UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3224/QĐ-UBND | Thanh Hoá, ngày 21 tháng 9 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ BỈM SƠN, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020.
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/NĐ - CP ngày 07 tháng 9 năm 2006; Nghị định số 04/NĐ - CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sữa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/NĐ - CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể KT - XH vùng, lãnh thổ và Thông tư 03/2008/ TT - BKH, ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể KT - XH vùng, lãnh thổ;
Căn cứ Quyết định số 24/2005/QĐ - TTg ngày 12/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2001 - 2010 (Điều chỉnh quy hoạch 1996 - 2010);
Căn cứ Quyết định số 1040/QĐ - UBND ngày 11/4/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Bỉm Sơn thời kỳ đến năm 2020; và các văn bản hiện hành khác có liên của UBND tỉnh đã ban hành.
Xét đề nghị của Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn tại Tờ trình số 763/TTr - UBND ngày 07/9/2009 về việc: " Xin phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH thị xã Bỉm Sơn đến năm 2020 "; Báo cáo trình tự thực hiện và kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH thị xã Bỉm Sơn đến năm 2020 ngày 18/9/2009; ý kiến phản biện của các thành viên Hội đồng về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH thị xã Bỉm Sơn đến năm 2020, và hồ sơ quy hoạch kèm theo,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa thời kỳ đến 2020; Với các nội dung chủ yếu sau:
I. Tên dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Bỉm Sơn thời kỳ đến năm 2020.
II. Chủ quản đầu tư: UBND tỉnh Thanh Hoá.
III. Chủ đầu tư: UBND thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
IV. Nội dung quy hoạch:
1. Quan điểm phát triển:
- Phát triển kinh tế - xã hội thị xã Bỉm Sơn gắn với phát triển vùng động lực phía Bắc và định huớng phát triển chung của Thanh Hoá; đồng thời gắn với việc chỉnh trang, mở rộng đô thị theo hướng chính là về phía Tây và phía Đông. Phát triển công nghiệp có bước đột phá trong đó ưu tiên phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng ( Sản xuất xi măng) và ngành công nghiệp cơ khí ( Sản xuất lắp ráp ô tô và chế tạo phụ tùng phụ kiện ô tô ); Chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế tiến tới xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và ổn định xứng đáng với tầm vóc của một đô thị công nghiệp và dịch vụ công nghiệp khu vực phía Bắc Thanh Hoá.
- Phát huy nội lực gắn với tranh thủ ngoại lực để đạt trình độ phát triển cao trong tổng thể phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ hội nhập kinh tế quốc tế; tập trung xây dựng hạ tầng tạo sức hấp dẫn khác biệt để đẩy nhanh đầu tư phát triển công nghiệp ô tô và cơ khí hỗ trợ, công nghiệp may và công nghiệp hoá chất ít ảnh hưởng môi trường ( Kết hợp hệ thống dịch vụ, thương mại phục vụ cho tăng trưởng công nghiệp và cho nhu cầu đô thị, nhu cầu của khu vực, tạo phong cách kiến trúc đô thị mới hấp dẫn phù hợp lợi thế địa hình của Bỉm Sơn ), xây dựng thị xã Bỉm Sơn trở thành đô thị công nghiệp văn minh, hiện đại. Phấn đấu đến sau năm 2010 đạt tiêu chuẩn đô thị loại III; gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái đô thị bền vững.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bổ sung và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng các yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Chọn lọc, tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hàng hoá và hiệu quả kinh tế.
- Đẩy mạnh tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống dân cư, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đảm bảo quốc phòng, an ninh, tạo thuận lợi cho thời kỳ sau phát triển cao hơn.
2. Mục tiêu chủ yếu.
2.1. Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP ) bình quân hàng năm trong kỳ quy hoạch từ 2011 - 2020 là: 18,1%; trong đó Công nghiệp - Xây dựng là 17,0%, Dịch vụ là 23,6%, Nông - Lâm - Thuỷ sản là 4,7%. Cụ thể thời kỳ 2011 - 2015 là 17,5 %; trong đó: Công nghiệp - Xây dựng là 16,7%, Dịch vụ là 23,0%, Nông - Lâm - Thuỷ sản là 5,0%. Thời kỳ 2016 - 2020 là 18,6 %; trong đó: Công nghiệp - Xây dựng là 17,3 %, Dịch vụ là 24,2 %, Nông - Lâm - Thuỷ sản là 4,5%.
- Cơ cấu kinh tế: Năm 2015 Năm 2020
+ Công nghiệp - Xây dựng: 68,6 % 64,3%
+ Dịch vụ : 30,0 % 35,0%
+ Nông - Lâm - Thuỷ sản: 1,4 % 0,7%
- Tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu trên địa bàn năm 2015 là 37.0 triệu USD, năm 2020 là 100,0 triệu USD, tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 là 17,5%
- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ năm 2015 là 2.200,0 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 6.500,0 tỷ đồng.
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư từ 2011 - 2020 là 42.924,0 tỷ đồng, bình quân mỗi năm nhu cầu vốn đầu tư là 4.292,0 tỷ đồng.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2015 là 800,0 tỷ đồng, năm 2020 tổng thu ngân sách trên địa bàn là 1.000,0 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 là 9,6%.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 6.313,0 USD, năm 2020 đạt 10.591,0 USD
2.2. Về văn hoá - xã hội.
- Dân số thị xã đến năm 2015 là 95.000 người và đến năm 2020 là 150.000 người. Tốc độ tăng dân số năm 2015 là 6,5%, trong đó tăng tự nhiên là 0,6%, tăng cơ học là 5,4%; đến năm 2020 tỷ lệ tăng dân số là 9,6%, trong đó tăng tự nhiên là 0,6%, tăng cơ học là 9,0%.
- Phấn đấu đến năm 2015 có 84,0% làng, khu phố văn hoá; 85% gia đình văn hoá; xây dựng nhà văn hoá đạt 70,0%; năm 2015 có 65,0% và đến năm 2020 có 78,0% số người luyện tập thể thao thường xuyên. Đến năm 2020 đạt 95,0% làng, khu phố văn hoá; 90,0% gia đình văn hoá và 100% phường xã có nhà văn hoá.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 xuống còn 2,0% và năm 2020 cơ bản không còn hộ nghèo.
- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống còn 8,0% vào năm 2015 và không còn trẻ em suy dinh dưỡng vào năm 2020.
- Giải quyết việc làm ổn định cho 10.000 người vào năm 2015 và 20.000 người vào năm 2020. Bình quân mỗi năm có 2.000 lao động có việc làm.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80,0% vào năm 2015 và 90,0% vào năm 2020.
- Số hộ được dùng nước sạch ( Nước hợp vệ sinh ) từ năm 2010 trở đi là 100%.
2.3. Về bảo vệ môi trường:
Phục hồi và quản lý nguồn tài nguyên môi trường sau khai thác, đảm bảo khai thác bền vững và bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng. Thu gom và xử lý 100% chất thải rắn, nước thải trước khi thải ra môi trường. Từng bước ứng dụng công nghệ sạch vào các ngành kinh tế; các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch đạt tiêu chuẩn không ô nhiễm môi trường. Đến năm 2020 đảm bảo độ che phủ rừng 23,0 - 24,0%.
2.4. Quốc phòng - An ninh:
Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đảm bảo ổn định về chính trị, quốc phòng - an ninh được giữ vững, văn hoá - xã hội phát triển.
3. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực:
3.1. Phát triển ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp.
Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN trong thời kỳ quy hoạch từ 2011 - 2020 tăng bình quân hàng năm 18,3%; trong đó năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp là 9.300,0 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2011 - 2015 tăng 17,8 %; năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp là 22.000,0 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2016 - 2020 tăng 18,8% ( Giá so sánh ).
a) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng năm 2015 là 3.500,0 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2011 - 2015 là 15,16%, năm 2020 giá trị sản xuất của ngành sản xuất vật liệu xây dựng là 5.000,0 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 16,5%. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dây chuyền 2 nhà máy xi măng Bỉm Sơn, để nâng công suất từ 1,8 triệu tấn lên 4,0 triệu tấn/năm đi vào hoạt động trong năm 2010. Đồng thời chuẩn bị đủ các điều kiện để đầu tư mới dự án: Dây truyền sản xuất xi măng công xuất 4,0 triệu tấn/năm, trong đó giai đoạn I là 2,0 triệu tấn năm; nhà máy gạch tuy nen 50,0 triệu viên/năm; Nhà máy bê tông đúc sẳn 100.000 m3/năm, xí nghiệp vôi công nghiệp công suất 400.000 tấn/năm, 200.000 tấn bột nhẹ và xí nghiệp gạch ngói trang trí.
b) Công nghiệp cơ khí:
Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp cơ khí đến năm 2015 phấn đấu đạt 2.500,0 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2011 - 2015 là 25,5%; đến năm 2020 giá trị sản xuất của ngành công nghiệp cơ khí là 5.500,0 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2016 - 2020 là 17,05%.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô tải nhỏ và ô tô thông dụng tại khu công nghiệp tập. Khẩn trương tiến hành xúc tiến kêu gọi đầu tư dự án đóng sữa phương tiện đường sắt, phụ tùng và cấu kiện sản xuất xi măng, nhà máy cơ khí xây dựng, nhà máy sản xuất cấu kiện thép 10.000 tấn/năm, nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp điện tử. Ngoài ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ của địa phương đầu tư nâng cấp cơ sở sữa chữa ô tô và đang hoàn thiện các thủ tục để đầu tư hai cơ sở cán thép có công suất từ 5000 - 7000 tấn/ năm trong khu công nghiệp.
c) Công nghiệp nhẹ và xuất khẩu:
Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp nhẹ và hàng xuất khẩu năm 2015 đạt 1.200,0 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2011 - 2015 là 16,8%; đến năm 2020 giá trị sản xuất phấn đấu đạt 3.200,0 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2016 - 2020 là 20,6%. Đầu tư chiều sâu nâng công suất hai cơ sở sản xuất: Xí nghiệp may lên 1,5 triệu sản phẩm năm, xí nghiệp bao bì lên 50 triệu sản phẩm năm. Đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư dự án xây dựng nhà máy liên hợp dệt may, nhà máy giầy da xuất khẩu; nhà máy chế biến gỗ mỹ nghệ xuất khẩu.
d) Công nghiệp hóa chất:
Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp hoá chất đến năm 2015 đạt 930 tỷ đồng, năm 2020 giá trị sản xuất là 2.420 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2016 -2020 là 21,1%. Đầu tư ngành công nghiệp hoá chất, các sản phẩm sao su và các sản phẩm khác trực tiếp phục vụ cho yêu cầu sản xuất và lắp ráp ô tô các loại.
đ) Công nghiệp nước:
Tiếp nhận trạm bơm nước từ công ty xi măng Bỉm Sơn; đầu tư nâng cấp đủ nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn. Đến năm 2015 có sản lượng nước 5,0 triệu m3, năm 2020 nâng công suất 7,0 triệu m3. Giá trị sản xuất công nghiệp nước năm 2015 là 7,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2015 là 10,7%, năm 2020 là 22,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 2016 - 2020 là 24,5%.
3.1.2. Phát triển khu công nghiệp:
Tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khu A là 310,0 ha, phấn đấu đến năm 2012, lấp 60,0% diện tích với các ngành sản xuất chế biến nông lâm sản, chế tạo máy, sửa chữa cơ khí, luyện cán thép xây dựng, da giầy. Sau năm 2012 tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khu B là 280,0 ha để thu hút các ngành công nghiệp dệt may, điện tử, điện lạnh, hàng gia dụng và hàng thủ công mỹ nghệ để đến năm 2015 lấp đầy khu công nghiệp Bỉm Sơn.
3.2. Phát triển ngành dịch vụ:
Tổng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ trên địa bàn năm 2015 là 1.950,0 tỷ đồng, tăng gần 2,5 lần so với năm 2010, mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đạt 5.950,0 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2015. Tốc độ tăng bình quân cả thời kỳ quy hoạch 2011 - 2020 là 24,8% ( Giá so sánh ). Tập trung ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ như: Dịch vụ thương mại, xuất khẩu, du lịch, bưu chính viễn thông, ngân hàng.v.v...
a) Thương mại:
Nâng cấp các cơ sở hạ tầng thương mại hiện có, đầu tư mới 3 siêu thị và trung tâm thương mại quy mô lớn tại trung tâm thị xã. Phấn đấu đến năm 2015, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ đạt 2.200,0 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với năm 2010, đến năm 2020 đạt 6.500,0 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2015.
Khẩn trương xúc tiến thương mại để xuất khẩu ô tô sang thị trường Châu Phi. Thúc đẩy tăng nhanh sản lượng hàng sơn mài, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, tăm tinh bột, sản xuất lông mi giả... Tập trung củng cố các cơ sở sản xuất hàng thủ công xuất khẩu như mây tre đan, mây giang xiên, đá xẻ, đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu.v.v…Tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu năm 2015 đạt 37,0 triệu USD, tăng 1,75 lần so với năm 2010, đến năm 2020 là 100,0 triệu USD.
b) Dịch vụ du lịch:
Huy động các nguồn vốn, tiến hành quy hoạch tôn tạo, khai thác các di tích lịch sử, danh thắng cấp quốc gia để xây dựng hạ tầng quần thể các di tích ngày càng hoàn thiện, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vãn cảnh du lịch tâm linh, du lịch sinh thái của khách thập phương. Phát triển du lịch lữ hành gắn với các khu du lịch nổi tiếng trong tỉnh như động Từ Thức, thành nhà Hồ, phủ Chúa Trịnh ( Vĩnh Lộc ), chiến khu Ngọc Trạo ( Thạch Thành );v.v.. và các khu du lịch nổi tiếng của tỉnh bạn. Gắn du lịch tâm linh, sinh thái thị xã Bỉm Sơn với du lịch của thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn và các huyện trong tỉnh và tỉnh bạn. Phấn đấu đến năm 2015, doanh thu du lịch đạt 30,0 tỷ đồng với 200.000 lượt khách; đến năm 2020 đạt 50,0 tỷ đồng với 350.000 lượt khách du lịch.
c) Dịch vụ vận tải:
Tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia dịch vụ vận tải hàng hoá và hành khách, trên cơ sở nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng khối lượng hàng hoá vận chuyển 8,0 triệu tấn vào năm 2015, 20,5 triệu tấn năm 2020; khối lượng luân chuyển 480,0 triệu tấn và 624,0 triệu tấn/km. Từ nay đến năm 2015, đầu tư nâng cấp bến xe khách thị xã đạt tiêu chuẩn bến loại II của khu vực phía Bắc; phát huy hiệu quả tuyến xe buýt Thanh Hoá - Bỉm Sơn. Chuẩn bị đủ điều kiện để báo cáo Tổng cục đường sắt đầu tư nâng cấp, mở rộng ga Bỉm Sơn ( Kể cả ga công nghiêp xi măng ) nhằm nâng cao năng lực vận chuyển phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân.
- Vận tải đường thuỷ.
Đầu tư cảng sông Lèn đi vào hoạt động để vận chuyển xi măng, than và các hàng hoá khác đảm bảo công suất 1,6 triệu tấn hàng hoá vận chuyển qua cảng, với khối lượng hàng hoá luân chuyển là 96,0 triệu tấn/km; đáp ứng 15,0% khối lượng hoàng hoá vận tải trên địa bàn.
d) Dịch vụ thông tin và truyền thông:
Đầu tư hiện đại hóa hệ thống phát thanh, từng bước nâng cấp, cũng cố cơ sở vật chất cho các đài phường, xã, tạo lập thị trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường dịch vụ Thông tin và Truyền thông theo định hướng đa dạng, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ tốt cho nhu cầu thông tin kinh tế - xã hội. Đến năm 2015, tỷ lệ sử dụng điện thoại đạt 37 máy/100 dân và đến năm 2020, đạt 40 máy/100 dân.
e) Dịch vụ ngân hàng:
- Tăng cường huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, phấn đấu đến năm 2015 trở thành trung tâm dịch vụ ngân hàng cho khu vực phía Bắc Thanh Hoá. Đến năm 2015, tổng nguồn huy động của 5 ngân hàng trên địa bàn là 2.630,0 tỷ đồng ( Bao gồm ngân hàng Đầu tư, ngân hàng Công thương, ngân hàng NN&PTNT, ngân hàng Chính sách xã hội và ngân hàng SacoBanh). Đến năm 2020, số vốn của 5 ngân hàng trên sẽ huy động được 3.755,0 tỷ đồng, gấp 1,4 lần so với năm 2015.
- Mở rộng cho vay phát triển công nghiệp, dịch vụ, kinh tế hộ, trang trại, các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Đưa tổng số dư nợ của 5 ngân hàng năm 2015 là 2.880,0 tỷ đồng, đến năm 2020 só dư nợ của 5 ngân hàng là 4.010,0 tỷ đồng.
f) Về hoạt động tài chính:
Tập trung khai thác triệt để các nguồn thu trên địa bàn, có biện pháp chống thất thu và gian lận thương mại.Tiếp tục khai thác nguồn vốn từ quỹ nhà, đất theo đúng các quy định hiện hành. Phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt 800,0 tỷ đồng, năm 2020, đạt 1.000,0 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 9,6 %. Tổng chi ngân sách trên địa bàn năm 2015 dự kiến là 132,0 tỷ đồng, năm 2020 dự kiến là 227,0 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 11,0%. Quản lý chặt chẽ các khoản chi, thực hành tiết kiệm, ưu tiên giành từ 25,0 - 30,0% nguồn chi hàng năm cho đầu tư phát triển.
3.3. Quy hoạch phát triển Nông - Lâm - Thuỷ sản:
Giá trị sản xuất ngành Nông - Lâm - thủy sản thời kỳ quy hoạch 2011 - 2020 tăng bình quân 5,1%; trong đó thời kỳ 2011 - 2015 tăng 5,4%, thời kỳ 2016 - 2020 tăng bình quân 4,9%.
a) Nông nghiệp:
* Cây lương thực:
Bố trí diện tích trồng lúa ổn định hàng năm là 1.400,0 ha, năng suất bình quân đạt 62,5 tạ/ ha với sản lượng đạt 8.750,0 tấn. Cây ngô ổn định hàng năm 100,0 ha, năng suất từ 47 - 52 tạ/ ha với sản lượng từ 470,0 tấn đến 520,0 tấn. Trên cơ sở áp dụng khoa học kỹ thuật, thâm canh, tăng vụ, đưa các giống năng suất, chất lượng vào gieo trồng để sản lượng lương thực có hạt hàng năm đạt từ 9.220,0 tấn đến 9.270,0 tấn.
* Cây công nghiệp:
Diện tích mía bố trí 250,0 ha, năng suất từ 650,0 tạ đến 700,0 tạ/ ha để cung cấp sản lượng mía nguyên liệu cho nhà máy.
* Cây rau đậu thực phẩm:
Qui hoạch vùng chuyên canh, gieo trồng rau đậu và cây thực phẩm là 130,0 ha; trong đó vùng rau sạch là 20,0 ha; năng suất đạt từ 100,0 tạ/ha đến 110,0 tạ/ha, với sản lượng đạt hàng năm 1.323,0 tấn đến 1.442,0 tấn.
* Chăn nuôi:
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các trang trại theo hướng công nghiệp, tăng nhanh cả về quy mô và chất lượng, tập trung chủ yếu là chăn nuôi gia súc như bò lai sind, lợn hướng nạc. Phấn đấu đến 2020, cơ cấu ngành chăn nuôi chiếm 55,0% trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Sản lượng thịt hơi xuất chuống đến năm 2015 đạt 1.359,0 tấn, trong đó thị lợn hơi xuất chuồng 936,0 tấn, đến năm 2020 tăng lên 1.546,0 tấn, trong đó thịt lợn hơi xuất chuồng là 1.044,0 tấn.
b) Lâm nghiệp:
Đến 2020, tổng diện tích có rừng 1.916,33 ha, trong đó rừng sản xuất 1.531,84 ha, rừng phòng hộ 384,49 ha, nâng độ che phủ của rừng lên 23,7% vào năm 2020 ( Năm 2007 là 14,3% )
c) Thuỷ sản:
Tiếp cận nhanh kỹ thuật nuôi tiên tiến để tăng nhanh giá trị trên một đơn vị diện tích, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động. Chuyển 60,0 ha diện tích trồng lúa năng suất thấp, kém hiệu quả sang nuôi thuỷ sản. Từ năm 2010 đến năm 2020 diện tích nuôi thủy sản là 208,0 ha, trong đó nuôi ruộng trũng là 176,0 ha, nuôi ao, hồ là 32,0 ha
3.4. Quy hoạch phát triển các lĩnh vực:
a) Dân số và lao động:
Dân số thị xã đến năm 2015 là 95.000 người, trong đó dân số phi nông nghiệp chiếm 80,0%; tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 6,5%, trong đó tăng dân số tự nhiên là 0,6%, tăng cơ học là 5,4%. Đến năm 2020 dân số trên địa bàn là 150.000 người, trong đó dân số phi nông nghiệp là 124.500 người, chiếm 83,0% so với dân số toàn thị xã.; tỷ lệ tăng dân số thời kỳ này là 9,6%, trong đó tăng dân số tự nhiên là 0,60 %, tăng cơ học là 9,0%.
b) Lao động và phân công lao động:
Đến năm 2015, tổng nguồn lao động của thị xã có 62.500 người, đến năm 2020 tổng số lao động toàn thị xã sẽ là 105.000 người. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế của thị đến năm 2015 là 33.065 người, chiếm tỷ lệ 80,0%; năm 2020 là 92.595 người, chiếm tỷ lệ 88,2% so với tổng nguồn lao động.
3.5. Giáo dục - Đào tạo:
a) Về Giáo dục:
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu đến năm 2015 có 54,0% số trường học đạt chuẩn quốc gia và 85,0% số trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020. Đến năm 2012, 100,0% số phòng học ở các cấp học được kiên cố hoá. Khuyến khích xây dựng quỹ khuyến học từ thị xã đến xã, phường. Kết hợp tốt giáo dục giữa nhà trường - xã hội - gia đình, giữ vững và tăng cường kỷ cương, nề nếp trong dạy và học. Ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học và các bệnh thành tích trong thi cử.
b) Về Đào tạo:
Nâng cấp cơ sở vật chất hiện có, đầu tư xây dựng mới các cơ sở đào tạo, dạy nghề đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đến năm 2015, trên địa bàn thị xã có 5 trường chuyên nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bao gồm trường trung cấp xây dựng Bỉm Sơn; trường công nhân lắp máy số 5, trường cao đẳng tài nguyên và môi trường, trường cao đẳng dạy nghề và trường dạy lái xe. Tỷ tệ lao động qua đào tạo năm 2015 là 80,0% tăng lên 90% vào năm 2020, trong đó cao đẳng, đại học 25,0%, học nghề 65,0%.
3.6. Y tế và chăm sóc sức khoẻ:
Nâng cấp bệnh viện đa khoa thị xã lên quy mô 100 giường, đồng thời chuẩn bị đủ điều kiện để đầu tư mới 1 bệnh viện đa khoa tư nhân ABC tại khu vực đô thị phía Nam, với quy mô 100 giường, giai đoạn I là 50 giường. Tập trung nâng cấp trung tâm y tế dự phòng, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản xoá bỏ bệnh lao, ngăn chặn lây nhiễm HIV, AIDS. Quản lý tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, hoạt động y dược tư nhân và các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân; đẩy mạnh công tác chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống còn 8,0% vào năm 2015 và không còn trẻ em suy dinh dưỡng vào năm 2020.
3.7. Văn hoá - thể dục thể thao:
a) Về Văn hoá:
Không ngừng nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị. Đến năm 2015 có 84,0% số làng, khu phố đơn vị được công nhận là làng văn hoá, 85,0% gia đình văn hoá; đến năm 2020 có 95,0% làng, khu phố văn hoá, 100,0% gia đình văn hoá. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất để nâng cấp thư viện thị xã trở thành trung tâm tư liệu về văn hoá, lịch sử khoa học kỹ thuật đáp ứng nhu cầu đọc, nghiên cứu của cán bộ, học sinh và nhân dân. 100,0% phường, xã có nhà văn hoá, tủ sách tổng hợp, 50,0% doanh nghiệp có thư viện. Đầu tư cung văn hoá thiết nhi quy mô 1.500,0 m2 sàn tại phường Ba Đình.
b) Thể dục thể thao:
Đến năm 2015 có 65,0% và năm 2020 có 78,0% số người tham gia luyện tập thể dục thường xuyên, 37,0% số hộ gia đình đạt gia đình thể thao. Khẩn trương hoàn thành việc quy hoạch khu trung tâm văn hoá - thể dục thể thao đa chức năng. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động thể dục thể thao, xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng và khai thác các hạng mục công trình trung tâm văn hoá - thể dục thể thao. Từ 2011 đến 2015 đầu tư xây dựng trung tâm thể dục thể thao đa chức năng quy mô 1.000 chổ ngồi; đầu tư sân bóng đá theo tiêu chuẩn quốc gia với 10.000 chổ ngồi; hai cơ sở này sẽ là nơi để luyện tập, thi đấu và tuyển chọn các vận động viên thành tích cao đóng góp cho tỉnh thi đấu quốc gia.
4. Mở rộng địa giới hành chính:
Để đảm bảo cho Bỉm Sơn có diện tích phát triển không gian đô thị, mở rộng và phát triển công nghiệp; phấn đấu trở thành đô thị loại III vào sau năm 2010, có dân số đạt 150.000 người vào năm 2020; địa giới hành chính của thị xã sẽ được đầu tư mở rộng về phía Tây và phía Đông. Diện tích tự nhiên của đô thị là 8.000,0 ha ( Tăng 1.312,0 ha so với diện tích tự nhiên hiện nay ), có 10 đơn vị hành chính tăng thêm 3 đơn vị so với năm 2010 ( Gồm 8 phường và 2 xã ).
5. Quy hoạch phát triển không gian đô thị, hạ tầng cơ sở:
5.1. Quy hoạch phát triển không gian đô thị:
a) Tổ chức không gian đô thị:
Định hướng phát triển đô thị Bỉm Sơn theo hướng không gian mở đa hướng với các trục tuyến điểm chính, cụ thể:
- Khu công nghiệp: Chủ yếu bố trí phía Bắc thị xã dọc đường Trần Hưng Đạo, mở rộng, kéo dài sang phía Tây đường sắt Bắc Nam đến sát địa giới hành chính huyện Hà Trung. Tận dụng những khu đất dọc Quốc lộ 1A từ đồi Nghĩa trang đến cầu Ba Lá để phát triển các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
- Trục trung tâm của thị xã là đường Trần Phú, mở rộng sang phía Tây theo hướng đường Nguyễn Văn Cừ và phía Đông sang khu vực phường Đông Sơn.
- Mở rộng không gian theo quốc lộ 1A về phía Nam qua đồi Bỉm để phát triển thêm một phần công nghiệp và các khu chức năng khác của đô thị. Các trục chính của đô thị gồm 11 tuyến chính.
b) Phát triển mạng lưới đô thị và các điểm dân cư:
Dự kiến nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị đến 2020 là 1.872,0 ha, trong đó: Đất dân dụng: 1.053,0 ha; đất ngoài dân dụng: 819,0 ha.
b1) Đất dân dụng: Được phân chia thành các phân khu chức năng:
* Các khu trung tâm đô thị gồm có:
- Trung tâm hành chính - chính trị: Diện tích 25,0 ha, tại vị trí hiện tại, cải tạo, nâng cấp các công trình hiện có và xây dựng mới một số công trình.
- Trung tâm thương mại: Được bố trí thành 5 cụm chính, với diện tích 40,3 ha.
* Khu dân cư đô thị, diện tích 578,0 ha, được chia thành 5 khu chính: Khu 1: Phía đông thị xã có diện tích 211,0 ha. Khu 2: Dọc 2 bên đường Trần Phú có diện tích 106,0 ha. Khu 3: Phía bắc thị xã có diện tích 105,0 ha. Khu 4: Phía nam thị xã có diện tích 126 ha. Khu 5 phía Nam phường Bắc Sơn có diện tích 30,0 ha.
b.2) Khu ngoài dân dụng, gồm:
* Khu công nghiệp tập trung có diện tích 540,0 ha
* Khu công nghiệp vừa và nhỏ có diện tích 24,0 ha, gồm 3 khu: Khu 1 nằm phía Nam đường Trần Phú là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như gạch ngói, gạch ốp lát trang trí, khu II nằm ở đồi Trạch Lâm xã Quang Trung là công nghiệp sản xuất đồ gia dụng và công nghiệp nhẹ khác và khu 3 phía Nam thị xã thuộc khu đô thị mới Nam Bỉm Sơn xã Quang Trung là công nghiệp sạch, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ kết hợp với kinh doanh,
b.3) Các trung tâm phường, xã:
Về cơ bản giữ nguyên như vị trí hiện tại; được đầu tư nâng cấp kết hợp với đầu tư mới trụ sở làm việc. Riêng đối với ba phường được thành lập mới trong năm 2015 được quy hoạch đầu tư trụ sở làm việc nhà cao tầng tại vị trí thích hợp với trung tâm phường.
5.2. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị:
5.2.1. Giao thông:
Tổng chiều dài mạng lưới giao thông toàn thị xã đến năm 2020 đạt 344,0 km, hệ thống giao thông cần được đầu tư mới, cải tạo và nâng cấp, cụ thể:
* Các trục đường chính:
a) Nâng cấp, cải tạo: 13 tuyến đường chính đầu tư nâng cấp, cải tạo đến năm 2020 là 295,1 km .
b) Đầu tư mới: 18 tuyến đường chính đầu tư mới đến năm 2020 là 48,9 km.
* Về hệ thống cầu:
- Đầu tư mới vĩnh cửu cầu qua sông Tam Điệp.
- Đầu tư cầu vượt tại ngã tư giao nhau giữa Quốc lộ 1A với đường Nguyễn Văn Cừ.
5.3. Hệ thống điện:
Đầu tư mới 2 trạm biến thế trung gian: Trạm biến thế 1 tại địa điểm phía Bắc khu Đồng Nghệ phường Bắc Sơn có công suất 2 x 125 KVA, có nhiệm vụ cấp điện dân dụng, công cộng và các cụm công nghiệp nhỏ nằm trên địa bàn và phục vụ tưới tiêu nông nghiệp; trạm thứ 2 được đầu tư tại phường Đông Sơn với công suất 94.000 KVA, có nhiệm vụ cung cấp điện cho khu dân dụng phường mới thành lập phía Đông, nhà máy xi măng đầu tư mới công suất 2,0 đến 4,0 triệu tấn/năm, nhà máy gạch., nhà máy chế biến rác thải ..v.v…
Lưới điện cao thế và trung thế từ nay đến năm 2020: Xây dựng mới 3,5 km đường dây cao thế 100 KV, 55,0 km đường trung thế 35 KV. Đầu tư nâng cấp và cải tạo hệ thống điện đường hai tuyến Trần Phú và Nguyễn Huệ ( Trên Quốc lộ 1A ). Đường dây hạ thế toàn thị xã có hiện có 101,92 km, đến năm 2020 đầu tư mới 50,0 km trong các khu đô thị mới và cải tạo 100% đường dây hạ thế hiện có.
5.4. Hạ tầng Thông tin và Truyền thông:
Tiếp tục hiện đại hoá mạng viễn thông tăng thêm dung lượng cho các tổng đài; cải tạo 3 trạm điện thoại hiện có và đầu tư mới 5 trạm: 1 trạm đặt tại cụm công nghiệp phía Tây Bắc thị xã; 1 trạm đặt tại khu công nghiệp phía Bắc thị xã; 1 trạm đặt tại phường Đông Sơn; 1 trạm đặt tại khu đồi Bỉm; 1 trạm đặt tại xã Hà Lan. Đến năm 2020 tổng số các tuyến cáp thông tin chính trong thị xã là 38,8 km, trong đó đầu tư mới 24,65 km.
5.5. Hệ thống cấp nước:
Tiếp thu và nâng cấp hệ thống cấp nước thô của công ty xi măng 6.000 m3/ngày đêm, đầu tư nâng cấp thiết bị và mạng đường ống cấp I và II để nâng công suất của hệ thống cấp nước sạch lên 13.000 m3/ngày đêm đảm bảo cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn.
5.6. Hệ thống thoát nước mưa:
Hướng thoát nước chính là Tây Bắc sang Đông Nam dẫn vào các suối khe cạn: Suối Sòng, Cổ Đam, Ba Voi và Khe Gỗ. Tất cả các hướng đều đổ về 2 sông chính là sông Tống Giang và sông Tam Điệp. Xây dựng hệ thống mương thoát đuợc chia làm 3 khu vực chính sau:
* Khu Tây Bắc ga thuộc phường Ngọc Trạo, phường Bắc Sơn và một phần xã Quang Trung. Tổng chiều dài mương thoát nước mưa là 64,34 km
* Khu vực trung tâm thuộc địa bàn các phường Ba Đình, Ngọc Trạo, Lam Sơn, xã Quang Trung. Tổng chiều dài mương thoát nước mưa là 97,19 km.
* Khu vực phía Đông đường Lê Lợi thuộc địa bàn phường Đông Sơn và một phần phường Lam Sơn. Tổng chiều dài mương thoát nước mưa là 70,64 km.
5.7. Hệ thống thoát nước thải:
- Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt:
Hệ thống sử lý nước thải sinh hoạt được đầu tư tại hai khu vực:
+ Khu vực I gồm các phường Bắc Sơn, Ngọc Trạo, Ba Đình và xã Quang Trung, tổng chiều dài các tuyến đường ống dẫn nước về khu xử lý nước thải khu vực I là 50,042 km. Đầu tư trạm xử lý nước thải sinh hoạt giai đoạn I công suất 4000 m3, giai đoạn II nâng cấp lên quy mô 18.000 m3.
+ Khu vực II gồm các phường Lam Sơn và Đông Sơn, tổng chiều dài đường ống dẫn nước về trạm sử lý nước thải là 35,32 km. Đầu tư trạm xử lý nước thải giai đoạn I công suất 2000 m3, giai đoạn II đầu tư nâng cấp lên 8000 m3.
- Hệ thống thoát nước thải công nghiệp:
Nước thải công nghiệp được phân thành các khu vực sau:
+ Khu công nghiệp tập trung ở phía Bắc thị xã: Xây dựng trạm xử lý nước thải công nghiệp tại phía Nam đường ra bãi rác thị xã, công xuất giai đoạn I là 14.000 m3, giai đoạn II nâng cấp lên 28.000 m3
+ Nước thải công nghiệp của các cụm công nghiệp nằm trong phạm vi thị xã đều phải được xử lý cục bộ, đạt tiêu chuẩn loại B mới được thải ra hệ thống thoát nước chung.
5.8. Thu gom và xử lý chất thải rắn:
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy xử lý rác thải để có thể đưa nhà máy đi vào hoạt động. Đối với chất thải rắn do các nhà máy thải ra, phải xử lý cục bộ, phân loại và có bãi chôn cất, thu gom chuyển vào nhà máy xử lý rác thải công nghiệp tại phường Đông Sơn.
6. Các dự án ưu tiên đầu tư: ( có phụ biểu chi tiết kèm theo ).
7. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:
7.1. Các giải pháp về vốn:
a) Nhu cầu vốn đầu tư:
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển KT - XH của thị xã Bỉm Sơn trong thời kỳ quy hoạch 2011 - 2020 là: 42.924,0 tỷ đồng; trong đó, thời kỳ 2011 -2015 là 13.554,0 tỷ đồng, thời kỳ 2016 - 2020 là 29.370,0 tỷ đồng.
b) Huy động vốn đầu tư:
Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như nói trên cần phải huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn sau:
+ Vốn đầu tư từ bên ngoài ( Gồm vốn nước ngoài, vốn của các ngành trung ương và vốn của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn ): 40,0%.
+ Vốn ngân sách Nhà nước ( Gồm vốn Trung ương, vốn của tỉnh và vốn huy động của thị xã ): 20,0%.
+ Vốn vay tín dụng: 10,0%.
+ Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và của dân: 30,0%.
- Nguồn lực từ bên ngoài:
Tranh thủ mọi sự hỗ trợ của tỉnh, Trung ương và các nguồn vốn hỗ trợ khác để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư các cơ sở sản xuất công nghiệp. Kêu gọi vốn ODA vào đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, đào tạo nhân lực, phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ, phát triển giáo dục, y tế cải thiện đời sống nhân dân. Tranh thủ nguồn vốn từ các ngành như: Điện lực, Bưu chính Viễn thông, Giao thông vận tải và các doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn để đầu tư mới và nâng cấp các cơ sở sản xuất.
- Nguồn nội lực:
Huy động tối đa cho đầu tư phát triển hạ tầng; vận dụng các cơ chế chính sách của Nhà nước như dành quỹ đất đổi lấy công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, tích cực thực hiện các chính sách xã hội hoá y tế, giáo dục; xây dựng chợ tại xã phường, xây dựng quỹ tín dụng nhân dân để huy động vốn nhàn rỗi trong dân. Huy động nguồn vốn theo các phương thức BT, BOT đối với các công trình giao thông, du lịch, công trình văn hoá, thể dục thể thao.
Khuyến khích đầu tư vào các dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng …
9.2. Các giải pháp về cơ chế chính sách:
Để thực hiện được quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, ngay từ khi quy hoạch được công bố, UBND thị xã Bỉm Sơn cần thực hiện:
- Soạn thảo các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, khu vui chơi giải trí, khu du lịch, khu văn hoá trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để thị xã có căn cứ kêu gọi và xúc tiến đầu tư.
- Mọi tổ chức cá nhân đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn thị xã đều được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng như nhau.
- Được hưởng các chính sách hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn có tác động lớn đến nền kinh tế của tỉnh theo luật khuyến khích đầu tư trong nước.
- Tạo mọi điều kiện nhanh nhất, thuận tiện nhất trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư trong việc giải quyết thủ tục hồ sơ dự án, cấp đất.
9.3. Các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực:
Xây dựng cơ chế và chính sách " Chiêu hiền đãi sĩ " để từng bước thu hút lực lượng lao động có tay nghề cao, có chuyên môn kỹ thuật giỏi về phục vụ cho sản xuất. Tăng cường năng lực quản lý, chỉ đạo sản xuất, phát triển kinh doanh.
- Bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học, quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế gắn với kế hoạch đào tạo bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp.
- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
9.4. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm:
a) Thị trường trong và ngoài tỉnh:
Các ngành sản xuất trong thị xã cần phải tiến hành khảo sát thị trường trong tỉnh, nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của từng vùng, từng huyện trên địa bàn tỉnh để sản xuất các mặt hàng phù hợp với thị hiếu, tập quán canh tác, nhu cầu của từng nơi. Thông qua hệ thống thương nghiệp của các thành phần kinh tế, các đại lý ở các huyện và của tỉnh ngoài để nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, là điều kiện để mở rộng thị trường trong tỉnh và cả nước.
b) Tìm thị trường hướng ngoại:
Thông qua các tổ chức kinh tế trong nước, hoặc hoạt động xúc tiến thương mại để tiếp xúc với các đối tác nước ngoài tìm kiếm và mở rộng thị trường ra nước ngoài.
9.5. Tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ:
- Đẩy nhanh hơn nữa việc tiếp thu các tiến bộ khoa kỹ thuật để ứng dụng các tiến bộ về công nghệ mới vào sản xuất. Khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho việc đổi mới công nghệ, nhất là các công nghệ sinh học phục vụ trực tiếp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
- Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tin học và mạng Internet vào chỉ đạo điều hành sản xuất.
- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất công nghiệp theo hướng tự động hoá và công nghệ xử lý bảo vệ môi trường bền vững.
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ( ISO ) nhằm tăng khả năng canh tranh của các sản phẩm, chiếm lĩnh thị phần trong nước và khu vực nâng cao hiệu quả kinh tế.
Điều 2.
1. UBND thị xã Bỉm Sơn căn cứ nội dung được phê duyệt tại điều 1 Quyết định này có trách nhiệm tổ chức công bố Quy hoạch, đồng thời thành lập Ban chỉ đạo thực hiện do Chủ tịch UBND thị xã làm trưởng ban. Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh tiến độ triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có những phát sinh, vướng mắc vượt quá thẩm quyền yêu cầu báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét giải quyết kịp thời.
2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm giải quyết những nội dung công việc có liên quan đến ngành; đồng thời phối hợp, giúp đỡ UBND thị xã Bỉm Sơn trong quá trình thực hiện quy hoạch, đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. - Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
- Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC:
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ THỊ XÃ BỈM SƠN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 3224 /QĐ - UBND ngày 21 /9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ).
TT | Danh mục | Quy mô | Địa điểm | Thòi gian KC & hoàn thành | Vốn ĐT ( tỷ đồng) | Nguồn vốn |
|
| |||||||
| Tổng số: |
|
|
| 22311 |
|
|
| Trong đó: Đầu tư mới. |
|
|
| 21171 |
|
|
| Nâng cấp, cải tạo. |
|
|
| 1140 |
|
|
I | Công nghiệp. |
|
|
| 112260 |
|
|
| Đầu tư mới. |
|
|
| 12160 |
|
|
1 | Dây truyền 2 N/M xi măng. | 2 triệu tấn/năm | Ba Đình | 200 6- 2010 | 4,000 | DN+ vốn vay |
|
2 | XD mới dây chuyền xi măng. | 2 - 4 triệu tấn/năm | Ba Đình | 2012 - 2018 | 4,500 | DN+ vốn vay |
|
3 | N/M bê tông đúc sẳn. | 100000 m3/năm | Bắc sơn | 2011 - 2015 | 50 | DN+ vốn vay |
|
4 | N/M vôi CN+ sản xuất bột nhẹ. | 400000 T/năm | Bắc Sơn | 2008 - 2015 | 50 | DN+ vốn vay |
|
5 | N/M SX phụ tùng ô tô. | 3000- 5000 tấn/năm | Bắc Sơn | 2011 - 2015 | 200 | DN+ vốn vay |
|
6 | N/M sản xuất thép I nox. | 20000 T/năm | Bắc Sơn | 2011 - 2020 | 60 | DN+ vốn vay |
|
7 | N/M giầy da xuất khẩu. | 1 triệu đôi/năm | Bắc Sơn | 2011 - 2020 | 60 | DN+ vốn vay |
|
8 | N/ M liên hợp dệt may. | 3 tr SP/năm | Bắc Sơn | 2011 - 2020 | 300 | DN+ vốn vay |
|
9 | N/M đóng sữa phượng tiện đường sắt. | 1000 tấn/năm | Bắc Sơn | 2011 - 2020 | 300 | DN+ vốn vay |
|
10 | Đầu tư mới N/M gạch Tuynen. | 50 tr viên/năm | Bắc Sơn | 2008 - 2015 | 60 | DN+ vốn vay |
|
11 | Sản xuất linh kiện và lắp ráp điện tử. | 2500 S P/năm | Bắc sơn | 2011 - 2020 | 70 | DN+ vốn vay |
|
12 | Đầu tư mới N/M sản xuất phụ tùng xi măng. | 5000 tấn/ năm | Bắc Sơn | 2011 - 2020 | 400 | DN+ vốn vay |
|
13 | N/M gach, ngói trang trí. | 30 tr. viên/năm | Lam Sơn | 2009 - 2015 | 30 | DN+ vốn vay |
|
14 | N/M cơ khí xây dựng. | 3000 tấn/năm | Bắc Sơn | 2011 - 2015 | 80 | DN+ vốn vay |
|
15 | N/M SX chi tiết nhựa ô tô và cao su kỹ thuật. | 1 Tr SP/ năm | Bắc Sơn | 2011 - 2020 | 500 | DN+ vốn vay |
|
16 | N/M sản xuất dây cu roa. | 1 triệu mét/ năm | Bắc Sơn | 2011 - 2020 | 100 | DN+vốn vay |
|
17 | N/M sản xuất băng tải. | 500000sp/n | Bắc Sơn | 2011 - 2020 | 500 | DN+vốn vay |
|
18 | N/M sản xuất cao su Latex. | 10000sp/n | Bắc Sơn | 2011 - 2020 | 400 | DN+vốn vay |
|
19 | N/M sản xuất vật liệu nhựa. | 10000T/n | Bắc Sơn | 2011 - 2020 | 500 | BN+vốn vay |
|
| Nâng cấp, cải tạo. |
|
|
| 100 |
|
|
1 | Nâng cấp N/M chế biến TAGS. | 30000 T/n | Bắc Sơn | 2011 - 2015 | 30 | DN+ vốn vay |
|
2 | Mở rộng xí nghiệp may thị xã. | 2 tr SP/năm | Ba Đình | 2010 - 2015 | 40 | DN+ vốn vay |
|
3 | Mở rộng XN bao bì PP. | 50 tr. SP/năm | Ba Đình | 2010 - 2020 | 30 | DN+ vốn vay |
|
II | Xây dựng cơ sở hạ tầng. |
|
|
| 9126 |
|
|
| Đầu tư mới. |
|
|
| 8156 |
|
|
1 | Trạm biến áp TG 110 KV. |
| Bắc Sơn | 2008 - 2015 | 50 | Vốn Ngành điện |
|
2 | Trạm biến áp TG 110 KV. |
| Đông Sơn | 2011 - 2020 | 50 | Vốn Ngành điện |
|
3 | Các tuyến đường nội thị. | 48,936 km | Nội thị | 2010 - 2020 | 500 | NS + dân góp |
|
4 | Hệ thống tiêu bằng cống ngầm. | 54 km | 7 xã, phường | 2010 - 2015 | 70 | N. sách |
|
5 | Cầu Tam Điệp 1. |
| Xã Hà Lan | 2010 - 2010 | 25 | N.sách |
|
6 | Cầu Tam Điệp 2. |
| Xã Hà Lan | 2015 - 2020 | 25 | N.sách |
|
7 | Đường ống dẫn nước thải sinh hoạt 2 khu vực về trạm xử lý. | 85,362 km | KVI+KVII | 2011 - 2020 | 250 | Vốn NS |
|
| |||||||
8 | Trạm xử lý nước thải sinh hoạt và khu CN. | 54000 m3/ng/đêm | KCN+ KVI+KVII | 2011 - 2020 | 350 | N. sách |
|
9 | Xây dựng khu đô thị mới. | 126 ha | Quang Trung | 2010 - 2020 | 2400 | DN+ vốn vay |
|
10 | Xây dựng khu đô thị biệt thự, nhà vườn. | 105 ha | Bắc Sơn | 2010 - 2020 | 2100 | DN+ vốn vay |
|
11 | Xây dựng khu nhà cho Công nhân KCN. | 20 ha | Bắc Sơn | 2010 - 2020 | 100 | DN+ vốn vay |
|
12 | Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN tập trung. | 540 ha | Bắc Sơn | 2006 - 2020 | 2.000 | N+ BOT |
|
13 | Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN. | 5 ha | Đồi Bỉm-Quang Trung | 2010 - 2015 | 100 | N. sách |
|
14 | N/M chế biến rác thải. | 5/tấn/ ngày | P.Đông Sơn | 2006 - 2010 | 20 | DN+ vốn vay |
|
15 | Đường dây diện trung cao thế. | 39 km | Nội thị | 20011 - 2020 | 40 | Vốn ngành điện |
|
16 | Nghĩa trang nhân dân. | 30 ha | Đông Sơn | 20011 - 2010 | 10 | NS hỗ trợ |
|
17 | Cầu Tam Điệp. |
| Ba Đình | 2007 - 2009 | 16 | Ngân sách |
|
18 | Cầu vượt ngã tư QLIA - Nguyễn Văn Cừ. |
| Ngọc Trạo | 20011 - 1010 | 50 | Ngân sách |
|
| Nâng cấp, cải tạo. |
|
|
| 970 |
|
|
1 | Nâng cấp cải tạo nhà máy nước và đường ống cấp nước. | 10000m3/ng/đ + 15 km đường ống | Lam Sơn | 2015 - 2020 | 500 | L. Doanh |
|
2 | Nâng cấp Hồ Canh Chim. | 27 ha | Ba đình | 20011 - 2015 | 20 | L Doanh |
|
3 | Nâng cấp cải tạo các tuyến đường nội thị. | 60.2 km | Nội thị | 2011 - 2020 | 350 | Ngân sách |
|
4 | Cải tạo đường điện trung hạ thế. | 65 km | Nội thị | 2011 - 2020 | 30 | Vốn ngành điện + dân góp |
|
5 | Nâng cấp mở rộng bến xe thị xã | 5 ha | Quang Trung | 2011 - 2015 | 50 | Vay TD |
|
6 | Khu chôn cất và xử lý chất thải rắn. | 15 ha | Ba Đình | 2011 - 2010 | 20 | DN+ vốn vay |
|
III | Văn hoá xã hội. |
|
|
| 500 |
|
|
| Đầu tư mới. |
|
|
| 430 |
|
|
1 | Trường tiểu học và THCS. | 6 trường |
| 2015 - 2020 | 150 | NS+ dân góp |
|
2 | XD trung tâm y tế dự phòng. |
| Lam Sơn | 2011 - 2020 | 5 | N. sách |
|
3 | Công viên trung tâm. | 15 ha | Ba Đình | 2011 - 2020 | 15 | Ngân sách |
|
4 | Xây dựng bệnh viện đa khoa tư nhân ACA. | 100 giờng | Đông Sơn | 2011 - 2020 | 200 | Vốn liên kết + vốn góp |
|
5 | Đầu tư trung tâm VH thiếu nhi. | 5 ha | Ba Đình | 2011 - 2020 | 50 | NS hỗ trợ và vốn khác |
|
6 | Trung tâm hội nghị. | 500 chổ ngồi | Ba Đình | 2011 - 2020 | 10 | Ngân sách |
|
7 | Xây dựng các trụ sở phường, xã mới. | 3 phường, xã |
| 2015 - 2020 | 20 | NS hỗ trợ và vốn khác |
|
8 | Nhà thi đấu thể thao. | 1000 chổ ngồi | Bắc Sơn | 2011 - 1015 | 50 | NS hỗ trợ và vốn khác |
|
9 | Sân bóng đá. | 100000 chổ ngồi | Bắc Sơn | 2011 - 2020 | 200 | NS hỗ trợ và vốn khác |
|
| Nâng cấp, cải tạo. |
|
|
| 70 |
|
|
1 | Nâng cấp BV đa khoa. | 100 giường | Lam Sơn | 2011 - 2015 | 50 | N. sách |
|
2 | Nâng cấp tôn tạo các khu DL. |
|
| 2011 - 2020 | 20 | Liên kết |
|
IV | Các ngành dịch vụ khác. |
|
|
| 425 |
|
|
| Đầu tư mới. |
|
|
| 425 |
|
|
1 | Trung tâm thương mại thị xã. | 3 ha | Ba Đình | 2011 - 2020 | 250 | DN+ vốn vay |
|
2 | Đầu tư mới và nâng cấp các chợ phường, xã. |
| 7 phường, xã | 2011 - 2020 | 15 | Vốn dân góp |
|
3 | Đầu tư các siêu thị. | 4 siêu thị | 4 phường | 2011 - 2020 | 160 | Vốn DN |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.