THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ *******
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ******* |
Số: 331-TTg | Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 1978 |
VỀ GIÁ THU MUA HẢI SẢN
Căn cứ đề nghị của đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước và đồng chí Bộ trưởng Bộ Hải sản, Hội nghị Thường vụ Hội đồng Chính phủ ngày 20 tháng 5 năm 1978 đã quyết định giá thu mua hải sản như sau.
1. Đối với cá biển, trên cơ sở giữ giá thu mua như hiện nay (cá tươi), cả nước chia thành 3 khu vực giá (khu vực I gồm các tỉnh từ Bình Trị Thiên trở ra, khu vực II từ Quảng Nam – Đà Nẵng đến Phú Khánh và khu vực III từ Thuận Hải trở vào) và sắp xếp thành 7 loại cá, để định giá thu mua từng loại cá ở từng khu vực, nhằm hình thành hệ thống giá thu mua thống nhất cả nước và thuận tiện cho việc tổ chức thu mua.
Ủy ban vật giá Nhà nước cùng với Bộ Hải sản hướng dẫn cụ thể việc xếp loại cá và công bố giá thu mua của từng loại cá ở từng khu vực.
Đồng thời Bộ Hải sản cùng các Ủy ban nhân dân địa phương cần chỉ đạo việc ký kết hợp đồng hai chiều với ngư dân để thu mua trong kế hoạch 70%-80% sản lượng cá đánh bắt được theo giá nói trên. Đối với 20%-30% cá còn lại thì thu mua theo giá khuyến khích (cá loại 1-2-3 mua khuyến khích cao hơn 50% so với giá mua trong kế hoạch; cá loại 4-5 mua khuyến khích theo giá cao hơn 40%; cá loại 6-7 mua khuyến khích theo giá cao hơn 30%)để bán cho nhân dân vùng nông thôn ven biển theo nguyên tắc: giá bán cá phải căn cứ vào giá thu mua khuyến khích và phải nhằm ổn định giá thị trường địa phương và Nhà nước không bù lỗ.
Ở các tỉnh miền Nam, chỉ sau khi đã xác định rõ mức cá bán trong kế hoạch thông qua hợp đồng kinh tế thì ở nơi đó mới tiến hành mua cá ngoài kế hoạch theo giá khuyến khích; cần quản lý chặt chẽ tránh việc lợi dụng mua cá khuyến khích để nâng giá biến tướng.
Bộ Hải sản cùng Ủy ban Vật giá Nhà nước cần nghiên cứu chi phí sản xuất, giá thành nghề giã kéo để các biện pháp khuyến khích nghề này; nghiên cứu xác định tỷ lệ cá tươi chế biến ra cá khô ở từng vùng cho hợp lý để nếu cần thiết thì sẽ điều chỉnh giá thu mua cá khô cho phù hợp.
2. Đối với tôm, Bộ Hải sản và Ủy ban Vật giá Nhà nước cần chỉ đạo các địa phương mua tôm theo giá chỉ đạo của Nhà nước hiện nay. Mặt khác, để khuyến khích người sản xuất tận thu các loại tôm to cung cấp cho xuất khẩu, hai Bộ phối hợp chỉ đạo các địa phương vận dụng linh hoạt giá thu mua tôm trong phạm vi mức giá tối thiểu và tối đa như sau:
Loại tôm | Từ Phú Khánh trở ra | Từ Thuận Hải trở vào | ||
Giá tối thiểu | Giá tối đa | Giá tối thiểu | Giá tối đa | |
1. Tôm he, thẻ, su, rằn, bạc Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5 Loại 6 Loại 7 Loại 8
2. Tôm hùm
|
6250 đồng/tấn 5000 “ 3900 “ 3100 “ 2700 “
2700 “ |
8000 đồng/tấn 7000 “ 6000 “ 4500 “ 3500 “ 2400 “ 1760 “ 1250 “
4000 “
|
6250 đồng/tấn 5000 “ 3900 “ 3100 “ 2700 “
2700 “ |
7500 đồng/tấn 6500 “ 5500 “ 4000 “ 3000 “ 2400 “ 1760 “ 1250 “
4000 “ |
Việc chỉ đạo vận dụng giá mua tôm như trên phải kịp thời, có tác dụng ổn định giá thị trường địa phương, tránh gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc cho ngư dân.
3. Đối với mực, cả nước mua theo một giá thống nhất như sau:
Loại mực | Giá mua |
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 | 1400 đồng/tấn 1100 đồng/tấn 800 đồng/tấn 400 đồng/tấn |
4. Đối với moi ruốc, giá thu mua từng loại ở từng khu vực như sau:
Loại | Khu vực I | Khu vực II | Khu vực III |
Moi ruốc loại I | 750 đồng/tấn | 650 đồng/tấn | 400 đồng/tấn |
Moi ruốc loại II | 650 đồng/tấn | 500 đồng/tấn | 350 đồng/tấn |
5. Bộ Hải sản cùng Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển cần chấn chỉnh các tổ chức thu mua cá, tôm, bố trí gần nơi sản xuất, thuận tiện cho ngư dân và phải kịp thời thanh toán tiền mua hải sản cho ngư dân. Bộ cần chỉ đạo chặt chẽ các xí nghiệp quốc doanh đánh bắt và chế biến hải sản tăng cường quản lý kinh tế, ra sức phấn đấu thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, sát thực tế (như số ngày đi biển, mức hao phí dầu, lưới, năng suất đánh bắt cho 1 mã lực và 1 lao động…); cần làm giá bán buôn xí nghiệp đối với những sản phẩm đánh bắt và chế biến để thúc đẩy tăng cường quản lý kinh tế, làm tốt các khâu đánh bắt, hậu cần, sửa chữa phương tiện, vận chuyển, bảo quản, chế biến…, không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, khắc phục tình trạng lỗ vốn hiện nay, nhanh chóng tiến tới kinh doanh có lãi.
6. Các Bộ (chủ yếu là các Bộ Hải sản, Nội thương, Giao thông vận tải) cùng các Ủy ban nhân dân địa phương cần chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp từ tổ chức đánh bắt đến hậu cần, thu mua, vận chuyển, bảo quản, chế biến, động viên chính trị và giáo dục tư tưởng trong ngư dân…để đẩy mạnh khai thác, tập trung các nguồn hải sản chính trong tay Nhà nước, bảo đảm yêu cầu của xuất khẩu và của nhân dân trong nước.
Bộ Hải sản cùng Ủy ban Vật giá Nhà nước có trách nhiệm quy định cụ thể và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành quyết định này.
| KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.