BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số 35/2004/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2004 |
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng Hàng hoá ngày 24
tháng 12 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Dự trữ Quốc gia,
Điều 1: Ban hành các tiêu chuẩn Ngành về hàng hoá Dự trữ Quốc gia, gồm:
1- TCN: 01-2004, Vải bạt phun keo PVC để làm nhà bạt cứu sinh dự trữ Quốc gia,
2- TCN: 02-2004, Nhà bạt cứu sinh- Phương pháp bảo quản,
3- TCN: 03-2004, Thóc bảo quản đổ rời- Phương pháp xác định mức độ nhiễm côn trùng,
4- TCN: 04-2004, Thóc dự trữ Quốc gia- Yêu cầu kỹ thuật,
5- TCN: 05-2004, Phao áo cứu sinh dự trữ Quốc gia- Quy phạm bảo quản,
6- TCN: 06-2004, Phao tròn cứu sinh dự trữ Quốc gia- Quy phạm bảo quản,
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Quyết định này thay thế Quyết định số 20/2000/QĐ-CDTQG ngày 08/12/2000, số 22/2000/QĐ-DTQG ngày 29/12/2000, số 433/QĐ-DTQG ngày 06/9/2001, số 118/2002/QĐ-CDTQG ngày 08/4/2002, số 392/2002/QĐ-CDTQG ngày 22/11/2002, số 393/2002/QĐ-CDTQG ngày 22/11/2002 của Cục trưởng Cục Dự trữ Quốc gia về việc ban hành các tiêu chuẩn bảo quản hàng hoá dự trữ quốc gia. Các quy định khác trái Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3: Cục trưởng Cục Dự trữ Quốc gia, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thi hành quyết định này ./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
TÀI CHÍNH |
Tiêu chuẩn này áp dụng cho vải bạt sản xuất từ sợi bông hoặc sợi bông pha đã được phun keo PVC để may nhà bạt cứu sinh.
Vải bạt phun keo PVC còn có thể sử dụng trong các lĩnh vực khác như may mui bạt ô tô, che đậy các phương tiện cơ giới, vũ khí khí tài và các dụng cụ quốc phòng khác.
TCVN 1748 - 91 (ISO 139): Vật liệu dệt. Môi trường chuẩn để điều hòa và thử
TCVN 1753 – 86: Vải dệt thoi - Phương pháp xác định mật độ sợi
TCVN 4635 – 88: Vật liệu giả da - Phương pháp xác định độ bền kéo đứt
TCVN 4636 – 88: Vật liệu giả da - Phương pháp xác định khối lương 1m2 và độ dày
TCVN 4637 – 88: Vật liệu giả da - Phương pháp xác định độ bền uốn gấp
TCVN 4638 – 88: Vật liệu giả da - Phương pháp xác định độ bền kết dính
TCVN 4369 – 88: Vật liệu giả da - Phương pháp xác định độ bền xé rách khi chọc thủng bằng dây thép
Trong Tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa sau:
3.1. Vải bạt phun keo PVC: Vải bạt được xử lý bằng các chất tạo màng PVC để lấp kín các lỗ giữa sợi hoặc xơ, do đó tăng khả năng chống thấm nước của vải.
3.2. Lô vải bạt phun keo PVC (lô vải): Lượng vải có cùng tên gọi, cùng số hiệu, được sản xuất từ cùng loại nguyên liệu, theo cùng một phương pháp, trong khoảng thời gian nhất định, được giao nhận cùng một lúc và có cùng một giấy chứng nhận chất lượng.
4.1. Yêu cầu đối với vải nền
Vải nền là vải bạt màu cỏ úa được sản xuất từ sợi bông hoặc sợi bông pha.
4.2. Yêu cầu đối với vải bạt phun keo PVC
Vải bạt phải được phun keo PVC màu xanh cỏ úa.
4.2.1. Yêu cầu về cơ lý
Vải vạt phun keo PVC phải có các chỉ tiêu cơ lý phù hợp với quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Chỉ tiêu cơ lý
STT |
Tên chỉ tiêu |
Giới hạn |
Mức |
1 |
Mật độ sợi, sợi / 10cm - Dọc - Ngang |
min |
220 120 |
2 |
Khối lượng, g/m2 |
|
450 ± 10 |
3 |
Độ dày, mm |
|
0,45 ± 0,05 |
4 |
Độ bền kéo đứt, N/mm2 - Dọc - Ngang |
min |
95 47 |
5 |
Độ giãn dài khi kéo đứt, % - Dọc - Ngang |
min - max |
10 - 25 20 - 35 |
6 |
Độ bền uốn gấp, số lần gấp |
min |
10.000 |
7 |
Độ bền kết dính |
|
Không tách được |
8 |
Độ bền xé rách khi chọc thủng bằng dây thép, N/mm - Dọc - Ngang |
min |
250 250 |
9 |
Độ không thấm nước (dưới áp suất 700mm H20 trong 60 phút) |
|
Không thấm |
10 |
Độ bền kéo đứt sau lão hóa nhiệt ở 700C trong 72h, N/mm2 - Dọc - Ngang |
min |
85 42 |
11 |
Độ bền kết dính sau lão hóa nhiệt ở 700C trong 72h |
|
Không tách được |
12 |
Độ không thấm nước sau lão hóa nhiẹt ở 700C trong 72h (dưới áp suất 700 mmH2O trong 60ph). |
|
Không thấm |
4.2.2. Yêu cầu về ngoại quan
Lớp keo PVC màu xanh cỏ úa phải phủ kín toàn bộ bề mặt cần phủ của vải nền. Vải phải mềm mại, mầu sắc phải đồng nhất. Mặt vải không được phép có các khuyết tật như phồng rộp, vết sọc, xước, nứt rạn, thủng lỗ hoặc tạp chất lạ. Màu sắc, độ bóng, mờ của bề mặt sản phẩm phải phù hợp với mẫu sản phẩm chuẩn đã được thỏa thuận giữa bên mua và bán.
Bề mặt vải không bị nứt rạn, phồng rộp sau khi lão hóa ở nhiệt độ 700C trong thời gian 72h.
4.3. Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn
Nếu sau khi thử nghiệm mẫu thử có các chỉ tiêu đạt yêu cầu nêu trong bảng 1 thì lô vải bạt phun keo PVC phù hợp với tiêu chuẩn.
Nếu có bất kỳ mẫu thử nào trong số các mẫu thử không đạt, dù chỉ một chỉ tiêu nêu trong bảng 1 cũng phải tiến hành thử lại lần hai đối với chỉ tiêu không đạt. Để thử lại, cần tiến hành lấy mẫu lại với số lượng gấp đôi ở cùng lô vải đó. Sau khi thử lại, nếu tất cả các kết quả thử lại đều đạt yêu cầu nêu trong bảng 1 thì lô vải nói trên phù hợp với tiêu chuẩn. Nếu có bất kỳ kết quả nào không phù hợp với yêu cầu nêu trong bảng 1 thì lô vải không phù hợp vơí tiêu chuẩn.
5.1. Lấy mẫu để kiểm tra ngoại quan: lấy 3% số cuộn vải của lô nhưng không ít hơn 3 cuộn và không nhiều hơn 5 cuộn.
5.2. Lấy mẫu để kiểm tra cơ lý
Nếu lô vải gồm các cuộn sản phẩm riêng biệt được xác định theo từng mẻ phối liệu sản xuất thì lấy không ít hơn 3 mẫu, mỗi mẫu dài 2m, rộng bằng khổ rộng sản phẩm để đại diện cho lô vải.
Nếu lô vải gồm các cuộn sản phẩm riêng lẻ không được xác định theo từng mẻ như trên thì số mẫu và kích thước mẫu sẽ do người mua và người bán thỏa thuận.
Mẫu ban đầu phải được lấy ngẫu nhiên từ lô vải và từ các vị trí đã qua kiểm tra và đáp ứng các yêu cầu ngoại quan nêu ở 4.2.2. Mẫu phải lấy cách đầu cuộn ít nhất là 1m.
Phương pháp chuẩn bị mẫu thử từ tấm mẫu theo sơ đồ trong hình 1. Sơ đồ chỉ ra vị trí cắt mẫu cho mỗi phép thử.
Mẫu phải được thuần hóa ở điều kiện ghi trong TCVN 1748: 1991 (ISO 139) theo thời gian quy định cho từng phép thử.
- Phương pháp xác định mật độ sợi của vải theo TCVN 1753 - 86
- Phương pháp xác định đồ bền kéo đứt và độ giãn dài khi kéo đứt theo TCVN 4635 - 88.
- Phương pháp xác định khối lượng 1m2 và độ dầy theo TCNV 4636 - 88
- Phương pháp xác định độ bền uốn gấp theo TCVN 4637 - 88
- Phương pháp xác định độ bền kết dính theo TCVN 4738-88
- Phương pháp xác định độ bền xé rách khi chọc thủng bằng dây thép theo TCVN 4639 – 88
- Phương pháp xác định độ không thấm nước theo phương pháp 2 nêu trong Phụ lục A của Tiêu chuẩn này (TCN 01: 2004).
- Phương pháp xác định ngoại quan:
Đặt mẫu thử trên bề mặt phẳng được chiếu bằng nguồn sáng 250 lux ± 25 lux. Quan sát kỹ về mặt đã phun keo xem có phù hợp với quy định ở 4.2.2. không.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.