ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 342/2006/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 25 tháng 01 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẾN KHÁCH NGANG SÔNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Đề án ;
- Căn cứ Nghị định số: 21/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
- Căn cứ Quyết định số: 34/2004/QĐ-BGTVT ngày 21/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về vận tải hành khách đường thủy nội địa;
- Căn cứ Quyết định số: 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý hoạt động của bến khách ngang sông.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Giao thông vận tải tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thủ trưởng các Sở, ban, ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẾN KHÁCH NGANG SÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 342/2006/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định việc quản lý hoạt động bến khách ngang sông.
2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác bến khách ngang sông, sử dụng phương tiện hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến bến khách ngang sông.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải khách ngang sông.
2. Chủ bến là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bến hoặc được chủ đầu tư giao quản lý khai thác bến.
3. Chủ khai thác bến là tổ chức, cá nhân sử dụng bến để kinh doanh, khai thác.
4. Phương tiện thuộc diện đăng ký, không đăng kiểm là phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 mã lực hoặc có sức chở dưới 05 người.
5. Phương tiện thô sơ là phương tiện có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè.
Điều 3. Điều kiện hoạt động đối với bến khách ngang sông
1. Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; vị trí bến có địa hình, thủy văn ổn định, phương tiện ra vào an toàn thuận lợi.
2. Có cầu cho người, phương tiện giao thông đường bộ lên xuống an toàn, thuận tiện; có trang thiết bị cho phương tiện neo buộc, có đèn chiếu sáng nếu hoạt động ban đêm. Đối với bến khách ngang sông mà phương tiện vận tải hành khách ngang sông được phép chở ôtô thì công trình bến phải áp dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của bến phà.
3. Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định.
4. Có nhà chờ, bảng nội quy, bảng niêm yết giá vé.
5. Được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 4 của Quy định này cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.
Chương II
CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG
Điều 4. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động bến khách ngang sông
1. Sở Giao thông vận tải:
Tổ chức thực hiện việc cấp Giấy phép hoạt động đối với các bến khách ngang sông trên các sông, kênh do trung ương, tỉnh quản lý (kể cả các bến có chở ôtô, bến nằm trên sông, kênh là ranh giới giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ủy ban nhân dân huyện, thị quản lý) thuộc địa giới hành chính của tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã:
Tổ chức thực hiện cấp phép hoạt động các bến khách ngang sông trên các sông, kênh do huyện, thị quản lý (gồm các sông, kênh được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại Quyết định số: 218/QĐ-UB ngày 23/01/1999 và các Quyết định bổ sung - nếu có) và các bến có phương tiện hoạt động tại bến thuộc diện đăng ký nhưng không đăng kiểm (kể cả phương tiện thô sơ) thuộc địa giới hành chính địa phương, trừ các bến khách ngang sông quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 5. Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động bến khách ngang sông
Thực hiện theo quy định tại Điều 9 Quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 6. Quyết định đóng, đình chỉ hoạt động có thời hạn bến khách ngang sông
1. Cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông có quyền ra quyết định đóng bến khách ngang sông khi xảy ra một trong những trường hợp sau:
a/- Điều kiện về địa hình, thủy văn biến động không bảo đảm an toàn cho hoạt động của bến khách ngang sông.
b/- Chủ bến chấm dứt hoạt động.
2. Cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông có quyền ra quyết định đình chỉ có thời hạn hoạt động của bến khách ngang sông khi xảy ra một trong những trường hợp sau:
a/- Công trình bến khách ngang sông xuống cấp không bảo đảm điều kiện an toàn quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy định này.
b/- Chủ khai thác bến khách ngang sông có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ BẾN, CHỦ KHAI THÁC BẾN
Điều 7. Trách nhiệm của chủ bến khách ngang sông
1. Thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Trường hợp cho thuê bến khách ngang sông, phải ký kết hợp đồng với chủ khai thác bến theo quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết.
3. Trường hợp chấm dứt hoạt động, chủ bến phải thông báo cho cơ quan thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến biết để ra quyết định đóng bến khách ngang sông.
Điều 8. Trách nhiệm của chủ khai thác bến khách ngang sông
1. Duy trì điều kiện an toàn công trình bến theo quy định.
2. Không xếp hàng hóa đón trả hành khách xuống phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật, không đủ giấy tờ quy định.
3. Không xếp hàng hóa quá kích thước hoặc quá trọng tải cho phép, nhận hành khách quá số lượng quy định.
4. Cứu người, hàng hóa, phương tiện khi xảy ra tai nạn; báo cáo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết; khắc phục hậu quả tai nạn và ô nhiễm môi trường (nếu có).
5. Chấp hành các quy định phòng chống lụt bão và giữ gìn vệ sinh môi trường.
6. Không sử dụng phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật, không đủ giấy tờ theo quy định; người lái phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc có bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp.
7. Thống nhất với chủ khai thác bến khách ngang sông trên bờ đối diện thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo quy định; thống nhất phương án điều hành, giá cước vận tải (nếu Nhà nước không quy định) để bảo đảm tính đồng bộ của tuyến vận tải hành khách ngang sông và trật tự giao thông trong quá trình khai thác.
8. Trường hợp chấm dứt hoạt động phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động bến biết để ra quyết định đóng bến.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Tổ chức thực hiện việc cấp phép hoạt động, đóng, đình chỉ hoạt động có thời hạn bến khách ngang sông quy định tại Điều 4 Quy định này.
2. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Quy định này đối với hoạt động của bến khách ngang sông thuộc phạm vi trách nhiệm của Sở.
3. Lập danh bạ bến khách ngang sông thuộc thẩm quyền quản lý; định kỳ hàng quý, hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giao thông vận tải.
4. Xây dựng phương án tổ chức quản lý bến khách ngang sông và hướng dẫn bộ phận quản lý giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác quản lý hoạt động bến khách ngang sông trên địa bàn.
5. Đối với những bến khách ngang sông nằm trên sông, kênh là địa giới hành chính giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phối hợp và thống nhất với Sở Giao thông vận tải (hoặc Sở Giao thông công chính) có liên quan thực hiện thủ tục cấp Giấy phép hoạt động bến theo quy định để bảo đảm tính đồng bộ của tuyến vận chuyển ngang sông và trật tự an toàn giao thông trong quá trình khai thác.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thị
1. Tổ chức thực hiện việc cấp phép hoạt động, đóng, đình chỉ hoạt động có thời hạn bến khách ngang sông quy định tại Điều 4 Quy định này.
2. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Quy định này đối với hoạt động của bến khách ngang sông thuộc phạm vi trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thị.
3. Lập danh bạ bến khách ngang sông thuộc thẩm quyền quản lý (Phụ lục kèm theo); định kỳ hàng quý, hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải).
4. Xây dựng phương án tổ chức quản lý bến khách ngang sông và hướng dẫn bộ phận quản lý giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác quản lý hoạt động bến khách ngang sông trên địa bàn.
5. Đối với sông, kênh thuộc huyện, thị quản lý nhưng bến khách ngang sông có chở ôtô hoặc trên sông, kênh là địa giới hành chính giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Ủy ban nhân huyện, thị thụ lý hồ sơ trình Sở Giao thông vận tải cấp phép.
6. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Quy định này, đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các bến khách ngang sông trên các tuyến sông, kênh trên địa bàn./.
PHỤ LỤC
UBND huyện…………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………..ngày……….tháng………năm……… |
DANH BẠ BẾN KHÁCH NGANG SÔNG
Tính tới ngày………………..
TT | Tên bến | Vị trí từ km…phía bờ phải hay trái của sông.. | Địa danh xã…huyện….tỉnh… | Tên chủ bến | Tên chủ khai thác | Số giấy phép, ngày cấp; cơ quan cấp | Ngày hết hạn | Số đăng ký của phương tiện | Sức chở lớn nhất của phương tiện | Họ và tên thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện | Bằng, CCCM của thuyền trưởng, người lái phương tiện | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
Cột 1: Số thứ tự ghi theo tuyến vận chuyển ngang sông gồm hai bến trên hai bờ đối diện và phương tiện vận chuyển giữa hai bến đó
Trường hợp bến trên bờ đối diện thuộc tỉnh khác thì vẫn ghi tên bến, cột nào không có số liệu thì để trống và giải thích trong cột (13) là thuộc tỉnh nào
Cột 10: Ghi rõ phương tiện chở bao nhiêu người, nếu chở ôtô qua sông thì ôtô có trọng tải bao nhiêu
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.