THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2019/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2019 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định việc nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài.
Quyết định này quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài.
Quyết định này áp dụng đối với:
1. Thương nhân có hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học.
2. Thương nhân thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài.
3. Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu là các sản phẩm công nghệ thông tin đã được thương mại hóa và được đưa vào sử dụng; không áp dụng đối với các sản phẩm mẫu, đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển để hoàn thiện thành sản phẩm hoàn chỉnh.
2. Hoạt động nghiên cứu khoa học theo quy định tại Quyết định này bao gồm một trong các hoạt động sau: phân tích, thiết kế, kiểm nghiệm, thử nghiệm, cải tiến nhằm phát triển sản phẩm hoặc sáng tạo phương pháp, giải pháp hoặc phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cao hơn.
3. Gia công, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng bao gồm một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công, bao gồm: thay thế linh kiện, lắp ráp, sửa chữa, phục hồi, nâng cấp chức năng, làm mới sản phẩm để có các tính năng, hình thức tương đương với sản phẩm mới cùng chủng loại.
1. Tiêu chí, điều kiện chung đối với hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu được phép nhập khẩu để nghiên cứu khoa học hoặc để thực hiện hoạt động gia công sửa chữa cho thương nhân nước ngoài:
a) Hàng hóa nhập khẩu chỉ để phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học hoặc gia công của thương nhân; không được phục vụ mục đích bán, biếu, tặng;
b) Hàng hóa nhập khẩu không được gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Tiêu chí, điều kiện nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học đáp ứng các điều kiện sau:
a) Hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chí, điều kiện chung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của đề án, dự án nghiên cứu khoa học đã được phê duyệt;
c) Hàng hóa nhập khẩu được thuê hoặc mua hoặc mượn từ đối tác nước ngoài có các tính chất, đặc điểm mang tính riêng biệt, chuyên dùng mà sản phẩm hàng hóa bán ở thị trường trong nước không thay thế được.
3. Tiêu chí, điều kiện thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa cho thương nhân nước ngoài:
a) Hàng hóa nhập khẩu để gia công phải đáp ứng tiêu chí, điều kiện chung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Phải có phương án, biện pháp bảo đảm quá trình thực hiện hoạt động gia công sửa chữa không gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Có cơ sở, nhà máy sản xuất; hệ thống dây chuyền, thiết bị thực hiện hoạt động gia công sửa chữa phù hợp với quy trình sản xuất của từng loại sản phẩm; có phương án bảo đảm nhân lực đáp ứng quy mô sản xuất;
d) Ngoài việc bảo đảm tuân thủ các điều kiện quy định từ điểm a đến c khoản 3 Điều này, hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu phải thực hiện theo các quy định về gia công hàng hóa thông thường quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.
1. Hồ sơ đề nghị cho phép nhập khẩu:
a) Văn bản cam kết và đề nghị cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học của thương nhân theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này: 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 01 bản sao có chứng thực;
c) Tài liệu kỹ thuật mô tả hàng hóa; tài liệu thể hiện nguồn gốc hàng hóa (hóa đơn, vận đơn, hợp đồng,...): 01 bản sao;
d) Quyết định phê duyệt dự án nghiên cứu khoa học, Đề cương đề án nghiên cứu khoa học hoặc tài liệu khác trong đó nêu rõ mục tiêu, nội dung, kết quả dự kiến và thời gian thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học; giải trình về chủng loại và số lượng hàng hóa cần nhập khẩu, thời hạn và biện pháp xử lý hàng hóa sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu khoa học: 01 bản chính;
đ) Tài liệu liên quan khác (nếu có).
2. Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học, căn cứ theo tiêu chí, điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định này.
3. Trình tự, thủ tục cho phép nhập khẩu:
a) Thương nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua bưu điện về Bộ Thông tin và Truyền thông (địa chỉ: số 18 đường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước;
b) Trong trường hợp thương nhân cung cấp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc, Bộ Thông tin và Truyền thông có thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học. Trong trường hợp không cho phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trường hợp cần thiết, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời. Thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị cấp phép.
1. Hồ sơ đề nghị cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa:
a) Văn bản cam kết và đề nghị cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài của thương nhân theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này: 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 01 bản sao có chứng thực;
c) Hồ sơ năng lực của thương nhân bao gồm: Cơ sở, nhà máy sản xuất; hệ thống dây chuyền, thiết bị, thực hiện hoạt động gia công sửa chữa phù hợp với từng loại sản phẩm; nhân lực đáp ứng quy mô sản xuất; năng lực tài chính: 01 bản chính. (Đối với các thương nhân đã được cấp phép, nếu Hợp đồng gia công mới hoặc điều chỉnh, bổ sung không làm thay đổi quy mô, công suất, chủng loại, tính chất sản phẩm của dự án thì không phải nộp tài liệu này);
d) Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án thực hiện hoạt động gia công sửa chữa theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy mô, công suất, tính chất sản phẩm của dự án: 01 bản sao có chứng thực. (Đối với các thương nhân đã được cấp phép, nếu Hợp đồng gia công mới hoặc điều chỉnh, bổ sung không làm thay đổi quy mô, công suất, chủng loại, tính chất sản phẩm của dự án thì không phải nộp tài liệu này);
đ) Hợp đồng thực hiện hoạt động gia công sửa chữa với thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật: 01 bản chính hoặc bản sao công chứng.
2. Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài, căn cứ theo tiêu chí, điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định này.
3. Trình tự, thủ tục cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa:
a) Thương nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua bưu điện về Bộ Thông tin và Truyền thông (địa chỉ: số 18 đường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước;
b) Trong trường hợp thương nhân cung cấp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc, Bộ Thông tin và Truyền thông có thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài. Trong trường hợp không cho phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trường hợp cần thiết, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời. Thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị cấp phép.
Điều 7. Nghĩa vụ của thương nhân và chế độ báo cáo
1. Thương nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thương nhân thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật có liên quan và quy định tại Quyết định này.
2. Thương nhân chịu trách nhiệm về chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
3. Thương nhân nhập khẩu hàng hóa để nghiên cứu khoa học phải tái xuất hoặc tiêu hủy hàng hóa theo quy định của pháp luật sau 03 tháng kể từ ngày kết thúc quá trình nghiên cứu khoa học.
4. Thương nhân thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa phải tái xuất toàn bộ sản phẩm ra nước ngoài sau quá trình gia công sửa chữa, không được phép tiêu thụ tại Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành về gia công hàng hóa.
5. Thương nhân có trách nhiệm định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện hoạt động gia công theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này kể từ ngày được cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai, hướng dẫn, giám sát và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này; trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc của thương nhân vượt quá thẩm quyền tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp
Các thương nhân đã được cấp phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và cấp phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài theo quy định pháp luật trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo các nội dung và thời hạn hiệu lực trong văn bản cấp phép.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
(Kèm theo Quyết định số 31/2019/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)
Mẫu số 01 | Văn bản cam kết và đề nghị cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học |
Mẫu số 02 | Văn bản cam kết và đề nghị cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài |
Mẫu số 03 | Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài |
TÊN THƯƠNG NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày tháng năm |
Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên tiếng Việt đầy đủ và tên viết tắt): ……………………………
2. Điện thoại: ………………………. Fax: …………………………. E-mail: …………………..
3. Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………
4. Địa chỉ giao dịch: ………………………………………………………………………………..
5. Người đại diện pháp luật: ………………………………Số CMND/Hộ chiếu: ……………..
6. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo): ………………………………………………
Căn cứ Quyết định số /2019/QĐ-TTg ngày ... tháng ... năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ, tôi/chúng tôi đề nghị cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học, như sau:
STT | Tên sản phẩm | Mã HS | Xuất xứ | Số lượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi/Chúng tôi cam kết:
- Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu chỉ để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và không gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Tái xuất hoặc tiêu hủy hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu theo quy định pháp luật sau 03 tháng kể từ ngày kết thúc quá trình nghiên cứu khoa học./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN |
TÊN THƯƠNG NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày tháng năm |
Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên tiếng Việt đầy đủ và tên viết tắt): ……………………………
2. Điện thoại: …………………………Fax: ……………………..E-mail:………………………..
3. Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………
4. Địa chỉ giao dịch: ………………………………………………………………………………..
5. Người đại diện pháp luật: ………………………………Số CMND/Hộ chiếu:…………….…
6. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo): ………………………………………………
Căn cứ Quyết định số /2019/QĐ-TTg ngày.... tháng ... năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ, tôi/chúng tôi đề nghị được cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài theo Hợp đồng gia công số ..., với chủng loại sản phẩm như sau:
STT | Tên sản phẩm | Mã HS | Xuất xứ | Số lượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi/Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước, hướng dẫn cơ quan quản lý nhà nước về thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài và các quy định khác của pháp luật./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN |
TÊN THƯƠNG NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày tháng năm |
Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Tên thương nhân: ………………………………………………………………………………
2. Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………
3. Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………..
4. Người đại diện: ………………………………………………………………………………….
5. Điện thoại: ……………………………………………………………………………………….
6. Email: ………………………………….Fax:…………………………………………………….
Liên hệ:
Chi tiết hợp đồng:
Số hợp đồng thực hiện hoạt động gia công: ……………………………………………………
Ngày bắt đầu: ………………………………………………………………………………………
Ngày kết thúc: ………………………………………………………………………………………
Báo cáo số lượng nhập khẩu:
STT | Mô tả hàng hóa | Mã HS | Đơn vị tính | Tờ khai nhập khẩu | Số lượng | Trị giá | Xuất xứ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Báo cáo số lượng tái xuất khẩu:
STT | Mô tả hàng hóa | Mã HS | Đơn vị tính | Tờ khai xuất khẩu | Số lượng | Trị giá | Xuất xứ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Báo cáo số lượng tồn kho, tiêu hủy:
STT | Mô tả hàng hóa | Mã HS | Đơn vị tính | Tồn kho | Tiêu hủy | Biên bản | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi/Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước và hướng dẫn cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài và các quy định khác của pháp luật./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.