ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3255/QĐ-UBND | Mỹ Tho, ngày 17 tháng 11 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ BÃI BỎ, THAY THẾ MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH TIỀN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
Căn cứ Công văn số 118/GĐYK ngày 06/5/2010 của Viện Giám định y khoa về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 3432/QĐ-UBND ngày 18/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Tiền Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang và Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố bãi bỏ, thay thế một số thủ tục hành chính về lĩnh vực Khám bệnh và chữa bệnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Tiền Giang đã được công bố tại Quyết định số 3432/QĐ-UBND ngày 18/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Cụ thể như sau:
1. Bãi bỏ 07 thủ tục hành chính (Phụ lục 1 kèm theo).
2. Thay thế 06 thủ tục hành chính (Phụ lục 2 kèm theo).
Điều 2. Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp Sở Y tế tỉnh Tiền Giang điều chỉnh các thủ tục hành chính theo các nội dung ở Điều 1 Quyết định này và nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỤ LỤC 1
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3255/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
STT | Mã số hồ sơ | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực |
1 | 136313 | Giám định thương tật do tai nạn lao động cho người lao động bị tai nạn trong các trường hợp được xác định là tai nạn lao động, hoặc người bị tai nạn lao động hưởng trợ cấp một lần (bao gồm người đang làm việc; người đã nghỉ việc) và người bị tai nạn lao động hưởng trợ cấp hàng tháng khi vết thương cũ tái phát | Khám bệnh và chữa bệnh |
2 | 136355 | Giám định phúc quyết tai nạn lao động khi vết thương tái phát và khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc BHXH không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa (gọi là người yêu cầu) | nt |
3 | 136374 | Giám định khả năng lao động để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động khi sức khỏe bị suy giảm | nt |
4 | 136390 | Giám định khả năng lao động để thực hiện chế độ hưu trí đối với người về hưu chờ đủ tuổi đời để hưởng lương hưu hàng tháng khi bị ốm đau, tai nạn rủi ro mà suy giảm khả năng lao động. | nt |
5 | 136449 | Giám định khả năng lao động do người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp lần đầu | nt |
6 | 136468 | Giám định khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp từ lần hai | nt |
7 | 136482 | Giám định lại khả năng lao động đối với người đang hưởng chế độ mất sức lao động | nt |
PHỤ LỤC 2
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3255/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH:
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực |
1 | Giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp | Khám bệnh và chữa bệnh |
2 | Giám định bệnh nghề nghiệp tái phát | nt |
3 | Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động | nt |
4 | Giám định tai nạn lao động tái phát | nt |
5 | Giám định để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi quy định | nt |
6 | Giám định để thực hiện chế độ tử tuất | nt |
II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH:
1. Giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp:
1 | Trình tự thực hiện | Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật (Do Bảo hiểm xã hội tỉnh hướng dẫn cho đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ) Bước 2- Nộp hồ sơ tại Phòng khám giám định của Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang (02 Hùng Vương, phường 1, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì chuyển bác sĩ lập bệnh án khám giám định; viết phiếu hẹn ngày ra giám định và ngày trả kết quả giám định. - Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người nộp hồ sơ làm lại cho đúng theo quy định. Bước 3- Nhận Biên bản giám định tại Phòng khám giám định của Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang theo bước sau: - Đúng hẹn trả kết quả, tổ chức đơn vị sử dụng lao động đến nhận biên bản đem theo giấy giới thiệu nhận biên bản và phiếu hẹn người khám. - Cán bộ trả kết quả giám định (biên bản giám định khả năng lao động) kiểm tra chứng từ nhận hợp lệ, yêu cầu người đến nhận biên bản ký nhận vào sổ, trao biên bản cho người đến nhận. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trao trả kết quả giám định: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết nghỉ). |
2 | Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước |
3 | Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ bao gồm: 1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động (Phụ lục số 1). 2. Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
4 | Thời hạn giải quyết | 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ |
5 | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hội đồng Giám định Y khoa Tiền Giang b) Cơ quan có thẩm quyền được ủy quyền thực hiện: Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang d) Cơ quan phối hợp: Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tiền Giang; Bảo hiểm xã hội Tiền Giang; Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang. |
6 | Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân |
7 | Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động (Phụ lục số 1) |
8 | Lệ phí | 30.000 đồng/một người 1 lần giám định |
9 | Kết quả thực hiện TTHC | Biên bản giám định khả năng lao động bệnh nghề nghiệp |
10 | Yêu cầu, điều kiện | Không |
11 | Căn cứ pháp lý của TTHC | - Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. - Thông tư liên tịch số 08/1998/TT-LT ngày 20/4/1998 của Bộ Y tế và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp. - Thông tư liên bộ số 12/TT-LB ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Quy định về tiêu chuẩn thương tật và bệnh tật mới. - Công văn số 196/GĐYK ngày 29/8/1995 của Viện Giám định y khoa về việc hướng dẫn thi hành Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. |
- Công văn số 118/GĐYK ngày 06/5/2010 của Viện Giám định y khoa về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế. - Công văn số 2963/UB ngày 22/12/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc đồng ý điều chỉnh giá thu một phần viện phí của Sở Y tế Tiền Giang. - Công văn số 3321/UB ngày 27/08/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc điều chỉnh giá thu một phần viện phí của Sở Y tế Tiền Giang. |
2. Giám định bệnh nghề nghiệp tái phát:
1 | Trình tự thực hiện | Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật (Do Bảo hiểm xã hội tỉnh hướng dẫn cho đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ) Bước 2- Nộp hồ sơ tại Phòng khám giám định của Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang (02 Hùng Vương, phường 1, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì chuyển Bác sĩ lập bệnh án khám giám định; viết phiếu hẹn ngày ra giám định và ngày trả kết quả giám định. - Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người nộp hồ sơ làm lại cho đúng theo quy định. Bước 3- Nhận Biên bản giám định tại Phòng khám giám định của Trung tâm Giám định Y Khoa Tiền Giang theo bước sau: - Đúng hẹn trả kết quả, Bảo hiểm xã hội tỉnh đến nhận biên bản đem theo giấy giới thiệu nhận biên bản. - Cán bộ trả kết quả giám định (biên bản giám định khả năng lao động) kiểm tra chứng từ nhận hợp lệ, yêu cầu người đến nhận biên bản ký nhận vào sổ, trao biên bản cho người đến nhận. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trao trả kết quả giám định: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết nghỉ). |
2 | Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước |
3 | Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ bao gồm: 1. Giấy giới thiệu của Bảo hiểm xã hội tỉnh (Phụ lục số 1). 2. Giấy đề nghị giám định (Phụ lục số 2). 3. Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định. 4. Các giấy tờ điều trị bệnh nghề nghiệp tái phát: Giấy ra viện (bản sao). Trong trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị ngoại trú do bệnh nghề nghiệp tái phát (bản sao). 5. Biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa lần kề trước đó (bản sao). Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại mục 4 và 5 trong thành phần hồ sơ để đối chiếu. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
4 | Thời hạn giải quyết | 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ |
5 | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hội đồng Giám định Y khoa Tiền Giang b) Cơ quan có thẩm quyền được ủy quyền thực hiện: Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang d) Cơ quan phối hợp: Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm xã hội Tiền Giang; Liên đoàn Lao động Tiền Giang. |
6 | Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân |
7 | Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | - Giấy giới thiệu của Bảo hiểm xã hội tỉnh (Phụ lục số 1) - Giấy đề nghị giám định (Phụ lục số 2) |
8 | Lệ phí | 30.000 đồng/ người 1 lần giám định |
9 | Kết quả thực hiện TTHC | Biên bản giám định khả năng lao động bệnh nghề nghiệp |
10 | Yêu cầu, điều kiện | Không |
11 | Căn cứ pháp lý của TTHC | - Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. - Thông tư liên tịch số 08/1998/TT-LT ngày 20/4/1998 của Bộ Y tế và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp. - Thông tư liên bộ số 12/TT-LB ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Quy định về tiêu chuẩn thương tật và bệnh tật mới. - Công văn số 196/GĐYK ngày 29/8/1995 của Viện Giám định y khoa về việc hướng dẫn thi hành Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. |
- Công văn số 118/GĐYK ngày 06/5/2010 của Viện Giám định y khoa về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế. - Công văn số 2963/UB ngày 22/12/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc đồng ý điều chỉnh giá thu một phần viện phí của Sở Y tế Tiền Giang. - Công văn số 3321/UB ngày 27/8/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc điều chỉnh giá thu một phần viện phí của Sở Y tế Tiền Giang. |
3. Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động:
1 | Trình tự thực hiện | Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật (Do Bảo hiểm xã hội tỉnh hướng dẫn cho đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ) Bước 2- Nộp hồ sơ tại Phòng khám giám định của Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang (02 Hùng Vương, phường 1, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì chuyển Bác sĩ lập bệnh án khám giám định; viết phiếu hẹn ngày ra giám định và ngày trả kết quả giám định. - Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người nộp hồ sơ làm lại cho đúng theo quy định. Bước 3- Nhận Biên bản giám định tại Phòng khám giám định của Trung tâm Giám định Y Khoa Tiền Giang theo bước sau: - Đúng hẹn trả kết quả, Tổ chức đơn vị sử dụng lao động đến nhận biên bản đem theo giấy giới thiệu nhận biên bản và phiếu hẹn người khám. - Cán bộ trả kết quả giám định (biên bản giám định thương tật tai nạn lao động) kiểm tra chứng từ nhận hợp lệ, yêu cầu người đến nhận biên bản ký nhận vào sổ, trao biên bản cho người đến nhận. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trao trả kết quả giám định: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết nghỉ). |
2 | Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước |
3 | Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ bao gồm: 1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động (Phụ lục số 1). 2. Biên bản điều tra tai nạn lao động (bản sao); Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan Công an (trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động) (bản sao). 3. Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị người lao động cấp (bản sao). 4. Giấy ra viện (bản sao). Trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật do tai nạn lao động. Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại mục 2, 3 và 4 trong thành phần hồ sơ để đối chiếu. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
4 | Thời hạn giải quyết | 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ |
5 | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hội đồng Giám định Y khoa Tiền Giang b) Cơ quan có thẩm quyền được uỷ quyền thực hiện: Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang d) Cơ quan phối hợp: Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang; Sở Lao động - Thương binh & Xã hội; Bảo hiểm xã hội Tiền Giang; Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang. |
6 | Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân |
7 | Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động (Phụ lục số 1) |
8 | Lệ phí | 30.000 đồng/ người 1 lần giám định |
9 | Kết quả thực hiện TTHC | Biên bản giám định thương tật tai nạn lao động |
10 | Yêu cầu, điều kiện | Không |
11 | Căn cứ pháp lý của TTHC | - Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. - Thông tư liên bộ số 12/TT-LB ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Quy định về tiêu chuẩn thương tật và bệnh tật mới. - Công văn số 196/GĐYK ngày 29/8/1995 của Viện Giám định y khoa về việc hướng dẫn thi hành Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. |
- Công văn số 118/GĐYK ngày 06/5/2010 của Viện Giám định y khoa về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế. - Công văn số 2963/UB ngày 22/12/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc đồng ý điều chỉnh giá thu một phần viện phí của Sở Y tế Tiền Giang. - Công văn số 3321/UB ngày 27/8/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc điều chỉnh giá thu một phần viện phí của Sở Y tế Tiền Giang. |
4. Giám định tai nạn lao động tái phát
1 | Trình tự thực hiện | Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật (Do Bảo hiểm xã hội tỉnh hướng dẫn cho người lao động lập hồ sơ). Bước 2- Nộp hồ sơ tại Phòng khám giám định của Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang (02 Hùng Vương, phường 1, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì chuyển Bác sĩ lập bệnh án khám giám định; viết phiếu hẹn ngày ra giám định và ngày trả kết quả giám định. - Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người nộp hồ sơ làm lại cho đúng theo quy định. Bước 3- Nhận Biên bản giám định tại Phòng khám giám định của Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang theo bước sau: - Đúng hẹn trả kết quả, Bảo hiểm xã hội tỉnh đến nhận biên bản đem theo giấy giới thiệu nhận biên bản. - Cán bộ trả kết quả giám định (biên bản giám định thương tật tai nạn lao động) kiểm tra chứng từ nhận hợp lệ, yêu cầu người đến nhận biên bản ký nhận vào sổ, trao biên bản cho người đến nhận. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trao trả kết quả giám định: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết nghỉ). |
2 | Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước |
3 | Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ bao gồm: 1. Giấy giới thiệu của Bảo hiểm xã hội tỉnh (Phụ lục số 1). 2. Giấy đề nghị giám định (Phụ lục số 2). 3. Biên bản giám định Y khoa các lần giám định tai nạn lao động trước (bản sao). 4. Các giấy tờ điều trị vết thương tái phát: Giấy ra viện (bản sao). Trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị ngoại trú thương tật do tai nạn lao động (bản sao). Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại mục 3 và 4 trong thành phần hồ sơ để đối chiếu. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
4 | Thời hạn giải quyết | 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ |
5 | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hội đồng Giám định Y khoa Tiền Giang b) Cơ quan có thẩm quyền được uỷ quyền thực hiện: Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang d) Cơ quan phối hợp: Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm xã hội Tiền Giang; Liên đoàn Lao động Tiền Giang. |
6 | Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân |
7 | Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | - Giấy giới thiệu của Bảo hiểm xã hội tỉnh (Phụ lục số 1). - Giấy đề nghị giám định (Phụ lục số 2). |
8 | Lệ phí | 30.000 đồng/ người 1 lần giám định |
9 | Kết quả thực hiện TTHC | Biên bản giám định thương tật tai nạn lao động |
10 | Yêu cầu, điều kiện | Không |
11 | Căn cứ pháp lý của TTHC | - Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. - Thông tư liên bộ số 12/TT-LB ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Quy định về tiêu chuẩn thương tật và bệnh tật mới. - Công văn số 196/GĐYK ngày 29/8/1995 của Viện Giám định y khoa về việc hướng dẫn thi hành Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. - Công văn số 118/GĐYK ngày 06/5/2010 của Viện Giám định y khoa về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế. |
- Công văn số 2963/UB ngày 22/12/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc đồng ý điều chỉnh giá thu một phần viện phí của Sở Y tế Tiền Giang. - Công văn số 3321/UB ngày 27/8/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc điều chỉnh giá thu một phần viện phí của Sở Y tế Tiền Giang. |
5. Giám định để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi quy định:
1 | Trình tự thực hiện | Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2- Nộp hồ sơ tại Phòng khám giám định của Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang (02 Hùng Vương, phường 1, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì chuyển bộ phận lập bệnh án khám giám định; viết phiếu hẹn ngày ra giám định và ngày trả kết quả giám định. - Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người nộp hồ sơ làm lại cho đúng theo quy định. Bước 3- Nhận Biên bản giám định tại Phòng khám giám định của Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang theo bước sau: - Đúng hẹn trả kết quả, Tổ chức đơn vị nào giới thiệu đến khám thì đơn vị đó cử cán bộ đến nhận biên bản đem theo giấy giới thiệu nhận biên bản và phiếu hẹn người khám. - Cán bộ trả kết quả giám định (biên bản giám định khả năng lao động) kiểm tra chứng từ nhận hợp lệ, yêu cầu người đến nhận biên bản ký nhận vào sổ, trao biên bản cho người đến nhận. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trao trả kết quả giám định: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết nghỉ). |
2 | Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước |
3 | Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ bao gồm: 1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, Bảo hiểm xã hội tỉnh cấp giấy giới thiệu (Phụ lục số 1). 2. Giấy đề nghị giám định (Phụ lục số 2). 3. Bản tóm tắt hồ sơ của người lao động (Phụ lục số 3). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. |
4 | Thời hạn giải quyết | 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ |
5 | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hội đồng Giám định Y khoa Tiền Giang b) Cơ quan có thẩm quyền được ủy quyền thực hiện: Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang d) Cơ quan phối hợp: Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm Xã hội Tiền Giang; Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang |
6 | Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân |
7 | Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | - Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động hoặc Bảo hiểm xã hội tỉnh (Phụ lục số 1) - Giấy đề nghị giám định (Phụ lục số 2) - Bản tóm tắt hồ sơ của người lao động (Phụ lục số 3) |
8 | Lệ phí | 30.000 đồng/một người 1 lần giám định |
9 | Kết quả thực hiện TTHC | Biên bản giám định khả năng lao động |
10 | Yêu cầu, điều kiện | Không |
11 | Căn cứ pháp lý của TTHC | - Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. - Thông tư liên bộ số 12/TT-LB ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Quy định về tiêu chuẩn thương tật và bệnh tật mới. - Công văn số 196/GĐYK ngày 29/8/1995 của Viện Giám định y khoa về việc hướng dẫn thi hành Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. - Công văn số 118/GĐYK ngày 06/5/2010 của Viện Giám định y khoa về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế. - Công văn số 2963/UB ngày 22/12/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc đồng ý điều chỉnh giá thu một phần viện phí của Sở Y tế Tiền Giang. - Công văn số 3321/UB ngày 27/8/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc điều chỉnh giá thu một phần viện phí của Sở Y tế Tiền Giang. |
6. Giám định để thực hiện chế độ tử tuất:
1 | Trình tự thực hiện | Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật (Do Bảo hiểm xã hội tỉnh hướng dẫn và lập hồ sơ cho thân nhân người tham gia BHXH) Bước 2- Nộp hồ sơ tại Phòng khám giám định của Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang (02 Hùng Vương, phường 1, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì chuyển bộ phận lập bệnh án khám giám định; viết phiếu hẹn ngày ra giám định và ngày trả kết quả giám định. - Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người nộp hồ sơ làm lại cho đúng theo quy định. Bước 3- Nhận Biên bản giám định tại Phòng khám giám định của Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang theo bước sau: - Đúng hẹn trả kết quả, Bảo hiểm xã hội tỉnh đến nhận biên bản đem theo giấy giới thiệu nhận biên bản. - Cán bộ trả kết quả giám định (biên bản giám định khả năng lao động) kiểm tra chứng từ nhận hợp lệ, yêu cầu người đến nhận biên bản ký nhận vào sổ, trao biên bản cho người đến nhận. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trao trả kết quả giám định: Sáng từ 07 giờ 00 đến 11giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết nghỉ). |
2 | Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước |
3 | Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ bao gồm: 1. Giấy đề nghị giám định (Phụ lục số 2). 2. Giấy giới thiệu của Bảo hiểm xã hội tỉnh (Phụ lục số 1). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. |
4 | Thời hạn giải quyết | 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ |
5 | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hội đồng Giám định Y khoa Tiền Giang b) Cơ quan có thẩm quyền được uỷ quyền thực hiện: Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trung tâm Giám định Y khoa Tiền Giang d) Cơ quan phối hợp: Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm Xã hội Tiền Giang; Liên đoàn Lao động Tiền Giang |
6 | Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân |
7 | Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | - Giấy đề nghị giám định (Phụ lục số 2) - Giấy giới thiệu của Bảo hiểm xã hội tỉnh (Phụ lục số 1) |
8 | Lệ phí | 30.000 đồng/một người 1 lần giám định |
9 | Kết quả thực hiện TTHC | Biên bản giám định khả năng lao động |
10 | Yêu cầu, điều kiện | Không |
11 | Căn cứ pháp lý của TTHC | - Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. - Thông tư liên bộ số 12/TT-LB ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Quy định về tiêu chuẩn thương tật và bệnh tật mới. - Công văn số 196/GĐYK ngày 29/8/1995 của Viện Giám định y khoa về việc hướng dẫn thi hành Thông tư Liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. - Công văn số 118/GĐYK ngày 06/5/2010 của Viện Giám định y khoa về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế. - Công văn số 2963/UB ngày 22/12/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc đồng ý điều chỉnh giá thu một phần viện phí của Sở Y tế Tiền Giang. - Công văn số 3321/UB ngày 27/8/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc điều chỉnh giá thu một phần viện phí của Sở Y tế Tiền Giang. |
III. MẪU ĐƠN, MẪU TỜ KHAI KÈM THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH:
1. Phụ lục số 1: Giấy giới thiệu của Người sử dụng lao động hoặc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố (Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05 tháng 4 năm 2010 của Bộ Y tế)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/GGT | ……………, ngày……tháng…… năm …… |
GIẤY GIỚI THIỆU
Kính gửi: Hội đồng Giám định Y khoa ..................................................
Tên cơ quan, đơn vị giới thiệu người lao động ..........................................................
Trân trọng giới thiệu: Ông/ Bà: .................................................. giới tính: □ nam □ nữ
Sinh ngày ……. tháng ….. năm ……... Số Sổ BHXH: .......................................
Số CMND ……............... cấp ngày ….. tháng ….. năm ……... tại ……......................
Địa chỉ hiện tại: ...........................................................................................................
Nghề nghiệp: ............................................. Chức vụ: ................................................
Là cán bộ/ nhân viên/ thân nhân của ..........................................................................
Được cử đến Hội đồng Giám định Y khoa ..................................................................
để giám định mức suy giảm khả năng lao động :
* Giám định : □ lần đầu □ tái phát □ tổng hợp □ khiếu nại
* Loại hình giám định:
1. Giám định do tai nạn lao động/ bệnh nghề nghiệp □
2. Giám định thực hiện chế độ hưu trí/ mất sức lao động □
3. Giám định để hưởng chế độ tử tuất hàng tháng □
Trân trọng cảm ơn!
Các giấy tờ kèm theo, gồm có □ Đơn đề nghị khám giám định khả năng lao động □ Đơn khiếu nại □ Biên bản điều tra tai nạn lao động □ Giấy chứng nhận thương tích □ Giấy ra viện □ Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp □ Tóm tắt hồ sơ của người lao động □ Quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động □ Biên bản GĐYK các lần khám trước | LÃNH ĐẠO CƠ QUAN/ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) |
Ghi chú: Giấy giới thiệu có giá trị trong vòng hai tháng kể từ ngày ký giới thiệu
2. Phụ lục số 2: Giấy đề nghị giám định (Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05 tháng 4 năm 2010 của Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------
…………….., ngày…….tháng……..năm ……..
GIẤY ĐỀ NGHỊ
GIÁM ĐỊNH KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG
Kính gửi: ..................................................................................................
Tên tôi là ......................................................................... giới tính: □ nam □ nữ
Sinh ngày …....... tháng …....... năm …........... Số Sổ BHXH: ........................................
Số CMND ……….........……… cấp ngày …....... tháng …....... năm …........... tại ............
Địa chỉ hiện tại: ................................................................................................................
Nghề nghiệp: ..................................................................... Chức vụ: .............................
Là cán bộ/nhân viên của .................................................................................................
Tình trạng bệnh tật, thương tật: ......................................................................................
.........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Đề nghị được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động:
* Giám định : □ lần đầu □ tái phát □ tổng hợp
* Loại hình giám định:
1. Giám định do tai nạn lao động □
2. Giám định do bệnh nghề nghiệp □
3. Giám định thực hiện chế độ hưu trí □
4. Giám định để hưởng chế độ tuất hàng tháng □
Mục đích giám định: làm cơ sở để hưởng chế độ BHXH theo qui định hiện hành.
Người sử dụng lao động (Ký tên, đóng dấu) | Người viết giấy đề nghị (Ký, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
- Người sử dụng lao động xác nhận đối với Người lao động đang công tác tại cơ quan, xí nghiệp,...
- Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xác nhận đối với các trường hợp không công tác tại cơ quan, xí nghiệp,... hoặc khám để thực hiện chế độ tử tuất.
3. Phụ lục số 3: Tóm tắt hồ sơ của người lao động (Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05 tháng 4 năm 2010 của Bộ Y tế)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/GGT | ……………, ngày……tháng…… năm …… |
TÓM TẮT HỒ SƠ
của người lao động
I. THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên: ....................................................................... Giới tính: □ nam □ nữ
Năm sinh: ngày ........... tháng ........... năm ............ Số Sổ BHXH: ............................
Số CMND ..............................., cấp ngày .......... tháng .......... năm .......... tại ..........
Địa chỉ hiện tại: ...........................................................................................................
Nghề nghiệp: ..................................................................... Chức vụ: .......................
Bậc nghề: ........................................................................ Mức lương: ......................
Đơn vị công tác: .........................................................................................................
Thời gian tham gia BHXH : số năm …........................ số tháng ….........................
II. TÌNH TRẠNG BỆNH TẬT (nêu những bệnh tật chính ảnh hưởng đến sức khoẻ, lao động trong 5 năm trở lại đây)
Năm | Tên bệnh, tật | Đã được điều trị tại | Thời gian điều trị |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA ĐƠN VỊ
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
ĐẠI DIỆN CÔNG ĐOÀN (nếu có) (Ký tên, đóng dấu) | ĐẠI DIỆN Y TẾ (nếu có) (Ký, ghi rõ chức danh) | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ QUẢN LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG (Ký tên, đóng dấu) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.