ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2003/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH "QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THÀNH PHỐ VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN RAU QUẢ; GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI"
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Chỉ thị số 07/2002/CT-TTg ngày 25/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh, hóa chất trong sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật;
Căn cứ Quyết định số 5802/QĐ-UB ngày 22/8/2002 của UBND Thành phố về việc thành lập Ban chỉ đạo Thành phố về tổ chức sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến rau quả; giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT - Thường trực BCĐ TP.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Qui chế hoạt động của Ban chỉ đạo Thành phố về tổ chức sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến rau quả; giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Thành phố Hà Nội".
Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những qui định trước đây của UBND Thành phố trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3 : Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Giám đốc các sở : Nông nghiệp và PTNT; Thwng mại; Công nghiệp; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính vật giá; Y tế; Khoa học công nghệ và môi trường, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan và các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo Thành phố về việc tổ chức sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến rau quả; giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG
BAN CHỈ ĐẠO THÀNH PHỐ VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN RAU QUẢ; GIẾT MỔ VÀ CHẾ BIẾN GIA SÚC, GIA CẦM THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2003/QĐ-UB ngày 25 tháng 02 năm 2003 của UBND Thành phố)
Chương 1:
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1 : Bản qui chế này qui định các hoạt động của Ban chỉ đạo Thành phố về tổ chức sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến rau quả; Giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là BCĐ Thành phố).
Điều 2 : BCĐ Thành phố hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội.
BCĐ Thành phố có nhiệm vụ thực hiện theo quyết định số 5802/QĐ-UB ngày 22 tháng 8 năm 2002 của UBND thành phố về việc thành lập BCĐ thành phố.
Điều 3 : Các thành viên trong BCĐ Thành phố có trách nhiệm thực hiện việc điều hành chung do Trưởng BCĐ Thành phố thống nhất phân công; làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; trực tiếp chỉ đạo ngành phụ trách; có kế hoạch, giải pháp cụ thể theo chức năng nhiệm vụ về phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hóa nông thôn để thực hiện nhiệm vụ của BCĐ Thành phố gia.
Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực giúp BCĐ Thành phố theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, báo cáo BCĐ Thành phố hàng quí, hàng năm.
Điều 4 : Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo do Ngân sách Thành phố cấp hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT lập dự toán trình UBND Thành phố quyết định, đồng thời có trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí này theo chế độ tài chính hiện hành.
Chương 2:
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BCĐ THÀNH PHỐ
Điều 5 : BCĐ Thành phố hoạt động theo chế độ cá nhân phụ trách, chỉ đạo theo chức năng nhiệm vụ được phân công.
Điều 6 : Trách nhiệm của các thành viên BCĐ Thành phố :
1. Đồng chí Lê Quí Đôn, phó chủ tịch UBND Thành phố : Trưởng ban.
- Chịu trách nhiệm trước Thành uỷ, HĐND và UBND Thành phố về mọi mặt hoạt động của BCĐ Thành phố.
- Điều hành hoạt động của BCĐ Thành phố; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành của Thành phố và UBND các quận, huyện và phối hợp với các cơ quan Trung ương trong việc thực hiện chương trình tổ chức sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến rau quả; Giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong BCĐ Thành phố.
- Các văn bản do Trưởng ban ký đóng dấu UBND Thành phố Hà Nội.
2. Đồng chí Nguyễn Tiến Dĩnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; Phó Ban thường trực. Giúp việc và thay mặt Trưởng ban giải quyết công việc của Ban khi Trưởng ban ủy quyền.
- Đôn đốc kiểm tra, triển khai các đề án, dự án về tổ chức sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến rau quả; Giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tổng hợp nghiên cứu các chính sách về nông nghiệp.
- Chỉ đạo Tổ chuyên viên dự thảo các văn bản của BCĐ Thành phố, theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện chương trình.
- Hướng dẫn đôn đốc các ngành, UBND các huyện, các đơn vị có liên quan nhằm thực hiện nhiệm vụ được Trưởng ban thống nhất phân công.
- Trực tiếp chỉ đạo thực hiện đề án : Sản xuất và sơ chế rao an toàn.
- Các văn bản do Phó Ban Thường trực ký đóng dấu của Sở Nông nghiệp và PTNT.
3. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hoàng, giám đốc Sở Thương mại - Phó ban. Giúp Trưởng ban theo dõi đôn đốc và phối hợp các hoạt động của Ban, các ngành và các huyện.
- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện, các chính sách xúc tiến thương mại, để mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Lập qui hoạch, kế hoạch phát triển thương mại các sản phẩm thực phẩm chế biến.
- Trực tiếp chỉ đạo Sở Thương mại hình thành hệ thống giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm an toàn; Thực hiện đề án xây dựng hệ thóng lưu thông, tiêu thụ rau an toàn.
4. Đồng chí Lưu Tiến Long, Giám đốc Sở Công nghiệp : Uỷ viên.
- Nghiên cứu, đề xuất về trình độ công nghiệ, trình tự công nghệ cần triển khai cần áp dụng cho đề án.
- Thẩm định công nghệ của thiết bị đưa vào sử dụng phục vụ chương trình.
5. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế : Ủy viên.
- Nghiên cứu, đề xuất các phương án, các chính sách khuyến khích thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam và của thế giới.
6. Đồng chí Ngô Thị Thúy Nhị, Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố : Uỷ viên, Chỉ đạo, theo dõi và đôn đốc các chi hội nông dân tham gia Chương trình tổ chức sản xuát rau, thịt an toàn.
7. Đồng chí Phạm Hồng, Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường :Uỷ viên.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các đề án, dự án thực hiện theo các tiêu chí về môi trường.
- Nghiên cứu, đề xuất về trình độ công nghệ, trình tự công nghệ cần triển khai cần áp dụng cho đề án, dự án.
- Thẩm định công nghệ, thiết bị của các dự án.
8. Đồng chí Đàm Hồng, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư : Uỷ viên.
- Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư các đề án, dự án của Chương trình.
- Đề xuất các giải pháp về vốn cho các dự án về vốn.
9. Đồng chí Trần Thị Lê Trinh, phó giám đốc sở Tài chính Vật giá : Uỷ viên.
- Có trách nhiệm chỉ đạo theo dõi hướng dẫn kiểm tra việc sử dụng vốn ngân sách, giải pháp về vốn đầu tư, hỗ trợ lãi suất tiền vay cho người nông dân, cùng với Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất giá hỗ trợ cho người sản xuất.
- Cân đối và cấp kinh phí cho hoạt động của Ban.
10. Các đồng chí Chủ tịch UBND các quận (Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ) và các đồng chí Chủ tịch UBND các huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì, Sóc Sơn) : Uỷ viên.
- Trực tiếp, chỉ đạo quận, huyện mình thực hiện các dự án, đề án nằm trong chương trình để phát triển nhanh, mạnh sản xuất rau, thực phẩm an toàn.
Điều 7 : Lịch làm việc của BCĐ Thành phố.
- BCĐ Thành phố thực hiện chế độ giao ban 3 tháng/lần ở 2 năm đầu. Nội dung họp do Thường trực BCĐ Thành phố hoặc Trưởng ban chuẩn bị.
- Ngoài họp định kỳ, BCĐ Thành phố có thể họp đột xuất do Trưởng ban triệu tập.
- Trước mỗi kỳ họp, Thường trực BCĐ Thành phố sẽ thông báo nội dung họp cho các thành viên.
- BCĐ Thành phố họp tổng kết công tác năm trước và bàn kế hoạch công tác năm sau vào quí 1 năm sau.
- BCĐ Thành phố sẽ tổ chức kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của Chương trình. Thời gian và nội dung kiểm tra sẽ do Thường trực Ban thông báo. Các sở, ban ngành và UBND các huyện có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ nội dung chương trình báo cáo theo yêu cầu của BCĐ Thành phố.
- Tuỳ theo tính chất, nội dung của các cuộc họp BCĐ Thành phố, có thể mời thêm các ngành không là thành viên BCĐ Thành phố và chuyên viên giúp việc cho các đồng chí thành BCĐ Thành phố.
Điều 8 : Chế độ làm việc của Thường trực BCĐ Thành phố.
- Thường trực BCĐ Thành phố thay mặt BCĐ Thành phố điều hành công việc thường xuyên của BCĐ Thành phố.
- Đôn đốc các thành viên, các sở, ban, ngành, UBND các huyện chuẩn bị nội dung các báo cáo sơ kết, tổng kết và các cuộc kiểm tra của BCĐ Thành phố.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của BCĐ Thành phố, kế hoạch thực hiện chương trình để trình BCĐ Thành phố thông qua, triển khai, đôn đốc thực hiện.
- Tổng hợp tình hình thực hiện chương trình và kết quả hoạt động của BCĐ Thành phố.
- Xây dựng kế hoạch tài chính và quản lý sử dụng kinh phí hoạt động của BCĐ Thành phố theo chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.
- Tiếp nhận, xử lý thông tin, lưu trữ công văn, giấy tờ của BCĐ Thành phố.
Chương 3:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9 : Thành viên BCĐ Thành phố về tổ chức sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến rau quả, giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Thành phố Hà Nội có trách nhiệm thực hiện qui chế này. Các cá nhân làm tốt, có thành tích trong hoạt động sẽ được BCĐ Thành phố xem xét đề nghị UBND Thành phố khen thưởng.
Những cá nhân không thực hiện đúng qui chế này tùy mức độ sẽ bị xử lý hành chính theo qui định.
Điều 10 : Qui chế được thực hiện kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, BCĐ Thành phố sẽ điều chỉnh cho phù hợp.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.