BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 325-TC/BH | Hà Nội , ngày 27 tháng 10 năm 1987 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THỰC HIỆN BẢO HIỂM VẬT NUÔI
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Quyết định số 179-VP ngày 17-12-1964 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Công ty Bảo hiểm Việt Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Công ty Bảo hiểm Việt Nam;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Cho phép Công ty Bảo hiểm Việt Nam triển khai bảo hiểm vật nuôi của các cơ sở sản xuất quốc doanh, tập thể, cá thể và các tổ chức khác.
Điều 2. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc bảo hiểm và biểu phí bảo hiểm vật nuôi.
Điều 3. Công ty Bảo hiểm Việt Nam chủ động lựa chọn phương án kết hợp với các ngành liên quan để triển khai bảo hiểm và tăng cường các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất cho vật nuôi; ban hành thống nhất các mẫu hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng đại lý và các biểu mẫu ấn chỉ nghiệp vụ khác có liên quan.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Giám đốc Công ty Bảo hiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Ngô Thiết Thạch (Đã Ký) |
QUY TẮC
BẢO HIỂM VẬT NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 325-TC/BH ngày 27-10-1987 của Bộ Tài chính về việc thực hiện bảo hiểm vật nuôi)
I. NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1. Theo nguyên tắc này Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là BAOVIET) nhận bảo hiểm trâu, bò, lợn, và các loại vật nuôi khác (gọi tắt là vật nuôi) của tất cả các tổ chức kinh tế quốc doanh, tập thể, cá thể và các đơn vị chăn nuôi khác (gọi tắt là chủ nuôi).
Điều 2. BAOVIET không nhận bảo hiểm vật nuôi đang bị bệnh, hoặc vật nuôi ở trong khu vực có dịch và bệnh truyền nhiệm.
II. PHẠM VI TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM
Điều 3. BAOVIET nhận bồi thường cho chủ nuôi khi vật nuôi bị thiệt hại do các nguyên nhân:
- Thiên tai và tai nạn bất ngờ.
- Dịch bệnh, hoặc bị bệnh.
Điều 4. Ngoài ra BAOVIET còn bồi thường cả trường hợp vật nuôi buộc phải giết thịt, hoặc huỷ diệt theo quy định hiện hành nhằm phòng và chống dịch bệnh.
III. KHÔNG THUỘC PHẠM VI TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM
Điều 5. Nếu vật nuôi bị thiệt hại do những nguyên nhân dưới đây thì không thuộc trách nhiệm BAOVIET:
- Thiếu sự trông nom cần thiết của chủ nuôi.
- Chủ nuôi không thực hiện đúng quy định của thú y địa phương về phòng và chữa bệnh cho vật nuôi.
- Vật nuôi bị mất cắp.
IV. ĐIỀU KIỆN THAM GIA BẢO HIỂM
Điều 6. Chủ nuôi khai báo các yêu về bảo hiểm vật nuôi (theo mẫu của BAOVIET).
Điều 7. Căn cứ các yêu cầu về bảo hiểm của chủ nuôi, trên cơ sở bàn bạc thoả thuận với chủ nuôi, BAOVIET cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm.
Điều 8. Thời hạn bảo hiểm do chủ nuôi và BAOVIET thoả thuận. Thời hạn tối đa là 12 tháng.
Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm bắt đầu sau 10 ngày kể từ ngày ký và kết thúc vào ngày cuối cùng ghi trong hợp đồng (đối với từng đối tượng cụ thể hợp đồng cần quy định riêng, chẳng hạn: BAOVIET nhận bảo hiểm lợn thịt từ 2 tháng tuổi, BAOVIET nhận bảo hiểm lợn giống từ khi mới sinh cho đến khi tách mẹ...).
Điều 9. Nếu vì một lý do nào đó mà chủ nuôi muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì chủ nuôi phải báo cho BAOVIET biết, khi được BAOVIET chấp nhận thì BAOVIET hoàn lại 80% số phí của những tháng còn lại.
Điều 10. Trường hợp chủ nuôi tự ý loại thải vật nuôi được bảo hiểm (giết thịt hoặc bán) trước thời hạn kết thúc hợp đồng thì hợp đồng mặc nhiên chấm dứt tại thời điểm đó.
V. PHÍ BẢO HIỂM
Điều 11. Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở biểu phí hiện hành của BAOVIET (được Bộ Tài chính phê chuẩn). Phí bảo hiểm nộp bằng tiền, phương thức thanh toán do chủ nuôi và BAOVIET thoả thuận.
VI. NGHĨA VỤ CỦA CHỦ NUÔI
Điều 12. Chủ nuôi có nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện đầy đủ việc chăm sóc, nuôi dưỡng, sử dụng vật nuôi theo quy định của thú y địa phương.
- Khi vật nuôi bị bệnh kịp thời báo cho thú y địa phương đến cứu chữa.
- Khi vật nuôi bị chết chủ nuôi báo ngay cho BAOVIET (hoặc đại lý của BAOVIET) thú ý đến giám định và quyết định biện pháp xử lý.
VII. TRÁCH NHIỆM CỦA BAOVIET
Điều 13. BAOVIET có trách nhiệm sau đây:
- Theo dõi kiểm tra số vật nuôi được bảo hiểm.
- Phối hợp với ngành thú y thực hiện công tác phòng chống dịch, bệnh.
- Giải quyết bồi thường thiệt hại cho vật nuôi theo đúng hợp đồng quy định.
VIII. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Điều 14. Hồ sơ bồi thường bao gồm:
- Giấy yêu cầu bồi thường của chủ nuôi;
- Biên bản giám định;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc giấy tờ khác có giá trị như giấy chứng nhận bảo hiểm, (ví dụ: bảng kê danh sách vật nuôi được bảo hiểm).
Điều 15. Trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định nói trên, BAOVIET phải trả lời cho chủ nuôi kết quả giải quyết bồi thường.
Điều 16. Đơn giá tính bồi thường là giá thu mua thoả thuận do uỷ ban vật giá địa phương quy định tại thời điểm vật nuôi bị thiệt hại.
Điều 17. Tiền bồi thường cho chủ nuôi dựa trên thiệt hại thực tế (trừ đi giá trị thu hồi, nếu có). Hình thức thanh toán do chủ nuôi và BAOVIET thoả thuận.
Điều 18. Các chi phí hợp lý (nếu có) mà chủ nuôi đã bỏ ra để cứu, chữa vật nuôi sẽ được BAOVIET hoàn lại cho chủ nuôi.
IX. CHUYỂN QUYỀN ĐÒI BỒI THƯỜNG
Điều 19. Sau khi nhận đủ tiền bồi thường, chủ nuôi có trách nhiệm chuyển quyền đòi bồi thường cho BAOVIET và giúp BAOVIET đòi người thứ ba đã gây ra thiệt hại.
X. KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Điều 20. Quyền khiếu nại về bồi thường của chủ nuôi được quy định trong một năm kể từ ngày gia súc bị thiệt hại.
Điều 21. Mọi tranh chấp giữa chủ nuôi và BAOVIET nếu không giải quyết được bằng thương lượng thì đưa ra trọng tài kinh tế Nhà nước hoặc Toà án nhân dân địa phương xét xử.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.