UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3120/QĐ-UBND | Thanh Hoá, ngày 15 tháng 9 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH THANH HOÁ ĐẾN 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2015
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số: 3130/QĐ-UBND ngày 7/10/2008 của UBND tỉnh Thanh Hoá về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc UBND tỉnh, UBND huyện;
Xét đề nghị của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số: 1195/TTr-SVHTTDL-TCCB ngày 13/11/2008về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển thể thao thành tích cao đến 2010, định hướng đến 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển thể thao thành tích cao đến 2010, định hướng đến 2015, với các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:
I. Mục tiêu chung:
Từ nay đến Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI năm 2010 tập trung phát triển 11 bộ môn thể thao trọng điểm là thế mạnh của thể thao Thanh Hoá (những môn có khả năng đạt huy chương quốc gia và quốc tế): Điền kinh, Cử tạ, Bơi - Lặn, Đua thuyền, Bắn súng, Pencaksilat, Taekwondo, Vật – Judo, Karatedo, các môn Võ dân tộc và Cầu mây. Củng cố, phát triển lực lượng HLV, VĐV, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị huấn luyện. Phấn đấu Thanh Hoá xếp ở tốp thứ 10 toàn quốc (18 HCV, 15 HCB và 25 HCĐ), tạo đà phát triển đến Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014 thể thao Thanh Hoá trở lại tốp 8 đoàn dẫn đầu cả nước.
II. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể:
1. Môn Điền kinh: Dự kiến thành tích: 2 - 3 HCV, 2 HCB và 6 HCĐ
- Hiện tại: Có 04 HLV (02 HLV biên chế sở VH,TT&DL, 02 HLV Trường CĐTDTT); 10 VĐV nhóm I, 12 VĐV nhóm II.
- Giải pháp: Hợp đồng 01 HLV; gửi 2 VĐV có thành tích tốt đi tập huấn đội tuyển quốc gia; loại 06 VĐV về địa phương do không đủ năng lực chuyên môn; mở lớp tập huấn cho 20 VĐV để tuyển chọn bổ sung 6 VĐV.
- Gửi 01 VĐV tập luyện cùng đoàn Hà Nội, tập huấn tại Hà Nội và Trung Quốc.
- Gửi 01 VĐV nhảy sào tập huấn tại Trường ĐHTDTT Bắc Ninh và hợp đồng 1 HLV là giáo viên nhà trường.
2. Môn Đua thuyền: Dự kiến thành tích: 2-3 HCV, 2 HCB và 2 HCĐ.
- Hiện tại: có 1 HLV biên chế sở VH,TT&DL, 4 VĐV nhóm I và 6 VĐV nhóm II.
- Giải pháp: gửi 5 VĐV có thành tích đi tập huấn đội tuyển quốc gia; mở lớp tập huấn hè 15 VĐV để tuyển chọn bổ sung 4 VĐV.
- Gửi 2 VĐV tập luyện cùng đoàn Hà Nội, tập huấn tại Hà Nội và Trung Quốc.
3. Môn Bơi – Lặn: Dự kiến thành tích: 2 HCV, 3 HCB và 6 HCĐ
- Hiện tại: có 5 HLV (3 HLV biên chế Sở VH,TT&DL, 2 HLV biên chế Trường CĐTDTT), 12 VĐV nhóm I, 9 VĐV nhóm II.
- Giải pháp: Gửi 1 HLV và 3 VĐV đi tập huấn đội tuyển quốc gia; loại 4 VĐV không đủ khả năng chuyên môn về địa phương; mở lớp tập huấn hè 25 VĐV để tuyển chọn bổ sung 6 VĐV.
- Gửi 01 VĐV môn lặn đi tập huấn cùng bộ môn bơi – lặn Hà Nội, tập huấn tại Hà Nội và Trung Quốc.
4. Môn Cử tạ - Ném đẩy: Dự kiến thành tích: 1-2 HCV và 2 HCĐ
- Hiện tại: Có 3 HLV (01 HLV biên chế Sở VH,TT&DL, 2 HLV hợp đồng), 4 VĐV nhóm I và 8 VĐV nhóm II.
- Giải pháp: Gửi 3 VĐV có thành tích tốt đi tập huấn tại đội tuyển quốc gia; mở lớp tập huấn cho10 VĐV để tuyển chọn bổ sung 3 VĐV.
- Gửi 01 VĐV môn cử tạ tập luyện cùng đoàn Hà Nội tập huấn tại Hà Nội và Trung Quốc.
5. Môn Bắn súng: Dự kiến thành tích: 1 HCV, 3 HCB và 2 HCĐ
- Hiện tại: có 3 HLV (1 HLV biên chế sở VH,TT&DL, 2 HLV biên chế Trường CĐTDTT), 12 VĐV nhóm I và 3 VĐV nhóm II.
- Giải pháp: hợp đồng 1 HLV có kinh nghiệm; gửi 5 VĐV có thành tích đi đội tuyển quốc gia; loại 3 VĐV không có năng lực chuyên môn về địa phương; mở lớp tập huấn cho 10 tuyển chọn bổ sung 2 VĐV.
6. Pencaksilat: Dự kiến thành tích: 3 HCV, 2 HCB và 3 HCĐ.
- Hiện tại: có 4 HLV (3 HLV biên chế sở VH,TT&DL, 1 HLV hợp đồng), 10 VĐV nhóm I và 12 VĐV nhóm II.
- Giải pháp: Loại 4 VĐV không đủ năng lực chuyên môn; mở lớp tập huấn cho 25 VĐV, tuyển chọn 10 VĐV bổ sung.
7. Taekwondo: Dự kiến thành tích: 2 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ.
- Hiện tại: có 2 HLV (1 HLV biên chế Trường CĐTDTT và 1 HLV hợp đồng), 8 VĐV nhóm I và 10 VĐV nhóm II.
- Giải pháp: Gửi 5 VĐV đi tập huấn đội tuyển quốc gia; loại 4 VĐV không đủ năng lực chuyên môn về địa phương; mở lớp tập huấn cho 25 VĐV, tuyển chọn 10 VĐV bổ sung.
8. Môn Vật - Judo: Dự kiến thành tích: 2 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ.
- Hiện tại: có 3 HLV (2 HLV biên chế sở VH,TT&DL, 1 HLV hợp đồng), 9 VĐV nhóm I và 11 VĐV nhóm II.
- Giải pháp: Gửi 5 VĐV có thành tích đi tập huấn đội tuyển quốc gia; hợp đồng 2 VĐV Thanh Hoá đang học đại học TDTT và 1 HLV; loại 1 VĐV không đủ năng lực chuyên môn về địa phương; mở lớp tập huấn cho 25 VĐV tuyển chọn bổ sung 10 VĐV.
9. Karatedo: Dự kiến thành tích: 1 HCV và 3 HCĐ
- Hiện tại: có 1 HLV hợp đồng, 4 VĐV nhóm I và 5 VĐV nhóm II.
- Giải pháp: Gửi 3 VĐV tập huấn đội tuyển quốc gia; mở lớp tập huấn cho 15 VĐV, tuyển chọn bổ sung 5 VĐV.
10. Môn Võ dân tộc (Vovinam): Dự kiến thành tích: 1 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ.
- Hiện tại: có 2 HLV (1 HLV biên chế sở VH,TT&DL, 1 HLV hợp đồng); 3 VĐV nhóm I và 6 VĐV nhóm II.
- Giải pháp: Loại 2 VĐV không đủ năng lực chuyên môn; hợp đồng thêm 2 VĐV đang thi đấu tại các tỉnh; mở lớp tập huấn cho 15 VĐV, tuyển chọn bổ sung 2 VĐV.
11. Môn Cầu mây: Dự kiến thành tích: 1 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ.
- Hiện tại: có 3 HLV (1 HLV biên chế sở VH,TT&DL, 2 HLV hợp đồng), 9 VĐV nhóm I và 10 VĐV nhóm II.
- Giải pháp: Gửi đội tuyển Nam và đội tuyển Nữ (8 VĐV và 2 HLV Hà Nội tập luyện cùng đoàn Hà Nội, tập huấn tại Hà Nội và Thái Lan;
- Hợp đồng 3 VĐV Thanh Hoá đang học tại các trường đại học và cao đẳng về thi đấu cho đội Thanh Hoá.
( Kèm theo phụ lục số 1)
III. các Giải pháp THựC HIệN:
1. Công tác tổ chức, quản lý:
1.1. Thành lập Hội đồng khoa học Thể dục Thể thao của Sở để đưa việc tuyển chọn, tập huấn, thi đấu của VĐV đảm bảo chất lượng.
1.2. Củng cố sắp xếp lại các bộ môn thể thao thành tích cao.
1.3. Sớm tuyển dụng 01 Bác sỹ và 01 Y sỹ làm công tác chăm sóc sức khoẻ cho VĐV.
1.4. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, HLV, VĐV,
1.5. Tổ chức thực hiện kế hoạch, giáo án huấn luyện, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và giáo án huấn luyện.
1.6. Tăng cường công tác đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của các ngành, các cấp, các tỉnh bạn và cơ quan Trung ương, đặc biệt với các cơ quan báo chí để tuyên truyền về công tác phát triển TDTT Thanh Hoá.
2. Công tác đào tạo, huấn luyện:
2.1. Củng cố, tăng cường lực lượng:
- Mời hợp đồng HLV giỏi trong nước và chuyên gia nước ngoài.
- Xây dựng đồng bộ VĐV các tuyến: VĐV tuyến 1, VĐV tuyến 2, VĐV tuyến 3 và tuyến 4 là tuyến phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm phát hiện, tuyển chọn những học sinh có năng khiếu các môn thể thao và có thành tích học tập, thi đấu tốt để bồi dưỡng tạo nguồn phát triển vận động viên tuyến trên
- Các đội tuyển tỉnh, tuyển trẻ, (tuyến I, tuyến II) phải đảm bảo 400 VĐV.
- Các tuyến III phải đảm bảo từ 800 đến 1000 VĐV; tuyến IV đạt 8.000 - 10.000 VĐV.
2.2. Thực hiện công tác tuyển chọn sàng lọc, phân loại VĐV:
- Sàng lọc và phân loại đối với 250 VĐV các đội tuyển tỉnh, tuyển trẻ hiện có:
+ Chọn lọc 60 VĐV các đội tuyển tỉnh (trừ đội bóng chuyền). Đây là lực lượng đảm bảo giành huy chương tại Đại hội VI năm 2010. Đối với lực lượng VĐV này sẽ tăng đầu tư kinh phí, nâng cao chế độ dinh dưỡng, tăng cường cọ xát, trang bị khả năng chuyên môn và kinh nghiệm thi đấu bằng giải pháp gửi tập huấn tại các đội tuyển quốc gia, các đội tuyển thành phố lớn; cho đi tập huấn tại các trung tâm thể thao mạnh hoặc đi tập huấn nước ngoài.
+ 60 VĐV các đội tuyển trẻ. Đây là lực lượng VĐV có nhiều triển vọng đầu tư tập huấn tham gia Đại hội TDTT lần VI - 2010 và dự báo khoảng 1/3 của số VĐV này đạt thành tích cao tại Đại hội VII năm 2014.
+ 130 VĐV còn lại do tuổi cao, thành tích không phát triển, khả năng chuyên môn không cao … tuỳ từng trường hợp giải quyết cho đi học, đi làm hoặc chuyển về gia đình, địa phương theo chiều hướng giảm dần, tránh xáo động lớn về đội ngũ.
- Tuyển chọn VĐV năng khiếu và tăng cường tổ chức các lớp năng khiếu nghiệp dư (tuyến 3 và tuyến 4):
+ Tổ chức các lớp năng khiếu nghiệp dư: căn cứ vào khả năng, thế mạnh và truyền thống của từng địa bàn trong tỉnh để tổ chức các lớp năng khiếu nghiệp dư: Điền kinh (Thạch Thành, Ngọc Lạc, Hà Trung …), Thể thao dưới nước (Cẩm Thuỷ, Quảng Xương, Hoằng Hoá …), Bắn súng (Bá Thước, Vĩnh Lộc …), các môn Võ, Vật (TP Thanh Hoá, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Đông Sơn …). Kế hoạch cụ thể do các bộ môn xây dựng. Dự kiến từ nay đến 2010 sẽ tuyển chọn vào các đội tuyển trẻ 200 VĐV để chuẩn bị lực lượng cho Đại hội TDTT lần VII – 2014 và những năm tiếp theo (giao cho các bộ môn trực tiếp làm nghiệp dư).
+ Công tác tuyển chọn phải bắt đầu từ các lớp nghiệp dư theo Test tuyển chọn được duyệt.
Sau khi sàng lọc và phân loại VĐV, tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra tuyển chọn để bổ sung cho các đội tuyển trẻ. Nguồn tuyển chọn từ các lớp năng khiếu Trường CĐTDTT, các lớp năng khiếu nghiệp dư từ các trung tâm TDTT các huyện và thông qua các giải thi đấu trong tỉnh.
2.3. Nâng cao tính khả thi của kế hoạch huấn luyện:
Tất cả các bộ môn phải xây dựng kế hoạch huấn luyện dài hạn, ngắn hạn trên cơ sở khoa học được duyệt:
- Xây dựng kế hoạch huấn luyện phải đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu của từng môn thể thao và mặt mạnh - yếu của đối phương trong nước, để đề ra giải pháp sát thực nhất. Kế hoạch huấn luyện phải đề ra chỉ tiêu cụ thể và chịu trách nhiệm thực hiện để đạt chỉ tiêu đó. Trưởng bộ môn, HLV trưởng phải ký cam kết, làm căn cứ để xét thi đua, khen thưởng, …. hoặc kỷ luật.
- HLV tham gia công tác huấn luyện phải có giáo án huấn luyện. Giáo án huấn luyện phải bám sát kế hoạch huấn luyện và phải được duyệt mới thực hiện.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và giáo án huấn luyện của HLV. Hàng tuần, tháng, quý phải có đánh giá, kiểm điểm rút kinh nghiệm.
2.4. Tập huấn trong nước, nước ngoài, tổ chức thi đấu và tham gia thi đấu:
- Để tăng cường khả năng chuyên môn, thích ứng với điều kiện thi đấu, tăng cường cọ xát, tích luỹ kinh nghiệm và bản lĩnh trong thi đấu cho VĐV, phải có kế hoạch cụ thể của từng môn thể thao, tuyển chọn VĐV cho đi tập huấn trong nước, tại các địa điểm: Các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các địa phương có điều kiện cơ sở vật chất và có những VĐV giỏi như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng … và tập huấn nước ngoài: Trung Quốc, Thái Lan.
(Kèm theo phụ lục số 2).
- Tăng cường tổ chức thi đấu và tạo điều kiện cho VĐV được tham gia thi đấu các giải mở rộng, các giải mời và các giải trẻ quốc gia trong điều kiện kinh phí cho phép. Hàng năm đăng cai từ 3 đến 4 giải quốc gia nhằm mục đích tăng cường cọ xát và xây dựng các mối quan hệ với Trung ương và các tỉnh bạn.
2.5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ HLV có đủ trình độ huấn luyện nâng cao trong giai đoạn mới, nhất là đối với các môn thể thao trọng điểm.
4. Những yêu cầu đảm bảo:
4.1. Hệ thống cơ sở vật chất:
Tập trung đầu tư nâng cấp, sửa chữa những hạng mục công trình đã xuống cấp, đảm bảo cho công tác huấn luyện và tổ chức thi đấu. Đồng thời nhanh chóng tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng khu Liên hợp Thể thao của tỉnh đến năm 2010 và đến 2015.
Trước mắt, phối hợp với trường Cao đẳng TDTT ưu tiên bố trí VĐV dự kiến có thành tích thuận lợi trong ăn, ngủ, sinh hoạt để động viên và quản lý tốt lực lượng này.
4.2. Trang thiết bị, dụng cụ huấn luyện:
Tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao phục vụ cho việc tập luyện và thi đấu trong tỉnh và đăng cai các cuộc tập huấn, thi đấu giải quốc gia, quốc tế nhằm tạo điều kiện cho VĐV, HLV và đội ngũ cán bộ chuyên môn của ngành được tiếp cận với trình độ tập luyện, huấn luyện và tổ chức, điều hành khoa học tiến tiến của quốc gia, khu vực và quốc tế.
Kiểm tra đánh giá lại các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác huấn luyện, tập luyện. Lập kế hoạch cho mua sắm dần trang bị cho các môn.
(Kèm theo phụ lục số 3).
4.3. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ: Thực hiện theo Thông tư số 103/2004/TTLT/BTC-UBTDTT ngày 05/11/2004 của liên bộ Tài chính - ủy ban TDTT hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao và các chế độ chính sách bổ sung nếu có.
- Có chế độ dinh dưỡng ưu tiên đầu tư cho lực lượng VĐV dự báo có thể đạt huy chương các loại.
- Việc chăm sóc sức khoẻ và chữa trị chấn thương cho vận động viên phải được quan tâm, thường xuyên kiểm tra chế độ ăn, chất lượng bữa ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho VĐV trong tập luyện và thi đấu.
- Nơi ở cho VĐV: ngoài số VĐV tập huấn tại các đội tuyển quốc gia và Hà Nội, số còn lại (khoảng 30 VĐV) đảm bảo nơi nghỉ gần nơi tập luyện.
4.4. Kinh phí đảm bảo:
- Tập trung đầu tư có trọng điểm về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các môn thể thao thế mạnh có khả năng giành huy chương các loại. Đồng thời cắt giảm những môn thành tích thấp.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, kêu gọi các doanh nghiệp tài trợ cho một số môn thể thao tạo thêm nguồn kinh phí bổ sung cho công tác huấn luyện và thi đấu.
4.5. Chế độ chính sách đối với HLV, VĐV:
- Thực hiện Quyết định số 2898/QĐ-UBND ngày 27/8/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao.
- Thực hiện tốt, đảm bảo kịp thời, công bằng mọi chế độ chính sách đối với HLV, VĐV tạo động lực để HLV, VĐV phát huy khả năng trong tập luyện và thi đấu giành thành tích cao.
- Có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với VĐV, HLV có thành tích xuất sắc, tạo cho VĐV hưng phấn trong tập luyện và thi đấu.
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Phân kỳ thực hiện:
Giai đoạn I: Kiểm tra tuyển chọn, sàng lọc VĐV
- Kiểm tra tuyển chọn, sàng lọc, phân loại VĐV, tập huấn và tham gia thi đấu các giải quốc gia và quốc tế. Lập danh sách VĐV và kinh phí và cử đi tập huấn nước ngoài, phối hợp với Sở Tài chính trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.
- Lập kế hoạch, thủ tục xây dựng hệ thống các lớp năng khiếu nghiệp dư (tuyến 3, tuyến 4) chuẩn bị lực lượng cho năm 2014.
- Kiểm tra đánh giá chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ huấn luyện, kế hoạch sửa chữa, mua sắm.
Giai đoạn II: Thành lập Đoàn VĐV dự tuyển tham gia Đại hội
- Căn cứ Điều lệ thi đấu các giải quốc gia, các bộ môn lập kế hoạch tập luyện, tập huấn trong nước, tập huấn nước ngoài và tham gia thi đấu.
- Tuyển chọn VĐV năng khiếu bổ sung cho các đội tuyển trẻ, tuyển tỉnh.
- Gửi VĐV có thành tích tốt đi tập huấn các đội tuyển quốc gia.
- Tuyển chọn và đi vào hoạt động các lớp năng khiếu nghiệp dư.
- Tiếp tục tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị, dụng cụ huấn luyện. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách ưu đãi đặc biệt đối với VĐV, HLV có đóng góp xuất sắc cho thể thao tỉnh nhà.
Giai đoạn III: Chuẩn bị và tham gia Đại hội TDTT toàn quốc lần VI – 2010 (từ tháng 01/2010 đến Đại hội):
- Lập danh sách HLV, VĐV các môn thể thao tham gia đại hội, tập trung tập huấn trong tỉnh, trong nước và nước ngoài cho các bộ môn theo Điều lệ từng giải cho phù hợp.
- Chuẩn bị đầy đủ kinh phí, phương tiện, trang thiết bị cho các đoàn VĐV tham gia đại hội.
- Tập trung chỉ đạo cao độ các đoàn VĐV tham gia thi đấu các môn trong chương trình đại hội.
- Xây dựng Kế hoạch cho giai đoạn 2011 - 2014 và những năm tiếp theo.
II. Phân công trách nhiệm
1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
- Tở chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn , đào tạo, huấn luyện vận động viên, kế hoạch thi đấu các đội tuyển thể thao của tỉnh tham gia Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI và thi đấu các giải quốc gia, quốc tế.
- Tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, Sở Tài chính lập dự toán kinh phí tập huấn, thi đấu, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ đáp ứng yêu cầu phát triển thể thao thành tích cao.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng chỉ tiêu hướng dẫn kế hoạch phát triển TDTT hàng năm; Kế hoạch đầu tư xây dựng các hạng mục công trình và mua sắm trang thiết bị dụng cụ cho thể thao thành tích cao của tỉnh đến năm 2010 và đến năm 2015.
3. Sở Nội vụ:
Phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng chế độ chính sách ưu đãi đặc thù, chế độ khen thưởng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao
4. Sở Tài chính:
Phối hợp với các sở, ngành liên quan bố trí nguồn kinh phí tập huấn, thi đấu, kinh phí tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị, dụng cụ thi dấu theo kế hoạch được phê duyệt.
5. Sở Xây dựng:
Phối hợp với các sở, ngành liên quan, xúc tiến xây dựng các hạng mục, công trình khu liên hợp thể thao của tỉnh; Sân vận động trung tâm, Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh; các hạng mục, công trình thiết yếu khác phục vụ cho huấn luyện và thi đấu các môn thể thao thành tích cao.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các giải thể thao; xây dựng các lớp năng khiếu thể dục thể thao trong trường học, tạo nguồn tuyển chọn, bổ sung lực lượng vận động viên đội tuyển thể thao của tỉnh.
7. Trường Cao đẳng thể dục thể thao Thanh Hóa:
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bố trí nơi ăn, ở, tập luyện cho vận động viên đội tuyển; tuyển chọn, đào tạo vận động viên năng khiếu bổ sung cho đội tuyển của tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.