THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 317-TTg | Hà Nội , ngày 15 tháng 6 năm 1994 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ QUY CHẾ TẠM THỜI TẠO NGUỒN VỐN VAY CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN .
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành hữu quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy chế tạm thời về tạo nguồn vốn vay cho đầu tư xây dựng cơ bản các công trình điện.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| Phan Văn Khải (Đã Ký) |
QUY CHẾ
TẠM THỜI VỀ TẠO NGUỒN VỐN VAY CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 317-TTg ngày 15-6-1994 của Thủ tướng Chính phủ)
Điều 1. Việc vay vốn để đầu tư cho các công trình điện để thực hiện kế hoạch đầu tư cải tạo xây dựng nguồn điện, lưới điện thực hiện theo nguyên tắc tự vay tự trả.
Điều 2. Nguồn vốn vay để đầu tư cho các công trình điện bao gồm:
1. Vốn tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản do Ngân hàng đầu tư và phát triển cho vay theo kế hoạch hàng năm.
2. Vốn huy động trong nhân dân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước.
3. Vốn tạm vay các nguồn khác để xây dựng công trình điện (nếu có).
4. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo hiệp định vay Chính phủ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế do Chính phủ dành cho các công trình điện vay.
5. Vốn của các tổ chức quốc tế khác và các công ty, tập đoàn nước ngoài, kể cả mua vật tư thiết bị trả chậm phù hợp với quy định của Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Điều 3. Bộ Năng lượng lựa chọn một số công trình có đủ điều kiện phù hợp để hợp tác với nước ngoài theo hình thức liên doanh hoặc BOT theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài.
Điều 4. Về thể thức vay trả nợ:
1. Vốn vay thuộc nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thực hiện theo quy chế vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 58-CP ngày 30-8-1993 của Chính phủ.
2. Vốn vay thuộc nguồn tín dụng thương mại nước ngoài, do ngân hàng Nhà nước lựa chọn Ngân hàng Thương mại đi vay và cho các doanh nghiệp chủ đầu tư vay lại. Khuyến khích các doanh nghiệp chủ đầu tư tìm nguồn vốn vay và ngân hàng bảo lãnh phù hợp với quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài.
3. Vốn vay thuộc nguồn vốn đầu tư theo kế hoạch Nhà nước, Bộ Năng lượng đăng ký kế hoạch từ đầu năm, các doanh nghiệp chủ đầu tư vay và trả nợ trực tiếp đối với Ngân hàng được giao thực hiện nhiệm vụ này.
4. Đối với vốn vay của nhân dân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh thế trong nước thì việc vay vốn trả nợ thực hiện theo quy chế phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
5. Vốn vay thuộc nguồn tạm vay khác (nếu có) do Bộ Năng lượng cùng với doanh nghiệp chủ đầu tư thoả thuận cụ thể về mức vay, thời hạn, lãi suất và phương thức vay - trả với từng tổ chức cho vay và các quy định chung của Nhà nước.
Điều 5. Công trình vay vốn đầu tư không phân biệt từ nguồn nào đều phải thực hiện theo từng dự án công trình, được tổng hợp kế hoạch vốn theo nhu cầu sử dụng vốn hàng năm và phải có đầy đủ các điều kiện về thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành.
Điều 6. Các doanh nghiệp chủ đầu tư công trình điện trực tiếp làm các thủ tục đứng vay, nhận vốn và trả nợ theo đúng các điều khoản hợp đồng vay với tổ chức cho vay.
Điều 7. Nguồn vốn trả nợ doanh nghiệp chủ đầu tư gồm có:
- Khấu hao cơ bản tài sản cố định hình thành thuộc phần vốn vay.
- Lợi nhuận sau thuế.
- Các nguồn khác của doanh nghiệp chủ đầu tư (nếu có).
Điều 8. Các công trình điện vay vốn thuộc nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được hưởng các điều kiện ưu đãi của nguồn vốn này về lãi suất, thời gian ân hạn, thời gian trả nợ theo Hiệp định của Chính phủ đã ký. Mức phí dịch vụ cho vay lại trong nước không quá 0,3% (ba phần nghìn/năm).
Điều 9. Để tạo điều kiện cho việc chuyển đổi cơ chế đầu tư các công trình điện từ cấp phát bằng ngân sách sang vay vốn:
- Bộ Năng lượng tổng hợp nhu cầu vốn vay hàng năm cho đầu tư xây dựng các công trình điện, phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tìm nguồn vốn vay cân đối theo mục tiêu, tiến độ thực hiện của các dự án trong năm kế hoạch và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Tài sản cố định thuộc nguồn vốn ngân sách đã đầu tư cho ngành điện từ trước đến nay, Nhà nước cho phép đầu tư lại 100% giá trị khấu hao cơ bản trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2000 để dùng vào mục đích phát triển nguồn điện, lưới điện. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc quản lý và sử dụng vốn này.
- Bộ Năng lượng chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Ban Vật giá Chính phủ và các ngành liên quan lập phương án về giá bán điện trên nguyên tắc điều chỉnh từng bước, bù đắp được chi phí và có tích luỹ; soát xét mức thuế doanh thu, lợi tức và khoản thu trên vốn đối với sản phẩm điện để trình các cơ quan thẩm quyền xem xét điều chỉnh cho hợp lý.
Điều 10. Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước về hợp tác và đầu tư; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Trưởng ban Vật giá Chính phủ có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn chi tiết thực hiện quy chế này.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.