BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3385/QĐ-BNN-KHCN | Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP BỘ ĐẶT HÀNG PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT GIAI ĐOẠN 2015-2019
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/ 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục và kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu và Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ đặt hàng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2015-2019 (Danh mục kèm theo).
Điều 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chỉ đạo và hướng dẫn các tổ chức/cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án SXTN theo quy định về quản lý nghiên cứu khoa học công nghệ và quản lý tài chính của Nhà nước.
Điều 3. Kết quả kiểm tra đánh giá hàng năm các đề tài, dự án là căn cứ để cấp kinh phí năm kế hoạch tiếp theo; kế hoạch và nội dung nghiên cứu có thể điều chỉnh nếu cần thiết để đạt được mục tiêu của nhiệm vụ.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài/dự án, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC VÀ KINH PHÍ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP BỘ ĐẶT HÀNG PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT GIAI ĐOẠN 2015-2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3385/QĐ-BNN-KHCN ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
A. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
TT | Tên nhiệm vụ | Tổ chức/ cá nhân chủ trì | Mục tiêu | Dự kiến kết quả | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí (Tr. đồng) | Kinh phí các năm (Tr.đồng) | ||||
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |||||||
I | Trồng trọt-BVTV |
|
|
| 63850 | 13000 | 18100 | 17200 | 9700 | 5850 | |
1. | Nghiên cứu cải tiến tính chống chịu sâu bệnh hại chính (rầy nâu, đạo ôn) của giống lúa OM 4900, OM 4218 phục vụ xuất khẩu cho đồng bằng sông Cửu Long. | Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. TS. Trần Ngọc Thạch | Nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh hại (rầy nây và đạo ôn) của một số giống lúa chủ lực (OM 4900, OM 4218) có năng suất cao chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thời gian sinh trưởng ngắn để phục vụ sản xuất và xuất khẩu cho vùng ĐBSCL. | - 02 giống lúa OM 4900, OM 4218 được cải tiến khả năng chống chịu sâu bệnh về rầy nâu (cấp nhiễm 3), đạo ôn (cấp nhiễm ≤5) trong điều kiện đánh giá nhân tạo, duy trì được các đặc tính về TGST (95 - 100 ngày), năng suất cao (6,5 - 7,5 tấn/ha), chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (hạt gạo dài ≥ 7mm, hàm lượng amylose ≤ 20%), gạo trong, được công nhận cho sản xuất thử. - Quy trình kỹ thuật canh tác cho các giống lúa mới đạt năng suất và hiệu quả cao. - 02 mô hình thử nghiệm /vụ/giống, qui mô 2 ha/mô hình năng suất đạt 6,5 - 7,5 tấn/ha, kháng sâu bệnh trên đồng ruộng. | 2015-2019 | 6000 | 900 | 1500 | 1500 | 1200 | 900 |
2. | Nghiên cứu cải tiến giống lúa chất lượng BC15, BT7 cho các tỉnh phía Bắc. | Viện Cây lương thực, Cây thực phẩm, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. PGS.TS. Nguyễn Trí Hoàn | Nâng cao khả năng chống chịu một trong những sâu bệnh hại chính cho giống BT7 (bạc lá điểm 3), BC15 (đạo ôn điểm 5) gữi được đặc tính giống gốc của BT7 và BC15 (năng suất, chất lượng, tính thích ứng) để phục vụ sản xuất ở các tỉnh phía Bắc. | - Giống lúa BT7 được cải tiến, năng suất đạt 5,0 - 5,5 tấn/ha (vụ mùa), phẩm chất gạo cao tương đương với giống BT7 trước khi cải tiến, chống chịu tốt với bạc lá (≤ điểm 3) trong điều kiện đánh giá nhân tạo), giống được công nhận sản xuất thử. - Giống BC15 được cải tiến năng suất đạt 7,0 - 7,5 tấn/ha (vụ xuân), phẩm chất gạo cao tương đương với giống BC15 trước khi cải tiến, chống chịu với rầy nâu (cấp nhiễm ≤5), trong điều kiện đánh giá nhân tạo, giống được công nhận sản xuất thử. - Quy trình kỹ thuật canh tác đạt năng suất và hiệu quả cao. - Mô hình thử nghiệm ở 3 vùng sinh thái qui mô 02 ha/mô hình, đạt năng suất 5,0 - 5,5 tấn/ha với BT7 và 7,0 - 7,5 tấn/ha với giống BC15, kháng sâu bệnh trên đồng ruộng. | 2015 -2019 | 5850 | 900 | 1500 | 1500 | 1000 | 950 |
3. | Nghiên cứu cải tiến các dòng bố mẹ để tạo giống lúa lai 2, 3 dòng có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu rầy nâu, bạc lá. | Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. ThS. Nguyễn Văn Mười | Qui tụ các gen hữu ích vào dòng bố mẹ để tạo ra bố mẹ mới mang các gen mong muốn làm cơ sở để lai tạo chọn lọc 2 - 3 tổ hợp lúa lai 2, 3 dòng mới có năng suất hạt F1 cao > 2,5 tấn/ha, TGST ngắn, năng suất lúa thương phẩm cao (8 - 9 tấn/ha), chất lượng tốt (hàm lượng amyloza < 20%), chống chịu sâu bệnh hại chính. | - 03 - 04 dòng mẹ bất dục (A, TGMS) có TGST ngắn, kiểu cây mới, bông to nhiều hạt, tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt hạt dài, hàm lượng amylose thấp, chống chịu sâu bệnh khá (rầy nâu, bạc lá), khả năng nhận phấn ngoài cao 60 - 70%, nhậy cảm với GA3. - 04 - 05 dòng R cải tiến mang gen hữu ích được qui tụ, TGST ngắn, kiểu cây mới, chống chịu tốt sâu bệnh (rầy nâu, bạc lá), hạt gạo dài, hàm lượng amylose thấp < 20%. - 01 giống lúa lai 3 dòng, có TGST ngắn (≤ 105 ngày) trong vụ mùa, đạt năng suất hạt lai F1 cao (> 2,5 tấn/ha), sản xuất hạt thương phẩm đạt 7,0 tấn/ha trong vụ mùa, 8,5 - 9,0 tấn/ha trong vụ xuân, kháng sâu bệnh hại chính, đặc biệt là bệnh bạc lá trong vụ mùa, chất lượng gạo tốt (hạt dài, hàm lượng amylose thấp (18 - 20%). - 01 giống lúa lai 2 dòng có TGST ngắn (100 - 105 ngày trong vụ mùa), chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt đặc biệt bệnh bạc lá trong vụ mùa đạt năng suất hạt lai F1 cao (> 2,5 tấn/ha), hạt thương phẩm đạt 7,0 tấn/ha vụ mùa, 8,5 - 9,0 tấn/ha vụ xuân được công nhận giống mới. - Qui trình sản xuất hạt lai F1 cho các tổ hợp mới đạt 2,5 - 4,0 tấn/ha - Qui trình sản xuất hạt thương phẩm đạt năng suất 7,0 - 9,0 tấn/ha. - Mô hình thử nghiệm sản xuất hạt lai ở 2 vùng sinh thái (miền Trung và phía Bắc) qui mô 01 - 02 ha/mô hình giống/đạt năng suất >2,5 tấn/ha. - Mô hình thử nghiệm sản xuất hạt thương phẩm tại 3 vùng sinh thái, qui mô 01 - 02 ha/mô hình/vụ/giống, năng suất đạt 7,0 tấn/ha vụ mùa, 8,5 - 9,0 tấn/ha vụ xuân. - 02 giống lúa lai mới được công nhận ít nhất 01 giống được chuyển nhượng bản quyền. | 2015 -2019 | 6000 | 900 | 1500 | 1500 | 1200 | 900 |
4. | Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai chịu hạn, năng suất cao phục vụ chuyển đổi cây trồng cho vùng Trung du miền núi phía Bắc. | Viện Nghiên cứu Ngô, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. ThS. Nguyễn Tiến Trường | Chọn tạo được giống ngô thích ứng cho sản xuất ở các vùng trồng ngô miền núi phía Bắc có khả năng chịu hạn đầu vụ hè thu, và cuối vụ thu đông (sau gieo 2 tuần không mưa tỷ lệ mọc đạt 75 - 80%, trước trỗ 1 - 2 tuần không mưa tỷ lệ kết hạt đạt 80 - 85%, 2 tuần trước thu hoạch không mưa năng suất giảm nhiều nhất 10%), chất lượng hạt tốt, năng suất đạt từ 8 - 10 tấn/ha. | - 01 giống ngô lai có TGST ngắn (100 - 110 ngày được công nhận sản xuất thử); 01 giống ngô lai trung ngày có TGST (110 - 125 ngày được công nhận chính thức) có khả năng chịu hạn (sau gieo 2 tuần không mưa tỷ lệ mọc đạt 75 - 80%, trước trỗ 1- 2 tuần không mưa tỷ lệ kết hạt đạt 80 - 85%, 2 tuần trước khi thu hoạch không mưa năng suất giảm 10%), chất lượng hạt tốt (protein 8%, lipit 5%) hạt màu vàng cam, năng suất đạt 8 - 10 tấn/ha cho vùng Tây Bắc, 6,5 - 8 tấn/ha vùng Đông Bắc. - Qui trình kỹ thuật sản xuất hạt lai đạt 3,0 - 3,5 tấn/ha. - Qui trình kỹ thuật canh tác cho các giống ngô lai mới đạt năng suất 8 - 10 tấn/ha cho vùng Tây Bắc, 6,5 - 8,0 tấn/ha vùng Đông Bắc. | 2015-2019 | 6200 | 900 | 1500 | 1500 | 1500 | 800 |
5. | Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai ngắn ngày, năng suất cao thích hợp cho cơ cấu vụ đông vùng đồng bằng sông Hồng. | Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. PGS.TS. Vũ Văn Liết | Chọn tạo được giống ngô lai chín sớm (105 - 110 ngày), thích hợp cho sản xuất vụ đông trên đất 2 lúa vùng đồng bằng sông Hồng. | - 01 giống ngô lai ngắn ngày (được công nhân chính thức), 01 giống ngô lai lá đứng (công nhận cho sản xuất thử có TGST 105 - 110 ngày, có thể trồng dày năng suất đạt tối thiểu 8 tấn/ha vùng đồng bằng sông Hồng, màu hạt vàng, chất lượng tốt chống chịu chịu thối thân, thối bắp. - Quy trình sản xuất hạt lai đạt 3,0 - 3,5 tấn/ha. - Quy trình canh tác ngô đạt năng suất tối thiểu 8,0 tấn/ha vụ đông ở đồng bằng sông Hồng. | 2015 -2019 | 5800 | 900 | 1400 | 1300 | 1300 | 900 |
6. | Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất ngô ở các tỉnh miền Bắc. | Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. TS. Nguyễn Văn Tạo | Xác định được gói kỹ thuật (giống và biện pháp kỹ thuật) canh tác các giống ngô lai tiên tiến đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao đảm hiệu quả kinh tế tăng 15 - 25% cho người nông dân trồng ngô ở các tỉnh phía Bắc (Bắc Trung bộ, đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc) | - Xác định được 02 - 04 giống ngô lai cho mỗi vùng năng suất bình quân vụ xuân, xuân hè đạt 6,0 - 7,0 tấn/ha cho vùng cao; và 10 - 12 tấn/ha cho vùng thâm canh, chống chịu một số bệnh hại chính (khô vằn, đốm lá); 6,5 - 8,0 tấn/ha cho ngô vụ đông trên đất sau 2 vụ lúa vùng đồng bằng sông Hồng chống chịu một số bệnh hại chính (thối thân, thối bắp). - Các giải pháp kỹ thuật chuyển giao cho nông dân đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao gồm: + Qui trình kỹ thuật canh tác tổng hợp và cơ giới hóa từng phần cho vùng Bắc Trung bộ, được công nhận là TBKT. + Qui trình kỹ thuật canh tác tổng hợp và cơ giới hóa từng phần cho vùng miền núi phía Bắc (vùng trồng ngô chính có điều kiện thâm canh); được công nhận là TBKT. + Qui trình kỹ thuật canh tác tổng hợp (kỹ thuật canh tác và cơ giới hóa) sản xuất ngô vụ đông trên đất sau 2 vụ lúa vùng đồng bằng sông Hồng, được công nhận là TBKT. - 02 mô hình/vụ/vùng qui mô 01 - 02 ha/mô hình ứng dụng gói kỹ thuật đạt năng suất 6,0 - 7,0 tấn/ha cho vùng cao và 10 - 12 tấn/ha cho vùng thâm canh, hiệu quả kinh tế tăng 15 - 25%. - 02 mô hình ứng dụng gói kỹ thuật sản xuất ngô vụ đông trên đất sau 2 vụ lúa vùng ĐBSH qui mô 01- 02 ha/mô hình đạt năng suất 6,5 - 8,0 tấn/ha, hiệu quả tăng 15 - 25%. | 2015-2017 | 5900 | 2000 | 2000 | 1900 |
|
|
7. | Nghiên cứu tuyển chọn giống cỏ Alfalfa nguồn gốc nhập nội phục vụ làm thức ăn chăn nuôi. | Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. ThS. Nguyễn Văn Thắng | Tuyển chọn được giống cỏ Alfalfa giàu đạm (hàm lượng protein cao 13 - 22%) thích hợp với điều kiện khí hậu ở một số vùng trồng chính làm thức ăn chăn nuôi để từng bước thay thế cho sản phẩm nhập khẩu | - Tuyển chọn được 01- 02 - giống cỏ Alfalfa/vùng có hàm lượng đạm 13 - 22% thích ứng với điều kiện canh tác và khí hậu Việt Nam năng suất đạt tối thiểu 60 tấn tươi/ha phục vụ làm thức ăn chăn nuôi. - Quy trình kỹ thuật canh tác giống cỏ Alfalfa đạt năng suất và hiệu quả cao. - Mô hình thử nghiệm giống cỏ Alfalfa đạt năng suất 60 - 70 tấn cỏ tươi/ha (2 mô hình/vùng, qui mô 01 - 02 ha/mô hình). | 2015-2018 | 3000 | 700 | 800 | 800 | 700 |
|
8. | Nghiên cứu xác định kỹ thuật và liều lượng bón phân kết hợp tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê, điều. | Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện KHNN Việt Nam. TS. Nguyễn Xuân Lai | Xác định được liều lượng và kỹ thuật bón phân kết hợp với biện pháp tưới nước tiết kiệm nhằm giảm chi phí đầu vào nâng cao năng suất và chất lượng cà phê, điều phục vụ xuất khẩu cho các vùng sản xuất cà phê, điều trọng điểm. | - Báo cáo hiện trạng về sử dụng phân bón, tưới nước cho cà phê và cây điều ở các vùng trồng chính. - Nghiên cứu lựa chọn được biện pháp kỹ thuật tưới nước tiết kiệm cho cà phê, điều đạt hiệu quả (năng suất tăng 20 -30% so với đối chứng). - Hoàn thiện qui trình kỹ thuật bón phân thông qua nước tưới cho cà phê, điều đạt hiệu quả cao (năng suất tăng 20 - 30% so với đối chứng), được công nhận tiến bộ kỹ thuật. - 02 mô hình tưới nước, kết hợp bón phân qua nước tưới /vùng/cây, qui mô 01 ha/mô hình năng suất tăng tối thiểu 20% so với đối chứng. | 2015-2017 | 5500 | 1500 | 2000 | 2000 |
|
|
9. | Nghiên cứu chọn tạo giống nhãn năng suất, chất lượng cao, chống chịu bệnh chổi rồng cho các tỉnh phía Nam. | Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện KHNN Việt Nam. TS. Nguyễn Văn Hòa | Chọn tạo và phát triển được giống nhãn chống chịu bệnh chổi rồng, có năng suất cao, chất lượng quả ngon, cơm dày, hạt quả ráo, ngọt, thích ứng rộng, phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh phía Nam. | - 04 - 05 dòng nhãn tuyển chọn có năng suất cao, chống chịu khá bệnh chổi rồng. - 01 - 02 dòng nhãn mới, năng suất cao, có cơm dày, hạt nhỏ, có khả năng chống chịu khá bệnh chổi rồng (công nhận cho sản xuất thử); 05 - 10 dòng nhãn có triển vọng được trồng khảo nghiệm. - 1000 - 2000 cây nhãn lai, đột biến trồng ngoài đồng, thích nghi tốt. | 2015-2019 | 4400 | 900 | 1000 | 1000 | 800 | 700 |
10. | Nghiên cứu phòng trừ bệnh đốm nâu hại thanh long cho các tỉnh phía Nam. | Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện KHNN Việt Nam. ThS. Nguyễn Thành Hiếu | Xác định được tác nhân chính gây bệnh đốm nâu và tình hình gây hại thanh long ngoài sản xuất. Xây dựng biện pháp quản lý tổng hợp hiệu quả, bền vững bệnh đốm nâu trên cây thanh long đảm bảo sản xuất an toàn, nâng cao giá trị xuất khẩu. | - Báo cáo hiện trạng dịch hại quan trọng và tác nhân chính gây bệnh đốm nâu hại thanh long. - Báo cáo đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh, gây hại của bệnh đốm nâu và các đối tượng liên quan đến tác nhân gây bệnh đốm nâu. - 02 quy trình quản lý tổng hợp, hiệu quả bền vững bệnh đốm nâu trên cây thanh long (01 quy trình cho vùng Tây Nam Bộ, 01 quy trình cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ), hiệu quả giảm bệnh ≥ 75% so với đối chứng (được công nhận TBKT). - Mô hình canh tác tổng hợp (04 mô hình/4 tỉnh/2 vùng, quy mô 01/ha mô hình. Hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 20% đảm bảo an toàn thực phẩm. | 2015-2017 | 2500 | 800 | 1000 | 700 |
|
|
11. | Nghiên cứu chọn tạo giống chuối có năng suất cao, chất lượng tốt chống chịu bệnh héo vàng (Fusarirum oxysporum) phục vụ nội tiêu và xuất khẩu ở các tỉnh phía Bắc. | Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện KHNN Việt Nam. TS. Nguyễn Văn Dũng | Chọn tạo được giống chuối có năng suất cao, chất lượng quả tốt và có khả năng chống chịu được bệnh héo vàng Fusarium oxysporum trồng thích hợp ở các tỉnh phía Bắc. | - 01 giống chuối tuyển chọn/1 chủng loại (chuối tiêu có năng suất ≥ 45 tấn/ha, chuối tây có năng suất ≥ 35 tấn/ha) có khả năng chống chịu bệnh héo vàng Fusarirum oxysporum trồng phù hợp với điều kiện sinh thái các tỉnh phía Bắc. - 01 dòng chuối được chọn tạo mới/1 chủng loại (chuối tiêu, chuối tây) có tiềm năng năng suất cao, có khả năng chống chịu bệnh héo vàng Fusarirum oxysporum trồng phù hợp với điều kiện sinh thái các tỉnh phía Bắc. - Quy trình công nghệ nhân giống chuối tây. - Quy trình sản xuất quả thương phẩm có hiệu quả kinh tế cao, bền vững cho các giống chuối tiêu, chuối tây mới. - 02 mô hình/vùng cho các giống chuối mới quy mô 01-02ha/mô hình (01mô hình/vùng cho chuối tiêu, năng suất đạt ≥ 45 tấn/ha; 01 mô hình/vùng cho chuối tây, năng suất đạt ≥ 35 tấn/ha). | 2015-2019 | 4700 | 800 | 1200 | 1000 | 1000 | 700 |
12. | Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng giống chè Kim Tuyên, PH10 phục vụ xuất khẩu đáp ứng thị trường Nhật Bản và Đài Loan. | Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc, Viện KHNN Việt Nam. TS. Đặng Văn Thư | Xây dựng được các biện pháp kỹ thuật thâm canh cho giống chè PH10 và Kim Tuyên nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ chế biến các sản phẩm chè xanh, chè Ô Long có giá trị hàng hóa cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, đáp ứng thị trường Nhật Bản và Đài Loan. | - Quy trình kỹ thuật thâm canh cho giống chè PH10 và Kim Tuyên, năng suất tăng 20 - 40%, hàm lượng tanin < 25%, hàm lượng hợp chất thơm ≥ 35 ml KMnO4 0,02N/100g, đường khử ≥3% (được công nhận TBKT). - Quy trình kỹ thuật chế biến các sản phẩm chè xanh, chè Ô Long cho giống chè Kim Tuyên và PH10, sản phẩm có giá trị hàng hóa cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, đáp ứng thị trường Nhật Bản và Đài Loan. - Mô hình thâm canh cho 2 giống chè Kim Tuyên và PH10 tại một số vùng sinh thái, quy mô 01-02ha/mô hình (Phú Thọ, Sơn La và Lâm Đồng) hiệu quả kinh tế của mô hình tăng 20 - 50% so với so với quy trình hiện hành. | 2015 -2018 | 4200 | 800 | 1200 | 1200 | 1000 |
|
13. | Nghiên cứu diễn biến và giải pháp hạn chế, phục hồi môi trường đất trồng lúa bị suy thoái vùng đồng bằng sông Cửu Long. | Viện Môi trường Nông nghiệp Việt Nam. ThS. Hà Mạnh Thắng | - Đánh giá được diễn biến và dự báo xu hướng môi trường đất trồng lúa bị suy thoái vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Đề xuất giải pháp hạn chế và phục hồi đất trồng lúa bị suy thoái phục vụ phát triển bền vững | - Báo cáo phân tích diễn biến chất lượng môi trường đất, nguyên nhân suy thoái và tác động đến sản xuất nông nghiệp. - Báo cáo dự báo xu hướng và mức độ suy thoái chất lượng môi trường đất trồng lúa đến năm 2030. - Đề xuất giải pháp hạn chế và phục hồi môi trường đất trồng lúa bị suy thoái. Áp dụng thí điểm cho 2-3 mô hình phục hồi đất trồng lúa bị suy thoái. - Bộ cơ sở dữ liệu - Quy trình kỹ thuật phục hồi môi trường đất trồng lúa bị suy thoái được Bộ phê duyệt. | 2015-2017 | 3800 | 1000 | 1500 | 1300 |
|
|
II | Chăn nuôi - Thú y |
|
|
| 33850 | 9100 | 13050 | 8300 | 3000 | 400 | |
14. | Nghiên cứu tạo các tổ hợp lai giữa lợn nái Landrace và Yorkshire nhập khẩu từ Đan Mạch với một số lợn đực giống ngoại trong nước | Phân viện Chăn nuôi Nam bộ -Viện Chăn nuôi TS. Nguyễn Hữu Tỉnh | Chọn lọc, ổn định các đặc tính di truyền của nguồn gen nhập khẩu từ Đan Mạch; tạo được dòng nái lai tổng hợp có năng suất sinh sản cao, thích ứng với điều kiện ở Việt Nam; tạo tổ hợp lai thương phẩm có năng suất sinh trưởng và chất lượng thịt cao phục vụ khu vực chăn nuôi công nghiệp. | -Hai dòng lợn thuần Yorkshire và Landrace: quy mô đàn 20 đực/dòng và 100 cái/dòng có các chỉ tiêu sinh sản: số con sơ sinh sống/ổ ≥ 12 con; số con cai sữa/ổ ≥ 11 con; khối lượng cai sữa/ổ ≥ 75,0 kg; số lứa đẻ/lứa/năm ≥ 2,2 lứa. - Tổ hợp nái lai tổng hợp giữa hai dòng Yorkshire và Landrace có năng suất sinh sản: số con sơ sinh sống/ổ ≥ 12,5 con; số con cai sữa/ổ ≥ 11,5 con; khối lượng cai sữa/ổ ≥ 80,0 kg; số lứa đẻ/lứa/năm ≥ 2,2 lứa. - Tổ hợp lai thương phẩm giữa nái lai tổng hợp với Duroc/PiDu có năng suất: tốc độ tăng trọng đạt từ ≥ 800 g/ngày; tiêu tốn thức ăn ≤ 2,5 kgTĂ/kg tăng trọng; tỷ lệ nạc/thịt xẻ ≥ 60%. - Ít nhất 02 công thức lai. - Quy trình chăn nuôi đàn nái thuần phù hợp (được công nhận TBKT). | 2015-2019 | 5100 | 1200 | 1300 | 1500 | 700 | 400 |
15. | Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất một số giống gà nội ở khu vực Nam bộ và Nam Trung bộ | Phân viện Chăn nuôi Nam bộ -Viện Chăn nuôi ThS. Đồng Sỹ Hùng | Nâng cao năng suất thịt và trứng của 3 giống gà nội (gà Tre, gà Nòi, gà Ninh Hòa) lên 15-20% | Chọn lọc được 03 giống gà có các chỉ tiêu như sau: - Gà Ninh Hòa: số lượng: 1.000 con sinh sản hạt nhân; năng suất trứng đạt ≥100 quả/mái năm; khối lượng: 1,5-1,8 kg/con/12 tuần tuổi. - Gà Nòi: số lượng: 300 con sinh sản hạt nhân; năng suất trứng đạt ≥80 quả/mái năm; khối lượng: 1,5-1,7 kg/con/15 tuần tuổi. - Gà Tre: số lượng: 1.000 con sinh sản; năng suất trứng đạt ≥100 quả/mái năm; khối lượng: 0,7-1,0 kg/con/15 tuần tuổi. - Quy trình chăn nuôi phù hợp (được công nhận TBKT). | 2015-2018 | 3000 | 700 | 1000 | 800 | 500 |
|
16. | Nghiên cứu giải pháp kiểm soát một số chất cấm sử dụng trong chăn nuôi. | Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm và kiểm định giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi - Cục Chăn nuôi ThS. Nguyễn Xuân Dương | Nâng cao năng lực quản lý chất cấm trong chăn nuôi, trong đó: - Xây dựng được chương trình kiểm soát một số chất cấm trong chăn nuôi. - Hoàn thiện thể chế quản lý các chất cấm clenbuterol, sabutamol, raptopamine, choloramphenicol, Nitrofural. | - Báo cáo đánh giá thực trạng sử dụng và kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi. - Báo cáo rà soát và đề xuất danh mục chất cấm sử dụng trong chăn nuôi đảm bảo ATVSTP và hài hòa Quốc tế. - Xây dựng chương trình khung kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi. - Đề xuất thể chế quản lý chất cấm trong chăn nuôi. | 2015-2016 | 2200 | 1000 | 1200 |
|
|
|
17. | Nghiên cứu chọn tạo 4 dòng vịt chuyên trứng theo phương thức nuôi nhốt | Viện Chăn nuôi ThS. Vương Thị Lan Anh | Chọn lọc nâng cao năng suất trứng của 2 dòng vịt TC lên 3 - 5 quả; tạo 2 dòng vịt mới có năng suất trứng 275 - 285quả/mái/năm; cung cấp con giống vịt siêu trứng có năng suất cao theo hệ thống giống đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. | Chọn tạo được 04 dòng vịt chuyên trứng nuôi nhốt có các chỉ tiêu như sau: - Dòng trống TC1 có tuổi đẻ 17-18 tuần, năng suất trứng ≥ 285 quả/mái/năm, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ≤ 2,2 kg, khối lượng trứng 60 - 70 g/quả. - Dòng mái TC2 có tuổi đẻ 18-19 tuần, năng suất trứng ≥ 280 quả/mái/năm, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ≤ 2,2 kg, khối lượng trứng 60 - 70 g/quả. - Dòng trống TsC1: có tuổi đẻ 17-18 tuần, năng suất trứng ≥ 280 quả/mái/năm, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ≤ 2,15 kg, khối lượng trứng 60 - 68g/quả. - Dòng mái TsC2 có tuổi đẻ 18-19 tuần, năng suất trứng ≥ 275 quả/mái/năm, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ≤ 2,15 kg, khối lượng trứng 60 - 68 g/quả. - Quy trình chăn nuôi phù hợp (được công nhận TBKT). | 2015-2018 | 1900 | 500 | 700 | 400 | 300 |
|
18. | Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và ứng dụng các kỹ thuật mới nhằm nâng cao tỷ lệ sinh sản và khối lượng của trâu | Viện Chăn nuôi TS. Nguyễn Công Định | Nâng cao được tầm vóc, khối lượng và cải thiện khả năng sinh sản để góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi trâu ở các tỉnh miền núi và trung du. | - Quy trình thụ tinh nhân tạo cho trâu hiệu quả, đạt tỷ lệ có chửa của đàn trâu cái trên 50% (được công nhận TBKT). - Kỹ thuật nâng cao hiệu quả sinh sản của trâu. - 500 nghé được tạo ra bằng thụ tinh nhân tạo và 500 nghé được tạo ra từ những đực giống tốt (phối giống trực tiếp) có khối lượng cơ thể cao hơn so với đàn đại trà 10-15%. - 100 cán bộ dẫn tinh viên được đào tạo nâng cao. | 2015-2018 | 5500 | 1400 | 1600 | 1500 | 1000 |
|
19. | Nghiên cứu chọn lọc giống ong ngoại (Apis mellifera) và kỹ thuật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mật ong | Viện Chăn nuôi TS. Phạm Đức Hạnh | Nâng cao được năng suất mật và sản phẩm mật ong của ong ngoại lên 10 -15%. | Tuyển chọn được 03 dòng ong có các chỉ tiêu như sau: Thế đàn ong ≥ 8 cầu/đàn; Lượng ong thợ của đàn ong ≥ 2,2kg/đàn; Tỷ lệ cận huyết của đàn ong ≤ 8; Năng suất mật của đàn ong ≥ 40 kg/đàn /năm; Năng suất sáp ong ≥ 0,8 kg/đàn/năm; Năng suất phấn hoa ≥ 0,4 kg/đàn/năm; Hệ số đàn ong giống sản xuất ra/năm ≥ 1,4. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc ong ngoại cho năng suất mật cao hơn 10-15% so với năng suất các đàn ong hiện có (được công nhận TBKT). | 2015-2018 | 2600 | 700 | 900 | 500 | 500 |
|
20. | Nghiên cứu công nghệ sản xuất vòng tẩm progesterone đặt âm đạo góp phần nâng cao khả năng sinh sản ở bò | Học viện Nông nghiệp Việt Nam TS. Sử Thanh Long | Sản xuất được vòng tẩm progesterone góp phần nâng cao tỷ lệ sinh sản ở bò | - Quy trình sản xuất và sử dụng vòng tẩm progesterone (được công nhận TBKT). - Sản xuất được 500 vòng chứa progesterone có chất lượng tương đương vòng nhập ngoại, có hiệu quả điều hòa sinh sản ở bò, giá thành hợp lý rẻ hơn sản phẩm cùng loại nhập khẩu 20%. - Báo cáo hiệu quả sử dụng vòng chứa progesterone trong việc nâng cao khả năng sinh sản của bò. | 2015-2017 | 3500 | 1200 | 1500 | 800 |
|
|
21. | Nghiên cứu bệnh xoắn khuẩn trên lợn ở một số tỉnh trung du và miền núi phía bắc, xây dựng biện pháp phòng chống thích hợp | Viện Thú y Ths. Nguyễn Xuân Huyên | Xác định được tình hình dịch bệnh xoắn khuẩn trên đàn lợn tại một số địa phương Trung du và miền núi phía Bắc, chẩn đoán phân biệt được với bệnh do Aflatoxin gây ra và xây dựng được biện pháp phòng chống thích hợp | - Báo cáo tình hình dịch bệnh, tỷ lệ lưu hành các serovar Leptospira trên đàn lợn nuôi tại một số địa phương Trung du và miền núi phía Bắc. - Quy trình chẩn đoán phân biệt được với bệnh do nhiễm độc độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi (được công nhận TBKT). - Đề xuất bổ sung được một số các serovar Leptospira thích hợp cho việc sản xuất vacxin. - Đề xuất được biện pháp tổng hợp để phòng chống dịch bệnh có hiệu quả và đảm bảo an toàn thực phẩm. | 2015-2017 | 2000 | 500 | 900 | 600 |
|
|
22. | Nghiên cứu áp dụng công nghệ chọn lọc bằng chỉ thị phân tử nhằm nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire | Học viện Nông nghiệp Việt Nam PGS.TS. Vũ Đình Tôn | Chọn tạo được đàn lợn nái Landrace và Yorkshire có năng suất sinh sản cao hơn hiện tại 10%. | - Quy trình chọn lọc lợn cái và đực hậu bị làm giống có kiểu gen mong muốn (gen có tác động cải thiện về năng suất sinh sản, thể trạng và kéo dài thời gian sử dụng lợn nái) (được công nhận TBKT); - Chọn được >100 nái có năng xuất sinh sản cao hơn hiện tại 10% (số con đẻ ra sống/lứa >11 con; số con cai sữa/lứa > 10 con; số lứa đẻ/nái/năm >2,2 lứa). | 2015-2017 | 3700 | 900
| 1800
| 1000 |
|
|
23. | Nghiên cứu bệnh suy giảm hô hấp (Ornithobacterium rhinotracheale-ORT) ở gà, xác định căn bệnh và xây dựng các biện pháp phòng chống | Học viện Nông nghiệp Việt Nam PGS.TS. Chu Đức Thắng | Xác định được nguyên nhân gây bệnh, tỷ lệ lưu hành và tính mẫn cảm thuốc để cung cấp cơ sở khoa học cho giải pháp phòng trị.
| - Quy trình chẩn đoán bệnh ORT tổng hợp (được công nhận TBKT); - Quy trình phòng trị bệnh ORT tổng hợp (được công nhận TBKT) - Bảng danh mục kháng sinh mẫn cảm với vi khuẩn ORT. - Báo cáo tỷ lệ lưu hành bệnh ORT trên các đàn gà chăn nuôi tập trung tại một số tỉnh phía Bắc - Bảng dữ liệu về đặc điểm bệnh lý của gà mắc ORT. - Bảng dữ liệu đặc tính sinh vật hóa học của các chủng vi khuẩn ORT. | 2015-2017 | 2250 | 500 | 1150
| 600 |
|
|
24. | Nghiên cứu bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm (Histomonosis) ở gà nuôi thả vườn tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam và giải pháp phòng chống | Học viện Nông nghiệp Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ | -Xác định được căn nguyên gây bệnh, đường truyền lây, các triệu chứng lâm sàng, đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm. -Xây dựng được quy trình chẩn đoán chính xác, quy trình phòng, trị bệnh hiệu quả, dễ áp dụng trong thực tiễn, giảm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi | - Quy trình chẩn đoán bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm trên gà (được công nhận TBKT); - Quy trình phòng và trị bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm (được công nhận TBKT); - Danh mục loài Histomonas ở gà thả vườn tại vùng nghiên cứu; - Sổ tay hướng dẫn cách phòng, trị bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm trên gà cho người chăn nuôi. | 2015-2017 | 2100 | 500 | 1000 | 600 |
|
|
III | Thủy sản |
|
|
|
| 21500 | 4200 | 12000 | 5300 |
|
|
25. | Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất thức ăn nuôi phát dục tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) bố mẹ. | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, ThS. Cao Văn Hạnh | Có được quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm trùng huyết (Marphysa mossambica), rươi (Tylorrhynchus heterochaetus) làm thức ăn nuôi phát dục tôm thẻ chân trắng bố mẹ | - Quy trình công nghệ sản xuất giống trùng huyết: tỷ lệ trùng huyết bố mẹ thành thục >70%, tỷ lệ đẻ >10%, tỷ lệ sống đến giai đoạn giống (>1,0cm) >10%, con giống 1.000.000 con - Quy trình công nghệ nuôi trùng huyết làm thức ăn nuôi phát dục tôm thẻ chân trắng trong bể: tỷ lệ sống >70%, năng suất đạt 1,0kg/m2, trong ao: tỷ lệ sống >60%, năng suất đạt 0,3tấn/ha; 1.000kg trùng huyết làm thức ăn nuôi phát dục tôm thẻ chân trắng, cỡ >10cm. - Quy trình công nghệ sản xuất giống rươi: tỷ lệ rươi bố mẹ thành thục >70%, tỷ lệ đẻ >10%, tỷ lệ sống đến giai đoạn giống (>1,0cm) >10%, con giống 1.000.000 con. - Quy trình công nghệ nuôi rươi làm thức ăn nuôi phát dục tôm thẻ chân trắng trong bể: tỷ lệ sống >70%, năng suất đạt 0,5kg/m2; trong ao: tỷ lệ sống >60%, năng suất đạt 0,3tấn/ha; 1.000kg rươi làm thức ăn nuôi phát dục tôm thẻ chân trắng, cỡ >5cm. - Qui trình kỹ thuật sơ chế, bảo quản trùng huyết và rươi làm thức ăn nuôi phát dục tôm thẻ chân trắng. - Các qui trình kỹ thuật nêu trên được công nhận TBKT | 2015-2017 | 5600 | 1000 | 3000 | 1600 |
|
|
26. | Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật và quản lý phòng trị hiệu quả bệnh sữa trên tôm hùm nuôi lồng | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, TS. Võ Văn Nha | Có được giải pháp kỹ thuật và quản lý phòng, trị hiệu quả bệnh sữa trên tôm hùm nuôi lồng | - Chủng vi sinh vật gây bệnh và điều kiện phát sinh dịch bệnh sữa trên tôm hùm nuôi. - Qui trình phòng trị hiệu quả bệnh sữa trên tôm hùm nuôi được công nhận tiến bộ kỹ thuật. - Qui trình kỹ thuật nuôi và quản lý vùng nuôi phòng, trị bệnh sữa trên tôm hùm nuôi lồng hiệu quả (năng suất 4kg/1m2/vụ, không xuất hiện bệnh sữa so với lồng nuôi truyền thống), được công nhận TBKT - 02 mô hình áp dụng giải pháp (30 ô lồng/mô hình x 4m2/ô lồng, năng suất 4kg/1m2/vụ, tỷ lệ sống >90%, không xuất hiện bệnh sữa so với lồng nuôi truyền thống, 960kg tôm hùm thương phẩm, cỡ >600g/con). | 2015-2017 | 4400 | 800 | 2400 | 1200 |
|
|
27. | Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và quản lý kiểm soát hiệu quả bệnh sưng vòi trên tu hài nuôi | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, TS. Đặng Thị Lụa | Đề xuất được các giải pháp kỹ thuật và quản lý kiểm soát hiệu quả bệnh sưng vòi trên tu hài nuôi nhằm phát triển nghề nuôi tu hài bền vững | - Quy trình chẩn đoán nhanh bệnh sưng vòi trên tu hài nuôi. - Quy trình kỹ thuật và quản lý nuôi tu hài phòng bệnh sưng vòi được HĐ nghiệm thu cấp Bộ đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật - Mô hình nuôi ứng dụng quy trình nuôi 1.000 rổ, sản lượng 2.000kg tu hài thương phẩm, cỡ >70g/con không mắc bệnh sưng vòi. | 2015-2017 | 3000 | 800 | 1400 | 800 |
|
|
28. | Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương ở vùng biển Việt Nam | Viện Nghiên cứu Hải sản, ThS. Nguyễn Duy Thành | Đưa ra được các giải pháp kỹ thuật ứng dụng công nghệ viễn thám và sinh học để nâng cao độ tin cậy của dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương (T. Obesus, T. albacores và K. pelamis) ở vùng biển Việt Nam | - Phân bố theo không gian và thời gian của cá ngừ đại dương ở biển Việt Nam (dựa trên các dữ liệu có sẵn) và tri thức bản địa. - Mối quan hệ giữa phân bố cá ngừ đại dương với nhiệt độ, chlorophyll A, chất dinh dưỡng và một số yếu tố môi trường khác. - Báo cáo kỹ thuật giải đoán ảnh viễn thám từ các nguồn khác nhau phục vụ dự báo vùng phân bố cá ngừ đại dương. - Mô hình và phần mềm dự báo phân bố ngư trường khai thác cá ngừ đại dương có độ chính xác > 70%. | 2015-2017 | 5000 | 800 | 2500 | 1700 |
|
|
29. | Nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống của tôm Hùm giống giai đoạn ương nuôi | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, ThS. Đinh Tấn Thiện | Nâng cao hiệu quả, tận dụng tối đa nguồn lợi tự nhiên; Tạo nguồn tôm hùm ương có chất lượng tốt phục vụ cho nuôi tôm hùm thương phẩm, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm lồng | - Quy trình công nghệ ương nuôi tôm Hùm giống (từ tôm trắng lên giống): đạt tỷ lệ sống trên 85%; phòng ngừa bênh thường gặp (được công nhận TBKT). - Các giải pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống, kiểm soát môi trường và dịch bệnh trong ương/nuôi tôm hùm giống. - Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng thức ăn giai đoạn ương nuôi tôm Hùm giống. - Hướng dẫn thiết kế, lựa chọn địa điểm và cách thức đặt lồng ương nuôi. - Mô hình áp dụng quy trình: tỷ lệ sống 85%; thời gian ương 4 tháng; 10.000 con giống cỡ 4-5g/con (sau 4-5 lần lột xác). | 2015-2016 | 3500 | 800 | 2700 |
|
|
|
IV | Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch |
| 10330 | 3200 | 5230 | 1900 |
|
| |||
30. | Nghiên cứu cải tiến công nghệ và thiết bị sản xuất muối sạch phơi nước phân tán tại ĐBSCL | Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ STH ThS. Phạm Ngọc Tuyên | - Cải tiến được công nghệ và thiết bị sản xuất muối sạch nâng cao năng suất tối thiểu 20%; - Tạo được liên kết sản xuất xây dựng vùng muối phơi nước phân tán có quy mô lớn, áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến nâng cao năng suất chất lượng, giá trị thương phẩm của muối đảm bảo ATTP; - Nâng cao thu nhập cho diêm dân, bảo đảm phát triển sản xuất muối bền vững. | - Quy trình công nghệ cải tiến sản xuất muối sạch tại vùng phơi nước phân tán (được công nhận TBKT) đạt các tiêu chí: + Năng suất tăng tối thiểu 20%, giảm cường độ lao động; + GTGT của muối phơi nước tăng trên 30%; + Chủ động đối phó với điều kiện BĐKH ở ĐBSCL. - Mô hình liên kết sản xuất trên đồng ruộng giữa các hộ diêm dân ứng dụng kết quả nghiên cứu, qui mô tối thiểu 10 ha; - 1000 tấn muối sạch sản xuất theo công nghệ cải tiến đạt chất lượng: + Hàm lượng NaCl ≥95%; + Tỷ lệ tạp chất không tan ≤ 0,15%. | 2015-2017 | 4030 | 1000 | 1930 | 1100 |
|
|
31. | Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy bón phân viên nén kết hợp với sạ hàng trong canh tác lúa tại các tỉnh phía Bắc | Công ty TNHH MTV Cơ khí Tuyết Thành Nguyễn Đức Thành | Có được máy bón phân (viên nén) kết hợp với sạ hàng lúa liên hợp với máy kéo công suất nhỏ (6-8Hp), phù hợp với điều kiện canh tác ở các tỉnh phía Bắc. | - Quy trình canh tác lúa phù hợp với việc ứng dụng máy bón phân dạng viên nén kết hợp với sạ hàng (được công nhận TBKT); - 01 bộ hồ sơ thiết kế, chế tạo máy; - 02 mẫu máy bón phân dạng viên nén kết hợp với sạ hàng phù hợp với điều kiện sản xuất lúa các tỉnh phía Bắc, đạt các chỉ tiêu sau: + Công suất: 6-8 Hp; + Năng suất: 0,15 ha/h. - 02 mô hình ứng dụng, quy mô tối thiểu 02 ha/mô hình: Giảm được 30-35 nhân công lao động/ha (so với lao động thủ công) và tăng năng suất lúa ít nhất 10%. | 2015-2016 | 1200 | 700 | 500 |
|
|
|
32. | Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CAS (Cells Alive System) trong bảo quản một số loại quả xuất khẩu chủ lực (nhãn, xoài, thanh long) | Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ STH ThS. Nguyễn Mạnh Hiểu | - Xác định được các thông số cần thiết cho bảo quản một số loại quả (nhãn, xoài, thanh long) bằng công nghệ CAS; - Đánh giá được khả năng ứng dụng công nghệ CAS trong thực tiễn bảo quản quả ở Việt Nam. | - Quy trình công nghệ bảo quản CAS đối với nhãn, xoài, thanh long quy mô 1,5-2 tấn sản phẩm (được công nhận là TBKT); - 500kg sản phẩm mỗi loại quả (nhãn, xoài, thanh long) bảo quản theo công nghệ CAS đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; - Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ CAS trong thực tiễn bảo quản quả ở Việt Nam. | 2015-2017 | 2200 | 700 | 1300 | 200 |
|
|
33. | Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm Aminoethoxyvinylglycine (AVG) ức chế sinh tổng hợp ethylene từ vi khuẩn Streptomyces sp. để kéo dài thời gian thu hoạch quả tươi | Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ STH ThS. Nguyễn Văn Nguyện | - Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm Aminoethoxyvinylglycine (AVG) ức chế sinh tổng hợp ethylene từ vi khuẩn Streptomyces sp. quy mô pilot. - Ứng dụng chế phẩm AVG tạo ra trong giai đoạn cận thu hoạch nhằm duy trì chất lượng và kéo dài thời gian thu hoạch quả tươi. | - 01 quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm AVG dạng bột quy mô 0,5kg/mẻ (được công nhận TBKT); - 05 kg chế phẩm AVG dạng bột có hàm lượng hoạt chất tối thiểu 10% đảm bảo chất lượng thương mại và ATTP; - Hướng dẫn sử dụng chế phẩm giai đoạn cận thu hoạch cho quả cam; - 01 mô hình ứng dụng chế phẩm AVG tạo ra ở giai đoạn cận thu hoạch cho quả cam ở quy mô 1-2 ha, duy trì chất lượng quả và kéo dài thời gian thu hoạch 50-60 ngày. | 2015-6/2017 | 2900 | 800 | 1500 | 600 |
|
|
V | Kinh tế-Chính sách |
|
|
| 5600 | 4400 | 1200 |
|
|
| |
34. | Nghiên cứu đề xuất mô hình, chính sách và giải pháp phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất-tiêu thụ sản phẩm ngành chăn nuôi ở Việt Nam. | Trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp và PTNT 2 TS. Bảo Trung | Đề xuất mô hình, chính sách và giải pháp phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất-tiêu thụ sản phẩm ngành chăn nuôi ở Việt Nam | - Cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình, chính sách và giải pháp phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất-tiêu thụ sản phẩm ngành chăn nuôi. - Thực trạng các mô hình, chính sách và giải pháp liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong ngành chăn nuôi của Việt. - Đề xuất mô hình, chính sách và giải pháp phát triển hợp tác, liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành chăn nuôi. | 2015-2016 | 1100 | 600 | 500 |
|
|
|
35. | Nghiên cứu tác động của việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại đến ngành chăn nuôi trong nước. | Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT TS. Đặng Kim Khôi | Phân tích tác động của việc VN tham gia các các hiệp định thương mại tới ngành chăn nuôi trong nước và đề xuất chính sách, giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi. | - Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại đến ngành chăn nuôi trong nước. - Thực trạng thực thi các hiệp định thương mại Việt Nam tham gia đối với ngành chăn nuôi thời gian qua. - Phân tích tác động của việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại đến ngành chăn nuôi trong nước. - Đề xuất bổ sung, hoàn thiện chính sách và giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại đến ngành chăn nuôi trong nước. | 2015-2016 | 1100 | 800 | 300 |
|
|
|
36. | Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp khuyến khích chế biến sâu một số nông sản chủ lực của Việt Nam (lúa gạo, cao su, cá tra). | Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam. PGS.TS. Quyền Đình Hà | Đề xuất chính sách và giải pháp khuyến khích chế biến sâu một số nông sản chủ lực của Việt Nam (lúa gạo, cao su, cá tra). | - Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách và giải pháp khuyến khích chế biến sâu nông sản. - Thực trạng, chính sách và giải pháp khuyến khích chế biến sâu một số nông sản chủ lực của Việt Nam (lúa gạo, cao su, cá tra). - Đề xuất bổ sung, hoàn thiện chính sách và giải pháp khuyến khích chế biến sâu một số nông sản chủ lực của Việt Nam (lúa gạo, cao su, cá tra).
| 2015-2016 | 1150 | 600 | 550 |
|
|
|
37. | Nghiên cứu thực trạng và đề xuất chính sách, giải pháp thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc. | Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT TS. Nguyễn Trung Kiên | Đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách, giải pháp thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc. | - Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách và giải pháp thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc. - Thực trạng thương mại nông sản Việt Nam- Trung Quốc trong những năm qua. - Thực trạng các chính sách và giải pháp về thương mại nông sản giữa Việt Nam -Trung Quốc. - Đề xuất bổ sung, hoàn thiện chính sách và giải pháp thương mại nông sản Việt Nam -Trung Quốc. | 2015 | 1150 | 1150 |
|
|
|
|
38. | Nghiên cứu đề xuất chính sách thúc đẩy đối tác công tác công tư (PPP) trong nông nghiệp. | Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT ThS. Phùng Giang Hải | Đề xuất chính sách thúc đẩy đối tác công - tư trong nông nghiệp.
| - Cơ sở lý luận và thực tiễn về đối tác công tư (PPP) và chính sách thúc đẩy đối tác công tư trong nông nghiệp. - Thực trạng đối tác công tư và chính sách đối với đối tácc công tư trong nông nghiệp ở VN thời gian qua; - Đề xuất chính sách thúc đẩy đối tác công - tư trong trong nông nghiệp ở Việt nam thời gian tới. | 2015 | 1250 | 1250 |
|
|
|
|
VI | Lâm nghiệp |
|
|
|
| 20200 | 5000 | 8900 | 2550 | 2150 | 1600 |
39. | Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới. | Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Huy Sơn | Xác định được giống và hệ thống các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng gỗ lớn các giống Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm đã được công nhận trên đất trồng mới để áp dụng vào thực tiễn phục vụ tái cơ cấu ngành. | + Công nhận mở rộng ít nhất 1 giống Keo tai tượng, 2 giống Keo lai, 2 giống Keo lá tràm đã được công nhận trên đất trồng mới cho mỗi vùng trồng rừng chính (Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ) đảm bảo năng suất rừng trồng tối thiểu đạt 20m3/ha/năm cho Keo lai và Keo tai tượng; 15m3/ha/năm cho Keo lá tràm. + Quy trình kỹ thuật tổng hợp trồng rừng cung cấp gỗ lớn các loài Keo trên đất trồng mới (Giống TBKT, lập địa, xử lý thực bì, làm đất, kỹ thuật trồng rừng, phòng trừ sâu bệnh hại, chăm sóc, nuôi dưỡng, bón phân…) đảm bảo năng suất rừng trồng tối thiểu đạt 20m3/ha/năm đối với Keo lai và Keo tai tượng; 15m3/ha/năm đối với Keo lá tràm. + Mô hình khảo nghiệm giống trên đất trồng mới cho 3 loài Keo: 9 ha tại Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ + Mô hình thí nghiệm kỹ thuật trồng rừng trên đất trồng mới cho 3 loài Keo: 31 ha tại Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ + Các giải pháp phát triển mở rộng mô hình. | 2015-2019 | 5500 | 1000 | 2500 | 750 | 750 | 500 |
40. | Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng Mỡ (Manglietia conifera Blume) có năng suất cao cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
| Trường Đại học Lâm nghiệp PGS.TS. Bùi Thế Đồi | - Chọn được giống (xuất xứ, gia đình, cây trội) có năng suất gỗ vượt ít nhất 10% so với sản xuất hiện nay. - Chọn được lập địa và hệ thống kỹ thuật trồng rừng thâm canh có năng suất cao và hạn chế sâu bệnh để cung cấp gỗ lớn.
| - Chọn được ít nhất 2 xuất xứ tốt; 50 cây trội có triển vọng và 5 gia đình có triển vọng cho mỗi vùng. - Xác định được lập địa thích hợp để trồng rừng Mỡ tại ba vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. - Hướng dẫn kỹ thuật tổng hợp trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ lớn đạt năng suất cao - Hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu hại Mỡ. - Mô hình khảo nghiệm xuất xứ kết hợp khảo nghiệm hậu thế và vườn giống: 9 ha tại 3 vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ (mỗi vùng 3 ha). - Mô hình thí nghiệm về kỹ thuật trồng rừng Mỡ: 21 ha tại 3 vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. - Mô hình thí nghiệm tỉa thưa: 6 ha tại 3 vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. - Các giải pháp phát triển rừng trồng Mỡ cho năng suất cao để cung cấp gỗ lớn. | 2015-2019 | 4300 | 1000 | 1500 | 800 | 400 | 600 |
41. | Nghiên cứu đề xuất mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ rừng trồng.
| Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TS. Hoàng Liên Sơn | Đề xuất được mô hình liên kết phù hợp và các giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ rừng trồng.
| - Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị gỗ và sản phẩm gỗ rừng trồng. - Báo cáo đánh giá thực trạng các hình thức và mô hình liên kết trong từng khâu theo chuỗi giá trị từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ rừng trồng (thành công, thất bại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm). - Báo cáo phân tích ảnh hưởng của chính sách (đất đai, đầu tư - tín dụng và chia sẻ lợi ích) đến sự hình thành và vận hành một số mô hình liên kết trong sản xuất kinh doanh gỗ và sản phẩm rừng trồng. - Đề xuất được ít nhất 03 mô hình liên kết có giá trị gia tăng cao và các giải pháp, chính sách thúc đẩy mô hình. | 2015-2016 | 2000 | 1000 | 1000 |
|
|
|
42. | Nghiên cứu công nghệ tạo chất phủ bề mặt ván nhân tạo. | Trường Đại học Lâm nghiệp PGS.TS. Cao Quốc An | Tạo được 02 chủng loại chất phủ bề mặt (01 dòng sơn PU, 01 dòng sơn Alkyde) tạo đạt chất lượng tương đương sản phẩm nhập khẩu và xác định được kỹ thuật phủ mặt ván nhân tạo, đảm bảo giảm chi phí sản xuất tối thiểu 10%. | - Quy trình công nghệ tạo chất phủ và kỹ thuật phủ mặt ván nhân tạo (Ván ghép thanh và MDF) bằng chất phủ được tạo ra, đảm bảo: + Các chỉ tiêu kỹ thuật của chất phủ (khả năng chịu mài mòn, độ bám dính, độ bền va đập, độ bóng, chỉ tiêu môi trường,...) phải phù hợp với TCVN hiện hành và được công nhận tiến bộ kỹ thuật. + Giảm chi phí sản xuất tối thiểu 10%. - Được chuyển giao công nghệ cho 01 đơn vị sản xuất đồ mộc xuất khẩu. - 200 kg cho mỗi loại chất phủ. - 100 m2 ván ghép thanh và 100 m2 ván MDF đã được phủ mặt. | 2015-2016 | 2900 | 1000 | 1900 |
|
|
|
43. | Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Mắm biển (Avicennia marina), Đâng (Rhizophora stylosa), Đưng (Rhizophora mucronata) và Bần trắng (Sonneratia alba) trên các dạng lập địa chính vùng ven biển miền Trung, các đảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ. | Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam ThS. Hoàng Văn Thơi | Chọn được giống/loài và xác định được kỹ thuật gây trồng các loài cây triển vọng có khả năng phòng hộ cao, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển miền Trung, các đảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ. | - Chọn được ít nhất 1 xuất xứ tốt/loài/vùng có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt hơn trồng rừng phòng hộ thông thường tối thiểu 15% cho vùng ven biển miền Trung, các đảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ. - Báo cáo mức độ ảnh hưởng của thể nền, độ mặn, độ ngập, tác động của sóng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của các loài cây trồng. - Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng các loài cây lựa chọn trên các lập địa chính tại vùng ven biển miền Trung, các đảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ. - Mô hình khảo nghiệm xuất xứ cho 4 loài cây: 03 ha tại vùng ven biển miền Trung, các đảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ. - Mô hình bổ sung thí nghiệm các biện pháp kỹ thuật gây trồng: 05 ha tại vùng ven biển miền Trung và các đảo Nam Bộ. - Mô hình thí nghiệm trồng rừng áp dụng kết quả của giai đoạn 1: 02 ha tại các đảo Nam Trung bộ. - Chăm sóc, theo dõi thí nghiệm giai đoạn 1: 02 ha tại Côn Đảo. | 2015-2019 | 5500 | 1000 | 2000 | 1000 | 1000 | 500 |
VII | Thủy lợi |
|
|
|
| 32100 | 10000 | 14500 | 7600 |
|
|
44. | Nghiên cứu dự báo hạn hán và giải pháp quản lý sử dụng nước hợp lý phục vụ sản xuất nông nghiệp khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên | Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam ThS. Vũ Hải Nam | - Xây dựng được khung và hệ thống thông tin phục vụ dự báo, cảnh báo hạn hán với thời hạn dự báo đến 6 tháng; - Đề xuất được các giải pháp hỗ trợ quản lý hạn hán và sử dụng nước hợp lý cho phát triển sản xuất nông nghiệp khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên | - Khung quản lý hạn theo các lưu vực sông Nam Trung bộ và Tây nguyên. - Bộ công cụ hỗ trợ dự báo quản lý hạn và sản xuất nông nghiệp (Mô hình dự báo hạn, mô hình thủy văn thủy lực, mô hình tính thiệt hại,…) theo lưu vực sông, đáp ứng yêu cầu dự báo hạn đến 6 tháng, chi tiết ô lưới 15x15km, độ phân giải thời gian 10 ngày (theo mô hình khí hậu toàn cầu và khí hậu vùng kết hợp với hiệu chỉnh sai số cho phép). - Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dự báo, cảnh báo hạn hán: bản đồ khu vực hạn hán theo các lưu vực sông, đánh giá thiệt hại do hạn hán, đồ thị, các file dữ liệu, bản tin, báo cáo,… với thời hạn dự báo đến 6 tháng. - Giải pháp cấp nước phù hợp với tiềm năng nguồn nước hoặc đề xuất điều chỉnh/thay đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước theo dự báo. - Áp dụng thử nghiệm khung, bộ công cụ dự báo quản lý hạn và sản xuất nông nghiệp cho lưu vực sông Kone - Hà Thành. - Giải pháp hỗ trợ quản lý vận hành hệ thống công trình trong quản lý hạn hán (hạn hán tiềm năng và hạn cục bộ) theo khả năng nguồn nước (được Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp thuận). | 2015-6/2017 | 3900 | 1000 | 2000 | 900 |
|
|
45. | Dự báo xu thế biến đổi lòng dẫn, sự hạ thấp mực nước và đề xuất giải pháp khắc phục, khai thác hiệu quả công trình thủy lợi (cống qua đê, trạm bơm tưới và công trình bảo vệ bờ) trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình | Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sống biển - Viện KHTL VN; PGS.TS Nguyễn Ngọc Quỳnh | - Dự báo xu thế và đánh giá các tác động của biến đổi lòng dẫn, sự hạ thấp mực nước hệ thống sông Hồng - Thái Bình đến các công trình thủy lợi (cống qua đê, trạm bơm tưới và công trình bảo vệ bờ). - Đề xuất được các giải pháp tổng hợp (quy hoạch chỉnh trị, quản lý, công trình, giám sát,...) nhằm khắc phục các tác động bất lợi của biến đổi lòng dẫn, sự hạ thấp mực nước hệ thống sông Hồng - Thái Bình đến công trình thủy lợi (cống qua đê, trạm bơm tưới và công trình bảo vệ bờ). | - Báo cáo hiện trạng diễn biến lòng dẫn (đặc biệt đối với hiện tượng hạ thấp lòng dẫn), sự hạ thấp mực nước hệ thống sông Hồng - Thái Bình giai đoạn 2001-2013. - Dự báo xu thế và đánh giá tác động của biến đổi lòng dẫn, hạ thấp mực nước (mùa kiệt và mùa lũ) đến hệ thống công trình thủy lợi (đi sâu đánh giá tác động đến các cống qua đê, trạm bơm tưới và công trình bảo vệ bờ) đến 2030. - Giải pháp (quy hoạch chỉnh trị, quản lý, công trình,...) khắc phục và giảm thiểu các tác động bất lợi của biến đổi lòng dẫn, sự hạ thấp mực nước hệ thống sông Hồng - Thái Bình. - Quy trình và phương pháp giám sát, đánh giá hàng năm về biến đổi lòng dẫn hệ thống sông Hồng - Thái Bình (được Bộ ban hành áp dụng). | 2015-6/2017 | 4300 | 1500 | 1800 | 1000 |
|
|
46. | Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, công nghệ xử lý và cấp thoát nước (mặt, ngọt) chủ động cho các khu nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung vùng ven biển Bắc Trung Bộ | Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường - Viện KHTL VN; ThS. Hà Văn Thái | Đề xuất được các giải pháp, công nghệ cấp nước (mặn ngọt) và thoát nước chủ động, xử lý nước cho khu nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung vùng ven biển Bắc Trung Bộ. | - Đánh giá thực trạng hạ tầng kỹ thuật thủy lợi (cấp, thoát và xử lý nước) và môi trường trong nuôi trồng thủy sản ven biển Bắc Trung Bộ. - Giải pháp, công nghệ cấp, thoát nước cho các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung vùng ven biển Bắc Trung Bộ. - Giải pháp, công nghệ trong xử lý nước cho các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung vùng ven biển Bắc Trung Bộ. - Giải pháp cơ chế chính sách trong đầu tư và quản lý vận hành nhằm phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản (tôm thẻ chân trắng) ở vùng nghiên cứu. - Hướng dẫn thiết kế 02 mô hình (vùng triều và trên cát) giải pháp cấp - thoát, xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng (được Bộ chấp nhận). - Áp dụng thử nghiệm 02 mô hình (vùng triều và trên cát) vào thực tế; quy mô mỗi mô hình trên 1,0ha. | 2015-6/2017 | 3200 | 1000 | 1500 | 700 |
|
|
47. | Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ | Trương Đại học Thủy lợi; TS. Lê Trung Thành | Đề xuất được các giải pháp công nghệ tổng hợp bổ cập nước ngầm, thu trữ nước mặt và chế độ tưới, kỹ thuật tiết kiệm nước cho cây điều vùng Đông Nam Bộ nhằm nâng cao năng suất. | - Giải pháp tạo nguồn, thu trữ nước mặt phân tán với chi phí thấp, thân thiện môi trường vùng vùng Đông Nam Bộ. - Quy trình công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây điều vùng Đông Nam Bộ đảm bảo tăng năng suất trên 20% và tiết kiệm trên 20% nước tưới so với biện pháp thâm canh đại trà. - 01 mô hình thí điểm ứng dụng giải pháp công nghệ tổng hợp bổ cập nước ngầm, thu trữ nước mặt phân tán và sử dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước chi phí thấp, thân thiện môi trường cho cây điều vùng Đông Nam Bộ quy mô trên 1,0ha. - Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật ứng dụng các giải pháp công nghệ tổng hợp bổ cập nước ngầm, thu trữ nước mặt phân tán (được Bộ ban hành áp dụng). - Sổ tay hướng dẫn chế độ tưới và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước phù hợp cho cây điều vùng Đông Nam Bộ (được Bộ ban hành áp dụng). | 2015-6/2017 | 2800 | 1000 | 1000 | 800 |
|
|
48. | Nghiên cứu đề xuất giải pháp công nghệ chống xói lở bờ biển, cửa sông phù hợp vùng từ TP. Hồ Chí Minh đến Kiên Giang | Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam - Viện KHTL VN; ThS. Lê Thanh Chương | - Tổng kết được (hiệu quả và hạn chế) các công nghệ đã sử dụng trong công trình bảo vệ bờ biển, cửa sông đã được xây dựng từ TP. Hồ Chí Minh đến Kiên Giang - Đề xuất được các giải pháp bố trí không gian, công trình và phi công trình bảo vệ bờ biển, cửa sông chống xói lở một cách bền vững, thân thiện với môi trường phù hợp với vùng từ TP. Hồ Chí Minh đến Kiên Giang. | - Đánh giá hiệu quả, hạn chế và nguyên nhân các công nghệ đã sử dụng trong công trình bảo vệ bờ biển, cửa sông đã được xây dựng trên địa bàn từ TP. Hồ Chí Minh đến Kiên Giang; - Giải pháp bố trí không gian, công trình và phi công trình bảo vệ bờ biển, cửa sông chống xói lở một cách bền vững, thân thiện với môi trường phù hợp với vùng từ TP. Hồ Chí Minh đến Kiên Giang. - Thiết kế mẫu các giải pháp bảo vệ bờ biển, cửa sông vùng từ TP. Hồ Chí Minh đến Kiên Giang. - Chỉ dẫn kỹ thuật lựa chọn về phương án kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường các giải pháp công trình bảo vệ bờ biển, cửa sông phù hợp với vùng từ TP. Hồ Chí Minh đến Kiên Giang (được Bộ Nông nghiệp và PTNT thông qua). - Các giải pháp ưu tiên ứng phó với xói lở bờ biển, cửa sông vùng từ TP. Hồ Chí Minh đến Kiên Giang (chuyển giao cho Sở NN&PTNT các tỉnh ven biển ĐBSCL). | 2015-6/2017 | 3500 | 1000 | 1500 | 1000 |
|
|
49. | Nghiên cứu giải pháp sử dụng đất tại chỗ để xây dựng, sửa chữa và nâng cấp đập đất vừa và nhỏ Tây Nguyên | Trường Đại học Thủy lợi; PGS.TS Nguyễn Trọng Tư | Đề xuất được giải pháp kỹ thuật sử dụng đất tại chỗ để xây dựng và sửa chữa nâng cấp đập đất vừa và nhỏ. | - Báo cáo thực trạng về đập đất, công tác thiết kế, sử dụng vật liệu tại chỗ đắp đập, thi công, quản lý đập vừa và nhỏ ở Tây Nguyên; - Báo cáo cơ sở khoa học và giải pháp kỹ thuật sử dụng đất tại chỗ để xây dựng và sửa chữa nâng cấp đập đất vừa và nhỏ vùng Tây Nguyên; - Sổ tay kỹ thuật hướng dẫn tính toán, thiết kế và thi công cho xây dựng, sửa chữa nâng cấp đập đất sử dụng đất đắp tại chỗ vùng Tây Nguyên (được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành trước khi nghiệm thu đề tài); - Đề xuất các nội dung sửa đổi bổ sung tiêu chuẩn TCVN 8216:2009 và TCVN 8217:2009 (được Hội đồng KHCN chấp thuận). | 2015-2016 | 2400 | 1300 | 1100 |
|
|
|
50. | Nghiên cứu dự báo và giải pháp giảm thiểu sự lan truyền ô nhiễm theo dòng chảy phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Bán Đảo Cà Mau | Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam - Viện KHTL VN; GS.TS Tăng Đức Thắng | - Dự báo được sự lan truyền ô nhiễm theo dòng chảy vùng Bán Đảo Cà Mau. - Đề xuất được giải pháp tổng hợp (công trình, phi công trình) nhằm giảm thiểu sự lan truyền ô nhiễm theo dòng chảy phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Bán Đảo Cà Mau. | - Báo cáo hiện trạng nguồn nước và chất lượng nước đến nuôi thủy sản vùng Bán Đảo Cà Mau. - Báo cáo nguy cơ, phạm vi, mức độ lan truyền ô nhiễm nguồn nước đến nuôi trồng thủy sản vùng Bán Đảo Cà Mau. - Giải pháp tổng hợp (công trình, vận hành hệ thống, quản lý) giảm thiểu sự lan truyền ô nhiễm theo dòng chảy phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Bán Đảo Cà Mau. - Quy trình và kỹ thuật dự báo, cảnh báo sự lan truyền ô nhiễm theo dòng chảy vùng Bán Đảo Cà Mau (được Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp thuận). | 2015-6/2017 | 4000 | 1200 | 1800 | 1000 |
|
|
51. | Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám xây dựng hệ thống thông tin quản lý hệ thống đê Việt Nam, theo dõi quá trình sạt lở, bồi lắng của bờ sông, bờ biển và cảnh báo nguy cơ mất an toàn của đê | Trung tâm công nghệ phần mềm Thủy lợi - Viện KHTL VN; TSKH. Nguyễn Đăng Vỹ | -Xây dựng được hệ thống GIS-viễn thám quản lý hệ thống đê sông và đê biển cho một tỉnh hoặc lưu vực sông, theo dõi biến động đường bờ sông và biển bằng sự kết hợp công nghệ GIS và viễn thám, cảnh báo nguy cơ mất an toàn của đê do sự sạt lở của bờ sông, bờ biển gây ra. -Xây dựng được quy trình vận hành hệ thống GIS-viễn thám và phương án triển khai ứng dụng với quy mô toàn quốc.
| a) Hệ thống thông tin GIS-viễn thám bao gồm: - Cơ sở dữ liệu bản đồ, đặc tính kỹ thuật của hệ thống đê sông, đê biển của khu vực thí điểm, kết quả xử lý ảnh viễn thám về sự biến động của đường bờ sông, bờ biển của khu vực thí điểm. - Phần mềm WebGIS với các chức năng chính: (i) Quản lý hệ thống đê sông và đê biển trên nền bản đồ địa lý; (ii) Quản lý kết quả đo sâu các lòng sông; (iii) Quản lý các lớp bản đồ diễn biến đường bờ trong nhiều năm - kết quả xử lý ảnh viễn thám; (iv) Tự động lập bản đồ biến động lòng sông căn cứ vào kết quả đo sâu qua các thời kỳ theo yêu cầu của người dùng; (v) Tự động lập bản đồ biến động đường bờ sông, bờ biển căn cứ vào kết quả giải đoán ảnh viễn thám, xác định các khu vực mất an toàn của đê và xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ mất an toàn của các đoạn đê khi có nguy cơ xuất hiện; (vi) Thiết lập các loại báo cáo thống kê về hệ thống đê, báo cáo kết quả phân tích về biến động lòng sông, đường bờ sông, bờ biển. b) Quy trình xử lý ảnh viễn thám theo dõi diễn biến đường bờ sông, bờ biển; quy trình vận hành hệ thống GIS-viễn thám quản lý hệ thống đê sông và đê biển, theo dõi biến động đường bờ sông và biển, cảnh báo nguy cơ mất an toàn của đê. c) Phương án nhân rộng, triển khai ứng dụng hệ thống GIS-viễn thám thành nhiệm vụ thường xuyên với quy mô toàn quốc. | 2015-2017 | 4000 | 1000 | 2000 | 1000 |
|
|
52. | Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám để theo dõi, đánh giá, hoàn thiện và nâng cao độ chính xác của công tác dự báo ngập lụt phục vụ công tác quản lý phòng chống lũ lụt vùng hạ du các sông | Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông biển - Viện KHTL VN; PGS.TS Nguyễn Thanh Hùng | - Nghiên cứu ứng dụng được dữ liệu ảnh viễn thám, GIS để hoàn thiện, giám sát độ chính xác của công tác tính toán, dự báo ngập lụt vùng hạ du; cập nhật, giám sát sự biến động lớn của lòng dẫn, sự thay đổi của các công trình hạ tầng cơ sở (giao thông, thuỷ lợi, khu công nghiệp, khu dân cư v.v). - Nghiên cứu ứng dụng được ảnh viễn thám, GIS để phân tích, đánh giá diện ngập lụt, độ sâu ngập và tính toán thiệt hại vùng hạ du | a) Hệ thống thông tin GIS-viễn thám bao gồm: - Cơ sở dữ liệu bản đồ, hệ thống lưu vực sông, các đặc trưng mặt cắt, số liệu thủy văn thủy lực, kết quả xử lý ảnh viễn thám về giám sát ngập lụt hạ du, biến động lớn của lòng dẫn và sự thay đổi của các công trình hạ tầng (diễn biến trong quá khứ và hiện tại), dự báo ngập lụt và thiệt hại hạ du; - Phần mềm WebGIS với các chức năng chính: (i) Quản lý hệ thống thông tin lưu vực, hạ lưu trên nền bản đồ địa lý; (ii) Quản lý kết quả đo khảo sát địa hình, đặc trưng thủy văn thủy lực, ngập lụt lưu vực và hạ du; (iii) Quản lý các lớp bản đồ diễn biến ngập lụt vùng hạ du, giám sát biến động lớn của lòng dẫn, sự thay đổi của các công trình hạ tầng cơ sở từ kết quả xử lý ảnh viễn thám; (iv) Cập nhật các số liệu khảo sát, kết quả xử lý ảnh viễn thám (ngập lụt, diễn biến lòng dẫn và hạ tầng,..) vào lập bản đồ của hệ thống qua các thời kỳ theo yêu cầu của người dùng; (v) Tự động lập bản đồ diễn biến ngập, dự báo ngập căn cứ vào kết quả giải đoán ảnh viễn thám, kết quả tính toán từ bộ công cụ phần mềm tính toán ngập lụt lưu vực sông; tính toán thiệt hại theo yêu cầu; (vi) Thiết lập các loại báo cáo thống kê về ngập lụt và thiệt hại vùng hạ du. b) Bộ công cụ dự báo ngập lụt kết hợp với công nghệ viễn thám GIS, bao gồm: DEM địa hình cho mô hình, mô hình mưa dòng chảy, mô hình thủy lực, mô hình ngập lụt; cập nhật dữ liệu DEM và kiểm định mô hình thông qua kết quả xử lý ảnh viễn thám GIS. c) Quy trình xử lý ảnh viễn thám và cập nhật kết quả trong hệ thống giám sát ngập lụt hạ du. d) Kết quả tính toán và áp dụng thực tế cho lưu vực sông Trà Khúc - Sông Vệ. đ) Phương án nhân rộng, triển khai ứng dụng hệ thống GIS-viễn thám cho 1 số lưu vực khác. | 2015-6/2017 | 4000 | 1000 | 1800 | 1200 |
|
|
| CỘNG PHẦN A: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU |
| 187580 | 48900 | 73130 | 42850 | 14850 | 7850 |
B. DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM
TT | Tên nhiệm vụ | Tổ chức/cá nhân chủ trì | Mục tiêu | Dự kiến kết quả | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí (Tr. đồng) | Kinh phí các năm (Tr.đồng) | ||||
1. | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | ||||||
I | Trồng trọt-BVTV |
|
|
| 10700 | 5500 | 5200 |
|
|
| |
1. | Sản xuất thử giống lúa Japonica PC26 tại các tỉnh phía Bắc | Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, ThS. Phạm Văn Tính | - Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống các cấp SNC, NC, Xác nhận 1 và quy trình kỹ thuật canh tác giống lúa PC26 cho các tỉnh phía Bắc, tiến tới công nhận giống, góp phần mở rộng diện tích lúa chất lượng ở phía Bắc. - Xây dựng mô hình trình diễn giống lúa mới tại các vùng sinh thái khác nhau. - Tổ chức sản xuất giống lúa PC26 các cấp. - Đào tạo, tập huấn cho CBKT và nông dân. | - 01 quy trình nhân giống (SNC, NC và Xác nhận 1); và 01 quy trình kỹ thuật canh tác giống lúa Japonica PC26 được công nhận cấp cơ sở. - Sản xuất 01 tấn hạt giống SNC, 50 tấn hạt NC và 150 tấn hạt giống XN 1. - Xây dựng 4 mô hình trình diễn, diện tích tối thiểu 5ha/mô hình, năng suất đạt 60-65 tạ/ha vụ xuân, 55-60 tạ/ha vụ mùa. - Đào tạo, tập huấn cho 50 cán bộ, kỹ thuật viên và 150 nông dân sản xuất giống lúa mới. - Công nhận giống lúa Japonica PC26 chính thức. | 2015-2016 | 1200 | 500 | 700 |
|
|
|
2. | Sản xuất thử giống lúa AN26-1 tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ | Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ TS. Lưu Văn Quỳnh | - Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống các cấp SNC, NC và XN1 và quy trình thâm canh đối với giống lúa mới AN26-1 tại các tỉnh DHNTB. - Xây dựng mô hình trình diễn giống lúa mới cho các tỉnh DHNTB. - Tổ chức sản xuất hạt giống lúa các cấp. - Đào tạo, tập huấn CBKT và nông dân | - 01 quy trình nhân giống (SNC, NC và xác nhận 1); và 01 quy trình thâm canh giống lúa AN26-1 mới được công nhận cấp cơ sở. - Sản xuất 1,0 tấn hạt giống SNC, 50 tấn NC và 150 tấn giống XN 1. - Xây dựng 3 mô hình thâm canh, diện tích tối thiểu 10ha/mô hình, năng suất đạt 6,0-6,5 tấn/ha ở các chân đất vàn, vàn cao, nhiễm phèn mặn,... - Đào tạo, tập huấn 200 nông dân và cán bộ khuyến nông địa phương. - Công nhận giống AN26-1 chính thức và được đăng ký bảo hộ giống. | 2015-2016 | 1100 | 600 | 500 |
|
|
|
3. | Sản xuất thử giống lúa lai hai dòng TH3-7 năng suất cao, chất lượng khá cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam | Viện nghiên cứu và Phát triên cây trồng, Học viện NN Việt Nam, ThS. Phạm Thị Ngọc Yến | - Hoàn thiện các quy trình chọn lọc duy trì các dòng bố mẹ SNC của tổ hợp lai TH3-7, quy trình nhân hạt nguyên chủng dòng bố mẹ, quy trình sản xuất hạt lai F1, đạt tiêu chuẩn chất lượng lúa lai 2 dòng. - Xây dựng mô hình sản xuất lúa thương phẩm năng suất 7,0-8,0 tấn/ha vụ mùa và 8,0-9,0 tấn vụ xuân. - Tổ chức sản xuất hạt giống các cấp - Đào tạo tập huấn cán bộ kỹ thuật sản xuất lúa lai thương phẩm | - Hoàn thiện và công nhận cấp cơ sở các quy trình: + Quy trình chọn lọc và duy trì SNC, NC dòng mẹ T1S-96BB, năng suất 2 tấn/ha. + Quy trình chọn lọc và duy trì SNC, NC dòng bố R năng suất 5 tấn/ha. + 02 quy trình sản xuất hạt lai F1 (vụ mùa ở miền Bắc và vụ xuấn ở Nam Trung bộ), năng suất trên 3 tấn/ha. - Xây dựng 2 mô hình trình diễn sản xuất hạt lai F1 (vụ mùa ở Nam Định và vụ xuân ở Quảng Nam), quy mô 10ha/mô hình, năng suất trên 3 tấn/ha. - Xây dựng 6 mô hình trình diễn lúa lai thương phẩm, 10ha/mô hình tại 3 vùng sinh thái, năng suất 7-8 tấn/ha vụ mùa và 8-9 tân/ha vụ xuân. - Sản xuất hạt SNC dòng mẹ 500kg, dòng bố 400kg. Hạt nguyên chủng dòng mẹ 5 tấn, dòng bố 2 tấn và hạt lai F1 60 tấn - Đào tạo 2 sinh viên thực tập tốt nghiệp, tập huấn 300 lượt nông dân sản xuất lúa lai. - Công nhận giống lúa lai TH3-7 chính thức và được đăng ký bảo hộ giống - Bài báo về sản xuất giống lúa TH3-7 đăng trên Tạp chí NN%PTNT. | 2015-2016 | 1500 | 700 | 800 |
|
|
|
4. | Sản xuất thử giống lúa thơm Hương Cốm 4 cho các tỉnh phía Bắc | Viện nghiên cứu và Phát triên cây trồng - Học viện NN Việt Nam ThS. Nguyễn Trọng Tú | - Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống, quy trình thâm canh giống lúa Hương cốm 4 tại các vùng sinh thái; - Sản xuất hạt giống các cấp (SNC, NC, XN1) - Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm năng suất 6,0-6,5 tấn/ha; - Đào tạo và tập huấn cho cán bộ cơ sở và nông dân về kỹ thuật sản xuất giống và thâm canh giống lúa Hương cốm 4 | - Hoàn thiện và công nhận cấp cơ sở các qui trình: + 01 quy trình chọn lọc và sản xuất hạt giống hạt giống lúa Hương cốm 4 các cấp (SNC, NC, XN1). + 01 qui trình canh tác lúa lai thương phẩm Hương cốm 4 (cấy và gieo thẳng) cho vụ xuân muộn, mùa sớm ở các tỉnh phía Bắc - Sản xuất hạt giống các cấp: 2 tấn hạt SNC, 50 tấn hạt NC và 200 tấn hạt XN1. - Xây dựng 6 mô hình trình diễn, quy mô 10 ha/mô hình, năng suất 6,0-6,5 tấn/ha, tại 3 vùng sinh thái phía Bắc - Đào tạo 02 sinh viên thực tập tốt nghiệp. Tập huấn 200 cán bộ kỹ thuật và nông dân sản xuất giống lúa Hương cốm 4. - Công nhận giống Hương cốm 4 chính thức và đăng ký bảo hộ giống. | 2015-2016 | 1100 | 500 | 600 |
|
|
|
5. | Sản xuất thử 2 giống đậu tương HL 07-15 và HLĐN 29 cho vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long | Viện Khoa học kỹ thuật NN miền Nam ThS. Nguyễn Văn Chương | - Hoàn thiện quy trình sản xuất, quy trình thâm canh 2 giống đậu tương HL 07-15 và HLĐN 29 cho vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. - Sản xuất hạt giống SNC, NC và XN1 cho 2 giống đậu tương. - Xây dựng mô hình sản xuất đậu tương thương phẩm 2 giống đậu tương tại 3 vùng sinh thái Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL. - Đào tạo, tập huấn cán bộ kỹ thuật về sản xuất đậu tương. - Công nhận 2 giống đâu tương HL 07-15 và HLĐN 29 chính thức | - Hoàn thiện và công nhận cấp cơ sở các quy trình: + Quy trình sản xuất hạt giống các cấp của 2 giống HL 07-15 và HLĐN 29 cho 3 vùng sinh thái + Quy trình kỹ thuật canh tác của 2 giống HL 07-15 và HLĐN 29 cho 3 vùng sinh thái. - Sản xuất hạt giống các cấp: 1 tấn SNC, 20 tấn NC và 100 tấn XN1 cho 2 giống. - Xây dựng 10 mô hình tại 3 vùng sinh thái, quy mô 10 ha/mô hình, năng suất vượt trên 10% so với giống đối chứng tại địa phương. - Đào tạo tập huấn 200 cán bộ và nông dân về sản xuất 2 giống đậu tương HL 07-15 và HLĐN 29. - Công nhận 2 giống đâu tương HL 07-15 và HLĐN 29 chính thức. - Bài báo về sản xuất 2 giống đậu tương HL 07-15 và HLĐN 29 đăng Tạp chí NN&PTNT. | 2015-2016 | 1300 | 700 | 600 |
|
|
|
6. | Sản xuất phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi ở Quần đảo Trường Sa | Viện Khoa học kỹ thuật NN miền Nam, TS. Ngô Quang Vinh
| Mở rộng và phát triển nuôi trồng một số cây trồng, vật nuôi thích hợp, có giá trị dinh dưỡng, góp phần tự túc thực phẩm cho bộ đội và cải tạo cảnh quan môi trường tại một số đảo thuộc Quần đảo Trường Sa. | - Về Trồng trọt: + Mở rộng và phát triển các mô hình thử nghiệm nhà kính có kích thước phù hợp để trồng rau xanh quanh năm tại Trường Sa. Xây dựng mới 1.200m2 nhà kính trên 6 đảo lớn. + Hỗ trợ hạt giống và xây dựng mô hình trồng rau xanh quanh năm trên đảo bằng các giống rau mới, có ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm phù hợp. + Hỗ trợ giống hoa, giá thể để xây dựng mô hình cảnh quan (300-500m2 vườn, đường) tại 3 đảo lớn. - Về Chăn nuôi: + Hỗ trợ 40 con lợn giống bố mẹ cho 6 đảo lớn; 500 con vịt chịu mặn HY bố mẹ cho 10 đảo; lò ấp trứng thủ công để mở rộng chăn nuôi ở 10 đảo; 3 tủ thuốc thú y cho 3 đảo lớn để tăng cường quản lý dịch bệnh hại chăn nuôi trên đảo. + Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn, vịt chịu mặn trên 10 đảo. - Đào tạo tập huấn theo phương châm TOT: Kỹ thuật trồng trọt (sản xuất rau trong nhà lưới có tưới tiết kiệm, trồng hoa trên giá thể); Kỹ thuật chăn nuôi (chăn nuôi gia súc, gia cầm tại chỗ, sử dụng men vi sinh xử lý chất thải, công nghệ ấp trứng) | 2015-2016 | 4500 | 2500 | 2000 |
|
|
|
II | Chăn nuôi-Thú y |
|
|
| 5500 | 2300 | 2800 | 400 |
|
| |
7. | Hoàn thiện quy trình sản xuất vắc xin phòng bệnh viêm phổi do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra ở lợn | Phân viện Thú y miền Trung-Viện Thú y TS. Võ Thành Thìn | Sản xuất được vắc xin phòng bệnh viêm phổi địa phương đạt các tiêu chuẩn an toàn, hiệu lực, giá thành hợp lý và có hiệu quả cao trong phòng bệnh. | - 01 giống (master seed) M. hyopneumoniae có độc lực và tính kháng nguyên ổn định (được Bộ NN&PTNT công nhận giống). - Qui trình sản xuất, qui trình kiểm nghiệm, qui trình bảo quản và sử dụng vắc xin phòng bệnh viêm phổi do M. hyopneumoniae ở lợn (quy trình được hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đề nghị công nhận TBKT). - 2.000 liều vắc xin M. hyopneumoniae đạt chỉ tiêu vô trùng, an toàn và hiệu lực tương đương hoặc cao hơn vắc xin nhập ngoại với giá thành bằng hoặc thấp hơn giá vắc xin nhập ngoại. | 2015-2016 | 1500 | 800 | 700 |
|
|
|
8. | Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi ngan V7, VS ở các tỉnh phía Bắc | Viện Chăn nuôi - ThS. Trần Thị Cương | - Hoàn thiện được các quy trình kỹ thuật chăn nuôi hai dòng ngan V7 và hai dòng ngan VS sinh sản và thương phẩm, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế xã hội - Xây dựng được 6 mô hình nuôi ngan sinh sản quy mô 500 mái/mô hình và 10 mô hình nuôi ngan thương phẩm quy mô 500-1.000 con/mô hình ở các vùng sinh thái | - Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y phòng bệnh và ấp trứng đối với ngan nuôi sinh sản (được công nhận TBKT). - Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y phòng bệnh đối với ngan nuôi thương phẩm (được công nhận TBKT). - 06 mô hình nuôi ngan sinh sản quy mô 500 mái/mô hình và 10 mô hình nuôi ngan thương phẩm quy mô 500 -1.000 con/mô hình ở các vùng sinh thái - Ngan nuôi sinh sản: năng suất trứng/mái/2 chu kỳ đạt 190-200 quả; tiêu tốn thức ăn/10 trứng 4,2-4,8kg; tỷ lệ phôi: 91 - 94%; tỷ lệ nở loại I/tổng trứng 73-76%. - Ngan thương phẩm: Tỷ lệ nuôi sống đến 77 ngày tuổi 92-95%; khối lượng cơ thể bình quân 3,4-3,6kg/con; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 2,9-3,0 kg. | 2015-2016 | 2100 | 1000 | 1100 |
|
|
|
9. | Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi giống vịt chịu nước mặn phục vụ chăn nuôi vùng ven biển và hải đảo | Viện Chăn nuôi - TS. Nguyễn Văn Duy | Nâng cao được năng suất trứng và thịt giống vịt chịu mặn lên 15-20% so với năng suất hiện tại phục vụ chăn nuôi vùng ven biển và hải đảo | - Vịt sinh sản có tuổi đẻ 21 - 22 tuần tuổi khối lượng vào đẻ 2300 - 2500g/con, năng suất trứng ≥235 quả/mái/năm đẻ, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ≤3,5kg. - Vịt thương phẩm có tỷ lệ nuôi sống đạt trên 90%, khối lượng cơ thể 10 tuần tuổi ≥2600g/con, tỷ lệ thịt xẻ đạt ≥70%, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤2,8 kg. - Xây dựng được 3 mô hình chăn nuôi vịt sinh sản, 3 mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm. - Quy trình chăn nuôi phù hợp (được công nhận TBKT). | 2015-2017 | 1900 | 500 | 1000 | 400 |
|
|
III | Lâm nghiệp |
|
|
|
| 5000 | 1800 | 2700 | 300 | 200 |
|
10.9 | Hoàn thiện công nghệ xử lý bảo quản gỗ làm nguyên liệu đóng tàu thuyền đi biển | Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TS. Bùi Văn Ái | Hoàn thiện công nghệ sản xuất sơn chống hà và kỹ thuật bảo quản phòng chống hà biển và các sinh vật hại gỗ cho gỗ nguyên liệu đóng tàu thuyền đi biển | - Quy trình công nghệ sản xuất sơn chống hà cho tàu thuyền gỗ đi biển và kỹ thuật xử lý bảo quản gỗ làm nguyên liệu đóng tàu thuyền đi biển được công nhận TBKT. - 500 kg sơn chống hà biển và 4000 kg thuốc bảo quản XM5. - 02 mô hình xử lý bảo quản gỗ đóng tàu thuyền đi biển - 200 m3 gỗ đã được xử lý chống hà biển và các vi sinh vật hại gỗ, đạt tiêu chuẩn gỗ đóng tàu thuyền đi biển (thay thế gỗ nhóm 2 - 3 để đóng tàu thuyền đi ven biển, giảm giá thành sản xuất 30%). - Chuyển giao công nghệ cho 02 đơn vị đóng tàu. | 2015-2016 | 2000 | 800 | 1200 |
|
|
|
11.10 | Hoàn thiện quy trình kỹ thuật chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn các loài Keo lai và Keo tai tượng | Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TS. Trần Lâm Đồng | Hoàn thiện quy trình và ứng dụng vào sản xuất kỹ thuật chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn các loài Keo lai và Keo tai tượng, góp phần nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị rừng trồng. | - Quy trình kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn cho các loài Keo lai, Keo tai tượng được hoàn thiện và công nhận TBKT. - 120 ha mô hình rừng chuyển hóa từ rừng cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn, giá trị của rừng tăng tối thiểu 30%; - Tập huấn cho 200 lượt người. | 2015-2018 | 3000 | 1000 | 1500 | 300 | 200 |
|
| CỘNG PHẦN B: DỰ ÁN SXTN |
|
| 21200 | 9600 | 10700 | 700 | 200 |
| ||
| CỘNG PHẦN A: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU |
|
| 187580 | 48900 | 73130 | 42850 | 14850 | 7850 | ||
| TỔNG CỘNG (A+B) |
|
| 208780 | 58500 | 83830 | 43550 | 15050 | 7850 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.