ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 341/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Nghị quyết số 23/2008/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2009 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã - thành phố Hà Nội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội, như sau:
1. Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã gồm:
- Phòng Nội vụ;
- Phòng Tư pháp;
- Phòng Tài chính - Kế hoạch;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường;
- Phòng Lao động - Thương binh và xã hội;
- Phòng Văn hóa và Thông tin;
- Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Phòng Y tế;
- Thanh tra;
- Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
- Phòng Kinh tế;
- Phòng Quản lý đô thị.
2. Giải thể và điều chuyển chức năng, nhiệm vụ, bộ máy của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Công thương thuộc UBND các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thường Tín, Phú Xuyên về Phòng Kinh tế và Phòng Quản lý đô thị trực thuộc UBND các huyện nêu trên theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã, như sau:
1. Phòng Nội vụ: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.
2. Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực, hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.
3. Phòng Tài chính - Kế hoạch: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
4. Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thủy văn; đo đạc, bản đồ.
5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
6. Phòng Văn hóa và Thông tin: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Inertnet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.
7. Phòng Giáo dục và Đào tạo: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
8. Phòng Y tế: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.
9. Thanh tra: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
11. Phòng Kinh tế:
- Phòng Kinh tế thuộc UBND quận: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại
Đối với các quận còn có sản xuất nông nghiệp, Phòng Kinh tế thực hiện thêm nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản…. phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của của địa phương.
- Phòng Kinh tế thuộc UBND huyện, thị xã: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại; nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn.
12. Phòng Quản lý đô thị:
Phòng Quản lý đô thị thuộc UBND quận: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị).
Phòng Quản lý đô thị thuộc UBND huyện, thị xã: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị và nông thôn; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị).
Điều 3. Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản hướng dẫn UBND quận, huyện, thị xã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức biên chế của từng cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 664/2008/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2008 của UBND tỉnh Hà Tây và Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2008 của UBND thành phố Hà Nội (trước khi hợp nhất).
Điều 5. Chánh văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.