong hồ sơ hàng hóa nhập khẩu đã được cơ quan hải quan nơi hàng hóa được nhập quy định.
2. Tỷ giá tại thời điểm vay ngoại tệ nhập khẩu ở ngân hàng mà doanh nghiệp giao dịch.
3. Giá nhập khẩu bằng tiền Vỉệt Nam
4. Thuế nhập khẩu
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt
6. Phụ thu (nếu có)
7 Chi phí lưu thông (vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, hao hụt…)
8. Các khoản chi phí khác theo luật định
9. Giá vốn
10. Lợi nhuận
11. Chi phí tiêu thụ ( nếu có).
12. Giá bán (chưa có thuế GTGT)
13. Phân tích các yếu tố hình thành giá, mức giá của phương án kiến nghị so với phương án được duyệt lần trước liền kề; nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm; kiến nghị.
(Ghi chú : Khi tính toán, xây dựng phương án giá trình cấp có thẩm quyền quyết định phải thực hiện theo Quy chế tính giá của cơ quan có thẩm quyền ban hành).
Tên đơn vị đề nghị | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| .........., ngày tháng năm 20... |
PHƯƠNG ÁN GIÁ
(Đối với hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước)
Tên hàng hóa, dịch vụ..........................................................................................
Đơn vị sản xuất....................................................................................................
Quy cách phẩm chất............................................................................................
I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA
TT | Khoản mục chi phí | ĐVT | Lượng | Đơn giá | Thành tiền | So sánh với phương án được duyệt lần trước liền kề |
1 | Chi phí sản xuất: |
|
|
|
|
|
1.1 | Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp |
|
|
|
|
|
1.2 | Chi phí tiền công trực tiếp |
|
|
|
|
|
1.3 | Chi phí sản xuất chung: |
|
|
|
|
|
a | Chi phí nhân viên phân xưởng |
|
|
|
|
|
b | Chi phí vật liệu |
|
|
|
|
|
c | Chi phí dụng cụ sản xuất |
|
|
|
|
|
d | Chi phí khấu hao TSCĐ |
|
|
|
|
|
đ | Chi phí dịch vụ mua ngoài |
|
|
|
|
|
e | Chi phí bằng tiền khác |
|
|
|
|
|
| Tổng chi phí sản xuất : |
|
|
|
|
|
2 | Chi phí bán hàng |
|
|
|
|
|
3 | Chi phí quản lý doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
| Tổng giá thành toàn bộ |
|
|
|
|
|
| Tổng sản lượng |
|
|
|
|
|
| Giá thành đơn vị sản phẩm |
|
|
|
|
|
4 | Lợi nhuận dự kiến |
|
|
|
|
|
| Giá bán chưa thuế |
|
|
|
|
|
5 | Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) |
|
|
|
|
|
6 | Thuế giá trị gia tăng (nếu có) |
|
|
|
|
|
| Giá bán (đã có thuế) |
|
|
|
|
|
II. GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA
1. Chi phí sản xuất
2. Chi phí bán hàng
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
4. Lợi nhuận dự kiến
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
6. Thuế giá trị gia tăng (nếu có)
7. Giá bán (đã có thuế)
8. Phân tích cơ cấu tính giá, mức giá của phương án kiến nghị so với phương án giá được duyệt lần trước liền kề; nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm; kiến nghị.
( Ghi chú : Khi tính toán, xây dựng phương án giá trình cấp có thẩm quyền quyết định phải thực hiện theo Quy chế tính giá của cơ quan có thẩm quyền ban hành)
PHỤ LỤC SỐ 05
BIỂU MẪU ĐĂNG KÝ GIÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 28/11/2011 của UBND tỉnh ).
Tên đơn vị | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số ........./ ..... | ... , ngày ... tháng ... năm 20.. |
Kính gửi: (Tên cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá)
Thực hiện quy định tại Quyết định số /2011/QĐ-UBND ngày / /2011 ban hành Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
... (tên đơn vị đăng ký) gửi Biểu mẫu đăng ký giá ........ , gồm các văn bản và nội dung sau:
1. Bảng đăng ký mức giá bán cụ thể.
2. Giải trình lý do điều chỉnh giá ( trong đó có việc tính mức giá cụ thể áp dụng theo các hướng dẫn, quy định về Quy chế tính giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành).
Mức giá bán đăng ký này thực hiện từ ngày :…………………………………
... (tên đơn vị đăng ký) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn của mức giá mà chúng tôi đã đăng ký./.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Ký tên, đóng dấu |
Ghi nhận ngày nộp Biểu mẫu đăng ký giá của cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá:
(Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá ghi ngày, tháng, năm nhận được Biểu mẫu đăng ký giá và đóng dấu công văn đến)
Tên đơn vị | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢNG ĐĂNG KÝ MỨC GIÁ CỤ THỂ
(Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........)
Doanh nghiệp là đơn vị (sản xuất hay dịch vụ) :......................................
Đăng ký giá (nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ) : ...................., cụ thể như sau :
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Quy cách, chất Lượng | Đơn vị tính | Mức giá đăng ký hiện hành | Mức giá đăng ký mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên đơn vị đề nghị | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| .........., ngày tháng năm 20... |
PHƯƠNG ÁN GIÁ
Tên hàng hóa, dịch vụ..........................................................................................
Đơn vị sản xuất....................................................................................................
Quy cách phẩm chất............................................................................................
I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA:
TT | Khoản mục chi phí | ĐVT | Lượng | Đơn giá | Thành tiền | Tỷ lệ tăng, giảm so với mức giá đăng ký lần trước liền kề |
1 | Chi phí sản xuất: |
|
|
|
|
|
1.1 | Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp |
|
|
|
|
|
1.2 | Chi phí tiền công trực tiếp |
|
|
|
|
|
1.3 | Chi phí sản xuất chung: |
|
|
|
|
|
a | Chi phí nhân viên phân xưởng |
|
|
|
|
|
b | Chi phí vật liệu |
|
|
|
|
|
c | Chi phí dụng cụ sản xuất |
|
|
|
|
|
d | Chi phí khấu hao TSCĐ |
|
|
|
|
|
đ | Chi phí dịch vụ mua ngoài |
|
|
|
|
|
e | Chi phí bằng tiền khác |
|
|
|
|
|
| Tổng chi phí sản xuất : |
|
|
|
|
|
2 | Chi phí bán hàng |
|
|
|
|
|
3 | Chi phí quản lý doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
| Tổng giá thành toàn bộ |
|
|
|
|
|
| Tổng sản lượng |
|
|
|
|
|
| Giá thành đơn vị sản phẩm |
|
|
|
|
|
4 | Lợi nhuận dự kiến |
|
|
|
|
|
| Giá bán chưa thuế |
|
|
|
|
|
5 | Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) |
|
|
|
|
|
6 | Thuế giá trị gia tăng (nếu có) |
|
|
|
|
|
| Giá bán (đã có thuế) |
|
|
|
|
|
II. THUYẾT MINH LÝ DO ĐIỀU CHỈNH :
1. Chi phí sản xuất
2. Chi phí bán hàng
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
4. Lợi nhuận dự kiến
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
6. Thuế giá trị gia tăng (nếu có)
7. Giá bán (đã có thuế)
8. Phân tích cơ cấu tính giá, mức giá của phương án kiến nghị so với phương án giá được duyệt lần trước liền kề; nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm; kiến nghị.
PHỤ LỤC SỐ 06
BIỂU MẪU KÊ KHAI GIÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 28/11/2011 của UBND tỉnh ).
Tên đơn vị kê khai giá | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số ........./ ..... V/v: kê khai giá | ... , ngày ... tháng ... năm .... |
Kính gửi: (tên các cơ quan tiếp nhận Hồ sơ kê khai giá)
Thực hiện quy định tại Quyết định số /2011/QĐ-UBND ngày tháng năm 2011 của UBND tỉnh Về việc ban hành Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
.... (tên đơn vị đăng ký) gửi Bảng kê khai mức giá hàng hóa, dịch vụ ( đính kèm).
Mức giá kê khai này thực hiện từ ngày ..../.../....
... (tên đơn vị kê khai giá) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn của mức giá mà chúng tôi đã kê khai./.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Ghi nhận ngày nộp Biểu mẫu kê khai giá của cơ quan tiếp nhận
(Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá ghi ngày, tháng, năm
nhận được Biểu mẫu kê khai giá và đóng dấu công văn đến)
Tên đơn vị | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢNG KÊ KHAI MỨC GIÁ CỤ THỂ
(Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........)
1. Mức giá kê khai:
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Quy cách, chất lượng | Đơn vị tính | Mức giá kê khai hiện hành | Mức giá kê khai mới | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Phân tích nguyên nhân điều chỉnh tăng/giảm giá kê khai:
PHỤ LỤC SỐ 07
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 28/11/2011 của UBND tỉnh ).
Tên đơn vị đề nghị | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| .........., ngày tháng năm 20... |
HỒ SƠ HIỆP THƯƠNG GIÁ
Tên hàng hóa, dịch vụ:.......................................................................
Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh:........................................................
Địa chỉ:................................................................................................
Số điện thoại:......................................................................................
Số Fax: …………………………………………………………………….
Tên đơn vị đề nghị | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số ........./ ..... V/v: hiệp thương giá | ... , ngày ... tháng ... năm 20.. |
Kính gửi: (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiệp thương giá)
Thực hiện quy định tại Quyết định số /2011/QĐ-UBND ngày tháng năm 2011 của UBND tỉnh Về việc ban hành Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
... (tên đơn vị đề nghị hiệp thương giá) đề nghị ... (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiệp thương giá) tổ chức hiệp hiệp thương giá... (tên hàng hóa, dịch vụ đề nghị hiệp thương giá) do ... (tên đơn vị sản xuất, kinh doanh sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ) (kèm theo phương án giá hiệp thương), cụ thể như sau:
1. Bên bán:…………………………………………………………….
2. Bên mua:……………………………………………………………
3. Tên hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá:…………………………
- Quy cách, phẩm chất:………………………………………………..
- Mức giá đề nghị của bên bán……………………………………….
- Mức giá đề nghị của bên mua……………………………………….
- Thời điểm thi hành mức giá………………………………………….
- Điều kiện thanh toán…………………………………………………
4. Nội dung chính của phương án giá hiệp thương:……….
………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) |
Tên đơn vị đề nghị | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ... , ngày ... tháng ... năm 20.. |
PHƯƠNG ÁN GIÁ HIỆP THƯƠNG
(Kèm theo công văn số ..../... ngày ....tháng... năm 200 .. của ...)
Tên hàng hóa đề nghị hiệp thương giá:
Đơn vị sản xuất, kinh doanh:
Quy cách phẩm chất:
I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ :
TT | Khoản mục chi phí | ĐVT | Lượng | Đơn giá | Thành tiền | So sánh với phương án hiệp thương thành công lần trước liền kề |
1 | Chi phí sản xuất: |
|
|
|
|
|
1.1 | Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp |
|
|
|
|
|
1.2 | Chi phí nhân công trực tiếp |
|
|
|
|
|
1.3 | Chi phí sản xuất chung: |
|
|
|
|
|
a | Chi phí nhân viên phân xưởng |
|
|
|
|
|
b | Chi phí vật liệu |
|
|
|
|
|
c | Chi phí dụng cụ sản xuất |
|
|
|
|
|
d | Chi phí khấu hao TSCĐ |
|
|
|
|
|
đ | Chi phí dịch vụ mua ngoài |
|
|
|
|
|
e | Chi phí bằng tiền khác |
|
|
|
|
|
| Tổng chi phí sản xuất : |
|
|
|
|
|
2 | Chi phí bán hàng |
|
|
|
|
|
3 | Chi phí quản lý doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
| Tổng giá thành toàn bộ |
|
|
|
|
|
4 | Lợi nhuận dự kiến |
|
|
|
|
|
| Giá bán chưa thuế |
|
|
|
|
|
5 | Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) |
|
|
|
|
|
6 | Thuế giá trị gia tăng (nếu có) |
|
|
|
|
|
| Giá bán (đã có thuế) |
|
|
|
|
|
II. GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ
1. Chi phí sản xuất:
2. Chi phí bán hàng
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
4. Lợi nhuận dự kiến
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
6. Thuế giá trị gia tăng (nếu có)
7. Giá bán (đã có thuế)
8. Phân tích cơ cấu tính giá, mức giá của phương án kiến nghị so với phương án giá hiệp thương thành công lần trước liền kề; nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm; kiến nghị.
( Ghi chú : Khi xây dựng phương án giá hiệp thương phải áp dụng theo Quy chế tính giá của cơ quan có thẩm quyền ban hành)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.